Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI part 4 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.73 KB, 5 trang )

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
-Khớp bị sưng to toàn bộ, các đường kẻ khớp phẳng đi không nhìn thấy nữa.
-Ở khớp khuỷu chân sau, thấy dấu hiệu rõ là tiếng chạm xương, chứng tỏ trong khớp
có chất dịch, và ở đây do chấn thương nên tràn máu khớp
-Nếu phát hiện muôn thì khó chẩn đoán hiện tượng tràn máu khớp, bởi vì do sưng
kèm theo phù nề, trường hợp này cần phải chọc thăm dò xem có máu hay không.
Điều trị:
- Gây tê cục bộ
-Cần hút hết máu tràn trong khớp, nếu để máu ứ động có thể gây biến chứng,như máu
tụ dễ bị nhiễm khuẩn, phá mũ, gây viêm khớp có mũ rất khó điều trị. Khả năng hồi phục rất
thấp. Do máu tụ nên loan tỏa các tổ chức xung quanh như dây chằng, hoạt dịch khớp, làm
cho các tổ chức này bị xơ cứng dẫn tới cứng khớp.
-Sau khi hút hết máu tàn khớp thì cần cố định bó bột bất động.
BONG GÂN

Bong gân- là chỉ các tổn thương ở khớp, sau một động tác quá mạnh, không gây trật khớp,
gảy xương, chỉ có tổn thương ở bao dịch khớp nhất là các dây chằng.
Bong gân thường gặp hầu hết các loại vật nuôi trong quá trình vận động vận chuyển từ nơi
này sang nơi khác. Lợn nái chuồng quá trơn trượt ngã, trâu bò cày kéo quá sức rườn, sập hố.
Gia súc vận chuyển trước khi đưa lên phương tiện xe cộ tàu hỏa, lên xuống thuyền, do vận
chuyển trên đường đi quá xóc lắc
Các khớp thường hay bị bong gân là các khớp động.
Tùy theo mức độ bong gân mà chia ra hai dạng:
* Bong gân nhẹ:
Dây chằng bị kéo dài, bị kéo căng quá độ, hoặc bị rắch một phần. Vì dây chằng không bị đứt
rời ra, nên khớp vẫn vững, thường không gây các biến chứng.
*Bong gân nặng:
Dây chằng bị bong một đầu xương, rời khỏi chổ bám, nhiều khi rút theo một mảng xương
nhỏ hay màng xương. Hoặc dây chằng bị đứt đôi, rắch xơ, rời nhau ra làm cho khớp không
vững nữa.
Triệu chứng:


Quan trọng nhất là xác định được vị trí của điểm đau. Bong gân bao giờ cũng gây tổn thương
ở dây chằng, vì vậy, ta thấy ró các điểm đau như:
-Chổ bám của dây chằng
-Trên hướng đi của dây chằng
Đau mạnh khi ta kéo dây căng dây chằng (ví dụ nghi bong gân ở cổ chân, ta cầm chân con
vật xoay cổ chân vào trong hoạc ngoài để kéo căng dây chằng) sẻ phát hiện thấy con vật đau
dử dội.
-Trường hợp bong gân nhẹ ta thấy: đau ít, sưng chung quanh khớp và cơ năng của
khớp không bị hạn chế.
-Nếu trường hợp bong gân nặng, ta thấy: đau nhiều,chung quanh khớp sưng rất nặng
nhanh, sưng to vì thường có máu tràn trong khớp. Cơ năng giảm nhiều. Và ta thử cử động
khớp thì con vật không có khả năng, chân đó giơ cao không để xuống đất mạnh. Điều này
chứng tỏ dây chằng bị đứt, khớp không vữn nữa.
Điều trị:
*Bong gân nhẹ
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
76
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
-Không cần cố định vì khớp vẫn vững. Cần ngâm vùng đau vào nước ấm ngày 2-3
lần.
-Cho tập vận động hnẹ để máu lưu thông, tránh rối loạn dinh dưỡng. Bông gân nhẹ ở
cổ chân có thể cho bó bột
*Bong gân nặng
-Phong bế Novocain vào dây chằng
-Cố định khớp
-Bó bột và cố định hạn chế đén mức tối đa con vật đi lại, tốt hơn hết cho con vật nằm
tư thế thoải mái.
-Nếu sau 2 tuần tháo bột mà khớp vẫn không vững thì cần phải phẩu thuật mổ khớp
để khâu lại dây chằng.
Hiện nay trong thực tế có nhiều trường hợp thường gặp là bong gân mạn tính, thường do lúc

đầu chẩn đoán không chính xác, điều trị không kịp thời nên rối loạn dinh dưỡng khớp dẫn tới
teo gân cơ, nề xương mất hết chất vôi.
Trong trường hợp này cần phong bế novocain khi nhiệt độ vùng khớp tăng, nếu đau ít thì có
thể cho xung điện xoa bóp.

CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH LÝ TOÀN THÂN

1. Sốt pyrexia
Sốt là hiện tượng thân nhiệt tăng bất thường. Nó có thể được phân chia sốt do nhiễm trùng
hay không nhiễm trùng.
Sốt không phải do nhiễm trùng có thể:
- Hoạt tử mô bào do hiện tượng thái hóa cơ, các khối u đang giai đoạn phát triển, diễn ra hoại
tử phân hủy mô bào đang bị viêm.
- Do các chất hóa học hoặc sau phẫu thuật, do sự phá hủy mô bào hay mạch máu.
- Trong các trường hợp phản ứng quá mẩn (anaphylactic), phản ứng của kháng thể đối với
kháng nguyên lạ.
Các triệu chứng lâm sàng nhận biết thấy:
+ Run rẩy do lạnh, toát mồ hôi
+ Mất nước
+ Nhiệt độ cơ thể tăng cao
+ Mạch đập và tần số tăng cao
+ Suy nhược cơ thể, biếng ăn ủ rũ.

Bại huyết:
Bại huyết là trạng thái bệnh lý gây ra bởi sự có mặt của vi khuẩn gây bệnh hoặc độc tố.
Các triệu chứng phát hiện trong trường hợp bại huyết.
- Suy nhược cơ thể
- Thân nhiệt tăng hoặc giảm ở trong thời kỳ cuối của bệnh
- Khó thở và thở nhanh
- Run rẩy

- Nghẻn mạch, xuất huyết lấm chấm ở kết mạc, niêm mạc mắt,mũi cơ quan sinh dục.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
77
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Với các bệnh tích khi mổ khám:
- Hạch lâm ba xuất huyết hoặc phù nề
- Biến đổi hoặc thoái hóa cơ quan nhu mô như
gan, tim và thận.
- Nghẻn mạch xuất huyết lấm chấm ở thận, bề
mặt tim, màng niêm mạc và huyết tương, mô liên
kết.
- Lách sưng to, thiếu máu do chức năng của tủy
xương bị rối loạn.
Abscess là sự tập trung mủ tại một chỗ, tách biệt
với các tổ chức xung quanh bằng một vỏ cấu tạo
sợi.
Các vi khuẩn thường bắt gặp trong ổ Abscess ở
gan là xạ khuẩn gây mủ Actinomyces pyogenes,
liên cầu khuẩn Streptococcus spp, tụ cầu khuẩn
Staphylococcus spp
Cần phân biệt các ổ áp xe cũ và ổ áp xe trong giai đoạn đang phát triển. Ổ cũ đã bị canxi hóa
hoặc đã hồi phục.
Ở gia súc các vị trí thường gặp là tử cung sau khi đẻ, dây rốn hoặc hệ thống võng mạch trong
bệnh viêm màng bụng và viêm dạ tổ ong.

Gầy mòn (Emaciation)
Gầy mòn là tình trạng thường thấy đặc trứng ở vật nuôi. Gầy được đặc trưng bởi việc mất lấp
mỡ và giảm lượng thịt do giảm ăn, bị đói và bệnh suy mòn (cahexia) và là kết quả của một số
bệnh khác ở dạng mãn tính.
Các dấu hiệu gầy ta có thể thấy rõ như sau:

- Da nhăn váng khô
- Lông thô và cứng
- Xương nhô ra và hai mắt trũng sâu.
Khi mổ khám con vật ta thấy:
- Teo lớp mỡ thân thịt và lớp mỡ nội quan
- Mỡ nhão, mỡ trong như thạch
- Có thể hình thành phù nề và thiếu máu.

Phù nề Edema
Là sự tích tụ quá nhiều dịch thể ở các khoảng gian bào của mô bào, bao gồm các xoang của
cơ thể.
Có hai loại phù nề:
- Phù nề do viêm (chất xuất tiết exudate)
- Phù nề không phải do viêm (chất rỉ transudate)
Trong thực tế thường gặp phù nề có hệ thống hay gọi là phù nề toàn thân. Xuất hiện sau suy
tim, tim yếu hoặc xung huyết do hàm lượng protein trong máu thấp.
Phù toàn thân (anasarca) là dạng phù nề của tổ chức dưới da. Tích nước xoang bụng, hoặc
tích nước phúc mạc.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
78
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản

BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ - TYMPANIA RUMINIS ACUTA

Là một bệnh với đặc điểm là sinh một lượng khí lớn ở dạ cỏ. Bệnh gặp ở trâu bò, dê cừu, lạc
đà.
Nguyên nhân bệnh: do con vật ăn phải một lượng thức ăn lớn lên men mạnh, cỏ non thức ăn
ẩm mốc, dây lang lá lạc Cũng có thể do kế phát của bệnh bại liệt dạ cỏ, tắc thực quản, tắc
ruột, sốt cấp tính.


Bệnh lý và triệu chứng lâm sàng:
Quá trình lên men ở dạ cỏ là một quá trình sinh lý bình thường. Một lượng lớn khí sinh ra
chuyển xuống dạ dày, ruột, được hấp thu một phần lớn và một phần còn lại được đẩy ra
ngoài theo phản xạ ợ hơi. một khi lượng khí sinh ra quá lớn được tích lại ở phần trên của dạ
cỏ, làm căng thành dạ cỏ. Áp suất trong dạ cỏ tăng lên rất mạnh, chèn ép các cơ quan khác ở
xoang ngực, nhất là hoạt động của tim, phổi và ức chế luôn quá trình nhu động của ruột.
Bệnh tiến triển một cách nhanh chóng ở thể quá cấp tính.
Triệu chứng lâm sàng:
Con vật bồn chồn bỏ ăn, đuôi cong đầu nhìn về phía bụng. Chân cào mạnh xuống đất và
bụng. Nhịp thở nhanh 60 - 80 lần/phút. Niêm mạc xanh tím. Nhịp tim tăng, động tác nhai lại
mất hẳn, nhu động các dạ như lá sách tổ ong và dạ múi khế bị liệt.
Hong trái căng tròn, dùng tay ấn vào rất khó. Con vật nằm đi phân và tiểu tiện.

Chẩn đoán:
Điều tra tiền sử về thức ăn, triệu chứng lâm sàng điển hình là hong cang gõ vào kêu như
tiếng trống.
Tiên lượng tốt nếu chẩn đoán sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Điều trị:
- Cần phải nhanh chống đưa lượng khí ở dạ cỏ ra ngoài, chườm lạnh ở hong trái.
- Cần tiến hành chọc trocal.
- Cho gia súc uống các chất để trung hòa lượng khí: như 2-3 lít sữa tươi, cho uống than hoạt
tính, sikaden, antiformol tiêm thuốc trợ tim.
Phòng bệnh: chú ý thức ăn ủ chua của trâu bò.
Sáng sớm không nên đưa bò ra bãi chăn sớm.

BỘI THỰC DẠ CỎ - PARESIS RUMINIS AD INGESTIS

Thức chứa trong dạ cỏ quá mức, hay là dẫn tới việc liệt dạ cỏ.
Nguyên nhân do trâu bò ăn phải một lượng khá lớn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, bột ngũ
cốc, ngô, mạch cám


Bệnh lý và triệu chứng lâm sàng:
Gia súc ăn phải một lượng lớn thức ăn khó tiêu, dẫn tới căng thành dạ cỏ, nhu động cả dạ cỏ
yếu rồi dẫn tới liệt. Do ảnh hưởng hoạt động dạ cỏ nên dẫn tới rối loạn nhu động của các dạ
kế tiếp theo, cũng như bệnh chướng bụng đầy hơi áp suất bụng tăng chèn ép hoạt động hệ tim
mạch rối loạn tuần hoàn máu, dẫn tới viêm các dạ dày trước và ruột.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
79
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Triệu chứng lâm sàng: con vật bỏ ăn, bồn chồn, thể tích dạ lá sách tăng.
Con vật ngoái nhìn về phía bụng, đuôi vẫy về phía bụng, hai chân sau đá cào vào bụng, đái
nhắt. Hong trái sệ xuống, nghe âm các dạ không rõ.
Phân đi sệt, có chất nhầy, màu nâu sẫm.
Nhịp tim và hô hấp tăng
Thân nhiệt không ổn định lúc tăng lúc giảm.
Chẩn đoán và tiên lượng
Cần điều tra cơ bản nguồn thức ăn của gia súc. Chướng hơi dạ cỏ hong trái căng hơi tiếng gõ
như gõ vào trống.
Tiên lượng không nặng và cấp như chướng hơi. Nếu can thiệp kịp thời gian khỏi bệnh chậm
hơn so với chướng hơi. Nếu lượng thức ăn tinh bột khá cao chất lượng tốt thì tiên lượng xấu,
có thể nguy hiểm tới tính mạng của con vật.

Điều trị và phòng bệnh
Cho gia súc nhịn đói trong hai ngày, tăng cường kích thích gây hưng phấn co bóp của dạ cỏ.
Như xoa bóp 2-3 phút, 4-5 lần trong ngày.
Cho gia súc uống nước nhiều bằng ống thông. Dùng điện kích thích.
Dùng các thuốc gây nôn.
Tiêm dưới da Veratin, Karbocholin, Pilocarpin.
Cho uống Natrisulphat, có thể tiêm tĩnh mạch rượu 30% 250-300ml
Trong trường hợp trụy tim mạch nên dùng các thuốc trợ tim.

Phòng bệnh cần cân đối khẩu phần thức ăn giàu tinh bột đối với loài nhai lại. Tăng khối
lượng thức ăn thô xơ.

BENH NGỘ ĐOC AFLATOXIN

1. Triệu chứng: Thời gian phát bệnh sau khi dùng thức ăn có Aflatoxin tối thiểu 6 tuan. Lợn
biểu hiện đau bụng nôn mửa và ỉa chảy
3. Bệnh do nấm gây ra
3. Bệnh tích: Da và niêm mạc vàng, gan sưng to và nhợt nhạt, thận sưng. Xoang bụng tích
nước và phù ở màng treo ruột
4 Phòng trị: Bảo quản tốt thức ăn, loại bỏ thức ăn bị mốc. Giải độc bằng Glucoza cho uống
hay tiêm, chích Canxi Gluconat 10%


BỆNH KHÓ TIÊU ĐỐI VỚI GIA SÚC NON

Là một bệnh câp s tính thường xảy ra đối với gia súc non, biểu hiện rối loạn đường têu hóa,
rối loạn trao đổi chất. Bệnh thường gặp ở bê nghé, lợn con ít gặp ở dê, cừu con.
Nguyên nhân bệnh:
- Thức ăn con mẹ trong thời kỳ mang thai không đảm bảo chất lượng, nhất là thời kỳ chữa
cuối.
Đối với bò sữa trong thời kỳ chữa cho ăn thức ăn ủ chua không đảm bảo. Với lợn cho ăn bột
kém phẩm chất.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
80

×