Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ảnh hưởng phương Tây đến lý luận - phê bình văn học đô thị miền Nam 1954-1975 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.49 KB, 5 trang )

Ảnh hưởng phương Tây đến lý
luận - phê bình văn học đô thị
miền Nam 1954-1975






Và đây cũng là một trong những nhân tố góp phần tạo nên sự phát triển nhanh
chóng của văn học đô thị miền Nam trong đó có lý luận - phê bình. Tuy nhiên trong
việc ứng dụng các hệ lý thuyết vào phê bình văn học, các nhà lý luận phê bình văn
học ở đô thị miền Nam không vận dụng cứng nhắc một lý thuyết nào mà luôn kết hợp
nhiều lý thuyết khi đánh giá các hiện tượng văn học. Bởi theo Tam Ích nếu "nhắm
mắt lại mà áp dụng các giáo điều thì đều mắc phải bệnh ấu trĩ cho nhà sáng tác. Rồi
đến ấu trĩ cho nhà phê bình cũng theo những nguyên tắc có sẵn mà nói, và ấu trĩ luôn
cho độc giả"
(8)
. Và có lẽ đây cũng là một trong những vấn đề cần được nhận thức lại
trong việc đổi mới tư duy lý luận - phê bình văn học của chúng ta hôm nay.
Như vậy, với việc đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt lý luận - phê bình, việc mở
rộng giới thiệu nhiều trường phái triết học, mỹ học, lý luận - phê bình văn học phương
Tây, sự phát triển của đội ngũ các nhà lý luận - phê bình, đời sống lý luận - phê bình văn
học ở đô thị miền Nam 1954-1975 đã có những bước phát triển nhanh chóng sinh động.
Nhưng đồng thời cũng có sự phân hóa sâu sắc với nhiều khuynh hướng đa phức. Đó là
các khuynh hướng chủ yếu như: khuynh hướng lý luận - phê bình chịu ảnh hưởng
của các trào lưu tư tưởng phương Tây; khuynh hướng lý luận - phê bình chịu ảnh hưởng
quan điểm Mác-xít và khuynh hướng lý luận - phê bình chịu ảnh hưởng tư tưởng các tôn
giáo.
3. Lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975 là bức tranh lập thể
nhiều sắc màu, là dàn đồng ca nhiều giọng điệu, là bầu trời nhiều vì sao tuy linh động


nhưng phức tạp và có những giới hạn nhất định. Song, do chịu sự tác động sâu sắc bởi
những biến động của đời sống chính trị xã hội và văn hóa, đặc biệt là ảnh hưởng của lý
luận - phê bình văn học phương Tây và cuộc đấu tranh bảo vệ văn hóa dân tộc, lý luận -
phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975 đã phân hóa thành nhiều khuynh hướng
khác nhau. Sự phân hóa này phản ánh khá trung thực đời sống lý luận - phê bình văn học
ở đô thị miền Nam. Mặt khác cũng thể hiện sự đa dạng trong việc nhìn nhận, đánh giá
các hiện tượng văn học tránh được căn bệnh giản đơn, công thức và tính "đồng phục"
trong lý luận - phê bình.
Với độ lùi thời gian đã hơn ba mươi năm, từ yêu cầu đổi mới lý luận - phê bình văn
học và thực tiễn của việc nghiên cứu văn học, trên cơ sở khảo sát những tác phẩm lý luận
- phê bình văn học ở đô thị miền Nam, thiết nghĩ đã đến lúc cần phải nghiên cứu một cách
thấu đáo, khách quan, khoa học tình hình lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam
trong tiến trình vận động, phát triển lý luận - phê bình văn học dân tộc, để khẳng định vai
trò của nó trong nền lý luận - phê bình văn học nước nhà. Như thế nền lý luận - phê bình
văn học dân tộc sẽ trở nên đa thanh, đa diện, cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu được mở
rộng hơn đáp ứng nhu cầu đổi mới tư duy lý luận - phê bình văn học dân tộc trong thời kì
hội nhập và phát triển. Mặt khác, lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam đã tiếp thu
lý luận - phê bình phương Tây từ rất sớm. Vì thế, vấn đề nghiên cứu lý luận - phê bình
văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975 sẽ góp những kinh nghiệm quý báu trong việc tiếp
thu lý luận - phê bình văn học nước ngoài nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình hiện đại hóa
nền lý luận - phê bình văn học dân tộc. Bởi, theo Nguyễn Khoa Điềm: “dù đất nước đã
mở cửa nhưng việc khai thác thành quả của lý luận hiện đại thế giới cũng như truyền
thống lý luận của dân tộc lại chưa được nghiên cứu đầy đủ có hệ thống”
(9)
. Không những
thế, theo Lộc Phương Thủy: “việc giới thiệu, dịch thuật các tác phẩm học thuật nước
ngoài ở Việt Nam còn chưa được bao nhiêu. Cần phải mở nhiều ô cửa ra thế giới tham
khảo kinh nghiệm”
(10)
.

Mở cửa ra nước ngoài là cần thiết. Nhưng mở cánh cửa quá khứ của nền lý luận -
phê bình văn học dân tộc, trong đó có bộ phận lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền
Nam vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của lý luận - phê bình văn học phương Tây cũng là
một việc làm có ý nghĩa để đẩy nhanh tiến trình hội nhập của lý luận - phê bình văn học
dân tộc vào nền lý luận - phê bình văn học thế giới.
4. Từ thực tiễn tình hình hoạt động của lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền
Nam 1954-1975 và yêu cầu hiện đại hoá nền lý luận - phê bình văn học dân tộc trong
thời kỳ hội nhập và phát triển, thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần đổi mới tư duy trong
việc xây dựng nền lý luận - phê bình văn học dân tộc mà theo chúng tôi cần tập trung
vào những vấn đề sau:
- Cần khảo sát và đánh giá lại nền lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam
1954-1975, nhất là quan tâm tìm hiểu việc tiếp nhận lý luận - phê bình văn học nước
ngoài, chủ yếu là lý luận - phê bình văn học phương Tây. Bởi, việc nghiên cứu sự
tiếp nhận lý luận - phê bình văn học phương Tây của lý luận - phê bình văn học ở đô thị
miền Nam không những chỉ ra giới hạn của một nền lý luận mà còn đem lại bài học kinh
nghiệm đối với lý luận - phê bình văn học hôm nay trong việc mở cửa tiếp nhận các trào
lưu lý luận - phê bình hiện đại và hậu hiện đại của thế giới để đổi mới tư duy lý luận -
phê bình văn học dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
- Muốn hiện đại hoá nền lý luận - phê bình văn học dân tộc, chúng ta không nên
bảo thủ hoặc dị ứng với các trào lưu lý luận - phê bình hiện đại của thế giới nhưng
cũng không nên quá "nô lệ" vào nó mà phải tỉnh táo tiếp nhận các giá trị lý luận - phê
bình văn học này một cách khoa học để vận dụng sáng tạo vào việc xây dựng nền lý
luận - phê bình văn học dân tộc. Phảichuyên môn hoá đội ngũ các nhà lý luận - phê
bình. Nghĩa là, những người làm công tác lý luận - phê bình dù chuyên nghiệp hay
không cũng phải là những người có "tay nghề", có kiến thức, có năng lực nghiên cứu
độc lập và phải có cái tâm của người làm công tác khoa học, phải khách quan trong việc
đánh giá các hiện tượng văn học. Về vấn đề này thiết nghĩ qua tìm hiểu đội ngũ các nhà
lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam chúng ta cũng có được những bài học kinh
nghiệm.
- Phải chủ động giới thiệu và ứng dụng các trào lưu lý luận - phê bình nước

ngoài vào việc nghiên cứu các hiện tượng văn học để có thể khám phá giá trị của các
hiện tượng văn học từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Bởi từ đây sẽ mở ra những khía cạnh
mới của đối tượng nghiên cứu và phê bình văn học, giúp người đọc cũng như các nhà
nghiên cứu có thêm nhiều cách tiếp nhận các giá trị văn học, làm cho nền lý luận - phê
bình văn học ngày càng đa dạng và phong phú. Điều này cũng thể hiện tinh thần dân chủ
trong tiếp nhận văn học; một vấn đề cho đến nay cũng chưa thật sự bình thường trong
đời sống văn học của chúng ta. Mặc dù đây là một vấn đề hoàn toàn bình thường trong
đời sống văn học của thế giới
- Sự vận động và phát triển tư duy lý luận - phê bình văn học chỉ có thể tồn sinh
trên cơ sở của một nền lý luận - phê bình năng động, cởi mở. Vì vậy, chúng ta cần có thái
độ khách quan, khoa học trong việc tiếp nhận các trào lưu lý luận - phê bình văn học nước
ngoài. Không nên độc tôn một trường phái lý luận - phê bình nào, xem đó như một chuẩn
giá trị để định giá các trường phái khác và cho rằng những gì khác với hệ qui chiếu đó là
lạc hậu, là phản động như chúng ta đã từng ngộ nhận. Đồng thời phải thật sự cầu thị để
tiếp nhận các giá trị được kết tinh từ những nền lý luận - phê bình hiện đại của nhân loại;
có như thế mới đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá nền lý luận - phê bình văn học dân tộc
trong thời kỳ hội nhập và phát triển theo tinh thần nghị quyết 23 - NQ/TW của Bộ chính
trị, khoá X "về xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới" đó là: "Tổ
chức nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc thành quả lý luận văn học, nghệ thuật của ông cha
và của thế giới, vận dụng sáng tạo, làm phong phú lý luận văn học Việt Nam hiện
đại"
(11)


×