Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ Hai cốt cách và thân phận Nho sĩ vào mở đầu triều Nguyễn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.96 KB, 5 trang )


Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ -
Hai cốt cách và thân phận Nho sĩ
vào mở đầu triều Nguyễn






Năm 2008 là chẵn 200 năm sinh của Cao Bá Quát và 150 năm mất của Nguyễn
Công Trứ
(1)
. Cả hai có hành trạng gắn với 4 vị vua mở đầu triều Nguyễn là Gia Long, Minh
Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức.
Đọc, tìm hiểu Cao Bá Quát khó mà không gợi nghĩ và liên tưởng tới Nguyễn
Công Trứ, dẫu với rất nhiều khác biệt giữa họ. Bởi cả hai là sản phẩm của một thời đại,
và là tiếng nói tiêu biểu cho giới trí thức Nho học trọn nửa đầu thế kỷ XIX, với những
thử thách và bi kịch đặt ra không còn giống với thế kỷ XVIII trước đó; và cũng không
giống nửa sau thế kỷ XIX khi đất nước phải trực tiếp đối đầu rồi mất vào tay chủ nghĩa
thực dân phương Tây.
Thuộc thế hệ tiền bối, Nguyễn hơn Cao 30 tuổi. Khi Cao ra đời, dẫu đã có sớ Thái
bình thập sách dâng Gia Long trước đó 4 năm (1804) Nguyễn vẫn còn là hàn sĩ. Khi Cao
mất ở tuổi 47 và bị bêu đầu, Nguyễn vẫn còn tiếp 3 năm tuổi già ở chốn quê nhà. Không
biết thái độ của Nguyễn đối với Cao ra sao; còn về Cao thì ít nhất 2 lần có quan hệ với
Nguyễn. Lần đầu, Cao có thơ họa tặng Nguyễn ở tuổi 70 cáo lão về hưu, khi cả hai cùng ở
Kinh. Lần hai, khi Nguyễn ở quê được dân khẩn hoang Tiền Hải - Kim Sơn nồng nhiệt đón
rước trong một dịp ra thăm, khiến triều đình lo lắng, dị nghị
Hãy thử lược kể một số điểm giống và khác giữa hai người.
Cả hai đều ngông, tất nhiên sắc thái ngông là có khác nhau, bởi cả hai đều là người
có tài, và thị tài.


Cả hai đã để lại 2 bài phú Nôm về cái nghèo, cái bần cùng chung cho các bậc hàn sĩ
thuộc loại hay nhất trong thể phú ở thế kỷ XIX và rộng ra là nền phú Nôm trung đại. Một
là Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ vào đầu đời, khi đang còn là một
trang công tử xác gắng thu xếp “cung kiếm cầm thư vào một gánh” Một là Tài tử đa cùng
phú của Cao Bá Quát cũng vào đầu đời, trong cảnh “đa cùng”, “tóc xanh” đang nuôi
chí “gánh vác giang sơn, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú”.
Cả hai đều hăm hở trên con đường công danh, qua con đường cử nghiệp, nhưng đều
lận đận. Nguyễn, đến 1819 mới giành được cái Giải nguyên; năm sau - ở tuổi 42 mới được
nhận Hành tẩu bộ Lễ.
Cao giành được Cử nhân năm 1831, ở tuổi 23, suýt được Á nguyên, nhưng bị soi
mói nên phải rơi xuống áp chót. Ba lần trẩy kinh thi Hội đều hỏng; nhưng văn tài thì lẫy
lừng sớm, giới trí thức và quan trường không ai không biết - để có các truyền ngôn và giai
thoại: “Thần Siêu - Thánh Quát”. “Thiên hạ có ba bồ chữ thì ông chiếm một” Có lẽ vì thế
nên vào đầu triều Thiệu Trị, Cao được gọi vào Kinh, ở tuổi 33, cũng được nhận chức Hành
tẩu bộ Lễ.
Nguyễn - quan lộ tuy muộn, với rất nhiều trồi sụt, thăng giáng, “lên voi xuống chó”,
nhưng trong ngót 30 năm Nguyễn cũng có nhiều lúc hanh thông; ở đỉnh cao danh vọng - đó
là lúc nhận ấn Binh Bộ Thượng thư kiêm Thự Tổng đốc Quảng An năm 1836, ở tuổi 58
Cao 12 năm quan lộ, tủi cực đủ điều; ở nha môn thì ít, bị đầy đọa thì nhiều, vì nạn nọ
đến nạn kia. Vừa mới nhận Hành tẩu bộ Lễ, được cử giám khảo thi Hương, do cùng Phan
Nhạ chữa bài cho 24 học trò mà bị hạ ngục, tra tấn, bị ghép vào tội tử hình, được hạ xuống
trảm giam hậu, rồi phải lên tàu thuyền đi công vụ “hiệu lực” ở mấy nước láng giềng thuộc
Biển Đông trong mấy tháng, cuối cùng bị thải hồi về quê ở tuổi 35. Mùi lộc quan nha chưa
hề được nếm đã phải nếm đòn roi. Năm 1847 lại được vời về Kinh, lo việc giấy tờ, biên tập
thơ ca ở Viện Hàn lâm. Chán nghề - nhưng giao du rộng với giới trí thức, trong đó có
những người nổi tiếng như Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn
Hàm Ninh Lại trở về quê, rồi được cử Giáo thụ phủ Quốc Oai năm 1850. Những chức
quan mọn, cái tài tuyệt không được sử dụng, luôn sống trong nghèo túng, dằn vặt vì trách
nhiệm với gia đình, vì nghĩa vụ với đất nước, với nhân dân. Ở chức quan cuối cùng này,
chính Cao đã ghi lại cảnh sống của mình:

Mô phạm dăm ba thằng mặt trắng
Đỉnh chung chiếc rưỡi cái lương vàng
Nhà trống ba gian - một thầy, một cô, một chó cái
Học trò dăm đứa - nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi
Nguyễn, đời quan cũng nhiều bầm dập, thăng giáng liên tục; thăng là do công lớn,
như dẹp Phan Bá Vành, như làm Dinh điền sứ; nhưng giáng thì rất chóng, bởi những
nguyên cớ không có gì to - chẳng hạn một tên tù sổng mà hạ 4 bậc; có lúc bị vu cáo có
thuộc hạ buôn lậu mà bị hạ xuống làm lính thú - biên phòng. Từ Tổng đốc, Binh Bộ
Thượng thư đến lính thú - đó là hai cực vinh-nhục của đời người; ứng phó với tình cảnh ấy,
Nguyễn an nhiên trong một thái độ: Nếu chức Tổng đốc không xem là vinh, thì làm lính thú
không có gì là nhục. Một đời tận hiến cho vua - trọn vẹn cả hai triều Minh Mạng và Thiệu
Trị, rút lại chỉ còn được cái hàm Thừa Thiên Phủ Doãn để về hưu, dẫu mấy lần dâng sớ xin
hưu nhưng Thiệu Trị không cho.
Còn Cao, tài không những không được dụng mà còn bị rẻ rúng, lăng nhục. Bị tra tấn,
bị đày ải, bị bỏ rơi Nhưng rút lại Cao không chịu làm một hạt bụi vô danh, mà dấn thân
vào một lối khác, để làm một cuộc bùng nổ, ở tuổi 47 và để lại cho hậu thế bao giai thoại,
thơ văn gắn với hành trạng, tính cách một con người nổi loạn:
Một chiếc cùm lim chân có đế
Ba vòng xích sắt bước thì vương
Ba hồi trống dục mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời
Trong khi Nguyễn lui về cảnh yên hàn với những lạc thú trong bầu rượu, túi thơ, đàn
sáo, ca kỹ ở quê nhà.
Nguyễn dẫu có bị những đối xử bất công, nhưng cũng đã có lúc được gần vua. Khi
đang ở chức Bố chánh Hải Dương (1832) Minh Mạng đã sai người gửi cho ông 20 gói trà,
trong mỗi gói dấu 1 nén bạc; bởi Minh Mạng biết Nguyễn thanh liêm, nên có dặn lúc nào
túng thiếu thì mật báo cho vua. Như thế là thân tình lắm! Còn Cao, làm gì có được cái ơn ấy
ở Tự Đức - người rất biết văn tài Cao, trong câu đối: “Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán. Thi
đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường”, nhưng quyết không dùng, vì có lần bị Cao chơi xược.
Cả hai giống nhau ở ý thức dấn thân, nhưng một người đến cuối đời vẫn là trung

thần, còn một người là nghịch tử.
Hai thái độ sống của người trí thức trong nửa đầu thế kỷ XIX nằm trọn vẹn trong
phần đầu thời Nguyễn - từ Gia Long đến Tự Đức. Hai thái độ cần tìm đến sự giải thích
trong bối cảnh thời đại và tư chất cá nhân của Kẻ Sỹ.
*
Cần mở rộng cái nhìn ra khung cảnh thời đại, gắn với các triều đại phong kiến các
thế kỷ trước để hiểu cách hành xử và thân phận của Kẻ Sỹ, qua hai đại diện tiêu biểu trong
số ít các trí thức có nhân cách lớn vào nửa đầu thế kỷ XIX là Nguyễn và Cao.
Các vương triều phong kiến lên ngôi bao giờ cũng bằng những thủ đoạn tàn bạo, để
thanh toán triều đại trước. Nhà Trần thay nhà Lý, bởi kế sách của quân sư Trần Thủ Độ,
cho Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng, và lời khuyên Lý Huệ Tông, ông vua cuối cùng của
triều Lý đang nhổ cỏ ở sân chùa: “Nhổ cỏ thì phải nhổ hết cả rễ”. Nhưng Trần có được uy
tín nhờ vào ba cuộc chiến thắng Mông Cổ, ghi một dấu son đỏ trong lịch sử trị vì 175 năm.
Nhà Lê tiếp quản một cơ đồ Trần suy thoái, đưa tới sự thoán đạt của Hồ Quý Ly, rồi nạn
mất nước trong 20 năm. Cuộc chiến chống Minh vĩ đại của Lê Lợi trong 10 năm, đem lại
vinh quang rực rỡ cho dân tộc. Nhà Lê, tính từ thời Lê Sơ, với người khởi nghiệp là Lê Lợi
cho đến thời Lê Trung hưng với kết thúc là Lê Chiêu Thống là 361 năm, trong đó mất vào
tay nhà Mạc 65 năm, và cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn kéo dài 162 năm.

×