Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI part 5 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.21 KB, 5 trang )

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Không cho gia súc non bú sữa đầu đúng thời gian.
Khí hậu thời tiết thay đổi, nóng lạnh thay đổi đột ngột.

Bệnh lý và các triệu chứng lâm sàng
Rối loạn về dinh dưỡng đối với gia súc non, chủ yếu tập trung vào giai đoạn bú sữa đầu. Từ
đó gây nên những rôố loạn cơ bản, như rối loạn nhu động ruột, một khi điều kiện khí hậu
thay đổi đột ngột. Và cũng chính đó thay đổi sự cân bằng và phát triển bất bình thường của
hệ vi sinh vật đường ruột. Những thay dổi như hàm lượng nước thiếu dẫn tới sự tiết của các
tuyến tiêu hóa sẽ thay đổi. Như vậy chức năng của hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Đối với loài nhai lại một khi rảnh thực quản đống không khít cũng dẫn tới quá trình tiêu hóa
ở dạ dày chúng cũng thay đổi.
Trong khẩu phần ăn của gia súc non cũng như trong sữa đầu hàm lượng vitamin A, C thiếu sẽ
dẫn tới sự thay đổi lớn của tế bào biểu mô đối với khả năng làm hàng rào phòng ngự đối với
vi khuẩn. Thiếu vitamin nhóm B dẫn tới rối loạn nhu động của cơ quan tiêu hóa.
Tóm lại vào giai đoạn đầu của gia súc non việc cung cấp nước cho cơ thể chúng là một vấn
đề không thể thiếu được. Nhưng nguồn nước cung cấp cho cơ thể gia súc non giai đoạn này
không phải là nước từ chúng uống vào qua con đường nước uống mà là chủ yếu qua con
đường sữa mẹ. Và đặc biệt là sữa đầu.
Rối loạn quá trình tiêu hóa đối với gia súc non cái cơ bản ban đầu đó là rối loạn quá trình trao
đổi nước. Từ đó dẫn tới hàng loạt các biến đổi của một số cơ quan bộ phận khác làm cho cơ
thể con vật non yếu dần, mất khả năng đề kháng với những tác động bên ngoài mà chúng vừa
mới tự lập sau khi ra khỏi cơ thể mẹ.

Triệu chứng lâm sàng
Bệnh khó tiêu đối với gia súc non diễn tiến ở hai dạng:
Dạng đơn giản và dạng độc tó
Dạng đơn giản: Là dạng có những thay đổi về những rối loạn tiêu hóa không có những triệu
chứng đặc hiệu.
Dạng độc tố: Trường hợp nặng con vật cảm thấy đau đớn vùng bụng. Cơ vòng hậu môn
không khép lại.


Hoạt động của hệ thần kinh và tuần hoàn cũng rối loạn, trường hợp kéo dài dẫn tới tình trạng
hôn mê.
Rối loạn hoạt động của tim, nhịp tim yếu kéo dài, thở khó con vật yếu đi rất nhanh.
Bệnh ở thể độc tố thời gian kéo dài 48 - 72 giờ.

Chẩn đoán:
Điều tra tiền sử bệnh, theo dõi các triệu chứng lâm sàng. Theo dõi chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng. Cần thiết kiểm tra vi sinh vật để cho kết quả chắc chắn hơn.

Điều trị:
Nhanh chóng khôi phục lại các chức năng sinh lý của con vật. Biện pháp điều trị cần phải
tiến hành đồng bộ. Điều trị bệnh sử dụng các loại hóa được ngăn chặn căn bệnh và điều trị
theo triệu chứng lâm sàng.
Cho gia súc nhịn đối 6-12 giờ (tách mẹ không cho bú). Nhưng nhất thiết phải bổ sung cho
con dung dịch muối sinh lý. Có thể tiêm dưới da dung dịch Ringer.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
81
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản

Thành phần dung dịch Ringer

Các chất Số lượng các chất trong dung
dịch 1
Số lượng các chất trong
dung dịch 2
Nước cất (ml) 1000 1000
ChloruaNa (g) NaCl
NaHCO
3
(g)

8,5 8,5
CaCl
2
(g) 12 13
KCl (g) - -
Glucoz (g) - -
Coffeinbenzoit Na (g) 0,2 50
Penicillin (Ngàn ĐV) 500 0,2

Trong trường hợp nhẹ thì dùng dung dịch 1 và hai, trường hợp nặng dùng dung dịch 3.
Với bò cho bú sữa đầu bằng liều ban đầu.
Dùng các men kích thích tiêu hóa hay là men ổn định hệ vi sinh vật đường ruột.
Dùng các chế phẩm sinh học và các loại vitamin.

BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON

1.Triệu chứng: Lợn mới mắc bệnh lúc
cịn bu, phân vẩn như hạt đậu, sau đĩ
phn lỏng dần mủ vàng trắng, mùi tanh
khẳm
2. Bệnh tích: Dạ dày chướng to trong
chứa đầy sữa vẩn, ruột nhiều dịch mỦ
vÀng, ruột gi chướng hơi và chứa
nhiều phân trắng. Xác chết gầy, lỏng
3. Phòng trị: Đảm bảo chuồng khô, ấm,
chích Vaccine Ecoli cho ni trước đẻ.
Điều trị bằng Kanamycin 30-
50mg/con/ngày; Sulfaguanidin
0.5g/con/ngày
4. Bệnh do vi khuẩn gây ra


Phòng bệnh:
Chuồng trại gia súc thực hiện Đông
ấm hè thoáng. Tránh các đợt gió lùa.
Cần bổ sung thức ăn đầy đủ cho con
mẹ vào thời kỳ mang thai.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
82
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Cho gia súc non bú sữa đầu đúng lúc, và vệ sinh bầu vú.
Mùa đông nên cho gia súc uống nước sạch ấm.

BỆNH VIÊM DẠ DÀY RUỘT GIA SÚC NON

Bệnh viêm dạ dày ruột đối với gia súc non là một trong những bệnh thường gặp làm cho gia
súc non chậm lớn và tỷ lệ tử vong cao.
Quá trình viêm không những xảy ra ở màng niêm mạc, mà còn ảnh hưởng sâu vào thành dạ
dày và ruột non. Viêm xảy ra ở thể cất, xuất huyết, làm cho con vật ỉa chảy nặng. Bệnh gặp ở
gia súc non vào giai đoạn tập ăn.

Nguyên nhân bệnh:
- Thức ăn khô gây khát nước nhiều
- Trong thời kỳ bú sữa lượng sữa mẹ cung cấp thiếu.
- Gia súc mẹ bị bệnh viêm vú.
- Máng ăn uống nhiễm bẩn.
- Kế phát của bệnh khó tiêu, bệnh khó tiêu không được điều trị kịp thời.

Quá trình bệnh lý và triệu chứng lâm sàng
Màng niêm mạc ruột bị tấn công bởi các chất độc tố, do sản phẩm của quá trình tiêu hóa và
bị rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột. Từ đó dẫn tới rối loạn quá trình tiết các chất dịch tiêu

hóa, rối loạn nhu động ruột, dẫn tới rối loạn quá trình tiêu hóa và quá trình viêm xảy ra.
Các độc tố sinh ra vào máu đến một số cơ quan khác gây các biến chứng nặng. Như rối loạn
tiết mật, rối loạn tiết của tuyến tụy, rối loạn tuần hoàn và có các dấu hiệu của triệu chứng
thần kinh.

Triệu chứng lâm sàng
Bệnh tiến triển ở thể cấp và thể mãn tính
Ở thể cấp tính:
Con vật yếu nhanh, bỏ ăn, thân nhiệt tăng 40 - 41
0
C.
Ở bê và dê cừu động tác nhai lại ngừng. Ở lợn con xuất hiện triệu chứng nôn. Nếu bệnh viêm
chỉ xảy ra ở dạ dày thì hiện tượng táo bón, còn xảy ra cả ở ruột thì triệu chứng ỉa chảy xuất
hiện. Phân có màng nhầy niêm mạc và lẩn cả máu. Nhịp tim yếu không đều.
Do ỉa chảy nên cơ thể mất nước, hàm lượng Hb tăng, lượng bạch cầu trung tính tăng, tốc độ
lằng đông máu tăng.
Nước tiểu ít, có pH nghiêng về axit, có bạch cầu và protein.
Trong trường hợp bệnh xảy ra ở dạng mãn tính, thì các dấu hiệu bệnh thể hiện không được
rõ. Trong trường hợp này nếu can thiệp kịp thời thì bệnh khống khỏi sau 1-2 tuần. Nếu không
điều trị thì bệnh lại diễn ra chiều hướng phức tạp hơn. Nguy cơ viêm phổi và một số biến
chứng khác.

Chẩn đoán
Quan sát theo dõi chế độ thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
83
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Cần tiến hành chẩn đoán phân biệt với một số bệnh truyền nhiễm khác như: Colibacterios;
Calmonelosis; Diplococcus.


Điều trị và phòng bệnh
Nâng cao chế độ dinh dưỡng
Loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh
Thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp
Tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer; sử dụng các chế phẩm sinh học, nhằm nâng cao
khả năng tiêu hóa của con vật.
Nếu có biến chứng viêm nặng cần phải sử dụng kháng sinh và các thuốc trợ sức.


CHỨNG VIÊM

Định nghĩa:
Thuật ngữ viêm đã có từ lâu trong y học và thú y, nó biểu thị cho một bệnh bất kỳ nào đó,
với sự tăng nhiệt độ cục bộ.
Viêm là một phản ứng tổ chức hệ mạch của cơ thể vô cùng phức tạp, trả lời lại các kích thích
của các tác nhân gây bệnh, biểu hiện sự thay đổi trao đổi chất cục bộ, thể hiện sự teo của tổ
chức (Alteration), hoặc là sự tăng sinh của tổ chức (prolyferation), cùng với sự rối loạn tuần
hoàn máu cục bộ (Ecsudation and emicration)
hiện tượng viêm thường gặp rất phổ biến ở các bệnh khác nhau. Và được coi như một quá
trình bệnh lý, rối loạn về cấu trúc và chức năng của mô bào tổ chức.

Nguyên nhân của viêm:
Có nhiều nguyên nhân dẫn tơi viêm, như động tác cơ học, lý học, hóa học, sinh vật học. quá
trình của phản ứng viêm phụ thuộc vào vị trí tác động của nguyên nhân, cường độ tác động,
và cuối cùng phụ thuộc vào sức đề kháng của tổ chức mô bào của cơ thể.

Triệu chứng của viêm:
Có bốn triệu chứng điển hình đó là: Sưng, nóng đỏ đau.
Quá trình trao đổi chất ở khu vực viêm:
Trung tâm ổ viêm có sự tổn thương của tổ chức, cường độ trao đổi chất giảm, quá trình yếm

khí phân giải gluco tăng do vậy hàm lượng axit lactic tạo ra tăng. Quá trình oxy hóa không
hoàn toàn nên tạo ra một loạt các sản phẩm trung gian có hại cho mô bào tổ chức. sự cung
cấp oxy cho mô bào giảm CO
2
tăng, hệ số hô hấp thấp.
Lipít, protein phân hủy không hoàn toàn nên tạo ra một lượng lượng lớn thể keton, albumoz,
pepton Tất cả các sản phẩm đó gây nên ở khu vực viêm acidoz (H-hyperion), pH giảm tới
6,6 - 5,4.

Phản ứng hệ mạch ở khu vực viêm:
Do kích thích tới thần kinh nên phản ứng co mạch xuất hiện, sau đó phản ứng giản mạch.
Thường là hệ thống mao động mạch. Tốc độ lưu thông máu trong lòng mạch khu vực viêm
thay đổi. Giai đoạn đầu tốc độ tăng sau đó giảm gây nên hiện tượng ứ máu tĩnh mạch.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
84
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản

Dịch rỉ viêm:
Ecsudation - chất lỏng của máu thấm vào tế bào do áp suất thẩm thấu tăng.
Emicration - tế bào bạch cầu xuyên mạch vào khu vực viêm.
Phản ứng tăng sinh khu vực viêm:
Prolyferation - tăng sinh tế bào và các thành phần không tế bào.
Kết quả viêm:
Tổ chức bị tổn thương được khôi phục, cấu tạo và chức năng của chúng không bị các tác
nhân bệnh lý tác động.
Hồi phục không hoàn toàn khu vực viêm tạo ra lỗ hỏng (thiếu) thay thế tế bào tổ chức bị tổn
thương bằng tế bào không đặc biệt tạo thành sẹo. Nếu như hồi phục không hoàn toàn đối với
một số tổ chức mô bào của cơ quan quan trọng thì kết thúc viêm con vật sẽ chết.
Những cơ thể già và yếu quá trình viêm thường xẩy ra ở dạng mãn tính. Trong trường hợp
này phản ứng mạch của khu vực viêm xảy ra mạnh mẽ nhất. Kết quả vết thương không lành

không tạo sẹo mà thối rữa.

BỆNH THIẾU KẼM
1. Bệnh do thiếu kẽm
2. Triệu chứng: Da bị bong ra, tróc
thành vẩy đối xứng ở vùng tai, phía
trong đùi, mông và bụng, đôi khi lớp
thượng bì ở lưỡi bị loét ra, giảm cân,
chậm lớn
3. Bệnh tích: Trên mặt da bị tróc vẩy,
xù si, da cứng khô. Bệnh có ảnh
hưởng tới tới dịch hoàn và sinh sản
của buồng trứng
4. Phòng trị: Bổ sung Premix Vitamin
và khoáng trong khẩu phần 0.2-
0.3g/kg thể trọng. Dùng Vitacancium
trong có chứa kẽm vi lượng
5g/con/ngày trong 1 tuần

BỆNH THIẾU SẮT
1. Bệnh do thiếu Sắt
2. Triệu trứng: Sốt cao, bỏ ăn, ỉa chảy
hay táo bón. Mắt đỏ, có dử. Mõm, vành
tai, vùng bụng và chân có đốm xuất
huyết hay tím bầm
3. Bệnh tích: Lấm tấm xuất huyết
ngoài da, ở thận, bàng quang và hạch
lâm ba
4. Phòng trị: Tiêm vaccine dịch tả định
kỳ cho lợn. Kịp thời loại thải lợn mắc bệnh và tiêu độc bằng nớc vôi 20%, Crezil 2%



Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
85

×