Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài giảng Thú y cơ bản : BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Bệnh truyền lây) part 4 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.45 KB, 6 trang )

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
1. Đặc điểm căn bệnh
Bệnh Ung khí thán là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của trâu bò. Gây ra do trực khuẩn yếm
khí Clostridium chanvoei, thể hiện bằng sưng các bắp thịt có khí, là một bệnh nhiễm khuẩn
có độc tố. Bệnh có nhiều nơi trên thế giới, phát ra lẻ tẻ có tính chất địa phương. Song cũng có
lưu hành mạnh ở nhiệt đới, chủ yếu vào mùa mưa. Là trực khuẩn yếm khí có nha bào, có
hình thẳng to hai đầu tròn, kích thước 0,6 x 2,8µ, Gram dương di động được. Nha bào hình
thành ngoài cơ thể và tổ chức của bệnh. Không mọc được trong nước thịt và thạch thường ở
điều kiện hiếu khí. Mà nó mọc được trong nước thịt có gan yếm khí. Trâu, bò mắc nhiều, dê
cừu mắc ít, gia súc non nhiễm bệnh nhiều hơn gia súc già.
Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng chuột lang là loại mẫn cảm. Vi khuẩn có sức kháng
cao. Dưới ánh sáng mặt trời nó sống được 24 giờ. Khi đã hình thành nha bào, nó sống được
từ 10-18 năm. Trong xác chết Vi khuẩn sống được khoảng 3 tháng.
Nếu đem canh khuẩn đun nóng ở 70
0
C thì phải mất trong vòng 30 phút mới diệt được nó.
Nhưng khi đun đến nhiệt độ 100
0
C thì phải mất 10-15 phút. Khi đã hình thành nha bào thì
phải mất 120 phút mới diệt được nó. Các chất sát trùng như Formol 1% thì 15 phút.
2. Truyền nhiễm học
Bệnh không lây trực tiếp từ con ốm sang con khoẻ, mà chủ yếu là nha bào từ xác chết, phân
của con vật bị bệnh bài tiết ra ngoài đất, súc vật ăn phải hoặc ăn thịt của con vật bị bệnh. Dã
thú, người ăn thịt súc vật ốm là mắc bệnh.
2.1. Cách sinh bệnh
Nha bào vào cơ thể theo thức ăn, nước uống, vào dạ dày hoặc ruột bị tổn thương do ký sinh
trùng. Nếu không bị thực bào thì bệnh phát ra. Khi Vi khuẩn vào máu phát triển và sinh bệnh.
Vi khuẩn sinh độc tố tác động vào cơ thể, chống lại thực bào. Khi Vi khuẩn vào máu phát
triển nhiều, làm cho huyết quản bị tổn thương, rồi từ máu đi vào các bắp thịt, làm sưng lên
các khối ung, trong khối ung sản sinh ra nhiều khí. Vì vậy, khi ta ấn vào khối ung có tiếng
lạo xạo.


2.2. Điều kiện sinh nha bào
Nha bào hình thành với hai điều kiện.
(1) thiếu không khí (yếm khí),
(2) Được bảo vệ bởi bạch huyết cầu (không bị thực bào).
3. Triệu chứng
Tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh mà có các triệu chứng khác nhau, thể hiện qua các thể sau:
3.1. Thể quá cấp
Bệnh tiến triển nhanh trong vòng 3-6 giờ, vật chết nhanh, cũng có con sưng mình. Sưng
nhiều nơi khác nhau trên cơ thể, khi chúng ta lấy ngón tay ấn vào chỗ sưng thì vết lõm vẫn
giữ nguyên trong một thời gian dài và có tiếng kêu lạo xạo. Khi chết bụng chướng to, hậu
môn loìi phân ra ngoài.
3.2. Thể cấp tính
Bệnh tiến triển từ 1-3 ngày, có con 24-48 giờ, cũng có trường hợp kéo dài 1 tuần. Thân nhiệt
39
0
C-39,5
0
C, ít khi tăng lên 40
0
C. Thường con vật vẫn ăn uống bình thường cho đến khi
chết. Sau một thời gian ngắn, xuất hiện khối ung trên mình. Nhất là ở các bắp thịt, khối ung
có thể di chuyển được từ nơi này sang nơi khác, từ trên lưng xuống dưới bụng, từ đùi trước ra
đùi sau. Lúc đầu nóng, đau, về sau to dần, bên trong ung sưng nhiều khí. Về sau ít nóng ít
đau, sờ vào giữa lạnh, xung quanh da cứng tạo thành vùng thuỷ thũng, bùng nhùng như có
nước, màu da thâm tím lại. Có những ung sưng to nứt ra như quả dưa bở, trơng dịch chảy ra
thành giọt, thường là trong, nhưng có khi láøn mũ và màu. Sau một thời gian dài thì xẹp
xuống, thân nhiệt hạ vật chết sau 2-3 ngày.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
130
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản

4. Bệnh tích
Xác chết chậm thối, mổ xác có mùi bơ ôi. Bệnh tích chủ yếu của bệnh này là khối ung (ở
giữa những khối ung thịt thâm tím, đen xám hoặc nâu xám, có khi bị hoại tử như chín, cắt
vào sâu sùi bọt và có hơi). Hạch ở những vùng có ung thường sưng to tụ máu, có trường hợp
thấm máu và tương dịch. Nếu ở ngực thì thường tim tụ máu, ngoại tâm mạc viêm, có nước
màu vàng. Phổi tụ máu và sưng. Nếu ở bụng thì dạ dày và ruột tụ máu. Gan có những vết
trắng hoại tử. Mặt sưng, máu màu sẩm nhưng không đen , không có bọt như bệnh Nhiệt thán.
5. Chẩn đoán
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào tình hình dịch bệnh, dựa vào triệu chứng, bệnh tích, có ung trên cơ thể, xác có mùi
bơ ôi.
5.2. Chẩn đoán phân biệt
5.2.1. Bệnh Tụ huyết trùng
Bệnh Tụ huyết trùng sưng hầu, cổ bị què khó thở, lưỡi thè ra ngoài, ấn tay vào những chỗ
sưng trên cơ thể bị lõm xuống, nhưng không có tiếng kêu, thường là thuỷ thũng, cắt ra có
nước màu vàng nhạt, lách sưng tụ máu, xuất huyết rõ, viêm ngoại tâm mạc và viêm phúc
mạc.
5.2.2. Bệnh Nhiệt thán
Bệnh Nhiệt thán có sưng họng, cổ bụng, chỗ sưng nóng, cứng ấn tay vào không có tiêng kêu
lạo xạo, ít thuỷ thũng hơn Tụ huyết trùng, sưng cuống lưỡi. Khi chết các lỗ tự nhiên xuất
huyết đen, hậu môn lòi rom, lách sưng nát, phủ tạng tụ máu, lây sang người gây mụn ác tính.
5.3. Chẩn đoán Vi khuẩn
Lấy bệnh phẩm làm tiêu bản bằng cách phét kính nhuộm Gram. Nuôi cấy phân lập trên môi
trường nước thịt yếm khí. Thạch VF cấy 24 giờ sinh hơi và nứt thạch. Cấy vào thạch máu có
Gluco, Vi khuẩn dung huyết, khuẩn lạc màu trắng tro. Lên men sinh hơi đường Gluco,
Saxcaro, Manto, không lên men đường Salicin, sinh H
2
S.
5.4. Tiêm động vật thí nghiệm
Lấy 0,5 đến 1ml canh khuẩn tiêm vào bắp cho chuột lang, chuột chết sau 24 giờ, chỗ tiêm

sưng, ứ máu, thịt thâm đen thuỷ thũng đỏ sẩm lan tràn.
5.5. Chẩn đoán huyết thanh học
Làm phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính. Kháng thể là huyết thanh chuột lang miễn
dịch cao độ, bằng cách tiêm Vi khuẩn chết có 5% Formol 1 đến 2ml. Kháng nguyên là canh
khuẩn nước thịt yếm khí 48 đến 72 giờ, hoặc máu súc vật ốm chắt lấy huyết thanh.
6. Phòng trị
6.1. Vệ sinh phòng bệnh
Cách ly gia súc, tiêu độc tiêm phòng Vaccine. Thành lập ban chống dịch, công bố dịch, tìm
biện pháp dập tắt dịch, công bố hết dịch sau khi đã làm đầy đủ thủ tục phòng, chống dịch, thì
công bố hết dịch sau 14 ngày con vật ốm cuối cùng khỏi, hoặc chết.
6.2. Điều trị
Dùng huyết thanh trị bệnh Ung khí thán chế từ bò, hay ngựa, liều dùng: lần đầu n thứ hai (12
giờ sau) 25-50ml và một lần thứ 3 nữa. Cả 3 lần tiêm 150-200ml. Penicilline 400.000 -
500.000UI, cứ 4 đến 6 giờ tiêm 1 lần, ngày tiêm 3 lần, liều trung bình có thể dùng 10.000
UI/1kgP. Huyết thanh kết hợp Penicilline. Tiêm 150-200ml huyết thanh + 1-2 triệu đơn vị
Penicilline (mỗi lần 20 đơn vị cách nhau 4-6 giờ một lần). Tiêm tĩnh mạch Oreomycine
10mg/1kgP mỗi ngày. Chữa triệu chứng dùng Urotrofin 40% ngày 4-10gam, 2-3 ngày liền.
Hoá chất sát trùng Acide fenic 5%, thuốc tím 3-5%, Lizon 5%.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
131
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
(Pasteurellosis).

1. Đặc điểm căn bệnh
Bệnh Tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm, gây ra do trực khuẩn Pasteurellosis thể hiện
triệu chứng tụ huyết, xuất huyết ở những vùng đặc biệt trên cơ thể, sau cùng xâm nhập vào
máu, gây bại huyết toàn thân:
1.1. Dịch tể học

Ở trên thế giới, bệnh có từ lâu, khắp nơi. Riêng ở nước ta, bệnh thường phát ra lẻ tẻ, hoặc
thành địch địa phương, phát sinh có mùa rõ rệt. Bắt đầu từ mùa mưa đến hết tháng 7, 8, 9.
Đặc biệt ở những vùng ẩm thấp, nước đọng lầy lội hay bị ngập lụt, dễ gây thành dịch địa
phương. Trâu, bò thường mắc, đặc biệt là bò. Bệnh lây sang lợn, ngựa, người.
1.2. Đường xâm nhập
Mầm bệnh xâm nhập vào đường tiêu hoá là chính, qua thức ăn nước uống. Vi khuẩn vào cơ
thể. Sự xâm nhập của Vi khuẩn càng dễ dàng hơn, nếu niêm mạc tiêu hoá có vết thương,
viêm ruột có mụn loét của bệnh dịch tả, vết cắn của ký sinh trùng hay thức ăn cứng làm xáy
xát niêm mạc. Cũng có thể Vi khuẩn qua đường hô hấp.
1.3. Cách sinh bệnh
Vi khuẩn thông thường sống cộng sinh trên niêm mạc đường hô hấp của động vật, nhưng
không gây nên bệnh. Khi sức đề kháng yếu, do cơ thể giảm sút, ăn uống không vệ sinh, vận
chuyển, lao động quá sức, hay trực tiếp với thịt, sữa, phân con vật, chết, hay qua chó mèo,
gà, chim, loài ăn thịt mang tới. Vi trùng vào lâm ba, rồi từ lâm ba vào máu gây xuất huyết,
bại huyết.
2. Triệu chứng
2.1. Thể quá cấp tính
Vật có triệu chứng thần kinh, con vật trở nên dữ tợn, điên cuồng, đập đầu vào tường (có thể
chết trong 24 giờ) hoặc co giật, run rẩy của triệu chứng thần kinh, ngã chết, hoặc đang ăn
uống bình thường chạy điên cuồng, rồi dừng lại chết.
2.2. Thể cấp tính
Thời kỳ mang bện ngắn từ 1-3 ngày, vật không ăn, mệt lã, không cử động, không đi lại. Thân
nhiệt 40-42
0
C, niêm mạc mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi.
Bệnh cư trú ở vùng ngực: phổi tụ máu, viêm màng phổi. Viêm ngoại tâm, maûc có nước
vàng, vật ho khán, ho nhỏ, ho từng cơn, nước mũi chảy ra đặc có khi lẫn mũ.
Bệnh cư trú ở vùng bụng: Thường viêm ruột cấp tính, lúc đầu đi táo, sau đi tháo, có máu.
Viêm phúc mạc có nước vàng, bụng chướng to. Bệnh cư trú ở hạch lâm ba. Viêm hạch thuỷ
thũng, hạch bị sưng to, chổ sưng nóng đau, ấn tay có vết lõm. Ngoài ra, con vật bị sưng hầu,

sưng hàm, nuốt khó. Viêm phổi, dẫn đến ngạt thở. Đặc biệt vùng hầu sưng, cuống lưỡi sưng
to, lưỡi thè ra ngoài miệng. Khi vật gần chết, tim ngừng đập, ngạt thở, niêm mạc có chấm
xuất huyết. Con vật đi kiết lỵ hoặc đái ra máu. Nếu chuyển sang bại huyết thì chết trong 24
giờ, bò 5-10% trâu, dê 90-95%.
2.3. Thể mãn tính
Bệnh kéo dài, xuất hiện những biểu hiện mãn tính, ở ruột, phổi và cuống phổi, có khi cả
ngoại tâm mạc. Thường tiếp theo thể cấp hoặc ghép bệnh dịch tả. Bệnh tiến triễn vài tuần và
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
132
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
kết thúc bằng cách con vật khỏi, các triệu chứng nhẹ dần, con vật có thể tự ăn uống bình
thường hoặc chết.
3. Bệnh tích
3.2. Bệnh tích chung
Bệnh Tụ huyết trùng nói chung có hiện tượng tụ huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dæåïi da
lấm tấm xuất huyết. Bắp thịt và thịt ướt thấm nước. Hạch viêm, lâm ba quản và hạch tiết ra
nhiều nước, làm cho thịt ướt và có thủy thũng, thận, gan viêm.
3.2. Bệnh tích đặc biệt
Có thuỷ thũng xung quanh vùng hạch lâm ba rất rõ, có khi 1/2 cơ thể, cắt ra có nhiều nước
màu vàng hay xanh nhạt. Thuỷ thũng vùng ngực có nước màu vàng, có khi đông lại ở màng
phổi. Phổi lấm tấm xuất huyết có thể dính với sườn hoặc cơ hoàn cách. Phổi viêm nhất là
phần trước. Viêm ngoại tâm mạc có nước, viêm tim có xuất huyết ở phủ tạng, hạch ruột.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào triệu chứng, bệnh tích để chẩn đoán, dựa vào tình hình dịch tể.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
4.2.1. Bệnh Nhiệt thán
Bệnh chuyển biến nhanh, sưng cổ, ít thuỷ thũng hơn Tụ huyết trùng, sưng hàm, không sưng
cuốn lưỡi, thịt đen, xuất huyết các lỗ tự nhiên, máu đen không đông. Lách sưng, nát, nhũn
như bùn, bụng chướng to.

4.2.2. Bệnh Dịch tả tráu, boì
Có mụn loét ở mồm, lưỡi, nước mắt chảy nhiều, có mũ, đi tháo vọt cân câu, phân thối khắm,
loét dạ múi khế, van hồi manh tràng, trực tràng.
4.2.3. Bệnh Ung khí thán
Sưng trong bắp thịt, chỗ sưng bị hoại tử màu đen nát, ấn vào có tiếng lạo xạo. Tụ huyết trùng
không có tiếng kêu lạo xạo.
4.3. Chẩn đoán Vi khuẩn học
4.3.1. Kiểm tra trên kính hiển vi
Lấy phổi, lá lách, gan, phết lên phiến kính, nhuộm Gram, Wright thấy Vi khuẩn hình trứng,
bắt màu lưỡng cực. Chất ngoại xuất ở hạch lâm ba, máu ít có Vi khuẩn.
4.3.2. Bồi dưỡng phân lập trong các môi trường
Lấy máu tim, hay phủ tạng cấy trên môi trường thạch đĩa và các môi trường khác để kiểm tra
đặc tính sinh hoá (đường Gluco, Saccaro, Manit, Lacto, manto, Indol, H
2
S âm hoặc dương
tính, MR-VP ).
4.3.3. Tiêm động vật thí nghiệm
Tiêm bệnh phẩm dưới da, hay phúc mạc cho thỏ, hoặc chuột bạch trong vòng 12-36 giờ thì
thỏ, chuột chết. Kiểm tra bệnh phẩm, nếu bệnh phẩm nhiễm tạp khuẩn thì khía dưới da bôi
vào. Sau một thời gian mổ kiểm tra, thấy xuất hiện bệnh tích viêm phổi, xuất huyết dài theo
khí quản.
5. Phòng bệnh
Thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh. Tiêm phòng bằng Vaccine khi chưa có dịch liều
lượng 2-3, tiêm dưới da, 7-15 ngày có miễn dịch, miễn dịch kéo dài 6-7 tháng. Chăm sóc
nuôi dưỡng tốt, tắm rửa sạch sẽ. Không thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn thừa đã lên men
không nên cho ăn. Không nhốt quá chặt, sử dụng gia súc phải điều độ, áp dụng tốt các biện
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
133
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
pháp chống dịch. Chú ý khâu vận chuyển, tiêm phòng bằng Vaccine và kháng huyết thanh

liều 15-30ml liều tối đa 50ml tuỳ theo trọng lượng.
6. Điều trị
Tất cả các loại gia súc và gia cầm khi đã mắc bệnh hoặc phát hiện thấy bệnh thì phải điều trị
ngay. Điều trị sớm mới có kết quả, nếu để quá muộn khó cứu. Có thể dùng huyết thanh đơn
giá hay đa giá: Đối với bê, nghé liều tiêm 20-40ml. Trâu, bò 60-100ml, liều lượng không quá
100-120ml, dùng Sulfamethazine tiêm tĩnh mạch dung dịch 6% với liều 0,13g/l kg trọng
lượng. Cho uống 0,2g/1kg trọng lượng. Liều dùng 3-5 ngày. Streptomycine 40-60mg/1kg
trọng lượng. Trường hợp nặng có thể kết hợp Sulfamethazine + Penicilline (100.000UI/1kg
trọng lượng, cứ 3 giờ tiêm 1 lần). Suldadimethoicine 30-50mg/I kg trọng lượng.
Sulfamethocipirydazol 30-40mg/1kg trọng lượng cho uống 2 ngày liền. Kynamycine 30-
50mg/1kg trọng lượng. Tất cả các thuốc trên tuỳ theo trường hợp nặng nhẹ mà dùng chứ
không phải dùng một lúc tất cả.

BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN
(Erysipelas Suum)
1. Đặc điểm căn bệnh
Âóng dấu lợn là một bệnh truyền nhiễm, thường là cấp tính của loài lợn. Gây ra do Vi khuẩn,
biểu hiện triệu chứng viêm, tụ máu ở da, niêm mạc, khí quan phủ tạng. Âóng dấu lợn gây ra
dịch địa phương, do L.Pasteurr và Pilie người Pháp tìm ra năm 1882. Bệnh có khắp nơi trên
thế giới. Riêng ở Việt Nam, bệnh rãi rác ở nhiều nơi, nhưng nhiều nhất là ở Bắc Bộ và Trung
Bộ.
Căn bệnh Âóng dấu lợn chủ yếu do Erysipelaphiae, là trực khuẩn nhỏ, thẳng có khi hơi cong.
Kích thước 1-1,5 x 0,2-0,4µ, không di động. Không hình thành nha bào, không hình thành
Giáp mô, Gram +. Trong môi trường nước thịt, nó làm đục nước thịt, tạo thành cặn nhẹ, nhìn
vào có dạng vẩn mây. Trong môi trường có sinh H
2
S+ tạo Gelatin giải tùng phong. Nó có cấu
trúc kháng nguyên ABN và KNB gây nhiễm tốt. Nó làm ngưng kết hồng cầu gà. Lên men
sinh hơi đường Gluco, Lacto, Manto, không sinh Indol, không sinh Ure. Không làm đông
sữa, không dung huyết. Phản ứng V.P âm tính, phản ứng M.R âm tính. Nó có sức đề kháng

cao. Trong xác chết nó sống được 4 tháng. Nếu chôn ở dưới đất có thể sống được 9 tháng,
sấy khô 3 tuần mới chết. Để ẩm và tối ở 37
0
C nó sống được một tháng, ánh sáng mặt trời
bình thường nó sống được 12 ngày. Trong canh trùng 70
0
C bị diệt trong vòng 5 phút.
2. Truyền nhiễm học
2.1. Loài mắc bệnh
Lợn từ 3-12 tháng tuổi mẫn cảm với bệnh Âoïng dấu lợn, dưới 3 tháng hoặc mới cai sữa ít
mắc là do có miễn dịch, qua sữa đáöu của mẹ truyền cho. Ngoài ra, lợn rừng, chim bồ câu, gà
tây, gà rừng, dê, cừu, trâu, bò có thể mắc. Người cũng mắc bệnh Âóïng dấu lợn. Trong phòng
thí nghiệm, dùng chuột lang, chuột bạch, bồ câu để tiêm truyền.
2.2. Mùa phát bệnh
Bệnh Âóng dấu lợn thường phát ra vào vụ đông xuân. Tháng 10, 11 hoặc tháng giêng, hai,
đến tháng tư năm sau. Thời tiết thuận lợi, rét, ít nắng, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, chuồng trại
lầy lội, bẩn thỉu là điều kiện để trực khuẩn phát triển mạnh. Nhưng cũng có thể xảy ra vào
mùa hè, khí trời nóng bức, khí hậu thay đổi đột ngột, chuồng nóng, ruồi muỗi, côn trùng phát
triển nhiều, Vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nẩy nở mà xâm nhập vào cơ thể.

Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
134
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản

3. Triệu chứng
3.1. Thể quá cấp tính
Thời gian nung bệnh từ 2-24 giờ. Vật sốt 40
0
C-41
0

C, chết nhanh. Mổ ra có trường hợp Âóïng
dấu trắng, có hiện tượng xuất huyết trên bề mặt thận.
3.2. Thể cấp tính
Thể này phổ biến, vật ủ rũ mệt nhọc, kém ăn chỉ thích chui đầu vào rơm rạ, góc chuồng, vật
sốt 40
0
C-41
0
C, có khi hơn vật đi táo phân rắn kéo dài sinh ra ỉa chảy, vật nôn mửa. Niêm
mạc mắt đỏ, sốt, viêm kết mạc, chảy nhiều nước mắt vật khó thở. Dưới da xuất hiện nốt đỏ,
hình vuông, hình quả trám, hình tam giác, các loại hình khác. Lưng, vai, cổ, đùi, bụng, có
màu đỏ sẩm xung quanh, trong nhạt dần. Khi chết dấu bầm dần do tụ máu, ứ máu, khi ấn tay
vào dấu mất đi, bỏ tay ra dấu hiện lại. Kiểm tra máu, bạch cầu đa nhân trung tính phát triển
nhiều 2%, 8%, có khi tăng lên đến chín lần, tiến triển 3-5 ngày. Vật khó thở, thân nhiệt hạ vật
chết hoặc kéo dài, có thể chuyển sang thể mãn.
3.3. Thể mãn tính
Âóng dấu lợn thể này, con vật biểu hiện gầy còm, thiếu máu kéo dài, chuyển sang đi lỏng.
Viêm nội tâm mạc mãn tính, nghe có tiếng tâm suy, có hiện tượng phù, bại liệt hai chân sau,
van tim sần sùi như bắp cải, gây tác động mạch chủ. Tuần hoàn trở ngại, gây thuỷ thũng
phổi, bại liệt chân.
- Miễn dịch học Hệ thống tế bào dưới nội mô tham gia chống lại, bao vây, tiêu diệt, một số
chết, một số mọc lên thành sợi, hình thành thịt thừa ở van tim. Hình thành miễn dịch, nếu vi
trùng tồn tại. Nó vào lần hai thì có sự phản ứng. Tim ứ máu có những khối Fibrin ở tim nên
hồng huyết cầu có màu xám. Fibrin có màu vàng trông như hoa cải. Viêm khớp xương mãn
tính do Vi khuẩn cư trú trong khớp xương, làm cho khớp viêm lên sần sùi, trong chứa Fibrin,
chất xơ có màng giả phát triển. Trên lưng, bụng, tai viêm ngày càng tăng, hoại tử phát triển ở
trong, đám viêm loét ra chảy nước màu vàng. Da bong lên, lật ngược ra, da cứng gọi là lợn
mang tơi. Đi ỉa chảy kéo dài do viêm dạ dày ruột. Âóng dấu lợn mãn tính, kéo dài 3 đến 4
tháng, vật gầy còm chết do kiệt sức và viêm nội tâm mạc.
3.4. Đóng dấu với các loài bệnh khác

Dê, cừu bị bệnh Âóng dấu lợn hay quỳ xuống ăn. Cừu thường bị viêm rốn, bò, trâu, ngựa
viêm khớp, viêm nội tâm mạc. Gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu đi ỉa chảy. Khi chết mäø
ra lách sưng.
Đóng dấu lợn ở người, xảy ra khi người thiếu vệ sinh phòng bệnh. Người làm công tác Thú
y, người tiếp xúc với vật mắc bệnh. Biểu hiện sốt cao, hai đến bốn ngày xuất hiện sưng tay,
đỏ, ở hạch lân cận viêm, viêm khớp xương. Bệnh tiến triễn một đến hai tuần, có trường hợp
chết do bại huyết.
4. Bệnh tích
4.1. Thể cấp tính
Âóngdấu lợn thể hiãn bệnh tích bại huyết, xuất huyết, viêm tụ máu, da, niêm mạc, các khí
quan phủ tạng xuất hiện các dấu đỏ, hình vuông, hình quả trám, hình chữ nhật Thận viêm tụ
máu, sưng gấp hai, bổ đôi ghép lại không liền, trên mặt có đám tụ máu màu đỏ. Lách tụ máu,
có ổ viêm, phúc mạc có màng viêm, có dịch rỉ chảy ra. Trong cùng có lớp màng cơ tim tụ
máu, viêm ngoại tâm mạc có điểm xuất huyết. Bao tim viêm chứa nước vàng.
4.2. Thể mãn tính
Âóng dấu lợn thể mãn tính bệnh tích ở ruột viêm mãn, thành cứng dày ra. Viêm nội tâm mạc,
van tim có lớp sần sùi nổi lên, viêm khớp xương, tích tụ bên trong chất Pibrin, tương dịch sợi
huyết. Da khô hoại tử, lột ra từng lớp, từng mảng như màu gạch cua.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
135

×