Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI part 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.13 KB, 5 trang )

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
-Xác định chỉ số hematocrit
-Tính thể tích hồng cầu: là tích giữa hematocrit và con số hồng cầu.
-Đối với người bệnh nhân thiếu máu, ngoài các xét nghiệm trên cần làm tủy đồ, giúp
nghiên cứu phản ứng tủy, sự tái sinh huyết cầu, tình trạng tủy, sự có mặt của tế bào bệnh lý.
Xét nghiệm phóng xạ, để đo tuổi thọ của hồng cầu, như crôm phóng xạ để xác định tuổi thọ
hồng cầu, sắt phóng xạ để nghiên cứu chuyển hóa của sắt và chức năng của tủy sống.
Điều tri:
-Điều trị nguyên nhân, đối với bê nghé sau hai tháng tuổi cần tẩy giun đũa
-Đối với lợn con thực hiện qui trình tiêm sắt sau khi sinh
-Bổ sung chất dinh dưỡng, cho lợn mẹ cũng như trong giai đoạn tập ăn cho lợn con.
-Nếu thiếu máu do các bệnh như, bệnh lepto, bệnh kí sinh trùng đường máu thì cần
tiến hành điều trị các bệnh đó.
-Thuốc dùng điều trị cho bệnh thiếu máu như: axit folic, Vitamin B
12
-Cần thiết phải truyền máu.

RỐI LOẠN NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI

1. Khái niệm chung
Nhu cầu nước hàng ngày cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Nếu thiếu nước sẻ xảy ra hàng
loặt phản ứng trì trệ, cơ thể bị trúng độc.
Nhu cầu nước hàng ngày tối thiểu đối với các loại vật nuôi khác nhau thì khác nhau, nó
không tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể. Lượng nước nhu cầu cho cơ thể tỷ lệ ngịch với diện
tích bề mặt trao đổi của cơ thể. Hay nói cách khác vật nuôi có khối lượng càng nhỏ thì nhu
cầu cung cấp nước càng cao hơn so với cơ thể (Tính trên một đơ vị kg trọng lượng hay đơn
vị bề mặt da cơ thể).
Nhu cầu nước hàng ngày cho cơ thể để giúp quá trình đào thải, như nước tiểu, mồ hôi và hô
hấp.
Nhu cầu trao đổi nước tong và ngoài tế bào, phụ thuộc vào lượng Na ngoài tế bào.
Điện giải:


Thành phần điện giải ngoài, trong màng tế bào
Cation MEq/L Anion MEq/L
Na
+
K
+
Ca
++
Mg
++
142
5
5
2
CL
-
HCO
3
-
PO
4

R-COO

Protein
103
27
2
6
16

Na là lực thẩm thấu ngoài tế bào
K lực thẩm thấu trong tế bào
Trong tính toán người ta chỉ tính tới các điện giải Na,K, CL, HCO3
Có thể chuyển mEq/L qua mg bằng công thức sau:
Mg/l x Hóa trị
MEq/L =
Trọng lượng nguyên tử
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
66
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Thành phần điện giải trong nước tiểu
Na niệu: Bình thượng lượng Na vào cơ thể bao nhiêu thì ra nước tiểu bấy nhiêu ( ở người
trưởng thành cơ thể hấp thu và thải trung bình 6g CLNa/24 giờ tương đương với 100mEq Na
Na niệu giảm khi thải dưới 50mEq)
2. Rối loạn nước, điện giải
2.1. Rối loạn nước các khu vực:
-Ngoài tế bào: mất nước thì protein,hematocrit tăng, ứ nước thì prtein giảm,
hematocrit giảm. Mất nước Na huyết tương tăng, ngược lại ứ nước Na huyết tương giảm.
Nếu protein, hematocrit huyết tương tăng có nghĩa là hội chứng phối hợp mất nước ngoài tế
bào và trong màng tế bào.
Mất nước ngoài tế bào: do mất nước song song trong trường hợp nôn, ỉa chảy, hôn mê, đái
tháo đường dẫn tới da nhăn nheo, độ đàn hồi của da kém, huyết áp hạ hematocrit
tăng,protein máu tăng.
-Tăng nước trong tế bào:
Do áp lực thẩm thấu của huyết tương. Do cơ thể thiếu muối, ứ nước khi cơ thể vô niệu, cơ
thể kém ăn gầy có cơ co giật.
-Mất nước toàn bộ:
Cả môi trường trong và ngoài màng tế bào bị mất nước. Trong trường hợp này gia súc gặp ở
những bệnh viêm mạn tính trong giai
đoạn cuối.

Hình 2. Bệnh phân trắng ở lợn con
Cơ thể con vật ủ rủ, nằm co quắp,
niêm mạc nhăn nheo, độ đàn hồi da
giảm ( ở người lên cơ sốt, ure máu
tăng, có triệu chứng thần kinh, đặc biệt
là khát nước, có thể phù ngoại biên,
trong máu prtein , hematocrit tăng.
2.2. Rối loạn điện giải:
Na
+
hạ thấp thường gặp trong
một số trường hợp suy thận mà lượng
nước đưa vào cơ thể nhiều, thiểu năng
tuyến thượng thận.
Na
+
tăng trong trường hợp cơ
thể mất nước nhiều, phù nề thức ăn có
nhiều muối, lượng nước vào cơ thể
thấp, thường gặp trong một số trường
hợp bệnh cấp diễn.
CL
-
hạ khi bị nôn ỉa chảy, tắc
ruột, thắt môn vị, thiểu năng tuyền
thượng thận.
CL tăng trong trường hợp mất
nước cấp khi bị hạn chế nước uống,
bệnh nhiễm khuẩn.
K trong máu tăng có thể gặp

trong các trường hợp mất nước cấp
tính, bệnh thần kinh hôn mê, thiểu
năng tuyến thượng thận.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
67
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
K giảm trong trường hợp ỉa lỏng nôn nhiều, cường năng thượng thận.
Xử trí:
Điều chỉnh khi có hạ điện giải:
_ Na, phải cung cấp nước tốt hơn hết là truyền dung dịch sinh lý được tính theo công
thức sua đây:

Trong máu lợn , bò (người lượng Na có 140mEq/L), nếu cơ thể đo được lượng Na là
120mEq/l thì lượng muối cần bổ sung là :
Na =(A-B) x P x 20/100
Na : là lượng mEq cần; A lượng mEq bình thường; B: lượng mEq hiện tại
P : trọng lượng cơ thể(kg). 20/100 là lượng nước ngoài tế bào cơ thể.
Trong dung dịch muối 9/
00
1 lít có khoảng 154 mEq Na
+
, thì lượng dung dịch sinh lý cần
truyền là: N = X/154.
K
+
, lượng K
+
bình thườngtrong cơ thể là 4,8mEq/L, tương tự như lượng Na thì số
luợng K
+

cần thiết cũng được tính theo công thức là:
K =(A-B) x P x 20/100
Đối với K định lượng nhiều khi không chính xác . Ví dụ, một khi có sự phá vở của tế bào K
thoát ra ngoài, định lượng ta thấy K sẻ tăng lên nhuưng thực chất đó là giảm K của cơ thể.
- Điều chỉnh điện giải khi tăng điện giải.
Trường hợp tăng điện giải ít gặp, song trong thực tế không phải là không gặp.
-Giảm đưa các chất điện giả vào chỉ truyền nước mà không có chất điện giải.
Trong thực tế thừa K là vô cùng nguy hiểm dể dẫn tới trụy tim mạch
Tăng cường truyền tỉnh mạch bằng gluconatCa. Nần thiết có thể dùng nhựa trao đổi ion
(Kayexalat).
Tăng cường chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.

SAY NẮNG, CẢM NÓNG

1.Say nắng
Say nắng cảm nóng là một chứng thường gặp ở nước ta.
Say nắng là một biểu hiện tình trạng mất nước cấp tính, kèm theo rối loạn điều hòa thân
nhiệt, dưới tác động của ánh sáng mặt trời gay gắt.
Nguyên nhân và cơ chế: Gần như cảm nóng, nhưng say nắng nặng hơn. Vào thời
điểm nắng gay gắt trâu bò lao tác ngoài đồng, hoặc chăn dắt trên đồng cỏ không có bóng cây,
tia nắng chiếu thẳng vào trung tâm điều hòa thân nhiệt. Trung tâm bị chấn động.
Triệu chứng:
Sốt cao, có biểu hiện thần kinh rấ rõ, có trường hợp tổn thương không thể hồi phục,
có thể tụ máu dưới màng cứng của não. Ở người trường hợp say nắng nặng có thể các tổn
thương thần kinh thường xảy ra và có xơ vữa động mạch
Can thiệp:
- Chi con vật vào chổ dâm mát có gió lùa
-Chườm lạnh bằng nước đá ở đầu con vật
-Nếu có hôn mê và co dật thì cần tiêm Valium, aminazin, hoặc promethazin
(dolacgan).

Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
68
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
-Truyền tỉnh mạch dung dịch bicacbonatNa 14%
-Chống shock bằng dung dịch đường 5%, dung dịch sinh lý.
2. Cảm nóng (say nóng)
say nóng hay cảm nóng có thể xuất hiện ngoài trời hoặc trong chuồng trại nhốt gia súc chật
chội, không đảm bảo thoáng khí, ẩm ướt, hoặc vận chuyển gia súc trên toa xe, xe vận tải
Nguyên nhân:
Những điều kiện dể bị cảm nóng là:
-Khí hậu nhiệt đới ẩm ướt
-Không có gió
-Trời oi bức trước khi có cơn giông
-Trời nắng hạ ngr về chiều, trời nhiều mây, ít tia tử ngoại, và nhiều tia hồng ngoại.
-Gia súc làm việc ở cánh đồng mà suốt ngày đã bị hun nóng.
-Không đủ nước uống cho gia súc
Triệu chứng:
Triệu chứng xuất hiện mỗi lúc một nặng nếu không kịp can thiệp con vật sẻ bị chết:
-Vả mồ hôi nhiều, con vật quay cuồng như có triệu chứng nhức đầu khó chịu.
-Con vật nôn mửa
-Sốt cao, niêm mạc mắt mủi nhợt nhạt
-Dẩy dụa hôn mê
Can thiệp:
-Cho con vật vào chổ thoáng mát, nếu ở trong chuồng thì cho ra khỏi chuồng tơi nơi
có gió lùa, cho uống nước lạnh.
-Thực hiện các biện pháp như say nắng.

NGỘ ĐỘC CẤP

Là một trong những trạng thái bệnh thường gặp đối với các đối tượng vật nuôi. Nhất là hiện

nay chăn nuôi theo kiểu mô hình công nghiệp và bán công nghiệp, sử dụng thức ăn công
nghiệp không được bảo quản tốt. Thức ăn dể bị nấm móc. Ở nông thôn do sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật bừa bải, chai lọ không thu gom, nguồn nước nhiễm chất đọc do sau khi phun
thuốc người nông dân xuống kênh mương súc rữa bình bơm
Triệu chứng:
Triệu chứng điển hình của ngộ độc thuốc trừ sâu (bảo vệ thực vật):
-Con vật đau bụng, chân đá vào bụng, đầu ngoái lại phía bụng, nôn mữa tăng tiết
nước bọt,vã mồ hôi, nhịp tim chậm, đồng tử mắt co (hội chứng muscarin)
-Co dật cơ, mệt mỏi giảm trương lực cơ, liệt hô hấp, cao huyết áp
-Rối loạn thần kinh, chạy nhảy không định hướng.
-Tăng quá trình thải nước tiểu
Can thiệp:
- Ngừng ngay việcc tiếp xúc với chất độc
-Loại trừ chất độc ra khỏi dạ dày càng sớn càng tốt, thụt rữa dạ dày.
-Tiêm Atropin
-Thuốc chống độc đặc hiệu Pralidoxim, P.A.M
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
69
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Gây tê và gây mê
Gây tê:
Là phương pháp sử dụng thuốc ức chế dẩn truyền xung động thần kinh cảm giác từ nơi cảm
nhận đến trung khu thần kinh.
Phương pháp này được sử dụng khá rộng rải trong thú y dùng để giảm đau trong thiến hoạn,
cắt bỏ hecni
Đặc biệt dùng để phong bế thần kinh trong các ca điều trị bệnh viêm vú viêm tử cung
Gây mê:
Là phương pháp sử dụng thuốc để tạo giấc ngủ nhân tạo cho con vật. Trong thú y được sử
dụng để tiến hành các ca phẩu thuật lớn, như mổ dạ cỏ mổ dạ dày, mổ van hồi manh tràng,
trong các thí nghiệm tiêu hóa.

Chuẩn bị gia súc trước tiền mê và tiền tê:
Không cho con vật ăn ít nhất là 6 giờ
Chuẩn bị dung dịch nước sinh lý hoặc dung dịch đường đẳng trương để tiêm thuốc hồi sức.
Tiêm thuốc tiền mê vào tỉnh mạch hoặc tiêm bắp một trong các thuốc sau:
Dolagan, Phenothiazin, Dimedrol, diazepan.
Gây mê là tạo trạng thái con vật mất cảm giac đau đớn, tư thế cơ thả lỏng.
Phụ thuộc vào mức đọ gây mê mà người ta chia ra làm hai dạng gây mê nông và gây mê sâu,
gây mê phối hợp
Hiện nay thú y người ta còn sử dụng phương pháp gây tê tủy sống.
Gây tê tủy sống, dung dịch Xylocain, novocain, procain
Một số biến chứng khi gây mê gây tê:
Khi con vật có thể ngừng thở trụy tim mạch, phải tiến hành hô hấp nhân tạo, có thể bóp oxy.
Trường hợp tụt huyết áp trụy tim mạch, nhanh chống truyền tỉnh mạch dung dịch ngọt ưu
trương, clorua canxi Có thể tiêm thêm ephedrin
Khi bị co thắt thanh quản cần tiêm atropin
Vết thương
Vết thương hay còn gọi là tổn thương cơ học hở. Là các tổn thương da niêm mạc, và có thể
sâu hơn vào tới các tổ chưc bên trong, gây đau đớn chảy máu và có thể rối loạn chức năng cơ
quan bộ phận.
Các dạng vết thương:
Phụ thuộc vào tính chất của vật gây vết thương, tính chất của vết thương mà mỗi một vết
thương có đặc điểm riêng của nó.
-Vết đâm
-Vết thương do cắt
-Vết thương do chặt
-Vết thương do xước
-Vết thương do móc
-Vết thương do cắn
-Vết thương do bỏng
-Vết thương do nọc độc

Các triệu chứng điển hình của vết thương:
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
70

×