Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Từ cuộc tiến công Đà Nẵng năm 1845 của chiến hạm Hoa Kỳ . ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.91 KB, 5 trang )

Từ cuộc tiến công Đà Nẵng
năm 1845 của chiến hạm Hoa Kỳ










Phụ Lục 2:

Báo Cáo của ông Balestier gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao,


Trên Chiến Thuyền Plymouth,
Ngày 19 tháng Ba, 1850



Thưa Ngài: Tôi hân hạnh đính kèm bản ghi nhớ một cuộc họp được
diễn ra ngày 13 tháng Ba cùng với Quan Tổng Đốc tỉnh Quảng nam tại
vịnh Đà Nẵng. Ngài sẽ nhận thấy, khi xem xét kỹ lưỡng văn kiện đó,
rằng lý cớ được dùng để không tiếp nhận lá thư của Tổng Thống gửi
Quốc Vương Cochin China dựa trên giả thuyết rằng không có ngườI
dân nào bị sát hại bởi các nhân viên chiến hạm Constitution của Hoa
Kỳ, như được mô tả trong lá thư, nên lá thư không được chính xác, và
không thể được đệ trình hay được đọc bởi Nhà Vua, bất kể lá thư có
thể chứa đựng các điều khác nữa. Thế nhưng sự sai lạc được đưa ra


này là một lý cớ thoái thác thuận tiện, được trình bày mà không cần
đưa ra sự việc cụ thể nào khác, chẳng hạn như về hình thức, hay kiểu
cách, hay cách xưng hô, trong bản dịch sang tiếng Trung Hoa vốn dĩ
được soạn thảo một cách rất hoàn chỉnh bởi Tiến Sĩ Parker, theo các
nghi thức của triều đình Bắc Kinh, đến nỗi nó không còn có thể bị
tranh nghị vào đâu được.


Về lý cớ thoái thác được nhấn mạnh theo mệnh lệnh từ Huế, như tôi
đã thông báo trước đây, thì hoàn toàn giả dối, theo sự thú nhận từ
một thông dịch viên bản xứ và các quan chức cấp thấp quanh Đà
Nẵng, các người mà đã hơn một lần cho hay rằng những gì mà lá thư
của Tổng Thống diễn tả đều đúng hết, nhưng bởi có các mệnh lệnh từ
Huế là phải phủ nhận biến cố và cùng lúc tứ khước tiếp nhận lá thư.



Sự tin tưởng vững chắc của tôi là, bằng cách phản bác sự phủ nhận
của Tổng Thống về hành vi xúc phạm, họ xem là họ sẽ được tự do để
trút sự trả thù trên các công dân của chúng ta chẳng may rơi vào tay
họ như thế, với việc không hứa hẹn với chúng ta một đường lối thân
thiện. Tôi bắt buộc phải cảm thấy, như hơn một lần tôi đã có hân
hạnh được nhận thấy nơi Ngài khi đối thoại, rằng không gì vô vọng
cho việc nỗ lục để thương thảo nghiêm chỉnh với một dân tộc không
thực tế như thế, nếu không có một sức mạnh kiềm chế trong tay. Giả
sử tôi đã đi cùng một hạm đội có ba chiếc thuyền thay vì một chiếc
thuyền duy nhất, và đã đi tới cửa con sông, chỉ còn cách kinh đô vài
dặm, sau khi các cố gắng của tôi đã thất bại trong cuộc thương thuyết
tại Turong (Đà Nẵng), tôi chắc không còn nghi ngờ về cung cách mà
tôi sẽ được đón tiếp, và sự tôn trọng đối với lá thư của Tổng Thống.



Tôi xin phép Ngài để nhận xét rằng người Cochinchina giống như mọi
dân tộc bị cô lập và không hiểu biết khác, mang đầy những tham
vọng cá nhân hão huyền và tính tự phụ trẻ con – khi tự hạ mình làm
nô lệ và phục tùng một cách hèn hạ trước vị chúa tể và các thượng
cấp, họ đã hoàn toàn không đếm xỉa đến các quyền hạn và cảm nghĩ
của các kẻ khác, và, trong khái niệm không giới hạn về tính vĩ đại của
chính họ, họ lấy làm hài lòng để nghĩ rằng phía các người Âu Châu
phải bày tỏ một sự tôn kính cao xa đối với họ trong mọi nỗ lực muốn
tiến tới các sự quan hệ thân thiện với ho.


Tôi muốn kính trình với Ngài rằng đường biên duyên hải chạy dài tại
vùng biển Trung Hoa nằm dưới quyền cai trị của dân tộc này, mà sự
chuyên chỏ bằng tàu của chúng ta, cùng với công cuộc hải vận của
các dân tộc khác, bắt buộc phải tiếp cận với hải lộ này khi vãng lai
vùng biển Trung Hoa, [rằng] tại bất kỳ phần đất nào nơi đó sinh
mạng của các công dân của chúng ta có thể bị phát lộ và phải chịu hy
sinh, hay [sẽ có] những người bị cầm tù; và để bảo vệ chống lại các lề
lối như thế, điều tuyệt đối cần thiết để có sự an ninh là một sự biểu tỏ
trực tiếp về sự đối xử thân thiện về phía họ.

Để đạt được sự an toàn mong muốn này, tôi nghĩ cần phải đưa
ra một yêu cầu chính thức với Huế, cùng với một lực lượng vũ trang
có khả năng cưỡng hành yêu cầu này. Nhưng, trong ý kiến của tôi,
nhiều phần không cần đến một hành vi thù nghịch nào về phía chúng
ta, với việc tin tưởng rằng sự xuất hiện của ba chiến thuyền trong các
hải phận đó sẽ đủ để đạt được mọi điều có thể được yêu cầu một cách
hợp lý nơi họ.



Tôi hân hạnh phục vụ như một công bộc trung thành của Ngài.
J. Balestier

Kính gửi Ngài J.M. Clayton
Bộ Trưởng Ngoại Giao

×