Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Cao Bá Quát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.83 KB, 8 trang )

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CAO BÁ QUÁT SAU CÁCH
MẠNG THÁNG TÁM 1945
NGUYỄN NGỌC QUẬN *
Là nhân vật lịch sử và là một tác gia văn học lớn, từ trước Cách mạng
tháng Tám, Cao Bá Quát đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu, giới
thiệu. Vấn đề này chúng tôi đã có dịp bàn đến (1).
Giai đoạn 1945 – 1954 có lẽ do tình hình học thuật nói chung có phần
thiếu ổn định do những tác động chính trị xã hộI bấy giờ nên việc nghiên
cứu Cao Bá Quát, cũng như nhiều tác gia văn học khác, không có gì đáng
kể. Về văn học sử cũng chỉ có vài công trình như Việt Nam văn học sử trích
yếu (1949) của Nghiêm Toản, Văn học sử Việt Nam tiền bán thế kỷ thứ XIX
(1951) của Nguyễn Tường Phượng và Bùi Hữu Sủng, trong đó công trình
của Nghiêm Toản hầu như không nhắc gì đến Cao Bá Quát, còn Nguyễn
Tường Phượng và Bùi Hữu Sủng xếp Cao Bá Quát vào khuynh hướng
hưởng lạc (2), với cách nhìn nhận không có gì mới so với một số nhận định
có từ trước Cách mạng tháng Tám.
Giai đoạn 1954 – 1975, đất nước bị chia cắt nhưng nhìn chung ở cả
hai miền, sinh hoạt học thuật đều có bước ổn định, và Cao Bá Quát lại được
quan tâm nghiên cứu giới thiệu, ở miền Nam có phần sớm hơn.
Một trong những nguyên nhân ở miền Nam Cao Bá Quát được quan
tâm sớm hơn, theo chúng tôi, vì ông là tác giả được giảng dạy ở bậc trung
học và có trong chương trình thi tú tài. Từ sau 1955, gắn vớI yêu cầu trên, ở
miền Nam hàng loạt những công trình khảo luận, luận đề về Cao Bá Quát
phục vụ cho luyện thi tú ra đời, tiêu biểu như Luận đề về Cao Bá Quát
(1957) của Nguyễn Duy Diễn, Cao Bá Quát, thân thế - văn chương luận đề
(1958) của Bằng Phong và Nguyễn Duy Diễn, Khảo luận về Cao Bá Quát
(1959) của Doãn Quốc Sỹ và Việt Tử, Giảng luận về Cao Bá Quát và Cao
Bá Nhạ (1959) của Lam Giang, Khảo luận thi văn Cao Bá Quát (1959) và
Cao Bá Quát và Cao Bá Nhạ (1960) của Thuần Phong, Việt Nam văn học
giảng bình (1970) của Phạm Văn Diêu… Những bộ văn sử đáng chú ý của
giai đoạn này như Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên, quyển II, (1963)


của Phạm Thế Ngũ, Bảng lược đồ văn học Việt Nam (1967) của Thanh
Lãng… cũng xét Cao Bá Quát như một tác gia tiêu biểu của văn học Việt
Nam nữa đầu thế kỷ XIX. Đồng thời đó là hàng loạt bài viết về Cao Bá Quát
trên các tạp chí có tiếng đương thời như Văn hoá nguyệt san, Bách khoa thời
đại, Giáo dục phổ thông, Văn học, Nghệ thuật, Sáng tạo, … với các bài viết
của các tác giả Nguyễn Đức Tiếu, Hồng Liên Lê Xuân Giáo, Phạm Văn Sơn,
Phan Kim, Thái Bạch, Nguyễn Anh, Tương Huyền, Châu Hải Kỳ, Nguyễn
Tử Quang,… Nhìn sơ bộ, có thể nói thư mục nghiên cứu về Cao Bá Quát
trong giai đoạn này quả là dồi dào, nhưng đáng tiếc là những đóng góp thật
sự về Cao Bá Quát cả về phương diện lịch sử lẫn văn học vẫn chưa có là
bao.
Về phương diện tiểu sử - hành trạng Cao Bá Quát, các tác giả không
cung cấp thêm gì mới. Điều đáng nói là hầu hết họ đều dựa vào cuốn Cao Bá
Quát danh nhân truyện ký (1940) của Trúc Khê, một quyển danh nhân
truyện ký có xu hướng tiểu sủ hoá giai thoại, để làm căn cứ nhận định, đánh
giá về Cao Bá Quát. Có người như Lam Giang đặt vấn đề rất nghiêm túc về
việc phê phán tài liệu nhưng trong tập khảo luận của mình, ông lại sử dụng
rất nhiều giai thoại để xác định Cao Bá Quát là một “danh sĩ phong lưu”,
một “cuồng sĩ” (3)v.v… Phạm Thế Ngũ trong bộ văn học sử của mình cũng
không tránh được vết mòn này. Điều đó cũng phản ánh những hạn chế nhất
định về quan điểm và phương pháp nghiên cứu. Phần lớn các tác giả vẫn
chịu ảnh hưởng cách nhìn nhận về Cao Bá Quát có từ trước 1945, tách con
người hành động và sáng tác thơ văn thành hai hiện tượng riêng biệt, như
Phạm Văn Sơn quan niệm “văn thơ là một chuyện, hành động lại là một
chuyện khác” (4) và gần như lặp lại nguyên ý tưởng của Lê Thanh từ năm
1940 trong bài Hậu tự sau cuốn Cao Bá Quát danh nhân truyện ký của Trúc
Khê. Phạm Văn Sơn viết tiếp: “Ông có làm loạn chăng nữa thì việc này chỉ
là một việc nhỏ trong nhiều việc nhỏ khác mà thôi” (5). Các tác giả Bằng
Phong và Nguyễn Duy Diễn cũng viết: “Tài của Cao Bá Quát, ai cũng nhận
rằng có nếu đứng về phạm vi từ chương nghệ thuật… Ấy thế mà vì nhìn

nhầm cái tài từ chương văn nghệ sang cái tài kinh bang tế thế, Cao Bá Quát
đã thất bại thảm thương trong cuộc khỏi nghĩa” (6)….Quan điểm và phương
pháp tư tưởng như trên dẫn đến việc không chú ý đúng mức đến tính tư
tưởng của văn thơ Cao Bá Quát, và thực tế các tác giả không tránh được cái
nhìn phiến diện về thơ văn ông, cuộc đời ông. Về văn chương, ai cũng nhất
trí Cao Bá Quát là một nhà thơ tài năng, độc đáo, nhưng họ chủ yếu đi vào
khía cạnh ngông nghênh, tài tử của Cao Bá Quát, và dĩ nhiên các giai thoại
văn học về tài ứng đối chơi chữ của ông lại được xem như những minh hoạ
đắc địa. Tính phiến diện cũng thể hiện khá rõ ở sự lúng túng trong việc cố
gắng xếp Cao Bá Quát vào một khuynh hướng nào đó: lý tưởng, tình cảm,
hoặc kiêu hãnh, nhàn hạ, hưởng lạc, hoặc bi quan, yếm thế, … Ở một số
công trình, các tác giả cố gắng hướng đến một cái nhìn toàn diện nhưng thực
ra cũng không tránh được sự lắp ghép từ những mảng, những mảnh rời vụn
có tính chất bề ngoài, chẳng hạn như cách viết của Lam Giang mà chúng tôi
đã nêu, hoặc như của Phạm Thế Ngũ khi nêu ra mấy khía cạnh tư tưởng Chu
Thần qua di văn chữ Nôm: 1. Kiêu ngạo cố cùng; 2. Trào đời phẫn uất; 3.
Lãng mạn thanh cao; 4. Hành lạc yếm thế (7). Cách tiếp cận của Phạm Thế
Ngũ khá tiêu biểu cho hướng nghiên cứu thơ văn Cao Bá Quát thời kỳ này.
Về cuộc đời, tư tưởng và hành động Cao Bá Quát, các tác giả đều tập trung
lý giải, đánh giá con đường và tính chất của hành động chống triều đình của
Cao Bá Quát. Hầu như ai cũng chú ý đến bối cảnh của thời đại Cao Bá Quát
nhưng rất tiếc vẫn thiếu một quan điểm biện chứng lịch sử trong mối quan
hệ giữa thơ văn với con người Cao Bá Quát để nhìn nhận đánh giá. Chung
quy có hai hướng nhận định chính: một là coi Cao Bá Quát là người có tài
lỗi lạc đến mức ngông nghênh lại không được trọng dụng nên sinh ra chán
nản, bực tức và “khởi loạn” (Hà Như Chi, Thái Bạch, Nguyễn Anh…); hai là
coi Cao Bá Quát là một nhà cách mạng, coi cuộc dấy binh ở Mỹ Lương là
khởI nghĩa (Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Duy Diễn, Doãn Quốc Sỹ và Việt Tử,
Lam Giang…). Cả hai hướng nhận định đều có phần bất cập. Hướng thứ hai
có chú ý đến tư tưởng “cách mạng” qua ý thức “Giật mình khi ở xó nhà…”

của Cao Bá Quát và lý tưởng “Nghiêu Thuấn”, “Võ Thang” của ông, nhưng
lập luận còn thiếu thuyết phục vì chưa quan tâm đúng mức; hoặc chưa có
điều kiện để nghiên cứu có tính hệ thống nhân sinh quan tích cực của Cao
Bá Quát dẫn đến hành động khởi nghĩa của ông. Thêm vào đó, cái nhìn của
tác giả theo hướng này cũng thiếu tính lịch sử - cụ thể khi lý giải nguyên
nhân các cuộc khởi nghĩa hoặc “dấy loạn” trong thời phong kiến.
Thực ra khi đánh giá, chúng ta không thể bỏ qua những khó khăn thực
sự, trước hết về mặt tư liệu rất phức tạp như mọi người đều biết, và cũng
không nên được nhiều công trình khảo luận chỉ nhằm đáp ứng những yêu
cầu cụ thể là phổ biến kiến thức, luyện thi,… nên cũng không vượt quá được
tính chất giảng bình, sơ lược. Dù vậy về tổng quan, có thể nói quá trình
nghiên cứu, giới thiệu về Cao Bá Quát ở miền Nam trước 1975 cũng có
những đóng góp nhất định. Vấn đề Cao Bá Quát được đặt ra liên tục và có
tình thời sự. Về mặt tư liệu thơ văn Cao Bá Quát, ngoài những bản dịch có
từ trước Cách mạng tháng Tám, một số tac giả các công trình khảo luận đã
dịch và giới thiệu thêm những tác phẩm khác của ông. Về phương diện này
đáng kể có công trình Cao Chu Thuần thi tập trích dịch (1971) của Sa Minh
Tạ Khúc Khải - một công trình dịch thuật khá công phu gồm 234 tác phẩm
vừa văn xuôi, vừa thơ. Tiếc rằng vấn đề công tác văn bản không được dịch
giả đặt ra nên công trình này chưa hoàn toàn đáp ứng sự mong đợi của độc
giả. Dù sao, cơ sở tài liệu này đã hơn hẳn so với trước, tuy nhiên, sau Tạ
Thúc Khải vẫn không có ai đặt vấn đề nghiên cứu về Cao Bá Quát nữa.
Ở miền Bắc giai đoạn 1954 – 1975, cùng vớI công trình Sơ thảo lịch
sử văn học Việt Nam (1960), có thể nói bài viết của Nguyễn Huệ Chi – Tìm
hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ Cao Bá Quát (1961) đã đánh dấu một
hướng nghiên cứu mới, trên quan điểm marxist, về Cao Bá Quát. Đó là sự
khắc phục cái nhìn còn phiến diện có từ trước Cách mạng tháng Tám để trên
quan điểm mới “xác định được mối liên hệ vốn rất chặt chẽ giữa thơ văn
Cao Bá Quát và cuộc đời chìm nổi của ông”, để tìm hiểu “tư tưởng thống
nhất đã chi phối các quá trình khác nhau của cuộc đời ông” (8). Quan điểm

nghiên cứu này vừa khoa học vừa có ý thức tích cực trong việc thúc đẩy quá
trình nghiên cứu, xử lý tư liệu thơ văn Cao Bá Quát. Điều đó thể hiện rõ qua
các bài viết của Tảo Trang - Một số tài liệu về thơ văn Cao Bá Quát (1963),
Chu Thiên – Cao Bá Quát và cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (1963), Hoa Bằng –
Cao Bá Quát với cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn (1854 – 1856) (1969),
Một vài tìm tòi về câu đối tương truyền là của Cao Bá Quát và về bài thơ
“Thú Hương Sơn” (1972), Vũ Khiêu - Đọc Cao Bá Quát nhân 160 năm ngày
sinh của nhà thơ (1969), bài nói chuyện của Xuân Diệu - Đọc thơ Cao Bá
Quát (1971) nhân dịp kỷ niệm 160 năm ngày sinh Cao Bá Quát và lần thứ
100 ngày sinh Trần Tế Xương… Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã rất thận
trọng trong việc sử dụng tư liệu thơ văn Cao Bá Quát, nhất là đối với các
giai thoại, và xuất phát từ thơ văn Cao Bá Quát, mặc dù khó tránh khỏi vài
trường hợp còn vướng mắc, để tìm hiểu nhiều khía cạnh tâm hồn, tư tưởng
của Cao Bá Quát, khẳng định sự nổi dậy của Cao Bá Quát là “cuộc khởi
nghĩa trăm phần trăm” (Hoa Bằng). Có thể nói, lần đầu tiên Cao Bá Quát
được nhìn nhận đúng tầm vóc với tư cách là một nhân vật lịch sử, và lần đầu
tiên được hiện diện chân thực, sinh động là một con người “thành thật trong
cuộc đời”, “biết yêu, biết ghét đúng mức” (Nguyễn Huệ Chi), là con người
“chí khí và tâm huyết” (Xuân DIệu), là nhà thơ có quan niệm văn học đúng
đắn và có những đóng góp mới mẻ trong lịch sử văn học dân tộc. Năm 1970
đánh dấu một bước tiến mới trong việc nghiên cứu, xử lý và công bố tư liệu
thơ văn Cao Bá Quát vớI công trình Thơ chữ Hán Cao Bá Quát, gồm 156
bài, một công trình tập thể, được biên dịch công phu cùng với lời giới thiệu
40 trang của Vũ Khiêu đánh giá cao Cao Bá Quát trên nhiều phương diện.
Giáo sư Nguyễn Lộc xác định: “Chính nhờ giới thiệu rộng rãi thơ chữ Hán
của Cao Bá Quát như thế, nên việc đánh giá nhà thơ trong giới nghiên cứu
cũng như đông đảo công chúng mới ngày càng được chính xác…”(9). Sáu
năm sau, quyển sách được tái bản có bổ sung với số lượng 20.100 cuống
cũng cho thấy điều đó, dù đây cũng chỉ là công trình bước đầu về tư liệu thơ
văn Cao Bá Quát.

Từ sau 1975 trong điều kiện nước nhà thống nhất, Cao Bá Quát được
nghiên cứu có quy mô hơn, nhất quán về quan điểm và phương pháp nghiên
cứu đã được gợi mở ở miền Bắc trước đó. Những công trình văn học sử
cũng có những bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu có tính toàn diện về
Cao Bá Quát, tiêu biểu như công trình văn học sử của tập thể tác giả Đại học
Sư phạm (1978), của Nguyễn Lộc (1978) của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt
Nam (1980)… Điểm chung ở các công trình văn học sử này là tác giả đã tiếp
tục hướng nghiên cứu có từ trước, tiêu biểu là bài viết của Nguyễn Huệ Chi
(1961) và lời giới thiệu của Vũ Khiêu trong tập Thơ chữ Hán Cao Bá Quát
(1970), đã đi sâu thêm vào những khía cạnh phong phú của con người và thơ
văn Cao Bá Quát. Đặc biệt là Nguyễn Lộc đã dành một số trang thích đáng,
trong khuôn khổ của một công trình lịch sử văn học, để nghiên cứu về nghệ
thuật thơ của Cao Bá Quát một cách có hệ thống từ quan niệm văn học đến
những đặc điểm về phong cách nghệ thuật của ông. Đây là đóng góp mới xét
trong lịch sử nghiên cứu Cao Bá Quát đến lúc đó.
Về công trình chuyên biệt, không kể tác phẩm Cao Bá Quát (1982)
của Nguyễn Nghiệp - một tác phẩm dân nhân truyện ký nhưng có nhiều
đóng góp vì được viết nghiêm túc, đáng kể có công trình Cao Bá Quát, con
người và tư tưởng (1980) của Nguyễn Tài Thư. Là nhà nghiên cứu lịch sử tư
tưởng Việt Nam, trong công trình này, Nguyễn Tài Thư cũng giới hạn “chỉ
nghiên cứu về con người và tư tưởng của Cao Bá Quát” (10). Nhưng nghiên
cứu con người và tư tưởng Cao Bá Quát qua thơ văn, Nguyễn Tài Thư cũng
đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử nghiên cứu Cao Bá Quát trên
bình diện sử học, văn học, vì như ông cũng xác định “giải quyết được nó sẽ
có điều kiện sáng tỏ những vấn đề khác của Cao Bá Quát” (11). Quan niệm
phương pháp nghệ thuật của Cao Bá Quát có nguồn gốc ở phương pháp tư
duy chung của ông, tác giả Nguyễn Tài Thư cũng đã chú trọng đi vào nghiên
cứu đặc trưng thơ Cao Bá Quát trên bình diện phong cách tư tưởng, sắc thái
tình cảm và ngôn ngữ hình tượng. Về phương diện tư tưởng, Nguyễn Tài
Thư đã cố gắng xác lập đóng góp của Cao Bá Quát trong sự phát triển của

lịch sử dân tộc, tập trung ở khía cạnh là nhà tư tưởng của phong trào nông
dân, có quan niệm tiến bộ về lịch sử và nhân sinh …Nhiều vấn đề trong
chuyện luận này có lẽ còn phải bàn luận thêm, nhưng nhìn chung, đặc Cao
Bá Quát trong tiến trình lịch sử tư tưởng của dân tộc để xác định những nét
riêng, những đóng góp mới của Cao Bá Quát là cách làm khoa học, có ý
nghĩa phương pháp luận cho nghiên cứu toàn diện Cao Bá Quát.
Một công trình khác rất đáng chú ý dù không phải là công trình
chuyên biệt về Cao Bá Quát, đó là công trình Nhà Nho tài tử và văn học Việt
Nam (1995) của Trần Ngọc Vương. Một Cao Bá Quát – tài tử, đã được nói
đến khá nhiều ở miền Nam trước 1975 nhưng với cái nhìn hời hợt, phiến
diện. Trần Đình Hượu trước đó và Trần Ngọc Vương trong công trình này
đã xác lập được cái nhìn khoa học trên cơ sở khảo sát các tác giả, trong đó
có Cao Bá Quát, để nêu ra những đặc trưng có tình loại hình học của một
kiểu tác giả giai đoạn văn học cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Từ góc
nhìn này, Trần Ngọc Vương đã ghi nhận “Nguyễn Du và Cao Bá Quát có lẽ
là hai tác giả tiêu biểu nhất” cho loại hình nhà Nho “coi tài năng, trước hết là
tài năng văn học, là thước đo quan trọng” (12) và họ “chỉ có thể lưu lại tên
tuổi mình như và chỉ như những nhà thơ xuất sắc” (13). Đây là hướng tiếp

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×