Trường Sơn - Đường
khát vọng
Mặc dầu đang trong quá trình ổn định tổ chức, gặp nhiều khó
khăn, song với tình cảm và trách nhiệm đối với miền Nam, những yêu
cầu của Đoàn 559 đều được Bộ Tư lệnh sư đoàn và các đơn vị hết lòng
giúp đỡ. Sau khi thống nhất nguyên tắc, yêu cầu tuyển nhận quân với
Bộ Tư lệnh Sư đoàn, Đoàn phó Nguyễn Thạnh trực tiếp tiếp nhận lực
lượng, giáo dục nhiệm vụ và huấn luyện bộ đội. Đoàn trưởng Võ Bẩm
tổ chức lực lượng khảo sát đường và hiệp đồng với các đơn vị, cơ quan
có liên quan.
Mở đường về Nam - nhiệm vụ mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân gửi
gắm vào cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 là trọng trách vô cùng lớn lao.
Con đường bắt đầu từ đâu, cung chặng bố trí như thế nào cho thích
hợp; phương thức hoạt động trên tuyến như thế nào để bí mật vượt
qua được cái gọi là “phòng tuyến chống thâm nhập" mà kẻ thù chủ
định dựng lên ngay khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, sẽ đem quân,
đem hàng đến bờ bắc sông Bến Hải hay vượt qua bờ nam ? là
những vấn đề đặt ra lúc này với bao trăn trở đối với lãnh đạo, chỉ huy
Đoàn 559.
Tiên liệu những khó khăn trở ngại kể trên, trong khi giao nhiệm vụ,
đồng chí Chủ nhiệm uỷ ban Thống nhất Trung ương đã gợi ý Ban Cán
sự nên trực tiếp gặp và trao đổi cụ thể với đồng chí Trần Lương (Trần
Nam Trung) Bí thư Khu ủy Khu 5 tìm giải pháp tháo gỡ từng bước
Được đồng chí Trần Lương giúp đỡ tích cực, đầu tháng 6 năm 1959,
Đoàn trưởng Vò Bẩm vào Hồ Xá, Vĩnh Linh chủ trì cuộc họp bàn cụ thể
việc mở đường vào Nam. Dự họp có các đồng chí Nguyễn Quyết (ông
giáo Dụng) - ủy viên Khu ủy Khu 5, phụ trách công tác liên lạc với
miền Bắc, Trương Chí Công - Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị, Lê Hành - Tỉnh
ủy viên Quảng Trị, Hồ Sĩ Thản - Bí thư đặc khu Vĩnh Linh.
Qua báo cáo của các đại biểu Trị - Thiên và Liên khu 5, Ban Cán sự
Đoàn 559 bước đầu nắm được tình hình đấu tranh của nhân dân, tình
hình hoạt động của địch ở phía nam sông Bến Hải và miền tây Trị -
Thiên, Quảng Nam. Điểm nổi bật là càng ngày địch càng tăng cường
hệ thống đồn bốt, bổ sung lực lượng tuần phòng dọc đường số 9
Chúng ráo riết gom dân vào các trại tập trung, tung biệt kích rình mò,
lùng sục dọc theo bờ nam sông Bến Hải. Các cơ sở cách mạng trong
vùng bị đảo lộn. Tuyến giao liên Thống Nhất từ Tây Nguyên ra Bắc
thường xuyên bị đứt. Cùng với hoạt động đánh phá của kẻ địch, khí
hậu nghiệt ngã của núi rừng Trường Sơn cũng gây cho tuyến giao liên
Thống Nhất không ít khó khăn, tổn thất. Các đại biểu Khu ủy 5 và Trị
- Thiên còn nêu một số kinh nghiệm cụ thể về tổ chức, duy trì tuyến
giao liên Thống Nhất.
Từ thực tiễn tình hình chiến trường, hội nghị chủ trương thời gian
đầu tuyến vận tải quân sự chiến lược được mở dựa vào tuyến giao liên
Thống Nhất. Nguyên tắc hoạt động là vừa mở đường, vừa giữ được cơ
sở cách mạng những nơi tuyến đường đi qua. Hội nghị xác định hướng
mở tuyến, vị trí đặt trạm, quy ước thông tin liên lạc
Một trong những vấn đề quan trọng và bức xúc được bàn kỹ ở hội
nghị là Đoàn 559 dừng lại ở bờ bắc sông Bến Hải hay vượt qua bờ
nam sông Bến Hải. Các đại biểu chiến trường khẩn thiết yêu cầu cấp
trên cho Đoàn 559 đưa người, hàng vào sâu hơn bởi vì lúc này Liên
khu 5 và Trị-thiên thiếu người để vận chuyển hàng; lực lượng vũ
trang thiếu, không thể tổ chức một lực lượng bảo vệ tuyến Đồng
chí Đoàn trưởng đã lĩnh hội ý kiến của các đại biểu chiến trường, báo
cáo cấp trên và nguyện vọng chính đáng này đã được Bộ Chính trị
chấp nhận.
Mặc dù hội nghị được tiến hành hết sức bí mật, nhưng mạng lưới tình
báo, gián điệp của địch cũng “đánh hơi" thấy. Tình hình đó càng đòi
hỏi mọi hoạt động của Đoàn 559 phải tuyệt đối bí mật. Ban Cán sự
kịp thời và chủ động đề đạt với Bộ Công an có giải pháp phối hợp đối
phó các hoạt động tình báo, gián điệp của địch.
Sau hội nghị ở Hồ Xá, Đoàn 559 tổ chức ngay đội khảo sát mở tuyến
do Đoàn trưởng Võ Bẩm trực tiếp chỉ huy. Tỉnh ủy Quảng Trị cử đồng
chí Pả Cương - Thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa và một số cán bộ địa
phương thông thạo địa hình Trường Sơn giúp mở đường. Đồng chí Ngô
Văn Diệm - tiểu đoàn phó tiểu đoàn 301 và một số cán bộ trợ lý tiểu
đoàn tham gia đội khảo sát. Qua nghiên cứu thực địa, đặc biệt là
nghiên cứu con đường do Lữ đoàn 270 Quân khu 4 mở ở khu vực tây
nam Vĩnh Linh để kết hợp khai thác gỗ và cơ động chiến đấu để phòng
địch tiến công ra miền Bắc, đội khảo sát quyết định chọn Khe Hó là
điểm khởi đầu cho tuyến đường lịch sử.
Khe Hó nằm giữa thung lững hẹp ở tây nam Vĩnh Linh, dưới chân dãy
núi Động Nóc, kề thượng nguồn Rào Thanh. Ở đây dân cư thưa thớt,
chủ yếu là người Pa Cô Vân Kiều, mức sống thấp kém, nhưng nặng
nghĩa nặng tình với cách mạng. Mặc dầu vị trí khởi đầu nằm gần khu
phi quân sự, nhưng nếu ta giữ được bí mật sẽ tạo được yếu tố bất
ngờ, phát huy được hiệu quả.
Sau khi khảo sát tuyến đường bộ ở bắc sông Bến Hải, Đoàn trưởng Võ
Bẩm khẩn trương trở ra Hà Nội chỉ huy việc tổ chức lực lượng, chuẩn
bị “hàng" đưa vào chiến trường. Nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy khảo sát
mở tuyến vào phía Nam sông Bến Hải được giao cho đồng chí Ngô Văn
Diệm tiếp tục thực hiện. Căn cứ sơ đồ khảo sát Đoàn 559 quyết định
mở tuyến hành lang bắt đầu từ Khe Hó phát triển về hướng tây nam
qua làng Mít (Quảng Bình) vượt các đỉnh 1001, 1600, vượt sông Bến
Hải. qua đỉnh 1701 (động Voi Mẹp), Chăng Hin, động Cà Lư, Cát Sứ,
Rào Quán, vượt đường số 9, qua Đá Bàn vào Tà Riệt. Điểm đặt trạm
cuối cùng là Pa Lin, kế cận trạm tiếp nhận của Liên khu 5.
Với lộ trình trên, tuyến giao liên vận tải quân sự buổi đầu phải vượt
qua nhiều dãy núi cao hiểm trở, vượt qua nhiều sông suối và qua cả
hệ thống đồn bốt của địch.
Địa hình Trường Sơn nói chung và khu vực “cửa khẩu” là nơi “thiên
hiểm", có giá trị lớn về mặt chiến lược: che đậy kín đáo những hoạt
động quân sự, hoạt động vận chuyển của ta trên mặt đất, giành lợi
thế trong chiến tranh ngăn chặn hiện đại Tuy vậy, trở ngại lớn nhất
đối với những người tìm đường mở tuyến cũng như sau này thực hành
vận chuyển là địa hình bị chia cắt mạnh.