Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ UNESCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.28 KB, 17 trang )

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ UNESCO VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
TỔ CHỨC GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ VĂN HÓA CỦA LIÊN HỢP QUỐC (UNESCO)
1. SỰ RA ĐỜI, MỤC ĐÍCH, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) được thành
lập ngày 16/11/1945 với mục đích “Góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng
cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm
bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, quyền con người và tự do
cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà
Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”.
UNESCO có các chức năng sau:
-Là cơ sở thí nghiệm các ý tưởng mà nhiệm vụ trí tuệ là dự đoán và xác định những vấn
đề quan trọng nhất đang phát sinh trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình, tiếp
đó nhận dạng những chiến lược và chính sách thích hợp nhằm giải quyết chúng.
-Là tổ chức soạn thảo quy chuẩn nơi xây dựng những hiệp định chung về đạo đức,
chuẩn mực và tri thức mang tính sống còn trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền. Vấn đề
này đã đưa UNESCO vào những tiến trình trao đổi tri thức liên ngành phức tạp và vào
quá trình đàm phán với các chuyên gia và các quốc gia thành viên.
-Là trung tâm chỉ dẫn, giao dịch nơi đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp, chuyển
giao, truyền bá và chia sẻ các thông tin, tri thức và những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất.
-Là tổ chức tạo dựng năng lực cho các quốc gia thành viên, UNESCO giúp các nước
thành viên xây dựng năng lực về thể chế và nhân lực trong các lĩnh vực giáo dục, khoa
học, văn hoá, truyền thông và thông tin.
-Là nhân tố xúc tác cho hợp tác quốc tế. Chức năng này được thực hiện thông qua tất
cả bốn chức năng nêu trên.
Năm chức năng cơ bản này là những phương cách chủ yếu để UNESCO thực hiện
nhiệm vụ của mình. Thông qua các chiến lược và hoạt động cụ thể của mình, UNESCO
đang đóng góp tích cực vào việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
(MDGs), đặc biệt là những mục tiêu nhằm:
-Giảm một nửa tỉ lệ người dân sống trong tình trạng nghèo cùng cực ở các nước đang
phát triển vào năm 2015;
-Đạt phổ cập giáo dục tiểu học ở tất cả các nước vào năm 2015;


-Xoá bỏ sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục tiểu học và trung học vào năm 2005;
-Giúp các nước thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển bền vững trước năm 2005
nhằm đảo ngược xu hướng hiện nay về tổn thất các nguồn tài nguyên môi trường vào
năm 2015.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
2.1. ĐẠI HỘI ĐỒNG
Đại hội đồng là cơ quan quyền lực cao nhất, gồm đại biểu của các nước thành viên, họp
hai năm một lần. Đại hội đồng quyết định đường lối, chính sách, kết nạp thành viên mới,
bầu Hội đồng chấp hành và Tổng giám đốc, thông qua chương trình và biểu quyết ngân
sách. Ngôn ngữ làm việc tại Đại hội đồng gồm Ả- rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và
Tây Ban Nha.
2.2. HỘI ĐỒNG CHẤP HÀNH
Hội đồng chấp hành là cơ quan thay mặt Đại hội đồng trong thời gian giữa hai kỳ họp
của Đại hội đồng, giám sát việc thực hiện chương trình và quản lý ngân sách; duy trì
quan hệ tham khảo ý kiến với Liên Hợp Quốc, Toà án quốc tế và các tổ chức quốc tế
khác thuộc Liên Hợp Quốc; lập chương trình nghị sự và chuẩn bị cho Đại hội đồng;
nghiên cứu dự thảo chương trình và ngân sách do Tổng giám đốc đệ trình và đưa dự
thảo này ra Đại hội đồng với những ý kiến cần thiết; đề nghị kết nạp thành viên mới và
giới thiệu người ứng cử vào chức vụ Tổng giám đốc ....
Hội đồng chấp hành gồm 58 uỷ viên với nhiệm kỳ 4 năm. Để bảo đảm tính liên tục của
Hội đồng chấp hành, Đại hội đồng bầu lại một nửa số uỷ viên Hội đồng chấp hành trong
mỗi kỳ họp thường lệ của Đại hội đồng. Việc bầu uỷ viên Hội đồng chấp hành có tính
đến sự đa dạng văn hoá cũng như khu vực địa lý mà ứng viên đó đại diện. Các uỷ viên
Hội đồng chấp hành có vai trò quan trọng trong việc vạch chiến lược và xây dựng
chương trình hành động của UNESCO. Hội đồng chấp hành họp một năm hai lần.
2.3. BAN THƯ KÝ
Ban thư ký là cơ quan thực hiện, bảo đảm hoạt động thường xuyên của UNESCO, thi
hành nghị quyết của Đại hội đồng và Hội đồng chấp hành, nhất là thực hiện các chương
trình đã được Đại hội đồng thông qua.
Về nguyên tắc, Ban thư ký được tuyển chọn trên cơ sở địa lý rộng rãi và gồm những

người có năng lực và hiệu suất công tác cao. Các nước thành viên có quyền đề cử
người để được tuyển lựa làm viên chức trong Ban thư ký theo số lượng nhất định quy
định theo tỉ lệ đóng góp niên liễm của mỗi nước. Ban thư ký do Tổng giám đốc lãnh đạo,
tổ chức và tuyển dụng. Cho đến tháng 1/2007, Ban thư ký gồm 2.100 nhân viên từ 170
nước. Theo chính sách phi tập trung hoá hiện nay, hơn 700 nhân viên làm việc tại 58
văn phòng UNESCO khu vực trên thế giới, trong đó có Văn phòng UNESCO tại Hà Nội
được thành lập tháng 9 năm 1999.
Tổng giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO do Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ
6 năm (có thể được tái cử). Tổng giám đốc có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động thường
xuyên của UNESCO, dự thảo chương trình và ngân sách, thực hiện chương trình, quản
lý ngân sách, chịu trách nhiệm về mọi sáng kiến và quyết định trong phạm vi quyền hạn
của mình.
Từ khi thành lập đến nay, UNESCO đã lần lượt có 9 Tổng giám đốc: Julian Huxley,
người Anh (1946-1948); Jaime Torres Bodet, người Mê-hi-cô (1948-1952); John
W.Taylor, người Mỹ (1952-1953); Luther Van, người Mỹ (1953-1958); Vittorino
Veronese, người Ý (1958-1961); René Maheu, người Pháp (1961-1974); Amadou-
Mahtar M’Bow, người Xê-nê-gan (1974-1987); Federico Mayor, người Tây Ban Nha
(1987-1999) và hiện nay là ông Koichiro Matsuura, người Nhật, được bầu Tổng giám
đốc nhiệm kỳ 1 từ 1999-2005 và nhiệm kỳ 2 từ 2005 đến nay.
3. CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA UNESCO
3.1. Với Liên Hợp Quốc và các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc
Theo thỏa ước được Đại hội đồng UNESCO lần thứ nhất thông qua ngày 6/12/1946 và
được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chấp thuận ngày 14/12/1946, UNESCO là cố vấn kỹ
thuật của Liên Hợp Quốc về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UNESCO: giáo dục,
khoa học, văn hoá, thông tin. Đồng thời UNESCO cũng là cơ quan thực hiện các nghị
quyết của Liên Hợp Quốc về những lĩnh vực đó.
Khác với các cơ quan trực thuộc của Liên Hợp Quốc khác như UNDP, UNCTAD,
UNICEF ...có quyền quan hệ trực tiếp với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, UNESCO cũng
như các cơ quan chuyên môn khác quan hệ với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua
Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) và hàng năm gửi báo cáo lên Hội đồng này.

UNESCO và Liên Hợp Quốc thường xuyên tham khảo ý kiến và tham dự những hội
nghị của nhau nhưng không có quyền biểu quyết.
UNESCO có quan hệ ngang với các tổ chức chuyên môn khác như FAO, ICAO, ILO,
WHO, IMF ... cũng như với các cơ quan trực thuộc của Liên Hợp quốc, chủ yếu là về
các vấn đề chính sách và những “chương trình hành động phối hợp”. Các “Chương
trình ngoài ngân sách” của UNESCO chủ yếu do các tổ chức khác của Liên Hợp Quốc
tài trợ (UNDP, UNICEF, UNIDO, UNCTAD, FAO ...) nhưng việc thiết kế và thực hiện do
các đơn vị nghiệp vụ của UNESCO đảm nhiệm.
3.2. Với các nước thành viên
Tất cả các nước thành viên của Liên Hợp Quốc đều có thể là thành viên của UNESCO.
Các nước ngoài Liên Hợp Quốc có thể gia nhập UNESCO nếu được 2/3 Đại hội đồng
UNESCO chấp nhận. Ngoài thành viên chính thức, UNESCO còn có một số thành viên
liên kết. Nước thành viên nào bị khai trừ khỏi Liên Hợp Quốc mặc nhiên sẽ không còn là
thành viên của UNESCO. Bất cứ nước thành viên hoặc thành viên liên kết nào cũng có
thể xin ra khỏi UNESCO theo những thủ tục và điều kiện nhất định. Trong lịch sử
UNESCO đã từng có các nước xin ra khỏi UNESCO như Mỹ (năm 1984), Anh và
Singapore (năm 1985). Sau một thời gian rút khỏi UNESCO, Mỹ và Anh đã quay trở
lại Tổ chức này (Anh năm 1997 và Mỹ năm 2003). Với việc gia nhập UNESCO của
Cộng hoà Montenegro tháng 3/2007, hiện nay UNESCO gồm 192 nước thành viên và 6
thành viên liên kết.
Công ước thành lập UNESCO quy định tại mỗi nước thành viên có một Uỷ ban quốc gia
gồm đại diện của chính phủ, các bộ/ngành liên quan và các nhân vật có khả năng hoạt
động về giáo dục, khoa học, văn hoá thông tin. Đối với UNESCO, Uỷ ban quốc gia có
các chức năng: tư vấn, liên lạc, thông tin và thực hiện. Nhiệm vụ của UBQG do chính
phủ của mỗi nước quy định. Các nước thành viên cử Phái đoàn thường trực của nước
mình bên cạnh tổ chức UNESCO ở Paris để đảm bảo quan hệ trực tiếp với UNESCO.
3.3 Các mạng lưới chuyên môn của UNESCO
UNESCO hợp tác với mạng lưới các đối tác để triển khai các hoạt động của mình. Hiện
nay có:
-Khoảng 100 uỷ ban tư vấn, các uỷ ban quốc tế và các hội đồng liên chính phủ được

thành lập để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của UNESCO;
-4.000 các Hiệp hội, Trung tâm, các Câu lạc bộ UNESCO ở 100 nước truyền bá ý
tưởng UNESCO và thực hiện các hoạt động UNESCO ở cấp cơ sở;
-7.900 các Trường liên kết ở 176 nước giúp thế hệ trẻ hình thành thái độ khoan dung và
hiểu biết quốc tế;
-Hơn 335 tổ chức phi chính phủ (NGO) duy trì quan hệ chính thức với UNESCO;
-Một nhóm gồm hơn 40 nhân vật nổi tiếng - Đại sứ thiện chí UNESCO- dùng tài năng và
địa vị của mình để giúp mọi người trên thế giới chú ý đến công việc và nhiệm vụ mà
UNESCO đang thực hiện;
-Hơn 580 Giáo sư đại học và 65 các trường đại học kết nghĩa bao gồm mạng lưới
UNITWIN/UNESCO khuyến khích việc nghiên cứu, đào tạo và phát triển giáo dục đại
học;
-179 nước thành viên có Phái đoàn thường trực bên cạnh UNESCO;
-Các nghị sĩ có vai trò quan trọng đối với UNESCO trong quan hệ với các tổ chức khu
vực và quốc tế nhằm thúc đẩy hoà bình và phát triển thông qua giáo dục và dân chủ.
4. CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG LỚN CỦA UNESCO HIỆN NAY: (Chiến lược trung
hạn 2002-2007 và Chương trình và Ngân sách 2007-2008)
UNESCO là một tổ chức chuyên môn có nội dung hoạt động đa dạng, có tính chất liên
ngành nhiều nhất trong hệ thống Liên Hợp Quốc. Các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của
UNESCO là văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và thông tin truyền
thông. Các hoạt động của UNESCO đều nhằm mục tiêu cơ bản là thông qua các hoạt
động của mình để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển và
bảo vệ hoà bình.
Hiện nay UNESCO đang trong quá trình thực hiện Chiến lược Trung hạn 2002-2007,
được thông qua tại Đại hội đồng 31(2001), với chủ đề thống nhất là “UNESCO đóng góp
cho hoà bình và phát triển con người trong kỷ nguyên toàn cầu hoá thông qua giáo dục,
khoa học, văn hoá và thông tin truyền thông” với khẩu hiệu “Toàn cầu hoá với bộ mặt
nhân văn”. Ngoài hai chủ đề xuyên suốt các lĩnh vực hoạt động là xóa nghèo, đặc biệt là
cực nghèo và đóng góp của thông tin và truyền thông cho sự phát triển giáo dục, khoa
học và văn hóa và xây dựng một xã hội tri thức, Chiến lược này đã xác định 12 mục tiêu

chiến lược thuộc 4 lĩnh vực hoạt động chính là:
Về giáo dục:
1.Thúc đẩy giáo dục như là một quyền cơ bản phù hợp với Tuyên ngôn thế giới về
quyền con người;
2.Nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc đa dạng hoá nội dung và phương pháp
cũng như tăng cường các giá trị phổ biến toàn cầu;
3.Tăng cường việc thử nghiệm, canh tân, phổ biến và chia sẻ thông tin và các kinh
nghiệm tốt nhất, cũng như đối thoại về chính sách trong lĩnh vực giáo dục;
Về khoa học
4.Tăng cường các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nhằm định hướng cho việc phát
triển khoa học-công nghệ và chuyển hoá xã hội;
5.Cải thiện an ninh con người thông qua việc quản lý tốt hơn đối với môi trường và thay
đổi xã hội;
6.Nâng cao năng lực khoa học, kỹ thuật và con người để tham gia vào các xã hội tri
thức đang hình thành;
Về văn hoá
7.Xúc tiến việc xây dựng và thực hiện các văn kiện định chuẩn trong lĩnh vực văn hoá;
8.Bảo vệ sự đa dạng văn hoá, khuyến khích đối thoại giữa các nền văn hoá và văn
minh;
9.Tăng cường sự kết nối giữa văn hoá và phát triển, thông qua việc nâng cao năng lực
và chia sẻ kiến thức;
Về thông tin
10.Thúc đẩy sự trao đổi tự do về tư tưởng và sự tiếp cận của tất cả mọi người đối với
thông tin;
11.Tăng cường sự biểu đạt về đa dạng văn hoá trong các phương tiện thông tin đại
chúng và các mạng lưới thông tin quốc tế;
12.Thực hiện tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông cho tất cả mọi người, nhất là
trong khu vực công cộng.
Các hoạt động cụ thể của UNESCO tập trung ưu tiên vào một số vấn đề sau:
* Giáo dục:

- Phấn đấu hoàn thành Chương trình Giáo dục cho mọi người (EFA) vào năm 2015 (đề
ra tại Diễn đàn Giáo dục thế giới- Dakar, Senegal, năm 2000) thông qua các hoạt động:
Hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện chương trình EFA quốc gia; đi đầu trong việc
thực hiện Thập kỷ Xoá mù chữ (2003-2012) và Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển bền vững
(2005-2014);
- Nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng giáo viên ở các cấp học, áp dụng một số
nội dung mới phục vụ phát triển như: Giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dục bảo vệ
di sản, giáo dục hiểu biết quốc tế, áp dụng công nghệ thông tin trong dạy nghề;
- Đẩy mạnh các mô hình hỗ trợ: Trung tâm học tập cộng đồng (CLC), mạng lưới các
trường liên kết của UNESCO (UNESCO/ASPnet).
* Văn hoá:
- Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá (vật thể và phi vật thể), thiên nhiên thế
giới (UNESCO đã công nhận 830 Khu di sản thế giới ( trong đó có 644 di sản văn hóa,
162 di sản thiên nhiên và 24 di sản hỗn hợp văn hóa-thiên nhiên của 184 quốc gia) và
90 Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại): Hỗ trợ các quốc gia thực
hiện tốt công tác này theo Công ước quốc tế về Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên
(thông qua năm 1972) và Công ước Bảo vệ Di sản Văn hoá Phi vật thể (thông qua năm
2003);
- Thúc đẩy đa dạng văn hoá và đối thoại giữa các nền văn hoá, văn minh như một nội
dung ưu tiên góp phần duy trì hoà bình, an ninh thế giới: Nỗ lực thực hiện các nội dung
của “Tuyên bố toàn cầu về Đa dạng văn hoá” năm 2001 và “Công ước Bảo vệ và Phát
huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hoá” được thông qua tại Đại hội đồng UNESCO
lần thứ 33 năm 2005 (và có hiệu lực từ ngày 18/3/2007).
* Khoa học tự nhiên:
UNESCO tập trung ưu tiên vào việc bảo vệ, khôi phục và quản lý tốt hơn nguồn tài
nguyên thiên nhiên của trái đất (nguồn nước và hệ sinh thái) đang có nguy cơ cạn kiệt
nhằm phục vụ phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu này, UNESCO đã và đang
đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình sau:
- Chương trình Thuỷ văn Quốc tế (IHP): Bảo vệ, khôi phục nguồn nước, gắn liền với các
chiến lược phát triển nhằm ngăn chặn xung đột về nước giữa các quốc gia;

- Chương trình Hải dương học liên Chính phủ (IOC): Xây dựng hệ thống quan sát đại
dương trên toàn cầu phục vụ dự báo thời tiết, các hiện tượng El Nino và đưa ra những
cảnh báơ về các biến đổi của khí hậu toàn cầu;
- Chương trình quốc tế Liên hệ địa chất (IGCP): Bảo vệ và sử dụng hữu hiệu nguồn
khoáng sản và năng lượng nhằm giảm thiểu rủi ro, tai hoạ thiên nhiên tại các nước đang
phát triển;
- Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB): Nhằm bảo vệ, duy trì các khu dự trữ
sinh quyển giúp quản lý nguồn tài nguyên, nguồn gen thiên nhiên.
* Khoa học xã hội và nhân văn:
- Chú trọng vấn đề đạo đức trong khoa học và công nghệ: Đảm bảo cho khoa học được
sử dụng phục vụ cho hoà bình và cuộc sống con người; Thực hiện các nội dung Tuyên
bố toàn cầu về gen và quyền con người năm 1997 của Uỷ ban đạo đức sinh học quốc tế
của UNESCO;
- Thực hiện Chương trình liên chính phủ quản lý các chuyển giao xã hội (MOST): Nhằm
giúp chính phủ các nước xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý xã hội phù hợp
trong bối cảnh đa dạng văn hoá, nhấn mạnh yếu tố xã hội và việc xoá đói giảm nghèo.
* Thông tin:
UNESCO triển khai các hoạt động nhằm đẩy mạnh Chương trình thông tin cho mọi
người với mục tiêu mở rộng sự tham gia của tất cả mọi người trong xã hội tri thức, thu
hẹp “hố ngăn cách” giàu-nghèo giữa các nước, các cộng đồng trên lĩnh vực thông tin.
Thực hiện Chương trình quốc tế về phát triển truyền thông (IPDC) nhằm phát huy nguồn
nhân lực và kỹ thuật đa nguồn về thông tin, báo chí, phục vụ phát triển; Thúc đẩy việc
thực hiện Chương trình Ký ức Thế giới (MOW) được UNESCO thành lập từ năm 1992
nhằm bảo tồn kho di sản tư liệu có nguy cơ mai một ở nhiều nước trên thế giới.
5. NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA UNESCO
5.1. Nguồn ngân sách thường xuyên: chủ yếu do tiền đóng góp niên liễm của các nước
thành viên và một số khoản thu khác. Ngân sách thường xuyên của UNESCO khá hạn
hẹp, khoảng 610 triệu đô la (tài khoá 2006-2007).
Ngân sách thường xuyên này dùng để chi cho các hoạt động chung, cho hành chính phí
của UNESCO cũng như các hoạt động nghiệp vụ của Ban thư ký tại trụ sở chính và các

văn phòng khu vực. Các khoản chi để giúp các nước thành viên trong khuôn khổ
“chương trình thường xuyên” và “chương trình tham gia” cũng nằm trong ngân sách
này.
5.2. Nguồn ngoài ngân sách UNESCO: do sự tài trợ hoặc phối hợp hoạt động của các
tổ chức quốc tế và cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, chủ yếu là các tổ chức
UNDP, UNICEF, Ngân hàng Thế giới... và tiền đóng góp tự nguyện của các nước.
Nguồn ngoài ngân sách được dùng vào việc thực hiện các dự án phát triển của các
nước thành viên dưới các hình thức viện trợ kỹ thuật, thiết bị, đào tạo bồi dưỡng cán
bộ.
UNESCO không toàn quyền quyết địnnh việc sử dụng các nguồn ngoài ngân sách mà
thường đóng vai trò người xây dựng hoặc thực hiện dự án, vận động, giới thiệu, trung
gian môi giới để tranh thủ sự thoả thuận của các tổ chức quốc tế hoặc các nước chi
tiền.
Nguồn ngoài ngân sách còn bao gồm quỹ ký gửi của các nước tại UNESCO. Tuy
nhiên, UNESCO cũng không thể toàn quyền quyết định việc sử dụng các quỹ đó.
5.3. Quỹ đặc biệt: do vận động sự đóng góp tự nguyện của quốc tế. Đây là nguồn ngân
sách được đặc biệt sử dụng trong việc viện trợ khẩn cấp do thiên tai, chiến tranh gây ra
đối với các công trình văn hoá, trường học ...
6. QUÁ TRÌNH CẢI TỔ UNESCO
UNESCO tiếp tục quá trình cải tổ được bắt đầu từ năm 1999 và đã đạt được những
thành tựu đáng khích lệ. UNESCO ngày càng tỏ rõ tính thích ứng của mình trong việc
giải quyết các vấn đề toàn cầu như thúc đẩy hòa bình thông qua đối thoại giữa các nền
văn hóa và văn minh, ngăn ngừa thiên tai thông qua giáo dục và chia xẻ kiến thức khoa
học, và là tổ chức điều phối hiệu quả của các chương trình lớn của hệ thống Liên Hợp
Quốc ở cấp quốc gia và quốc tế. Các nước lớn như Mỹ, Pháp, EU, Nhật, Trung quốc ...
đang cố gắng gây ảnh hưởng đối với các hoạt động của UNESCO và trong một số vấn
đề cụ thể đã xuất hiện những mâu thuẫn giữa một số nước, như giữa Mỹ và EU trong
việc thông qua Dự thảo “Công ước về bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng các biểu đạt văn
hoá”.
Hai nội dung thàn hcông nhất của quá trình cải tổ là sắp xếp lại tổ chức trong Ban thư ký

và triển khai thực hiện phi tập trung hóa.
* Chính sách cán bộ và điều hành công việc:
Kể từ khi tiến hành cải tổ cho đến nay, UNESCO đã đạt được những thành tựu đáng kể
trong chính sách cán bộ. Với tổng số 11 chính sách mới về vấn đề cán bộ, UNESCO đã
trở thành tổ chức đi đầu trong hệ thống Liên Hợp Quốc về cải tổ bộ máy. UNESCO đã
đưa ra được các chính sách tuyển dụng cán bộ dựa trên chất lượng; hệ thống báo cáo
quá trình giải quyết công việc dựa vào kết quả; chính sách nâng cao trình độ chuyên
môn, điều động cán bộ và đào tạo lại một cách hợp lý; chính sách phân bổ các vị trí làm
việc đáp ứng các mục tiêu chiến lược của UNESCO trong thập kỷ tới, nhằm đảm bảo
UNESCO thực sự trở thành một tổ chức của thế kỷ 21. Tuy nhiên, còn một số vấn đề
tồn tại, đó là việc nâng cao nhận thức, thông tin và đào tạo cùng với chính sách luân
chuyển tích cực cần phải thúc đẩy, tạo điều kiện cho một “văn hoá cộng tác” trong làm
việc hiện vẫn còn thiếu.
* Quá trình phi tập trung hoá:
Với việc đưa ra mô hình các văn phòng phụ trách một số nước có tính liên ngành mà ở
đó, các chương trình hoạt động chính được triển khai ở các nước thành viên, cơ cấu
hợp tác mới này của UNESCO đã được các nước thành viên chấp nhận, thể hiện tính
thích ứng của việc phi tập trung hoá này. Tuy nhiên, cần có một số điều chỉnh như tăng
cường thêm nhân lực, trao thêm thẩm quyền, đưa ra các phương tiện quản lý điều hành
mới, và cần tham khảo thường xuyên với Trụ sở chính và
với các Uỷ ban quốc gia.
Hiện nay UNESCO đang tham gia vào chương trình cải tổ của Liên Hợp Quốc với mô
hình “Một Cơ quan Liên Hợp Quốc” mà Việt Nam được chọn là một trong 8 quốc gia
thực hiện thí điểm chương trình này. Thực chất của công cuộc cải tổ này là thay đổi
cách thức hoạt động của Liên Hợp Quốc ở Trụ sở chính, ở mỗi khu vực và mỗi nước.

×