Từ cuộc tiến công Đà Nẵng
năm 1845 của chiến hạm Hoa Kỳ
Lịch sử, như chúng ta được giảng dạy, cần phải được học hỏi để
không lập lại những sai lầm của quá khứ. Chiến hạm Constitution đã
đóng một vai trò trọng tâm trong một biến cố rõ ràng không được học
hỏi và bài học của nó không được khắc ghi trong lòng.
Vào buổi sáng ngày 10 tháng Năm 1845, chiến hạm to lớn đã cập bến
hải cảng Turon, Cochin China (Đà Nẵng, Việt Nam ngày nay). Nó đã đi
được nửa đường trong một hành trình vòng quanh thế giới khởi hành
một năm trước đó. Các hải cảng khác đã ghé lại bao gồm Rio de
Janerio, Zanzibar, Quallah Battoo, Singapore, và Brunei. Đi vòng
quanh để thả neo tại phía tây một hòn đảo được các người Hoa Kỳ sau
này gọi là “Núi Khỉ,” công tác đầu tiên là sắp xếp tang lễ cho một
nhạc sĩ tên Cooke, người đã từ trần ngay vào lúc tàu đến hải cảng.
Một trong số người phục dịch gốc Trung Hoa trong thủy thủ đoàn
đứng làm thông dịch viên để có được một ngôi mộ nằm trong phạm vi
nghĩa đia chôn cất người bản xứ tại chân ngọn núi. Với khoản tiền
tương đương hai mỹ kim, sự trông coi ngôi mộ vĩnh viễn đã được hứa
hẹn. Tang lễ đã mau chóng được cử hành, và rồi chiếc thuyền dời neo
vào sâu trong vịnh và gần thị trấn hơn. Các sự chuẩn bị đã khởi sự để
tiếp tế nước cho con tàu.
Ba ngày sau đó, Thuyền Trưởng John Percival, bình phục sau một cơn
chiến đấu kéo dài chống chứng bệnh thống phong, đã phái Trung Úy
William Chaplin lên bờ để hội kiến với các quan chức của thị trấn
(Người Hoa Kỳ gọi họ là “Quan Lại”.) Cùng đi với ông ta là một phái
đoàn nhỏ bao gồm các sĩ quan cấp thấp, các thủy thủ, và các binh sĩ
thuộc Thủy Quân Lục Chiến để mang lại cho ông “uy thế” – và sự bảo
vệ nếu cần. Được hướng dẫn bởi một trong số thủy thủ gốc Trung
Hoa, phái đoàn đi dọc theo các đường phố trong thị trấn và xuyên qua
chợ. Sau cùng, hai hàng lính mang váy màu đỏ dài tới đầu gối có
mang một huy hiệu tròn màu xanh lá cây phía trước váy và đội nón
gỗ hình chóp được bọc thiếc, và cầm các chiếc lao dài với đuôi nheo
màu sắc sặc sỡ, đứng hai bên con đường dẫn tới khu vườn của ngôi
nhà của vị quan chức chủ chốt.
Các người phục dịch mời Chaplin ngồi một bên của chiếc bàn đặt
ngoài trời, đoàn tùy tùng đứng ở sau lưng ông ta. Không lâu sau đó,
viên “Quan Lại” xuất hiện, được tháp tùng bởi một người cầm lọng và
các người khác, và ngồi xuống bên đối diện. Cuộc gặp gỡ thì ngắn
ngủi: trao đổi các sự giới thiệu và các câu chào hỏi lịch sự, và sự chấp
nhận bởi viên Quan Lại lời mời thăm viếng chiến thuyền Hoa Kỳ.
Ngày kế tiếp, Thứ Tư, ngày 14 tháng Năm, phía “Trung Hoa”
[“Chinese” trong nguyên văn, chú của người dịch] đến thăm Percival
và đã được tiếp đón với nghi lễ thích hợp, bất kể sự việc là thủy thủ
đoàn đang sơn lại chiếc thuyền với thân tàu màu đen theo qui ước
cùng mẫu sọc màu trắng sau khi đã được sơn trước đây bằng màu
trắng với một sọc màu đỏ trong khi hải hành vùng hải phận nhiệt đới.
Dù thế, mọi việc diễn ra tốt đẹp, và phía “Trung Hoa” đã ra về sau khi
được hướng dẫn thăm chiếc thuyền.
Tuy nhiên, trong cuộc thăm viếng này, một thành viên cấp thấp của
phái đoàn thăm viếng đã lén quay trở lại buồng tàu của Percival và
trao một lá thư, nói rằng anh ta sẽ mất mạng nếu thượng cấp anh ta
biết được. Khi mở lá thư ra, sau khi đoàn khách của mình ra về,
Percival thấy lá thư được viết bởi một giáo sĩ truyền đạo người Pháp,
một Giám Mục tên là Dominique Lefevre,cho hay ông lấy làm “ngạc
nhiên khi thấy không nhận được hồi âm cho lá thư trước đây của
ông,” và lên tiếng cầu cứu lần nữa khi ngôi làng của ông bị “trao cho
quân cướp” và rằng ông cùng mười hai người dân Cochin China, sau
đó đã bị bắt và bị kết án tử hình tức thời.”
John Percival đã nổi tiếng về việc hành động bốc đồng từ những ngày
đầu tiên đi biển; đến nỗi ông được gán cho biệt hiêu “anh Jack Điên”
(Mad Jack). Trong tình trạng đương thời, ông ta đã hành động đúng
với tiếng tăm của mình. Không cần suy nghĩ rằng cuộc điều tra cẩn
thận sẽ phát hiện rằng nhân vật người Pháp này đã có một thành tích
đối đầu kéo dài với vị Hoàng Đế Thiệu Trị, hay việc ông ta đã từng bị
cảnh cáo về việc tử hình và bị trục xuất khỏi quốc gia trưo’c đó. Như
viên Trung Úy Thứ Năm (Fifth Lieutenant, chức vụ thường để chỉ sĩ
quan cầm lái tàu, chú của người dịch] tên John B. Dale đã viết trong
nhật ký của mình, phản ảnh quan điểm của vị Thuyền Trưởng của anh
ta, “Đây là một cơ hội cho một sự giải cứu khỏi quốc gia bán khai này.
Đối với chúng ta, việc hay biết rằng một tín hữu Thiên Chúa Giáo có
tính mạng bị lâm nguy là đủ rồi. Các biện pháp mạnh nhất và nhanh
chóng nhất phải được thực hiện. Tình nhân loại là mệnh lệnh [cao
hơn] của chúng ta hơn là luật lệ của các quốc gia.”
Viên Thuyền Trưởng mau chóng tập họp một nhóm đổ bộ gồm năm
mươi thủy thủ và ba mươi lính Thủy Quân Lục Chiến, tất cả đều được
trang bị vũ khí, chất lên các chiếc tàu nhỏ của chiến thuyền, đột nhập
lên bờ và đi đến tư dinh vị “Quan Lại.” Nhân vật Đông Phương này
ngồi đối diện với viên Thuyền Trưởng tại cùng chiếc bàn như khi gặp
gỡ Trung Úy Chaplin. Percival yêu cầu một lá thư mà ông đã viết phải
được gửi cho nhân vật người Pháp, và đòi hỏi rằng ba nhân vật địa
phương phải được giao cho ông ta để làm con tin, nếu không ông ta
sẽ tiến đánh. Viên “Quan Lại,” có vẻ bình tĩnh, đem giao các con tin,
và đoàn quân Hoa Kỳ đã trở về chiến hạm mà không có biến cố gì xảy
ra.