Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tài liệu bồi dưỡng cán bộ địa chính xã part 3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.96 KB, 19 trang )

BÀI 4: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

1. Khái niệm chung
1.1. Khái niệm
- Nguồn nước: là chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa
nước dưới đất; mưa, băng tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
- Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
- Nước dưới đất: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
- Nước sinh hoạt: là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người.
- Nước sạch: là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của Tiêu
chuẩn Việt Nam.
- Nguồn nước sinh hoạt: là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc
nước có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế.
- Phát triển nguồn nước: là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác,
sử dụng bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá trị của tài nguyên nước.
- Bảo vệ nguồn nước: là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn
nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên
nước.
- Khai thác nguồn nước: là hoạt động nhằm mang lại lợi ích từ nguồn
nước.
- Sử dụng tổng hợp nguồn nước: là sử dụng hợp lý, phát triển tiềm năng của
một nguồn nước và hạn chế tác hại do nước gây ra để phục vụ tổng hợp nhiều mục
đích.
- Ô nhiễm nguồn nước: là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học,
thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.
- Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm về chất lượng và số lượng
của nguồn nước.
Nước là tài nguyên có hạn, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi
trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước
cũng có thể gây tai hoạ cho môi trường.


Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, đây
là điều kiện hết sức quan trọng để nhà nước quản lý tốt nguồn tài nguyên có hạn
này phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Quản lý nhà nước về tài nguyên nước là hoạt động tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nước đối với các hành vi của các chủ thể tham gia vào việc bảo
vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả và tác
hại do nước gây ra nhằm duy trì và phát triển các quan hệ pháp luật về tài nguyên
nước theo trật tự pháp luật quy định.
1.2. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên nước
- Luật tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998.
- Nghị định số 179/1999/ NĐ - CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định
việc thi hành Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 149/2004/ NĐ - CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định
việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước.
- Nghị định số 162/2003/ NĐ - CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ ban hành
Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
- Thông tư số 02/2005/ TT - BTNMT ngày 24/6/2005 về việc hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 149/2004/ NĐ - CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy
định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước.
- Nghị định số 34/2005/ NĐ - CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Thông tư số 05/2005/ TT - BTNMT ngày 22/7/2005 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ - CP ngày
17/3/2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tài nguyên nước.
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Theo quy định tại Điều 57 Luật Tài nguyên nước năm 1998 thì nội dung

quản lý nhà nước về tài nguyên nước bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch , kế hoạch, chính
sách về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và
khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy trình, quy phạm,
tiêu chuẩn về tài nguyên nước;
- Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước; dự báo khí tượng
thuỷ văn, cảnh báo lò, lụt, hạn hán và tác hại khác do nước gây ra; tổ chức nghiên
cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, lưu trữ tài liệu về tài nguyên nước;
- Cấp thu hồi giấy phép về tài nguyên nước;
- Quyết định biện pháp, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để phòng,
chống, khắc phục hậu quả lò lụt, hạn hán, xử lý sự cố công trình thuỷ lợi và tác hại
khác do nước gây ra;
- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
về tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp, khiếu tố về các hành vi vi phạm pháp
luật về tài nguyên nước;
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước; thực hiện điều ước quốc
tế về tài nguyên nước mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam ký kết hoặc tham
gia;
-Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về tài nguyên nước.
2. Giấy phép về tài nguyên nước
2.1. Các loại giấy phép về tài nguyên nước
* Các loại giấy phép tài nguyên nước:
- Giấy phép tài nguyên nước là chứng thư pháp lý do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ
liên quan nhằm buộc các chủ thể này khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài
nguyên nước. Giấy phép tài nguyên nước bao gồm các loại:
+ Giấy phép thăm dò nước dưới đất;
+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất;

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt;
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Việc cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực
và thu hồi giấy phép tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích
sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, phát điện và các mục
đích khác thì phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
* Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải xin giấy
phép
- Khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nước dưới đất và quy mô nhỏ trong
phạm vi gia đình cho sinh hoạt;
- Khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất và quy mô nhỏ để sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thuỷ
điện và cho các mục đích khác trong phạm vi gia đình;
- Khai thác, sử dụng nguồn nước biển và quy môi nhỏ để sản xuất muối và
nuôi trồng hải sản trong phạm vi gia đình;
- Khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt, nước biển trong phạm vi diện tích
đã được giao, được thuê theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và
các quy định khác của pháp luật;
- Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không nhằm mục đích kinh doanh phục
vụ các hoạt động lâm nghiệp, giao thông thuỷ; nuôi trồng thuỷ sản, hải sản, sản xuất
muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học;
- Khai thác nước dưới đất từ các công trình thay thế có quy mô không lớn
hơn và mực nước hạ thấp nhỏ hơn Giới hạn cho phép đã được xác định trong giấy
phép, nằm trong khu vực đã được cấp phép.
* Xả nước thải vào nguồn nước và quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình
không phải xin phép.
* Khai thác, sử dụng nước dưới đất và quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình
không phải xin phép nhưng phải đăng ký trong các trường hợp sau:
- Khai thác, sử dụng nước dưới đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,

nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong vùng mà tổng lượng nước
khai thác vượt quá tổng lượng dòng ngầm trung bình mùa kiệt;
- Chiều sâu giếng khai thác vượt quá mức quy định.
UBND cấp tỉnh quy định cụ thể quy mô khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước tải vào nguồn nước trong phạm vi gia đình không phải xin phép; vùng khai thác
nước dưới đất phải đăng ký, chiều sâu giếng phải đăng ký.
2.2. Thời hạn, gia hạn của giấy phép về tài nguyên nước
* Thời hạn, gia hạn giấy phép về tài nguyên nước.
- Thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt không quá hai mươi
(20) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời hạn gia hạn không quá mười (10)
năm.
- Thời hạn của của giấy phép thăm dò nước dưới đất không quá ba (3) năm
và được xem xét gia hạn những thời gian gai hạn không quá hai(2) năm.
-Thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất không quá mười
lăm (15) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười
(10) năm.
- Thời hạn của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không quá mười (10)
năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá năm (5 ) năm.
- Việc gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước
thải vào nguồn nước phải căn cứ vào căn cứ cấp phép và các điều kiện sau:
+ Tại thời điểm xin gia hạn, chủ giấy phép đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo
quy định của pháp luật;
+ Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước còn hiệu lực không ít hơn ba (3) tháng tại thời điểm xin gia hạn.
* Thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
- Đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất được thay đổi thời hạn, điều
chỉnh nội dung giấy phép trong các trường hợp sau:
+ Điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục trong đề án
thăm dò đã được phê duyệt.
+ Có sự khác biệt giữa cấu trúc địa chất thuỷ văn thực tế và cấu trúc địa chất

thuỷ văn dự kiến trong đề án thăm dò đã được phê duyệt.
+ Khối lượng các hạng mục thăm dò thay đổi vượt quá 10% so và khối
lượng tương ứng đã được phê duyệt.
- Đối với giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước được thay đổi thời
hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép trong các trường hợp sau:
+ Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường.
+ Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ
sung nguồn nước.
+ Xảy ra các trình huống đặc biệt cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng
nước.
+ Khai thác nước gây sụt lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn,
cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước dưới đất.
- Đối với giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được thay đổi thời hạn,
điều chỉnh nội dung giấy phép trong các trường hợp sau:
+ Nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận nước thải.
+ Nhu cầu xả nước thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục.
+ Xảy ra các trình huống đặc biệt cần hạn chế việc xả nước thải vào nguồn
nước.
* Đình chỉ hiệu lực, thu hồi giấy phép và trả lại giấy phép
- Việc đình chỉ hiệu lực giấy phép trong các trường hợp sau:
+ Chủ giấy phép vi phạm nội dung quy định trong giấy phép.
+ Chủ giấy phép tự ý chuyển nhượng giấy phép.
+ Chủ giấy phép lợi dung giấy phép để tổ chức hoạt động không quy định
trong nội dung giấy phép.
Thời gian đình chỉ hiệu lực của giấy phép do cơ quan cấp giấy phép quy
định. Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, thì Chủ giấy phép không có
các quyền liên quan đến giấy phép.
- Việc thu hồi được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị Toà án tuyên bố phá sản; cá
nhân là chủ giấy phép bị vhết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết hoặc bị mất năng

lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích.
+ Giấy phép được cấp nhưng không sử dụng trong thời gian mười hai (12)
tháng liên tục mà không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tài
nguyên nước cho phép.
+ Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép.
+ Chủ giấy phép vi phạm nội dung quy định của giấy phép, gây cạn kiệt, ô
nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
+ Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền.
+ Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì lý do
quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Việc trả lại giấy phép được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp không sử dụng giấy phép, chủ giấy phép có quyền trả lại giấy
phép cho cơ quan cấp phép, đồng thời có văn bản giải trình lý do cho cơ quan cấp
phép.
+ Tổ chức, cá nhân đã trả lại giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới
sau hai (02) năm, kể từ ngày trả lại giấy phép.
2.3. Thẩm quyền cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình
chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép về tài nguyên nước
Theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 149/2004/NĐ -CP của Chính
phủ và khoản 5 mục I của Thông tư số 02/2005/TT - BTNMT ngày 24/6/2005 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ
-CP của Chính phủ thì thẩm quyền cấp giấy phép về tài nguyên nước như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội
dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau:
+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc
gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3000
m3/ngày đêm trở lên.
+ Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp và lưu lượng từ
2m3 / giây trở lên.

+ Khai thác sử dụng nước mặt để phát điện và công suất lắp máy từ 2000 kw
trở lên.
+ Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác và lưu lượng từ
50.000 m3 / ngày đêm trở lên
+ Xả nước thải vào nguồn nước và lưu lượng từ 5000 m3/ ngày đêm trở
lên.
- UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình
chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép trong các trường hợp không thuộc thẩm quyền
của Bộ Tài nguyên và Môi trường và không thuộc các trường hợp không phải xin
phép theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chỉ có Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh mới có
thẩm quyền cấp giấy phép về tài nguyên nước, UBND cấp huyện và UBND cấp xã
không có thẩm quyền cấp giấy phép về tài nguyên nước.
3. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác và
sử dụng tài nguyên nước
3.1. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài
nguyên nước
Sau khi được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, tổ chức, cá
nhân có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Luật tài
nguyên nước.
- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có những quyền sau
đây:
+ Được quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh
hoạt, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, phát điện, giao
thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ, hải sản, sản xuất muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế,
an dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
+ Được hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước; được chuyển
nhượng, cho thuê, để thừa kế, thế chấp tài sản đầu tư vào việc khai thác, sử dụng
tài nguyên nước, phát triển tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
+ Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép khai thác, sử dụng

tài nguyên nước bị thu hồi trước thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật.
+ Khiếu nại, khởi kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi
phạm quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các lợi ích hợp pháp khác.
+ Được Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp trong khai thác, sử dụng tài
nguyên nước.
- Tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên nước có những nghĩa vụ
sau:
+ Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
+ Sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả.
+ Cung cấp thông tin để kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước khi có yêu cầu.
+ Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài
nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
+ Bảo vệ tài nguyên nước đang được khai thác, sử dụng.
+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính, bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong
khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các trường hợp
phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì ngoài việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ quy định ở trên, còn phải thực hiện các quy định ghi trong
giấy phép.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép xả nước thải
Sau khi được cấp giấy phép xả nước thải, tổ chức cá nhân có quyền và nghĩa
vụ theo quy định tại Điều 19 Luật Tài nguyên nước như sau:
- Tổ chức, cá nhân được phép xả nước thải vào nguồn nước có những quyền
sau đây:
+ Được đền bù thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải thay đổi vị trí hoặc rút ngắn thời
hạn cho phép xả nước thải.
+ Khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm quyền xả nước thải và lợi ích hợp
pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân được phép xả nước thải vào nguồn nước có những nghĩa
vụ sau:
+ Thực hiện việc xử lý nước thải để đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả
vào nguồn nước; nếu vi phạm những quy định về việc xả nước thải mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường.
+ Nộp lệ phí cấp phép, phí xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của
pháp luật.
3.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ giấy phép về tài nguyên nước
- Quyền của chủ giấy phép :
+ Được thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước theo quy định của giấy phép.
+ Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp quy định trong giấy phép.
+ Được Nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép bị thu hồi
trước thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng theo quy định của pháp luật.
+ Được quyền yêu cầu, tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại đối với các
quyền, lợi ích hợp pháp của mình về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.
+ Đề nghị cơ quan cấp giấy phép gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội
dung giấy phép theo quy định.
+ Trả lại giấy phép theo quy định.
+ Khiếu nại, khởi kiện các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
mình trong hoạt động tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
+ Sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định hiện hành.
+ Chuyển nhượng, cho thuê, để thừa kế, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản đầu
tư vào việc tăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ của chủ giấy phép:
+ Chấp hành các quy định của pháp luật về tầi nguyên nước và trong giấy
phép.

+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính về tài nguyên nước theo quy định của pháp
luật.
+ Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
+ Bảo vệ nguồn nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước thải vào nguồn nước.
+ Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại
khu vực mà mình thăm dò, khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước
khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
+ Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố
trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước; báo cáo kịp thời và cơ quan cấp giấy phép để có biện pháp xử lý thích
hợp.
+ Có biện pháp giám sát quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước thải vào nguồn nước theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
+ Không được tự ý tháo dì, phá huỷ các công trình, thiết bị thuộc sở hữu toàn
dân liên quan đến thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước khi giấy phép chấm dứt hiệu lực; trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, phải
di chuyển toàn bộ tài sản của mình, của các bên có liên quan ra khái khu vực thăm dò,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; phục hồi môi
trường và đất đai theo quy định của pháp luật.
+ Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân mà cơ quan quản lý nhà nước cho
phép thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra, đánh giá nguồn nước tại
khu vực đã được cấp phép của mình.
+ Thực hiện chế độ báo cáo về kết quả thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu tố về tài nguyên nước và
xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước

4.1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước
-Thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước là thanh tra
chuyên ngành do ngành Tài nguyên và Môi trường tiến hành theo một trình tự, thủ
tục nhất định nhằm phát hiện, ngăn chăn, xử lý những hành vi phạm pháp luật về
tài nguyên nước.
- Nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước là: thanh tra việc
lập quy hoạch, kế hoạch, phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
phòng chống, khắc phục hậu quả và tác hại do nước gây ra; thanh tra việc thực
hiện quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả và tác hại do nước gây ra; thanh
tra việc cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và thực hiện giấy phép về tài
nguyên nước; phối hợp và thanh tra nhà nước, thanh tra các ngành khác trong việc
thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và các hoạt động có liên
quan đến tài nguyên nước.
- Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra và Thanh tra viên chuyên ngành
về tài nguyên nước có quyền:
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin và trả lời
những vấn đầ cần thiết;
+ Thu thập, xác minh chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra và
tiến hành những biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường;
+ Quyết định đình chỉ các hoạt động liên quan đến tài nguyên nước không có
giấy phép; tạm đình chỉ các hoạt động liên quan đến tài nguyên nước có nguy cơ gây
tác hại nghiêm trọng đến nguồn nước và gây mất an toàn công trình thuỷ lợi; đồng
thời báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị và cơ quan có thẩm quyền xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
Đoàn thanh tra và Thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
các quyết định của mình.
- Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của
Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và chấp hành quyết định của Đoàn thanh tra, Thanh

tra viên; có trách nhiệm tạo điều kiện cho Đoàn thanh tra, thanh tra viên thi hành
nhiệm vụ.
4.2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về tài nguyên nước
- Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện
về quyết định hoặc biện pháp xử lý của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên theo
quy định của pháp luật;
- Cá nhân có quyền tố cáo và cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành
vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước
- Cơ quan có thẩm quyền nhận được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện có trách
nhiệm xem xét và giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố
cáo và các quy định của pháp luật.
4.3. Xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên nước
Các hình thức trách nhiệm pháp lý trong việc xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật về tài nguyên nước bao gồm trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ
luật, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự.
* Trách nhiệm hành chính
- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức trong nước và
nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước trên
lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
- Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính là người có thẩm quyền áp dụng các
biện pháp chế tài đối với những hành vi vi phạm nói trên là Chủ tịch UBND các
cấp và của thanh tra chuyên ngành.
- Hình thức xử phạt vi phạm hành chính là ngoài việc áp dụng một trong hai
hình thức phạt chính như là cảnh cáo, phạt tiền, tuỳ theo từng trường hợp người vi
phạm có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu
quả.
- Hiện nay việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Tài nguyên nước và Nghị
định số 34/2005/ NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và Thông tư số 05/2005/TT-BTNMT
ngày 22/7/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định
số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Theo quy định tại các văn bản này thì Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền
xử phạt đối với các hành vi sau:
+ Phạt tiền từ hai trăm nghìn ( 200.000) đồng đến năm trăm nghìn (500.000)
đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
không có giấy phép sau đây:
. Khoan thăm dò nước dưới đất và công trình gồm một giếng khoan, chiều
sâu dưới 50 mét.
. Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện và công suất lắp máy dưới 50kw.
. Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp và lưu lượng dưới
0,2 m3 /giây.
. Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác và lưu lượng dưới
3.000 m3 / ngày đêm.
. Khai thác, sử dụng nước dưới đất và lưu lượng dưới 200 m3 / ngày đêm.
Ngoài ra còn áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi
phạm hành chính; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục trình trạng ô nhiễm, suy
giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô
nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
+ Phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến năm trăm nghìn (
500.000) đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
. Không báo cáo kết quả thăm dò theo quy định.
. Cản trở quyền thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của
tổ chức, cá nhân khác.
. Không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên
nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
. Không thực hiện chế độ báo cáo về kết quả khai thác, sử dụng tài nguyên

nước, xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.
+ Phạt cảnh cáo đối với hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép đã quá hạn dưới ba mươi (30)
ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.
+ Phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến bốn trăm nghìn (400.000)
đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ
trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
. Khoan thăm dò nước dưới đất và công trình gồm một giếng khoan, chiều
sâu dưới 50 mét.
. Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện và công suất lắp máy dưới 50kw.
. Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp và lưu lượng dưới
0,2 m3 /giây.
. Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác và lưu lượng dưới
3.000 m3 / ngày đêm.
. Khai thác, sử dụng nước dưới đất và lưu lượng dưới 200 m3 / ngày đêm.
Ngoài ra còn áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi
phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; buộc thực hiện các biện pháp khắc
phục trình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong
trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn
nước.
+ Phạt tiền từ năm mươi nghìn (50.000) đồng đến hai trăm nghìn (200.000)
đồng đối với hành vi chăn thả súc vật trong phạm vi bảo vệ tại các đài, trạm, vườn
quan trắc, đo đạc, thu thập các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
+ Phạt tiền từ năm mươi nghìn ( 50.000) đồng đến một trăm nghìn
(100.000) đồng đối với hành vi gây cản trở việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai
thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.

+ Phạt tiền từ năm mươi nghìn ( 50.000) đồng đến hai trăm nghìn (200.000)
đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:
. Không tuân thủ các quy định về xử lý dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
. Cung cấp dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước không đúng chức năng,
không đúng thẩm quyền.
+ Phạt tiền từ một trăm nghìn ( 100.000) đồng đến năm trăm nghìn
(500.000) đồng đối với hành vi cản trở hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra,
đánh giá nguồn nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiến hành tài
khu vực đã được cấp phép.
+ Phạt tiền từ năm mươi nghìn (50.000) đồng đến một trăm nghìn (100.000)
đồng đối với hành vi khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình
thuộc diện phảiđăng ký nhưng không làm các thủ tục đăng ký.
+ Phạt tiền từ hai trăm nghìn ( 200.000) đồng đến năm trăm nghìn (500.000)
đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
. Ngâm tre, nứa, lá, gỗ, đay, tràm; cắm đăng, đáy hoặc các vật khác gây cản
trở dòng chảy sông, ngòi và gây ảnh hưởng xấu đến việc khai thác, sử dụng tài
nguyên nước của cá nhân, tổ chức khác.
. Đổ vào sông, ngòi, ao hồ, đầm công cộng các chất phế thải, đất, đá và khối
lượng dưới 2 m3.
. Khai thác cát, sái, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện
thô sơ trên sụng, ngiò gây ô nhiễm nguồn nước.
Ngoài ra còn áp dụng biện pháp buộc dì bá, di dêi các vật gây cản trở dòng
chảy; buộc khôi phục lại trình trạng ban đầu đã bị thay đổi, buộc thực hiện các
biện pháp khắc phục trình trạng ô nhiễm do hành vi vi phạm gây ra
* Trách nhiệm kỷ luật
- Đối tượng chịu trách nhiệm kỷ luật là những người thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về tài nguyên nước có hành vi vi phạm như lợi dụng chức vụ
quyền hạn vi phạm hoặc bao che cho người có hành vi vi phạm các quy định về
cấp giấy phép về tài nguyên nước và các quy định khác của Luật Tài nguyên nước;
- Việc xử lý cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong khi thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, do người đứng đầu cơ quan quản lý
công chức có hành vi vi phạm ra quyết định kỷ luật. Thẩm quyền xử lý kỷ luật cán
bộ, công chức có hành vi vi phạm được thực hiện theo quy định chung về phân cấp
quản lý cán bộ.
- Hình thức kỷ luật, tuỳ theo mức độ mà bị xử lý bằng một trong các hình
thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc
thôi việc.
- Trình tự xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với người quản lý được
thực hiện theo quy định tại các văn bản sau:
+ Nghị định số 96/1998/ NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về chế độ
thôi việc đối với cán bộ, công chức.
+ Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý
kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức.
+ Nghị định số 118/2006/NĐ - CP ngày 10/10/2006 của Chính phủ về xử lý
trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức ( thay thế chương III Nghị định số
97/1998/NĐ - CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ )
- Trách nhiệm hình sự
Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm
pháp luật tài nguyên nước là những quy định trong Điều 71 của Luật Tài nguyên
nước. Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước đã bị xử phạt hành
chính mà còn vi pham hoặc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý theo
Điều 183 của Bộ Luật hình sự năm 2000 về tội gây ô nhiễm nguồn nước:
“ Người nào thải vào nguồn nước dầu mì, hoá chất độc hại, chất phóng xạ
quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi
khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị
xử phạt hành chính mà cố trình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo
quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền
từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến
mười năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi
triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ một năm đến năm năm ”.
- Trách nhiệm dân sự
Đối tượng phải chịu trách nhiệm dân sự là người có hành vi vi phạm pháp
luật về tài nguyên nước mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác thì ngoài
việc áp dụng một trong những biện pháp trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ
luật, trách nhiệm hình sự còn phải bồi thường theo thiệt hại theo quy định của Bộ
luật dân sự năm 2005 và Luật Tài nguyên nước.
Theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật dân sự thì trách nhiệm bồi thường
thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi
thường bù đắp tổn thất về tinh thần.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất
vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về
tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu thập thực tế
bị mất hoặc bị giảm sút.
Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt
hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn bồi thường một khoản tiền để bù
đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.

* *
*

×