Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP QUỐC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM_6 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.24 KB, 7 trang )

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP
QUỐC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

* Ban Quản lý Toàn cầu hoá (Committee on Managing
Globalization):

Ban này có chức năng nhiệm vụ giúp các nước thành viên giải quyết các
vấn đề (a) thương mại quốc tế và đầu tư, (b) phát triển cơ sở hạ tầng và
giao thông vận tải, (c) môi trường và phát triển bền vững và (d) công
nghệ thông tin và viễn thông.

Ban này bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên và họp hai năm
một lần.

Hỗ trợ cho Ban Quản lý toàn cầu hoá là 4 Tiểu ban sau:

- Tiểu ban Thương mại và Đầu tư (Sub-Committee on Trade and
Investment).

- Tiểu ban về Hạ tầng cơ sở và Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển giao
thông vận tải (Sub-Commitee on Transport Infrastructure and
Facilitation).

- Tiểu ban về Môi trường và Phát triển bền vững (Sub-Commitee on
Environment and Sustainable Development).

- Tiểu ban về Công nghệ Tin học và Thông tin liên lạc (Sub-Committee
on Information and Communication Technologies).
Các tiểu ban này sẽ họp hai năm một lần.

*Ban về Các Vấn đề Xã hội mới nảy sinh (Commitee on Emerging


Social Issues)

Ban này có chức năng và nhiệm vụ giúp các nước thành viên hoạch định
và thực hiện các chính sách và chiến lược thúc đẩy tạo cơ hội bình đẳng
cho mọi nhóm người trong cộng đồng tham gia có hiệu quả và cải thiện
chất lượng cuộc sống.

Ban này gồm đại diện của tất cả các nước thành viên và họp hai năm
một lần.

Hỗ trợ công việc của Ban về các vấn đề xã hội mới nảy sinh có các Tiểu
ban sau:

- Tiểu ban về Các nhóm người dễ bị tổn thương về mặt xã hội (Sub-
Commitee on Socially Vulnerable Groups).

- Tiểu ban về Y tế và Phát triển (Sub-Commitee on Health and
Development).

Hai Tiểu ban này sẽ họp hai năm một lần.

Ngoài ra, ESCAP còn có 2 Tiểu Ban đặc biệt sau:

- Tiểu ban đặc biệt về Các nước Hải đảo Thái bình dương đang phát
triển (Special Body on Facific Island Developing Countries).

- Tiểu ban đặc biệt về Các nước Kém phát triển nhất và Các nước đang
phát triển không đường ra biển (Special Body on Least Developed and
Landlocked Developing Countries).


Hai Tiểu ban đặc biệt này có chức năng, nhiệm vụ giúp các nước liên
quan giải quyết các vấn đề đặc biệt liên quan đến họ.

Hai Tiểu ban này họp hai năm một lần.

Đặc biệt, ESCAP có Ban Cố vấn (ACPR), gồm Đại diện Thường trực tại
ESCAP của các nước thành viên" (Adviory Commitee of Permanent
Representatives and Other Representatives). Ban cố vấn họp mỗi tháng
một lần để đóng góp và trao đổi ý kiến với Thư ký chấp hành ESCAP về
mọi mặt hoạt động và công việc của ESCAP. Ban Cố vấn có nhiệm vụ
cùng Ban thư ký hoạch định chương trình công tác của ESCAP cũng
như xác định các vấn đề ưu tiên trong các hoạt động, theo dõi và đánh
giá việc thực hiện các chương trình công tác đã được Uỷ ban đề ra.
Ban Thư ký ESCAP là cơ quan giúp việc cho Uỷ ban để thực hiện các
chương trình công tác được Uỷ ban thông qua. Đứng đầu Ban Thư ký là
Thư ký Chấp hành do Tổng Thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm với nhiệm
kỳ 5 năm.

3.6.6. Nguồn Tài chính:

Nguồn ngân sách của ESCAP gồm hai phần:

* Ngân sách thường xuyên: Lấy từ nguồn Ngân sách Thường xuyên của
Liên hợp quốc (Regular Resources) do các nước thành viên Liên hợp
quốc đóng góp. Ngân sách thường xuyên này được dùng để duy trì hoạt
động của Ban Thư ký ESCAP.

* Đóng góp tự nguyện của các nước thành viên ESCAP hay của các tổ
chức quốc tế và các Tổ chức Phi Phính phủ (NGos). Nguồn ngân sách
này được sử dụng cho các chương trình và dự án của ESCAP.


3.6.7. Hợp tác giữa Việt Nam và ESCAP trong tình hình mới:

* Trong những năm tới các hoạt động của ESCAP sẽ xoay quanh 3 lĩnh
vực ưu tiên như nêu trên nhằm giúp các nước thành viên giải quyết
những khó khăn và thách thức lớn nhất đối với khu vực.
Trong bối cảnh của tình hình nước ta hiện nay, những vấn đề ESCAP
quan tâm ưu tiên cũng là những vấn đề lớn được Chính phủ ta quan tâm.
Sự đồng nhất này là điều kiện thuận lợi cho các Bộ, nghành tăng cường
hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của ESCAP, đặc biệt trên 3 phương diện:

- Hoạch định chính sách và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,

- Phương hướng và chính sách để tháo gỡ những khó khăn trên một lĩnh
vực hay một vấn đề cụ thể,

-Nâng cao năng lực cán bộ, nhân viên thông qua các khoá đào tạo, hội
thảo do ESCAP tổ chức.

- Đối với vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay, ta có thể tranh
thủ ESCAP giúp đỡ trên các mặt sau: hoạch định chiến lược, chính sách,
tăng cường năng lực trong công tác thống kê phục vụ cho chương trình
xoá đói giảm nghèo; hoạch định chính sách và các quy chế hỗ trợ người
nghèo ở thành thị và nông thôn để giúp họ nâng cao đời sống và cải
thiện vị trí trong xã hội.

- Đối với vấn đề quản lý toàn cầu hoá, ta có thể tranh thủ sự giúp đỡ của
ESCAP trên các mặt sau: hội nhập thương mại mậu dich khu vực và thế
giới (nâng cao năng lực quốc gia trong việc nắm và hiểu những tác động
của các thoả thuận trong WTO và các Hiệp định mậu dịch đa phương

khác,hỗ trợ về đào tạo kỹ năng đàm phán chuẩn bị gia nhập WTO, tham
gia thương lượng các hiệp định đa, song phương khác về mậu dịch quốc
tế v.v ); nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh trong thương mại và mậu
dịch, nâng cao kỹ năng và kiến thức quản lý xuất khẩu, hiểu các quy tắc
trong thương mại, đặc biệt các nguyên tắc liên quan đến WTO; tranh thủ
những kinh nghiệm tốt trong việc thúc đẩy, tạo môi trường và cải thiện
môi trường đầu tư; thực hiện đầu tư, nâng cao năng lực trong việc hoạch
định và thực hiện chiến lược và chính sách hỗ trợ cho các xí nghiệp nhà
nước và tư nhân, phát triển du lịch, giao thông vận tải, bảo vệ môi
trường, phát triển tài nguyên nước và năng luợng.

- Đối với các vấn đề xã hội: ta có thể tranh thủ ESCAP trên các mặt như
hoach định chính sách đối với phụ nữ nhằm nâng cao địa vị về mặt
chính trị và kinh tế của phụ nữ trong xã hội, xây dựng các chính sách và
chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phuơng hướng giải quyết các vấn
đề nan giải như nạn dịch HIV/AIDS, ma tuý, các bệnh hiểm nghèo khác
(SARS, Cúm Gia cầm v.v ); xây dựng các chính sách đối với người già,
người tàn tật và các đối tượng xã hội khác để giúp họ có điều kiện tham
gia vào quá trình phát triển.

- Chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 3/2004 của Viên Thư ký Chấp
hành ESCAP, ông Kim Hak-su là một dịp để cho ESCAP thấy được
những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong những lĩnh vực được coi
là ưu tiên của khu vực châu Á - Thái bình dương hiện nay. Qua các buổi
tiếp xúc phía Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác Việt Nam - ESCAP
trong những năm vừa qua. Yêu cầu ESCAP tăng cường hơn nữa sự hỗ
trợ, đặc biệt là trong những lĩnh vực mà ESCAP có thế mạnh như đã nêu
trên. Ông Thư ký Chấp hành cam kết sẽ tiếp tục và tăng cường hợp tác
với Việt Nam nhất là các lĩnh vực hoạt động chính của ESCAP hiện nay
và đặc biệt là tư vấn chính sách. Ông hứa sẽ thông tin cho các bộ phận

liên quan của ESCAP xem xét việc cử chuyên gia chuyên ngành khu vực
vào giúp Việt Nam trong các lĩnh vực kế hoạch hoá, xoá đói giảm
nghèo, môi trường và vấn đề giới.

×