Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá về tốc độ nền kinh tế đối ngoại của Việt Nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.04 KB, 7 trang )

Đánh giá về tốc độ nền kinh tế
đối ngoại của Việt Nam

Kinh tế đối ngoại đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong cả thập kỷ 90,
mặc dù có sự giảm sút tốc độ từ năm 1999.

Lý do cho sự tăng trưởng cao của các lĩnh vực kinh tế đối ngoại trên có
thể là tương đối rõ, nhưng lý do cho sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh
tế đối ngoại trong những năm gần đây còn có thể có những ý kiến khác
nhau.

Đúng là có lý do khách quan do suy giảm kinh tế toàn cầu và khu vực,
do giá hàng xuất khẩu của ta giảm nghiêm trọng Tuy nhiên, Trung
Quốc cũng chịu tác động bởi những hoàn cảnh khách quan bên ngoài
như nước ta nhưng cả giá trị xuất khẩu lẫn FDI vào Trung Quốc trong
vài năm nay vẫn có mức tăng trưởng cao.


Do vậy, việc giảm tăng trưởng của cả giá trị xuất khẩu lẫn FDI vào nước
ta trong thời gian qua không chỉ do nguyên nhân khách quan, mà có thể
lại do những nguyên nhân chủ quan là chính.
Trong các nguyên nhân chủ quan đó, có thể kể ra các nguyên nhân chính
sau đây:

Trước hết, đó là tình trạng bảo hộ mậu dịch không giảm đáng kể mà còn
gia tăng. Mức thuế suất nhập khẩu bình quân đã được giảm từ trên 16%
xuống còn trên 13% trong thời gian 1996 - 1998, nhưng đã tăng lên tới
16% vào năm 2001. Khung thuế nhiều và nhiều mặt hàng nhập khẩu còn
chịu mức thuế cao; chỉ có 20% số dòng thuế được áp dụng mức thuế
dưới 5%.


Việc hoàn thuế cho các hàng hoá nhập để xuất có quá nhiều thủ tục phức
tạp phiền hà và kém hiệu lực. Các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ
mậu dịch vẫn còn được áp dụng đối với nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự
quản lý của các bộ chuyên ngành.

Hàng rào bảo hộ mậu dịch cao này tưởng như chỉ có tác dụng ngăn chặn
các dòng hàng nhập khẩu, nhưng trên thực tế chúng đã tác động tiêu cực
tới toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì khi đánh thuế cao vào các
hàng hoá nhập khẩu, giá bán của chúng và các hàng hoá liên quan ở
trong nước đã tăng lên. Các nhà xuất khẩu phải sử dụng các hàng hoá
giá cao này, công nhân viên của họ cũng phải tiêu dùng các hàng hoá
nhập khẩu giá cao, mà mức cao giá này ước tính vào khoảng 20 - 100%
tuỳ theo mặt hàng.

Do vậy đã đẩy chi phí của các hàng xuất khẩu tăng lên, giảm khả năng
cạnh tranh của chúng, và tác động xấu đến xuất khẩu. Hàng rào bảo hộ
mậu dịch cao chỉ khuyến khích sản xuất thay thế nhập khẩu, FDI cũng tự
nhiên phải theo hướng này, trong khi thị trường nội địa của ta nhỏ bé và
ngày càng bão hoà, do vậy FDI không tăng lên được và thậm chí đã
chậm lại.

Xuất khẩu gạo

Hàng rào bảo hộ còn ảnh hưởng xấu tới cả du lịch, vì giá cả tiêu dùng ở
Việt Nam cao, không hấp dẫn khách du lịch.
Thứ hai, chi phí sản xuất của ta nói chung còn cao so với các quốc gia
trong khu vực, do vậy lợi thế cạnh tranh bị giảm thiểu.

Chi phí sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố: thuế nhập khẩu, thuế doanh
thu,VAT, các phụ phí, tiền lương, giá các dịch vụ, công nghệ được sử

dụng
Thuế nhập khẩu, kể cả hàng rào phi thuế quan, của nước ta hiện nay có
lẽ ở vào hàng cao nhất khu vực, cao hơn cả Trung Quốc, trong khi mức
thuế quan của nhiều quốc gia Đông Á hiện chỉ còn vào khoảng 4 - 6%.
Thuế doanh thu của ta ở mức 32%, cũng vào hàng cao nhất khu vực.

Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, phụ thu đều ở mức cao. Thuế thu
nhập đối với người nước ngoài của ta hiện ở mức cao nhất trong khu
vực, là 50%, trong khi ở Inđônêxia là 30%, ở Thái Lan là 37%, ở Trung
Quốc là 45%. Mức thuế thu nhập cao này đã làm cho người nước ngoài
không muốn làm việc ở Việt Nam.

Tính chung chi phí lao động của nước ta hiện nay tương tự với
Indonexia, và thấp hơn các nước ASEAN-4, nhưng mức thấp này đã
giảm dần.

Giá các dịch vụ như liên lạc, viễn thông, hàng không, điện, nước đều ở
mức cao: chi phí điện cao hơn 4 nước ASEAN: Xingapo, Malaixia, Thái
Lan, Inđônêxia; giá nước cao hơn Philipin và gần ngang với Malaixia,
Thái Lan; chi phí liên lạc, viễn thông vào loại cao nhất khu vực; chi phí
vận tải hàng không, đường biển cao hơn cả Trung Quốc.

Công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam khá lạc hậu
so với các quốc gia khác trong khu vực. Ví dụ, xí nghiệp sản xuất xi
măng Sao Mai do nước ngoài đầu tư sản xuất ở nước ta 1 tấn xi măng
chi phí 12 USD, trong khi các xí nghiệp sản xuất xi măng của ta chi phí
26 USD.
Chi phí sản xuất của ta cao như vậy, nên khả năng cạnh tranh của hàng
Việt Nam bị giảm thiểu cả ở thị trường trong lẫn ngoài nước.


Thứ ba, chính sách tiền tệ và tín dụng hỗ trợ hoạt động kinh tế đối ngoại
yếu.
Tỷ giá giữa đồng VN với USD và các đồng tiền khác tuy đã được nhiều
lần điều chỉnh kể từ 1996, nhưng hiện vẫn còn cao.

Theo một số chuyên gia nước ngoài, mức cao này khoảng trên 10%, và
đã tác động tiêu cực đến hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường
ASEAN, Nhật Bản và Liên minh châu Âu, trừ Trung Quốc và Mỹ. Đồng
VN cao giá và chưa do thị trường đích thực xác định đã tác động xấu
không chỉ tới xuất khẩu mà cả tới FDI và du lịch. Đồng tiền Việt Nam
cho đến nay, chưa có thể chuyển đổi tự do.

Trong khi tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta đã ngang bằng tổng
GDP, thì đây là một vấn đề rất bất lợi. Buôn bán quốc tế lớn đến thế, mà
đồng tiền không chuyển đổi tự do được, có nghĩa là các nhà kinh doanh
xuất nhập khẩu của ta phải chịu các chi phí chuyển đổi tiền với thủ tục
phiền hà và tốn kém thời gian. Đã thế họ còn phải chịu thiệt do quy định
về kết hối ngoại tệ, tiền của họ thu được do xuất khẩu, khi nhập khẩu
cần ngoại tệ lại phải xin phép ngân hàng cấp.

Cung cấp tín dụng cho xuất khẩu là một trong các yếu tố quyết định sự
thành công của xuất khẩu, thế nhưng ở nước ta việc cung cấp các tín
dụng này, đặc biệt là cung cấp vốn lưu động cho các nhà xuất khẩu gặp
nhiều trở ngại.

Những trở ngại này liên quan tới những thủ tục vay vốn phiền hà, những
quy chế phức tạp về thế chấp, nhất là trong điều kiện thị trường bất động
sản hoạt động rất kém, sự phân biệt đối xử đối với các loại hình doanh
nghiệp, và chưa có cơ chế tái chiết khấu các thương phiếu Việc cung
cấp tín dụng yếu kém đã tác động xấu cả tới việc thu hút vốn FDI và du

lịch, vì các nhà đầu tư ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn trong nước
để phát triển kinh doanh.

Ngoài ba nguyên nhân trên còn có thể có những nguyên nhân khác như:
lao động Việt Nam ít được đào tạo, không lành nghề; thể chế hành chính
luật pháp không minh bạch; bộ máy quản lý yếu kém và quan liêu tham
nhũng.

×