Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giải quyết các xung đột và mâu thuẫn trong nhóm ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.04 KB, 2 trang )

Giải quyết các xung đột và mâu thuẫn trong nhóm
Đối với những mâu thuẫn mà sự tồn tại của nó như trở lực cho sự phát triển của tập thể
thì những người quản lý và tập thể phải tìm được phương pháp giải quyết kịp thời và
thích hợp, sự hiện diện của các mâu thuẫn này ảnh hưởng có tính tiêu cực rất lớn cho tổ
chức.
Khi mâu thuẫn được giải quyết, công việc sẽ tiến triển tốt
đẹp
Khi thừa nhận sự tồn tại của mâu thuẫn và xung đột trong tổ chức là tất yếu khách quan và ở
mức độ cao, thường xuyên thì xung đột là trở ngại cho sự phát triển của tổ chức thì chúng ta
cần tìm ra được những biện pháp giải quyết mâu thuẫn, xung đột của tổ chức.
Trong nghiên cứu hoạt động của nhóm và những mâu thuẫn của nó, chúng tôi đã tổng kết lại
và đưa ra ba biện pháp thường được áp dụng để giải quyết các mâu thuẫn của nhóm. Đó là
các biện pháp : Áp chế, thoả hiệp, thống nhất.
Biện pháp áp chế
Đây là phương pháp giành thắng lợi cho một phía - phái đa số dùng sức mạnh của mình để áp
đảo phái thiểu số. Đây là biện pháp dễ dàng nhất, nhưng ít làm cho người ta thoả mãn. Do
vậy, về lâu dài nếu chỉ áp dụng biện pháp này sẽ không mang lại hiệu quả cao và bền vững.
Biện pháp thoả hiệp
Ở đây, mỗi bên từ bỏ, nhân nhượng cái gì đó để đem lại “bình yên” trong tổ chức. Biện pháp
này thường được sử dụng khi trong tổ chức mâu thuẫn nẩy sinh do bất đồng về lợi ích. Các
doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty của nước ngoài hay áp dụng cách giải quyết này. Trong
chính trị, biện pháp này cũng hay được áp dụng.
Biện pháp thống nhất
Mỗi bên đặt vấn đề xuống bàn thương lượng, đối mặt với các vấn đề thực tế và bóc trần mâu
thuẫn. Đây là phương pháp tốt nhất, làm vừa lòng các phía liên quan. Muốn thống nhất thì
trước hết cần đem những khác biệt ra công khai, khắc phục trở lực để đi đến sự thống nhất và
thói quen của tính áp chế. Để tạo ra sự thống nhất trong giải quyết mâu thuẫn, mỗi người phải
có sự nhạy cảm đặc biệt, phải có trí thông minh và óc suy xét sắc sảo trên tất cả các vấn đề.
Trong khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong tổ chức người lãnh đạo cần chú ý: Nguyên
nhân dẫn tới các mâu thuẫn rất đa dạng, song có một nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mâu
thuẫn, xung đột là bất đồng về lợi ích. Do vậy, dù áp dụng biện pháp nào chăng nữa, nếu vấn


đề lợi ích không được giải quyết thoả đáng thì khi đó mâu thuẫn, xung đột tổ chức thể vẫn
chưa được giải quyết một cách triệt để.

×