Đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta ra khỏi tình trạng lạc hậu, hiện
đại hoá nông nghiệp trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu, hình thành các vùng chuyên canh
tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản ở nông thôn, chủ yếu là đường giao thông, hệ
thống thuỷ lợi, hệ thống cấp đIện, nước, thông tin liên lạc, áp dụng các thành tựu của
cách mạng sinh học; phát triển công nghiệp ( chủ yếu là công nghiệp chế biến nông,
lâm sản; dệt may; vật liệu xây dựng; thuỷ tinh; sành sứ…) ngành nghề thủ công và
dịch vụ, giải quyết việc làm ở nông thôn.
2. Giai đoạn 2010-2020.
Hiện đại hoá nông nghiệp bằng cơ giới hoá, điện khí hoá và áp dụng các thành
tựu của cách mạng sinh học ở mức độ cao; hiện đại hoá cơ sở sản xuất công nghiệp
cũng như các ngành nghề, dịch vụ để tăng nâng suất lao động, làm ra các sản phẩm có
chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
III. Một số phương hướng về phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn.
1. Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, xây dựng các vùng chuyên canh sản
xuất trên qui mô lớn và từng bước hiện đại hoá.
Dựa vào điều kiện của từng vùng, từng địa phương về khí hậu, đất đai… và các
ngành truyền thống để thúc đẩy nhanh tiến độ áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ
thuật tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất với qui mô lớn. Tạo ra một dây chuyền
thông suốt từ khâu sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển, nâng cao sức
cạnh tranh của các sản phẩm. Từng bước phát triển các ngành nghề mới có khả năng;
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
coi trọng các ngành sản xuất nông sản quí hiếm có lợi thế để phát huy tiềm lực đa dạng
của nền nông nghiệp.
Trong 10 năm tới phát huy từng vùng tập trung vào các định hướng:
- Đồng bằng sông Hồng và các vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ:
Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đưa nhiều lao động nông
nghiệp sang các ngành công nghiệp , dịch vụ đi lập nghiệp ở nơi khác.
Phát triển nông nghiệp hàng hoá đa dạng. Cùng với lương thực đưa vụ đông trở
thành thế mạnh; hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả, thịt, hoa; mở rộng nuôi,
trồng thuỷ sản. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các
cụm, điểm công nghiệp, dịch vụ, làng nghề ở nông thôn.
- Miền đông Nam bộ và các vùng trọng điểm phía nam:
Phát triển mạnh cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều, mía, bông…), cây ăn
quả, chăn nuôi đại gia súc, hình thành các vùng chuyên canh tập trung gắn với công
nghiệp chế biến, tạo điều kiện thu hút thêm lao động từ đồng bằng sông Cửu Long.
- Bắc trung bộ, duyên hải Trung bộ và các vùng kinh tế trọng điểm miềnTrung:
Phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; tăng nhanh
cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, kết hợp với công nghiệp chế biến,
đẩy mạnh trồng rừng. Có biện pháp hạn chế tác hại của thiên tai, lũ lụt, hạn hán nặng,
kết hợp bố trí lại dân cư. Phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ và cải thiện môi
trường toàn dải ven biển.
-Trung du và miền núi Bắc bộ (tây bắc và đông bắc):
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây đặc sản; chăn nuôi
đại gia súc gắn liền với chế biến. Tạo rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, rừng nguyên
liệu công nghiệp, gỗ trụ mỏ.
- Tây nguyên:
Tây nguyên là nơi có lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp với công
nghệ chế biến thực phẩm.
Phát triển nhanh theo hướng thâm canh là chính đối với các cây nông nghiệp
gắn với thị trường xuất khẩu (cà phê, cao su, chè, bông…), chăn nuôi đại gia súc; trồng
và bảo vệ rừng, cây dược liệu, cây đặc sản và công chế biến nông, lâm sản.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
Tiếp tục phát huy vai trò của vùng lúa và nông sản, thuỷ sản xuất khẩu trong cả
nước; đẩy mạnh sản xuất và nâng cao chất lượng lương thực, rau quả, chăn nuôi, thuỷ
sản hàng hoá. Phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ cho nông nghiệp;
chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ.
Cố gắng đến năm 2010 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40 triệu
tấn. Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm sản) tăng bình quân hàng năm
4,0-4.5%. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16-17%; tỷ trọng các ngành chăn
nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên khoảng 25%. Thuỷ sản đạt sản
lượng 3,0-3,5 triệu tấn (trong đó 1/3 là sản phẩm nuôi, trồng). Bảo vệ 10 triệu ha rừng
tự nhiên, hoàn thành chương trình trồng 5 triệu hecta rừng. Kim ngạch xuất nhập khẩu
nông, lâm, thuỷ sản đạt 9-10 tỷ USD, trong đó thuỷ sản khoảng 3,5 tỷ USD.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2. Thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp
2.1. Thuỷ lợi hoá
Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thuỷ lợi ngăn mặn, giữ
ngọt, kiểm soát lũ, đảm bảo tưới tiêu, an toàn, chủ động trong sản xuất nông nghiệp
(kể cả cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản) và đời sống nông dân.
Đối với những khu vực thường bị bão, lũ, cùng với các giải pháp hạn chế thiên
tai, phải điều chỉnh qui hoạch sản xuất và dân cư thích nghi với điều kiện thiên nhiên.
Nâng cao năng lực dự báo thời tiết và khả năng chủ động phòng chống thiên tai,
hạn chế thiệt hại.
Tới năm 2020 hoàn thành cơ bản việc xây dựng các công trình tưới tiêu nước
cho các vùng trồng lúa, tưới nước và tiêu úng cho 2 triệu ha rau màu.
2.2. Phát triển giao thông nông thôn.
Phát triển hệ thống đường giao thông chất lượng tốt tới các tụ điểm công nghiệp
nông thôn và trong các vùng chuyên canh tập trung. Từng bước làm đường tới những
xã chưa có đường ôtô tới trung tâm xã, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn,
các tuyến quốc lộ nối với các vùng trong nước quốc tế; nâng cấp một số cảng biển, sân
bay để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông, vận chuyển.
2.3 Cơ giới hoá.
Thực hiện cơ giới hoá là một nhiệm vụ nặng nhọc, khẩn trương, sử dụng các
loại máy móc thiết bị có công suất thích hợp để tạo năng suất lao động cao. Tới năm
2010, phấn đấu đạt tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất ít nhất là 70%, tuốt lúa 80%, cơ giới
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hoá khâu tưới tiêu nước 70%; áp dụng trên diện rộng máy thu hoạch lúa, ngô, mía…
máy móc làm vườn.
2.4. Điện khí hoá và thông tin liên lạc.
Phát triển mạng lưới cung cấp điện ở nông thôn để đạt tới năm 2010 toàn bộ
dân cư nông thôn có điện, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về điện của các nghành sản xuất
nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn. Khai thác có hiệu quả các hồ chứa nước
chống lũ và làm thuỷ điện ở vùng Bắc trung bộ, duyên hải Trung bộ, đặc biệt là vùng
đất phía tây. Phát triển thuỷ điện lớn và vừa ở Tây nguyên. Xúc tiến nghiên cứu và xây
dựng thuỷ điện ở Sơn la.
Nhà nước tập trung đầu tư để nhanh chóng hoàn thành phủ sóng phát thanh
truyền hình, phát triển mạng điện thoại, đa dạng hoá và hỗ trợ các hình thức đưa thông
tin tới người dân, nhất là các thông tin về thị trường và công nghệ.
2.5. ứng dụng các thành quả của cách mạng sinh học
áp dụng nhanh các thành tựu của cách mạng sinh học để tạo và nhân nhanh
giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là áp dụng các thành tựu về giống có ưu thế lai. Đưa
nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi, trồng và chế biến rau
quả, thực phẩm. Hạn chế sử dụng hoá chất độc hại trong nông nghiệp. Xây dựng một
số khu vực công nghệ cao. Tăng cường đội ngũ, nâng cao năng lực phát huy tác dụng
của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
3. Phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn là một lối thoát cơ bản của nền nông
nghiệp hiện đại hoá, là hướng chủ yếu và lâu dài để tạo việc làm, tăng thu nhập cho
nông dân, đô thị hoá nông thôn, rút ngăn khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và
thành thị trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước.
3.1. Công nghiệp hoá chế biến nông lâm thuỷ sản.
- Chế biến nông sản
Công nghiệp chế biến nông sản tập trung vào những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có
thế mạnh cạnh tranh trên thế giới, đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho đất nước như
gạo, cà phê, cao su, chè, hạt điều, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng không thấp hơn 12%.
Chuyển một phần doanh nghiệp chế biến nông sản từ thành phố về nông thôn. Tới năm
2010 phải đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3,5 tỷ USD, năm 2020 trên 6 tỷ USD.
- Chế biến lâm sản.
Cần phát triển ngành công nghiệp chế biến lâm sản của nước ta để tới năm 2020 đạt
ngang tầm vói các nước ASEAN và sau đó là các nước châu á khác.
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích làm các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ,
sử dụng ít nguyên liệu, nhiều lao động, đạt giá trị cao. Mục tiêu tới năm 2010 đạt
100000 mơ3 sản phẩm/năm; duy trì và phát triển các cơ sở chế biến lâm đặc sản như
nhựa thông, quế, hồi…
- Chế biến thuỷ sản
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tiếp tục tăng cường trang bị nâng cao chất lượng sản phẩm của các cơ sở hiện có,
đồng thời mở cửa rộng công suất chế biến để tới năm 2010 đạt giá trị xuất khẩu 1,8 tỷ
USD, năm 2020 đạt 2,5 tỷ USD.
3.2. Phát triển các ngành công nghiệp không dùng nguyên liệu là sản phẩm nông lâm
ngư nghiệp.
Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp ở nông thôn không sử dụng nguyên liệu là
sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp nhưng sử dụng nhiều lao động và vật liệu tại chỗ
như: dệt may mặc, sành sứ, thuỷ tinh.
Kim ngạch xuất khẩu từ các ngành này có thể đạt tới trên 10 tỷ USD vào năm 2010, 20
tỷ USD vào năm 2020.
3.3. Phát triển các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp quy mô hộ gia đình.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ tích cực để khôi phục các làng nghề, khuyến khích các
hộ gia đình bỏ vốn đầu tư vào các loại ngành nghề đa dạng khác bao gồm: chế biến
nông, lâm thuỷ sản, sản xuất gốm, sứ.
Tới năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 0,5 tỷ USD, tới năm 2020 đạt 1 tỷ
USD.
4. Một số nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn trong những
năm trước mắt.
4.1. Phương hướng chung
Việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở mỗi vùng trước hết phải do dân cư các
vùng đó chủ động thực hiện theo định hướng của Nhà nước. Nhà nước có thể hỗ trợ,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nhưng không làm thay, và cũng chỉ hỗ trợ trên cơ sở năng lực nội sinh của mỗi vùng.
Các địa phương dù là trọng điểm, cũng không thể trông chờ vào nguồn tài trợ của Nhà
nước. Hơn nữa, các khoản hỗ trợ của Nhà nước cũng phải được tính toán, quyết định
trên cơ sở hiệu quả cụ thể, rõ ràng, cuối cùng của mỗi dự án. Cần tránh biến công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn thành một phong trào, nơi nào, địa phương nào
cũng phải làm để khỏi thua kém nơi khác, địa phương khác.
Mặt khác, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn không chỉ là sự
nghiệp của riêng dân cư nông thôn mà mỗi ngành đều có trách nhiệm nhận thức rõ sự
cần thiết của nó để có các chương trình hành động cụ thể thích hợp. Chương trình
phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn của mỗi đơn vị phải
phù hợp với khả năng của từng ngành, đơn vị, phải phục vụ nhu cầu cụ thể của nông
nghiệp và nông thôn, đồng thời cố gắng có những địa chỉ áp dụng cụ thể.
Nhà nước với chức năng điều phối các hoạt động của toàn xã hội, cần tăng cường hơn
nữa các hoạt động riêng rẽ của các ngành, các địa phương, biến các chương trình, mục
tiêu riêng rẽ thành chương trình, mục tiêu liên ngành, đồng bộ, hướng tới những kết
quả thiết thực cuối cùng, có khả năng giải quyết vấn đề một cách bền vững, tránh sự
mất cân đối không cần thiết.
4.2. Một số nội dung cơ bản.
Sự thành công công ngiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn ở
nước ta phụ thuộc rất lớn vaò vấn đề xác định đúng đắn nội dung và hướng đi cho
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -