Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng- Đăng ký và thống kê đất đai- chương 4 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.74 KB, 5 trang )

Phần II: Thống kê đất đai
Chương 4: Sơ lược về nguyên lý thống kê

Trang 82

PHẦN II
THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI

Chương 4
SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ

4.1 - KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ
4.1.1 Khái niệm
Thống kê là một môn khoa học xã hội nghiên cứu mặt lượng trong mối liên
hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng (tự nhiên, kinh tế - xã hội) số lớn trong
điều kiện thời gian và địa điểm nhất định
Tại sao phải nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với
mặt chất ?
- Lượng và chất là 02 mặt của một sự vật không thể tách rời nhau. Chất
giúp ta phân biệt hiện tượng này với hiện tượng khác, chất bộc lộ những khía
cạnh sâu kín của hiện tượng. Nhưng chất không tồn tại độc lập mà được biểu
hiện qua lượng. Sở dĩ cần phải xử lý mặt lượng mới tìm hiểu được mặt chất là vì
chất thường bị che khuất bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
- Nghiên cứu số lớn : để triệt tiêu các yếu tố ngẫu nhiên, những hiện tượng
cá biệt, rời rạc thường mang tính ngẫu nhiên.
4.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của thống kê là mặt lượng trong mối liên hệ mật
thiết với mặt chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trong điều kiện
thời gian và địa điểm cụ thể
4.1.3 Nhiệm vụ của thống kê
- Phục vụ cho việc lập kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân


- Phục vụ cho việc theo dõi và xây dựng các chủ trương chính sách của
Đảng
- Tổng kết những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước
Phần II: Thống kê đất đai
Chương 4: Sơ lược về nguyên lý thống kê

Trang 83

4.2 - ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
4.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của điều tra thống kê
Thống kê nghiên cứu hiện tượng số lớn. Việc thu thập thông tin thường
được tiến hành trên nhiều cá thể của tổng thể. Nó chỉ đem lại kết quả hữu ích
nếu được tổ chức và thực hiện một cách khoa học và có kế hoạch thống nhất.
Ví dụ : - Để tiến hành công tác tổng kiểm kê đất đai trên toàn quốc chúng
ta phải tiến hành thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ,…trên địa bàn từng xã, huyện,
tỉnh do đó công tác chuẩn bị và tiến hành công tác này rất công phu.
- Điều tra dân số trên quy mô toàn quốc, chúng ta phải tiến hành thu
thập tài liệu về từng người dân như : họ tên, tuổi, giới tính trình độ văn hóa, dân
tộc, tôn giáo,…
Như vậy, điều tra thống kê là tổ chức, tiến hành việc thu thập tài liệu về
các hiện tượng, quá trình kinh tế xã hội một cách khoa học và theo một kế hoạch
thống nhất.
Nhiệm vụ của điều tra thống kê là cung cấp tài liệu về các cá thể của tổng
thể.
Tài liệu điều tra thống kê phải đảm bảo các yêu cầu : chính xác, kịp thời và
đầy đủ
- Yêu cầu chính xác có ý nghĩa là tài liệu thống kê phải phản ánh trung
thực thực tế. Đây là yêu cầu cơ bản nhất của điều tra thống kê. Do đó, đối với
từng tổng thể cụ thể người ta áp dụng phương pháp quan sát, loại điều tra thống
kê thích hợp và những người điều tra phải có kiến thức chuyên môn, có trách

nhiệm.
- Yêu cầu kịp thời có nghĩa là điều tra thống kê phải cung cấp tài liệu đúng
lúc cho người sử dụng, nhất là đối với những nhà quản lý.
- Yêu cầu đầy đủ có nghĩa là điều tra thống kê phải thu thập đúng nội dung
và số lượng cá thể đã được quy định trong văn kiện điều tra.
4.2.2 Phân loại điều tra thống kê
Tùy theo tính phức tạp của hiện tượng kinh tế - xã hội, mục đích nghiên
cứu thống kê và khả năng thu thập tài liệu mà người ta áp dụng loại hình điều tra
thống kê thích hợp.

Phần II: Thống kê đất đai
Chương 4: Sơ lược về nguyên lý thống kê

Trang 84

a - Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên
Tùy theo yêu cầu phản ánh tình hình các cá thể của tổng thể một cách liên
tục hay không liên tục, người ta áp dụng điều tra thường xuyên hay không
thường xuyên.
- Điều tra thường xuyên : tiến hành thu thập tài liệu của các cá thể của
tổng thể một cách liên tục, theo sát với quá trình phát sinh, phát triển của hiện
tượng nghiên cứu. Ví dụ : người ta thường xuyên ghi chép biến động nhân khẩu
(sinh, tử, số người chuyển đi, chuyển đến), đăng ký biến động đất đai.
Điều tra thường xuyên tạo ra khả năng theo dõi được tỷ mỉ tình hình biến
động của hiện tượng theo thời gian, thường dùng trong các đơn vị sản xuất, kinh
doanh, lưu thông, dịch vụ.
- Điều tra không thường xuyên tiến hành thu thập các tài liệu của các cá
thể trong tổng thể không liên tục, không gắn với quá trình phát sinh, phát triển
của hiện tượng. Tài liệu của điều tra không thường xuyên chỉ phản ánh trạng thái
của hiện tượng ở một thời gian nhất định. Chẳng hạn, các cuộc điều tra năng

suất, sản lượng cây trồng, điều tra vật tư hàng hóa tồn kho,… là điều tra không
thường xuyên.
Như vậy, điều tra không thường xuyên đáp ứng cho những trường hợp
hiện tượng xảy ra không thường xuyên, cho những trường hợp không cần theo
dõi thường xuyên hoặc điều kiện vật chất không cho phép điều tra thường xuyên.
b - Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ
Tùy theo mục đích điều tra phản ánh toàn bộ hay một bộ phận của tổng
thể, có thể phân loại điều tra thống kê theo sơ đồ sau :









Điều tra thống kê
Điều tra toàn bộ
Điều tra không toàn bộ

Điều tra
chọn
mẫu
Điều tra
trọng
điểm
Điều tra
chuyên
đề

Phần II: Thống kê đất đai
Chương 4: Sơ lược về nguyên lý thống kê

Trang 85

Trước tiên điều tra thống kê phân thành 02 loại : điều tra toàn bộ, điều tra không
toàn bộ
- Điều tra toàn bộ : (hay còn gọi là tổng điều tra) tiến hành thu thập tài liệu
về toàn bộ các cá thể của tổng thể, không bỏ sót bất cứ cá thể nào. Chẳng hạn,
tổng điều tra dân số, tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, tổng kiểm kê đất
đai,… là các cuộc điều tra toàn bộ.
- Điều tra không toàn bộ : tiến hành thu thập tài liệu của một số cá thể
được chọn ra từ tổng thể chung. Tùy theo mục đích nghiên cứu, điều tra không
toàn bộ được phân loại như sau : điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra
chuyên đề.
+ Điều tra chọn mẫu chỉ tiến hành điều tra một số cá thể được chọn ra từ
tổng thể. Những cá thể được lựa chọn được gọi là mẫu điều tra, phải đại diện
được cho tổng thể. Kết quả trên mẫu điều tra được tính toán suy rộng cho toàn
bộ tổng thể. Chẳng hạn điều tra năng suất, sản lượng lúa,…
+ Điều tra trọng điểm chỉ điều tra ở bộ phận chủ yếu của tổng thể, khác với
điều tra chọn mẫu điều tra trọng điểm không dùng để đại diện được cho toàn bộ
tổng thể, chỉ cho phép nhận thức được tình hình cơ bản của tổng thể. Chẳng
hạn, trong nông nghiệp có một số cây trồng tập trung thành vùng chuyên canh,
đối với điều tra năng suất, sản lượng người ta tiến hành điều tra trọng điểm ở
một số địa điểm cụ thể nào đó.
+ Điều tra chuyên đề chỉ tiến hành ở một số ít đơn vị, thậm chí chỉ trên một
cá thể của tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu rất nhiều đặc điểm của chúng.
Mục đích của điều tra chuyên đề là nghiên cứu các nhân tố mới, xu hướng phát
triển của hiện tượng, rút ra các bài học cho công tác quản lý, chỉ đạo.
c - Báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn

- Báo cáo thống kê định kỳ : là một hình thức điều tra thống kê thường
xuyên, có định kỳ, theo nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất
của cơ quan thẩm quyền quy định.
Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tổ chức điều tra theo con đường
hành chính bắt buột, bắt đơn vị báo cáo phải thực hiện đúng quy định, nếu sai là
vi phạm kỹ luật báo cáo.
- Điều tra chuyên môn là hình thức tổ chức điều tra không thường xuyên,
được tiến hành theo một kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần
Phần II: Thống kê đất đai
Chương 4: Sơ lược về nguyên lý thống kê

Trang 86

điều tra. Chẳng hạn, điều tra dư luận xã hội là hình thức tổ chức điều tra chuyên
môn.
4.3 - TỔNG HỢP THỐNG KÊ
4.3.1 Khái niệm
Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung chỉnh lý và hệ thống hóa một
cách khoa học các tài liệu thu thập được trong giai đoạn điều tra thống kê.
4.3.2 Phân tổ thống kê
Là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị
của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ khác nhau.
Ví dụ :
- Nghiên cứu tình hình dân số căn cứ vào tiêu thức giới tính thì có thể chia
thành 02 tổ : nam và nữ
- Hiện trạng sử dụng đất (Phân theo vùng), gồm có :
+ Miền núi Trung du Bắc bộ
+ Đồng Bằng Bắc bộ
+ Khu IV cũ
+ Duyên hải miền trung

+ Tây nguyên
+ Đông Nam bộ
+ Đồng bằng sông Cữu Long
4.3.3 Bảng thống kê
Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có
hệ thống, hợp lý và rõ ràng. Đặc điểm chung của tất cả các bảng thống kê bao
giờ cũng có những con số bộ phận và con số chung, các con số này có liên hệ
mật thiết với nhau.

×