Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo trình kỹ thuật truyền hình - Phần 1 Kỹ thuật truyền hình trắng đen - Chương 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.16 KB, 7 trang )


1

PHẦN 1
KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH TRẮNG ĐEN

Chương 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ VÔ TUYẾN TRUYỀN HÌNH

1.1 Nguyên lý chung về vô tuyến truyền hình




















ĐCTT (AM): khối điều chế trung tần hình, điều chế biên độ.


ĐCTT (FM): khối điều chế trung tần tiếng, điều chế tần số.
PHTK: mạch phối hợp trở kháng.

Để truyền hình đi xa, trung tâm truyền hình biến những tín hiệu quang của những
hình ảnh động thành những tín hiệu điện (gọi tắt là tín hiệu hình ảnh – video), rồi đưa
những tín hiệu này cùng với tín hiệu âm thanh đến máy phát để điều chế bằng sóng cao
tần cực ngắn (gọi là sóng mang).
Tập hợp những tín hiệu này (gọi chung là tín hiệu truyền hình) được bức xạ dưới
dạng sóng điện từ qua không gian hoặc truyền bằng cáp đến máy thu.
Mỗi hình ảnh được camera ở trung tâm truyền hình phân tích thành khoảng
520.000 phần tử rất nhỏ (gọi là điểm ảnh) mà dưới góc nhìn 1 phút (1/60 độ) hay 1/3438
Radian thì mắt ta không phân biệt được và có cảm giác chúng liền nhau. Các điểm ảnh
mang thông tin về độ chói và màu sắc của vật. Sau đó, camera biến đổi độ sáng của từng
Mạch
ghép

L
ọc h
ài

PHTK
KĐCS
CT
ần

Came-
-
ra

KĐTT

(AM)

Nhân
t
ần

KĐại
âm t
ần

KĐTT
(FM)

Nhân
t
ần

Đèn chiếu
Hình 1.1 Sơ đồ tổng quát của khối máy phát hình
2

1

3

4

5

6


7


2

điểm ảnh thành tín hiệu điện có biên độ điện áp tỉ lệ với độ sáng đó (nhờ bộ biến đổi
quang – điện). Đó là quá trình phân tích ảnh ở đài phát.
ở máy thu diễn ra quá trình ngược lại. Đó là quá trình khôi phục hay tổng hợp ảnh,
biến đổi tín hiệu điện nhận được thành tín hiệu quang, hiện hình ảnh trên màn hình, nhờ
bộ biến đổi điện – quang, còn gọi là ống thu hình CRT hoặc màn hình tinh thể lỏng LCD.
Để chùm tia điện tử của ống thu hình do các tín hiệu hình khống chế không chỉ
phóng vào một điểm trên màn hình, một hệ thống mạch điện được bố trí để lái chúng từ
trái sang phải (gọi là quét ngang hay quét dòng) và lái chúng từ trên xuống dưới (gọi là
quét dọc, quét mành hay quét mặt).
Để việc quét ở tất cả các máy thu đồng bộ so với ở đài phát, ngoài tín hiệu hình
ảnh, đài truyền hình còn phát thêm những tín hiệu điều khiển việc quét ở mỗi dòng, mỗi
mành cho đúng (gọi là tín hiệu đồng bộ ngang và dọc); đồng thời cũng phát những tín
hiệu xoá dấu để tắt các tia quét ngược ở máy thu không làm lộ ra những vệt trắng trên
màn hình; gọi là những xung xoá hồi ngang (xung tắt dòng) và hồi dọc (xung tắt mặt)

1.2. Tiêu chuẩn truyền hình
Trên thế giới có nhiều chuẩn truyền hình, trong đó có 3 chuẩn chính và đã trở
thành phổ biến là FCC, CCIR và OIRT.
Bảng 1.1. Các thông số quan trọng của 3 tiêu chuẩn truyền hình

ST
T
THÔNG SÔ
CÁC TIÊU CHUẩN


FCC CCIR OIRT
1 Số dòng quét trong mỗi hình 525 625 625
2 Số hình xuất hiện trong 1s 30 25 25
3 Cách quét Xen kẽ Xen kẽ Xen kẽ
4 Độ rộng dải tần hình 4MHz 5MHz 6MHz
5 Tần số quét ngang (quét dòng) 15.750Hz 15.625Hz 15.625Hz
6 Chu kỳ quét ngang (quét dòng)
63,5
s

64
s

64
s


7 Tần số quét dọc (quét mành) 60Hz 50Hz 50Hz
8 Chu kỳ quét dọc (quét mành) 16,7ms 20ms 20ms
9 Phương pháp điều chế tín hiệu hình Biên độ âm Biên độ âm Biên độ âm
10 Các mức tín hiệu - Đỉnh đồng bộ
thành phần so với - Xoá
tín hiệu Video - Mức trắng
- Mức đen
100%
(75

2,5)%
(12,5


2,5)%
(70

2,5)%
100%
(75

2,5)%
(12,5

2,5)%

(70

2,5)%
100%
(75

2,5)%
(12,5

2,5)%

(70

2,5)%
11 Phương pháp điều chế tín hiệu
tiếng
Tần số Tần số Tần số

12 Khoảng cách giữa sóng mang hình
và tiếng
4,5MHz 5,5MHz 6,5MHz
13 Độ rộng dải tần chung (hình, tiếng) 6MHz 7MHz 8MHz
14 Tần số trung tần hình 45,75 MHz 38MHz 38MHz
15 Tần số trung tần tiếng 41,25MHz 32,5MHz 31,5MHz

3

16

Trung tần thứ hai của tiếng 4,5MHz 5,5MHz 6,5MHz
17

Khuôn hình b:h 4:3 4:3 4:3

1. FCC: Federal Communication Commission: Uỷ hội Thông tin Liên bang; được áp
dụng đầu tiên ở các nước Mỹ, Canada, Cuba
2. CCIR: Comité Consultatif International de Radio et Television: Uỷ ban tư vấn Vô
tuyến Điện Quốc tế ; được áp dụng đầu tiên ở các nước Đức, áo, Hà Lan, Nam

3. OIRT: Organisation International Radio and Television: Tổ chức Phát thanh và
Phát hình Quốc tế được áp dụng đầu tiên ở phần lớn các nước XHCN (cũ)
Lấy chuẩn truyền hình trắng đen OIRT (chuẩn để xây dựng hệ màu PAL D/K ở
Việt Nam) để phân tích một số thông số đặc trưng của nó.

1. Số dòng quét mỗi hình là 625
Chất lượng hình phụ thuộc vào độ phân giải. Số dòng quét càng nhiều, chất lượng
hình ảnh càng đẹp. Do đó, việc chọn số dòng quét mỗi hình phải đủ lớn để đảm bảo sao
cho khi mắt người cách màn hình một khoảng bằng 6 chiều cao của hình thì góc tạo bởi

mắt người đến 2 dòng liên tiếp trên màn hình phải nhỏ hơn 1 phút (1/60 độ). Có như vậy,
mắt ta mới không phân biệt được ranh giới giữa 2 dòng và hình nhìn thấy sẽ mịn, không
bị sứa ngang.










Từ đó xác định được số dòng quét tương ứng với các chuẩn FCC, CCIR và OIRT
lần lượt là 525, 625 và 625.

2. Số hình trong 1s là 25
Người ta chọn số hình trong 1s lớn hơn số hình tương ứng với thời gian lưu ảnh
của mắt thì hình sẽ hiện ra liên tục, không gây cảm giác bị gián đoạn. Số hình càng lớn
thì càng có cảm giác liên tục. Mắt có thời gian lưu ảnh từ 1/25s – 1/8s. Do đó nếu chọn số
hình trong 1s lớn hơn hoặc bằng 25 hình thì đạt yêu cầu. Ngoài ra, cần phải chọn số hình
là ước số của tần số mạng điện xoay chiều để tránh hiện tượng hình bị rung, lắc hoặc có
vết đen trôi trên màn hình khi bộ lọc nguồn không bảo đảm chất lượng. Tổng hợp các
điều kiện trên, các chuẩn truyền hình FCC, CCIR và OIRT chọn số hình trong 1s lần lượt
60
/
1


đ



l= 6h

h
Hình 1.2 Cách xác định số dòng quét trên mỗi hình

4

là 30, 25 và 25.(tương ứng với tần số mạng điện xoay chiều lần lượt 60Hz, 50Hz và
50Hz.
(Ví dụ: khảo sát tần số chớp tắt f của một bóng đèn, nếu f>25Hz (25lần trong 1s)
thì do khả năng lưu ảnh nên mắt người có cảm giác đèn luôn sáng)

3. Các dòng trong một mành được quét xen kẽ
Để khắc phục hiện tượng nhấp nháy do cách quét 25 hình (hoặc 30 hình) trong 1s,
người ta sử dụng cách quét xen kẽ; lần lượt quét mành lẽ theo thứ tự 1,3,5,7 rồi quét
mành chẵn theo thứ tự 2,4,6,8 Như thế, trong một mành chẵn hay một mành lẽ, mỗi
dòng chớp sáng (xuất hiện) 25 lần, nhưng 2 dòng kề nhau thuộc 2 mành khác nhau thì
xuất hiện 50 lần trong 1s. Nhưng vì khoảng cách giữa 2 dòng rất bé nên mắt không phát
hiện được. Kết quả là ta có cảm giác số hình xuất hiện trong 1s tăng gấp đôi, khắc phục
được hiện tượng nhấp nháy của hình ảnh trên màn hình.
















4. Tần số quét ngang (quét dòng) là 15.625Hz
Với 625 dòng trong 1 hình và quét xen kẽ 25 hình trong 1s thì số dòng quét mà
mạch quét ngang quét được trong 1s là: 625 dòng/hình x 25 hình/s = 15.625 dòng/s
Do đó tần số quét ngang f
H
= f
d
=15.625Hz. Và chu kỳ quét ngang T
H
= T
d
=64us












1

3

5

2

623

4

625

624

622

Bắt đầu quét mành lẽ Bắt đầu quét mành chẵn

Quét ngược mành
lẽ
Quét ngược mành
chẵn

Hình 1.3 Cách quét xen kẽ trong kỹ thuật truyền hình
C
A
E D
B

A E
D
C
B
64
s



8
s



56
s



I
q
t
Hình 1.3 Dòng quét ngang có dạng răng cưa tuyến tính theo chiều ngang

5


5. Tần số quét dọc (quét mành) là 50Hz
Với cách quét xen kẽ, chu kỳ (thời gian) quét mỗi hình, kể cả quét ngược là
TH=1/50 = 20ms (hoặc 1/60=16,7ms chuẩn FCC). Vậy tần số quét mành là fV=50Hz

(hoặc 60Hz chuẩn FCC).

6. Tín hiệu hình được điều chế biên độ âm (để chống nhiễu biên độ)
điểm trắng nhất của hình tương ứng với biên độ điện áp thấp nhất.
+ Tín hiệu hình chiếm từ 10% - 71% biên độ tín hiệu Video
+ Tín hiệu đồng bộ chiếm từ 75% - 100% biên độ tín hiệu Video
+ Tín hiệu xoá tia quét ngược ở mức 75% biên độ tín hiệu Video.

























7. Độ rộng dải tần chung của tín hiệu hình và tiếng là 8MHz
Trong phổ tần của tín hiệu truyền hình, thực ra dải biên dưới của sóng mang hình
đã bị đài phát lọc đi một phần lớn để tiết kiệm dải tần vì 2 biên tần mang thông tin tín
hiệu như nhau. Dải biên còn lại là dải biên trên gọi là dải biên cụt (Nyquist)




100%
75%
71%
50%
10%
I
q
t

t

V

A

B

Hình 1.4 Một dòng quét AB của tín hiệu hình được điều chế biên độ âm
Xung đồng bộ ngang

Đen hơn tối đen

tối đen

Đen nhất

Đen vừa

xám

Trắng
Quét ngược

Quét thuận
Xug xoá ngang


6

















8. Tín hiệu tiếng (âm thanh) được điều chế theo tần số
Nhờ điều tần nên âm thanh nghe trung thực hơn; ngoài ra trong máy thu hình kiểu
đổi tần tín hiệu trung tần hình và tiếng dễ đi chung với nhau ít nhất cho đến tầng tách
sóng hình. Nhờ vậy, tín hiệu tiếng không bị suy giảm hoặc bị méo khi tần số ở tầng đổi
tần bị xê dịch. Ngoài ra nó còn giảm được hiện tượng tiếng lẫn vào hình.

9. Khoảng cách giữa sóng mang hình và sóng mang tiếng là 6,5MHz
+ Tần số sóng mang cao tần tiếng lớn hơn sóng mang cao tần hình
fRF/S>fRF/VID và
f
RF/S
- f
RF/VID
=6,5MHz
+ Suy ra tần số trung tần hình lớn hơn trung tần tiếng f
IF/VID
>f
IF/S

f
IF/VID
- f
IF/S
=6,5MHz
10. Phổ tín hiệu hình:
Xác định phổ tần của tín hiệu hình là xác định các thành phần xoay chiều của tín
hiệu. Các chi tiết lớn của hình ảnh tương ứng với thành phần tần số thấp và các chi tiết
nhỏ tương ứng với thành phần tần số cao. Thành phần thấp nhất của phổ tần được xác

định bằng tần số quét dọc. Trong khi đó giới hạn trên của phổ tần được xác định bằng
thành phần tần số cao của tín hiệu hình.
Hệ thống truyền hình chỉ có thể khôi phục lại được hình ảnh với các chi tiết có
kích thước xấp xĩ phần tử ảnh- được xác định bằng ô vuông mà mỗi cạnh bằng chiều
rộng của một dòng quét.
Tần số cao nhất của phổ tín hiệu hình phụ thuộc vào số dòng quét. Để đạt được độ
rõ nét của ảnh càng cao thì số dòng quét càng lớn, kích thước phần tử ảnh càng nhỏ. Lúc
đó độ rộng của dải tần hình càng tăng. Sử dụng phương pháp quét xen kẽ sẽ giảm được
dải tần này.
Ví dụ: Nếu quét liên tục 625 dòng với tỉ lệ khuôn hình 4:3 và số hình trong 1s là
25, (theo chuẩn CCIR va OIRT) thì
Số phần tử của ảnh trong 1 dòng: 625 x 4/3 = 833 phần tử.
6,5MHz

8MHz

f
RF/VID
f
RF/S
f

Biên tần trên của
tín hình

Biên tần dưới
của tín hiệu
hình
A
V

Hình 1.5 Đặc tính biên tần của tín hiệu cao tần hình


7

Số phần tử của ảnh trong 1 hình: 625 x 833 = 520.625 phần tử.
Số phần tử của ảnh trong 1s (25 hình): 520.625 x 25 = 13 triệu phần tử.
Như vậy, tần số cao nhất của tín hiệu hình phải là 13 MHz.
Nếu sử dụng phương pháp quét xen kẽ thì tần số mành được nâng lên gấp đôi nên
tần số cao nhất của tín hiệu hình giảm xuống một nửa. Nghĩa là fmax=6,5 MHz.












Phổ của tín hiệu hình được minh hoạ trên hình 1.7. Đó là phổ gián đoạn gồm các
hài của tần số quét dọc và các nhóm phổ quanh hài của tần số quét ngang, trong đó hài có
bậc càng cao thì biên độ càng bé.
Đặc điểm là giữa các nhóm phổ hài tần số quét ngang tồn tại các khoảng trống. Có
thể lợi dụng những khoảng trống này để truyền những tín hiệu khác. Trường hợp 2 tín
hiệu có cấu trúc phổ như nhau, nếu bố trí các nhóm phổ của tín hiệu thứ hai nằm vào các
khoảng trống giữa các nhóm phổ của tín hiệu thứ nhất, thì có thể truyền cả 2 tín hiệu ấy
trên một kênh thông tin, sau đó có thể tách chúng ra được.

Tính chất này được ứng dụng trong kỹ thuật truyền hình màu. Phổ của tín hiệu
màu được sắp đặt vào các khoảng trống của phổ tín hiệu chói. Trong các hệ thống tín
hiệu truyền hình đo lường cũng lợi dụng các khoảng trống này để truyền các tín hiệu
kiểm tra.

f
V
3f
V
nf
V
f
H
2f
H
3f
H
f
H
+f
V
f
H
-f
V
2f
H
+f
V
f


f
H
+nf
V
V

Hình 1.7 Phổ của tín hiệu hình

×