Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chống lại nguy cơ tụt hậu về kinh tế bằng việc phát triển Khoa học Kỹ thuật - 3 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.54 KB, 7 trang )

2.5. Quá trình đổi mới chính sách KHCN ở nước ta:
Quá trình đổi mới chính sách KHCN ở nước ta thực chất là quá trình phát triển tư duy
lý luận khoa học bằng những bổ sung thực tiễn vận động KT - XH. Một quá trình hoàn
thiện lý luận hướng tới chân lý khách quan: KHCN là động lực phát triển KT - XH đất
nước.
2.5.1. Các giai đoạn cải cách chính sách KHCN trong tiến trình cải cách KT - XH.
Căn cứ bản chất nội dung từng chặng đường phát triển của chính sách KHCN trong
tương lai, chúng ta có thể phân chia quá trình cải cách trong chính sách KH và CN ở
nước ta theo 3 giai đoạn với những nội dung khá đặc trưng.
2.5.1.1. Giai đoạn I (1975 - 1980): Cải cách trong khuôn khổ Nhà nước tổ chức mọi
hoạt động KH và CN với một hệ thống chỉ huy tập trung.
Nội dung cải cách trong giai đoạn này ở nước ta cũng như hàng loạt nước XHCN là
nhằm vào việc hoàn thiện hệ thống kế hoạch hoá, hình thành phương thức kế hoạch
hoá theo chương trình các mục tiêu sao cho Nhà nước có khả năng tập trung các nguồn
lực thực hiện được các mục tiêu KH đã đề ra.
Tuy nhiên, các biện pháp cải cách trong giai đoạn này không đạt được những kết quả
mong muốn do gặp phải những hạn chế không trực tiếp bắt nguồn từ bản thân các biện
pháp, chính sách KH và CN.
2.5.1.2. Giai đoạn II (1981 - 1986): Phi tập trung hoá hệ thống chỉ huy nhưng vẫn trong
khuôn khổ Nhà nước tổ chức các hoạt động KH và CN.
Quyết định này đã tạo điều kiện cho cơ quan KH và CN được mở rộng quan hệ hợp tác
với nhau và với sản xuất thông qua các hợp đồng nghiên cứu, triển khai, dịch vụ KH và
KT, dẫn đến việc đa dạng hoá các hoạt động của cơ quan KH và CN; Và do vậy, đa
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
dạng hoá các nguồn kinh phí đi vào các cơ quan này, cũng từ đây làm xuất hiện nhu
cầu tự chủ tài chính đối với các cơ quan KH và CN.
2.5.1.3. Giai đoạn III (1987 - nay): Thừa nhận các sáng kiến cá nhân và sự tồn tại
những tổ chức và hoạt động KH và CN trong các thành phần kinh tế và các tổ chức
XH không thuộc Nhà nước.
Nghị định 35 - HĐBT ban hành năm 1992 đã ghi một mốc hết sức quan trọng trong
tiến trình đổi mới quản lý KH và CN. Ngay trong điều 1 của Nghị định đã thể hiện rõ


quan điểm phát huy sáng tạo của mỗi con người và các tổ chức XH trong hoạt động
KH và CN.
2.5.2. Nội dung của cải cách trong KH và CN ở Việt Nam.
Công cuộc cải cách KT - XH đang làm này sinh hàng loạt vấn đề cải cách trong thể chế
và chính sách KH và CN. Các vấn đề đó được bao hàm trong 3 nội dung cơ bản là cơ
cấu lại mạng lưới nghiên cứu và triển khai; Cải cách chính sách, thể chế và quản lý nhà
nước về KH và CN.
2.5.2.1. Cơ cấu lại mạng lưới nghiên cứu và triển khai.
Mạng lưới nghiên cứu và triển khai được tổ chức như một sản phẩm của nền kinh tế
chỉ huy trước đây rõ ràng không đủ điều kiện đáp ứng những đòi hỏi của việc tạo ưu
thế cạnh tranh và phát triển XH trong 1 nền kinh tế thị trường vì nhiều lý do khác nhau.
Mạng lưới nghiên cứu và triển khai được tổ chức theo đòi hỏi của nền KT chỉ huy
trước đây đang tự nó chuyển đổi thích ứng với tiến trình cải cách, cần phân tích tiến
trình này để đề ra những giải pháp thích hợp.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Thực trạng mạng lưới nghiên cứu và triển khai đã được phân tích trong các báo cáo của
Viện nghiên cứu quản lý KH. Những nghiên cứu gần đây cho thấy hiện nay cần được
tập trung thảo luận để tìm ra giải pháp về các vấn đề sau.
2.5.2.1.1. Tổ chức nghiên cứu KH trong trường đại học.
Theo mô hình tổ chức KH cũ trước đây, trong hệ thống trường đại học không có các
đơn vị nghiên cứu KH. Chế độ hợp đồng nghiên cứu KH được thiết lập năm 1981 làm
nảy sinh nhu cầu khách quan về thành lập các đơn vị nghiên cứu KH có tư cách pháp
nhân độc lập.
2.5.2.1.2. Tổ chức nghiên cứu công nghệ.
Các tổ chức nghiên cứu công nghệ vốn là những viện trực thuộc các bộ "Sản xuất -
Kinh doanh" hoạt động dưới sự "Chỉ huy trực tiếp" của Bộ, tồn tại song song với các xí
nghiệp thuộc Bộ. Các tổ chức này hiện đang đứng trước những thử tách trước nhu cầu
tồn tại và đang trải qua những diễn biến của trình tự sắp xếp mạng lưới nghiên cứu và
triển khai trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý KT ở Việt Nam.
2.5.2.1.3. Các Viện Quốc gia

Khuynh hướng tổ chức các Viện Quốc gia theo mô hình Viện Hàn lâm Liên Xô (cũ) đã
từng tồn tại trong 1 thời gian dài ở nước ta. Hiện nay khuynh hướng này hầu như
không còn nữa. Nhà nước đã có quyết định thành lập một số Trung tâm KH Quốc gia
để nghiên cứu những vấn đề phục vụ các nhiệm vụ ưu tiên của nhà nước, hoặc những
vấn đề tuy không phục vụ nhiệm vụ ưu tiên của Nhà nước, nhưng được Nhà nước dành
cho sự quan tâm ưu tiên.
2.5.2.2. Cải cách chính sách và thể chế.
Các vấn đề đang thu hút sự quan tâm đáng kể là.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2.5.2.2.1. Sửa đổi chế độ tuyển dụng nhân công kỹ thuật.
2.5.2.2.2. Đổi mới chính sách tiền lương của nhân lực KH và KT.
2.5.2.3. Quản lý Nhà nước về KH.
2.6. Dự báo phát triển KHCN đầu thế kỷ XXI.
Trong thế kỷ XXI sự phát triển tiếp diễn như vũ b•o của cuộc cách mạng KHCN hiện
đại, dựa trên cơ sở các cuộc cách mạng lớn trong các lĩnh vực: Vật lý điện tử, công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng
mới, công nghệ chế tạo cấp siêu vi mô đang mở đường cho nhân loại tiến vào kỷ
nguyên lớn về KH và CN như sau:
2.6.1. Kỷ nguyên thông tin (bắt đầu vào khoảng năm 2010 - 2015) - Tiếp theo 2 kỷ
nguyên - Kỷ nguyên nông nghiệp (hơn 17 thế kỷ) và kỷ nguyên công nghiệp ( khoảng
3 thế kỷ) - Với nền kinh tế tri thức là cốt.
2.6.2. Kỷ nguyên sinh học - Với cuộc cách mạng sinh học là then chốt, kể từ sau khi
phát hiện ra mã ADN vào nửa sau thế kỷ XX.
2.6.3. Kỷ nguyên vật liệu mới - Với sự phát hiện ra các vật liêụ siêu dẫn ở nhiệt độ
thấp và nhiệt độ cao cùng các vật liệu đặc biệt khác.
2.6.4. Kỷ nguyên siêu cơ bản - Dựa trên những khám phá mới nhất của vật lý lượng tử
ở cấp siêu cơ bản trên con đường tìm hiểu một cách thống nhất sự phong phú đa dạng
của tự nhiên.
2.6.5. Kỷ nguyên năng lượng mới- Với nguồn năng lượng tổng hợp nhiệt hạch (Tìm ra
năm 1991) là nguồn năng lượng sạch của tương lai, không gây ô nhiễm môi trường cho

nhân loại.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2.6.6. Kỷ nguyên vũ trụ - Dựa trên những thành tựu mới nhất của công nghệ năng
lượng mới, công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo cấp vi - Điện tử (vi mô) và tới đây là
công nghệ vi - quang tử (siêu vi mô).
2.7. Mặt trái của cách mạng KHCN đối với sự phát triển của CNTB hiện đại.
Cách mạng KHCN đã thực sự như một cứu cánh cho CNTB ngày nay, nhưng mặt
khác, nó cũng đặt CNTB trước những vấn đề gay cấn.
2.7.1. Sự tiêu vong của các nghề nghiệp truyền thống và nạn thất nghiệp cơ cấu.
Trong các nước tư bản phát triển, lực lượng lao động trực tiếp sản xuất giảm đi theo đà
áp dụng người máy, Rô bốt và hệ thống máy móc sản xuất và điều khiển sản xuất tự
động hoá. Do đó làm cho những nghề nghiệp truyền thống đòi hỏi nhiều sức bắp, nhiều
hao phí lao động sống ngày càng bị tiêu vong. Lao động trí óc ngày càng được đề cao
và phát triển, do đó làm nạn thất nghiệp cơ cấu tăng lên.
2.7.2. Khoảng cách giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển ngày
càng lớn hơn.
Ngoài các quốc gia giàu có đang bước vào thời đại "hậu công nghiệp", 3/4 dân số của
thế giới ngày nay đang phải vật lộn với sự nghèo khổ. Đại đa số các nước đang phát
triển có tốc độ phát triển chậm, CN lạc hậu, khả năng tham gia phân công lao động
quốc tế yếu, các lợi thế nhân công, nguyên liệu mất dần Giữa họ và các nước giàu có
có một khoảng cách CN khá xa. Và nếu không cẩn thận, họ dễ trở thành nơi chứa các
chất "phế thải"do yêu cầu phát triển KHCN ở các nước tư bản phát triển đưa tới. Mặc
dù các nước đã vận dụng những phát minh sáng chê của nước ngoài rồi biến thành bí
quyết công nghệ của riêng mình đã mở ra nhiều khả năng vận dụng cho các nước đi
sau. Song, trong điều kiện của CNTB, số nước vận dụng được cơ may như trên khó có
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
thể trở thành phổ biến. Khoảng cách giàu - nghèo, tiên tiến và lạc hậu trên thế giới vẫn
là vấn đề nan giải của CNTB ngày nay.
III. Phần kết luận
Tóm lại ! KHCN có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nhân loại nói

chung và Việt Nam nói riêng. Trong sự nghiệp CNH - HĐH hiện nay, KHCN càng thể
hiện rõ vai trò của nó đối với Việt Nam như: Cấu trúc lại nền kinh tế, thay đổi và
chuyển hướng các cơ sở hạ tầng của sản xuất, tăng cường các xu thế toàn cầu hoá
nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng của đất nước. Việt Nam chúng ta còn nghèo
KHKT còn lạc hậu, thô sơ nên cần áp dụng các thành tựu KHCN mà nhân loại tạo ra.
Ngoài ra, chúng ta còn phải không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, tìm tòi để cho ra
những phát minh khoa học của riêng mình.
Nhà nước ta cần có những chính sách ưu tiên, khuyến khích để phát triển KHCN: Đào
tạo những cán bộ có chuyên môn cao về KHKT, ưu đãi những nhà khoa học có tài tạo
điều kiện cho họ có khả năng phát triển hết khả năng của mình, nâng cao cơ sở vật chất
cho nghiên cứu khoa học, tăng cường hợp tác với các Viện nghiên cứu trên thế giới.
Với thế hệ sinh viên trẻ - Lực lượng nòng cốt của sự nghiệp CNH - HĐH ngày nay,
mỗi chúng ta cần phải tự mình trau dồi thêm kiến thức về KHCN nói riêng và về mọi
mặt nói chung không chỉ trong trường học mà còn cả trong thực tiễn cuộc sống để có
thể đưa nước ta vững bước đi lên con đường XHCN đúng như mong muốn của Bác Hồ
vĩ đại "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không chính nhờ một phần lớn ở
công học tập của các cháu".
Tài liệu tham khảo
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
1. Một số vấn đề về chính sách phát triển KH và CN - Phó Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuỵ
(Chủ biên) - Nxb Chính Trị Quốc gia Hà Nội, 1994
Từ trang 163 - 211
2. KH và CN lực lượng sản xuất hàng đầu - GS Tiến sĩ Vũ Đình Cự - Nxb Chính Trị
Quốc gia Hà Nội, 1996
Từ trang 9 - 17
3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại (T.1) Khoa học - công nghệ và phát triển kinh tế - Lê Văn
San (Chủ biên ), Đào Lê Minh, Trần Quang Lâm - Nxb Chính Trị Quốc gia Hà Nội,
1995
Trang 20 - 79
4. Phương pháp lập kế hoạch phát triển năng lực công nghệ (T1)- Nguyên lý phát triển

dựa trên cơ sở công nghệ.
Người dịch: Tạ Bá Hưng, Trần Thu Lan, Nguyễn Nhật Huy
Trung Tâm thông tin thư viện khoa học và Công nghệ Quốc gia
Trung Tâm thông tin KHKT Hoá chất Hà Nội, 1997
Trang 39 - 49
5. Văn kiện đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính Trị Quốc gia Hà Nội, 2001
Trang 112 - 113
6. Giáo trình triết học Mác - LêNin, Nxb Chính Trị Quốc gia Hà nội, 2004
Trang 372 - 373

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×