Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP QUỐC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM_5 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.07 KB, 10 trang )

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP
QUỐC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

3.6. Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP)

3.6.1 Mục đích thành lập:
Tiền thân của ESCAP là Uỷ ban Kinh tế Châu Á-Viễn đông (ECAFE)
được thành lập 10/1947 tại Thượng Hải, Trung Quốc theo Nghị quyết
46(1) ngày 11/12/1946 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc và Nghị quyết
37 tại khoá họp lần IV (1947) của Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên hợp
quốc (ECOSOC).

ECAFE được thành lập do nhu cầu của các nước trong khu vực cần có
sự giúp đỡ để tái thiết lại đất nước và phát triển kinh tế-xã hội sau chiến
tranh thế giới lần thứ hai.

Từ năm 1974, ECAFE được đổi tên thành ESCAP cho phù hợp với quy
mô và phương hướng hoạt động mới và rộng lớn hơn của tổ chức này.
ESCAP được Liên hợp quốc và ECOSOC trao trọng trách như một
"Trung tâm phát triển Kinh tế-Xã hội của khu vực Châu Á-Thái bình
dương" và có những chức năng và nhiệm vụ sau: Thúc đẩy sự hợp tác
phát triển kinh tế –xã hội và tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước
trong và ngoài khu vực ; nghiên cứu và phổ biến thông tin về các vấn đề
kinh tế- xã hội, kỹ thuật và phát triển ở các nước trong khu vực; hỗ trợ
kỹ thuật cho các nước trong khu vực giải quyết các vấn đề liên quan đến
phát triển kinh tế-xã hội và có trách nhiệm phối hợp chung các hoạt
động của các cơ quan Liên hợp quốc tại khu vực.

3.6.2. Thành viên:

Với 10 thành viên khi mới thành lập, đến nay ESCAP có tất cả 53 thành


viên chính thức và 9 thành viên liên kết (associate member), đại diện
cho 3,84 tỉ người (khoảng 65% dân số thế giới).

Các nước và lãnh thổ trong khu vực Châu Á-Thái bình dương, nếu đã là
thành viên Liên hợp quốc đều có quyền tham gia ESCAP với tư cách là
thành viên chính thức.

Tại diễn đàn ESCAP, các nước thành viên có quyền tham gia hoạch định
chính sách cho các hoạt động của ESCAP nhằm đáp ứng những nhu cầu
phát triển của các nước thành viên, giải quyết những khó khăn và thách
thức đối với phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực. Với đội ngũ chuyên gia
có khả năng chuyên môn sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
ESCAP có khả năng giúp đỡ các nước thành viên trong khu vực giải
quyết những vấn đề khó khăn trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội
của quốc gia.

3.6.3. Các hoạt động chủ yếu của ESCAP:

Thông qua các hoạt động đa dạng của mình, tập trung chủ yếu vào trợ
giúp về kỹ thuật, dịch vụ cố vấn cho Chính phủ các nước khi được yêu
cầu; nghiên cứu và phân tích đánh giá tình hình kinhtế-xã hội ở khu vực
và các nước thành viên, huấn luyện và đào tạo chuyên gia, phổ biến
thông tin và kinh nghiệm, ESCAP thể hiện vai trò hỗ trợ thúc đẩy phát
triển kinh tế-xã hội ở khu vực trên 3 mặt quan trọng sau:

- Phối hợp nỗ lực chung của Liên hợp quốc cho công cuộc phát triển
kinh tế-xã hội ở khu vực.

- Diễn đàn chính của các nước trong khu vực để thảo luận và trao đổi
kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến chính sách phát triển kinh tế-xã

hội ở khu vực.

- Hỗ trợ kỹ thuật trong nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội ở các nước thành
viên.

3.6.4. Cải tổ ESCAP đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới:

Trong bối cảnh cải tổ chung hệ thống Liên hợp quốc, ECOSOC đã tiến
hành xem xét lại vai trò của các Uỷ ban khu vực, kể cả ESCAP, và
khuyến khích các Uỷ ban khu vực này có những bước cải tổ nhằm nâng
cao hơn nữa tính phù hợp và hiệu quả trong các hoạt động của mình và
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của các
nước thành viên trong khu vực trước những vấn đề và thách thức nổi lên
từ cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính khu vực năm 1997-98.
Trên cơ sở những khuyến nghị cải tổ được thông qua tại khoá 58,
ESCAP sẽ tập trung nhân lực và tài lực vào việc hoạch định chương
trình hoạt động, vào các vấn đề ưu tiên nhất hiện nay đối với khu vực.

Cụ thể:

a. Các chương trình hoạt động của ESCAP sẽ được hoạch định dựa trên
những nguyên tắc sau:

- Dựa trên cơ sở Tuyên bố thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, các vấn đề
toàn cầu khác và các nghị quyết của ESCAP

- Giải quyết các vấn đề nổi lên và dự báo những phát triển trong tương
lai

- Có tính khu vực hoặc xuyên biên giới.


- Ưu tiên cho việc cung cấp tư vấn về chính sách và chiến lược dựa trên
kết quả các nghiên cứu và dự án thí điểm

b. Các chương trình công tác sẽ tập trung các hoạt động vào 3 nội dung
ưu tiên sau:

- Xoá đói nghèo: Đói nghèo là thách thức lớn nhất đối với khu vực hiện
nay. có khoảng 900 triệu người, chiếm 2/3 số người nghèo trên toàn thế
giới.

Sứ mạng chung của ESCAP trong lĩnh vực này là giúp các nước cải
thiện vị trí kinh tế-xã hội của những người nghèo.

Mục tiêu đặt ra là các nước thành viên ESCAP có đủ khả năng hoạch
định và thực hiện các chính sách và chiến lược giành cho người nghèo
một cách có hiệu quả.

- Quản lý toàn cầu hoá: Toàn cầu hoá đang định hình một môi trường
kinh tế-xã hội mới với những tác động sâu sắc đối với phát triển kinh tế-
xã hội và trên hết là tác động đến phúc lợi kinh tế của các nước thành
viên. Duới tác động của toàn cầu hoá, một thách thức lớn đối với các
nước trong khu vực là làm thế nào để nắm được cơ hội và hạn chế tối đa
những mặt tiêu cực đối với phát triển.

Sứ mạng chung của ESCAP là giúp các nước thành viên nắm bắt được
cơ hội và hạn chế tối đa chi phí để phát triển

Mục tiêu chung đặt ra là các nước thành viên có khả năng hoạch định và
thực hiện các chính sách và chiến lược cho phép họ giành được tối đa

những lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá.

- Giải quyết các vấn đề xã hội mới nổi lên: Thế giới đang bước vào quá
trình toàn cầu hoá nhanh chóng gây tác động lớn đối với từng cá nhân,
gia đình và cộng đồng ở khu vực. Thậm chí khi cơ hội cải thiện cuộc
sống tăng lên, nhưng nhiều khác biệt về mặt xã hội vẫn tồn tại ở nhiều
nước. Giải quyết những vấn đề xã hội còn là một thách thức lớn đối với
nhiều nước.

Sứ mạng chung của ESCAP là giúp các nước thành viên giải quyết các
vấn đề xã hội tồn tại lâu nay cũng như những vấn đề mới nổi lên.
Mục tiêu chung đặt ra là các nước thành viên có khả năng hoạch định và
thực hiện các chính sách và chiến lược thúc đẩy việc tạo ra những cơ hội
bình đẳng để mọi tầng lớp dân cư trong xã hội đều được tham gia và trên
hết là cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

Trên cơ sở những nguyên tắc hoạch định chương trình hoạt động và lựa
chọn 3 chủ đề ưu tiên nêu trên, ESCAP đề ra chiến lược chung để thực
hiện chương trình hoạt động như sau:

- Đạt được sự cân bằng giữa công tác sự vụ, phân tích và nghiên cứu
chính sách với các hoạt động hợp tác kỹ thuật.

- Huy động thêm nguồn hỗ trợ của các nước và tổ chức tài trợ, của khu
vực tư nhân cho việc thực hiện các hoạt động hợp tác kỹ thuật để nâng
cao hiệu quả của chương trình hoạt động ESCAP.

- Tập trung vào các dự án hợp tác kỹ thuật có quy mô lớn hơn mà có thể
đóng góp đáng kể vào nỗ lực phát triển chứ không tiếp tục các dự án nhỏ
ít tác dụng.


- Tất cả các dự án nhằm đóng góp vào việc thực hiện và đạt được các
mục tiêu của 3 lĩnh vực ưu tiên nêu trên.

- Các chương trình và hoạt động của ESCAP là nhằm phục vụ nhu cầu
của nước thành viên.

Để thực hiện chiến lược trên, các hoạt động của ESCAP sẽ dựa trên trên
cơ sở những nguyên tắc:

- Cung cấp tư vấn về chiến lược và chính sách phát triển, đặc biệt trong
việc giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội mà các nước phải đối phó lâu
nay cũng như mới nổi lên.

- Cung cấp dịch vụ tư vấn để giúp vượt qua những vấn đề cụ thể về phát
triển kinh tế-xã hội.

- Đào tạo và trợ giúp kỹ thuật giúp tăng cường năng lực quốc gia.

-Ưu tiên các nước kém phát triển nhất, các nước không có biển và các
nước hải đảo đang phát triển.

- Gắn các mối quan tâm về giới và các quyền /nhu cầu của các nhóm xã
hội khó khăn trong các hoạt động của ESCAP.

- Hợp tác với các đối tác trên phạm vi toàn cầu, khu vực và quốc gia
tham gia vào các hoạt động phát triển ở khu vực.

- Dựa trên các quyết định và khuyến nghị của các Hội nghị toàn cầu, đề
ra những hoạt động phù hợp đối với khu vực.


- Sử dung công nghệ thông tin để phổ biết kiến thức và tư vấn cho các
nước thành viên, tạo thuận lợi cho việc trao đổi kinh nghiệm giữa các
nước.

3.6.5. Cơ cấu tổ chức của ESCAP:

Uỷ ban (Commision) là cơ quan cao nhất của ESCAP, gồm đại diện của
tất cả các nước thành viên. Uỷ ban mỗi năm họp một lần. Cuộc họp hàng
năm này tạo cơ hội cho các nước thành viên xem xét và thảo luận tất cả
các vấn đề kinh tế-xã hội và hợp tác khu vực trên các lĩnh vực cùng quan
tâm, đồng thời xem xét các chương trình hoạt động của ESCAP.

Dưới Uỷ ban có 3 Ban chuyên ngành sau:

* Ban Xoá đói Giảm nghèo (Committee on Poverty Reduction):

Ban này có chức năng, nhiệm vụ giúp các nước thành viên (a) có khả
năng hoạch định và thực hiện tốt hơn các chính sách và chiến lược hỗ
trợ, giúp đỡ người nghèo nhằm đạt được những mục tiêu thiên niên kỷ
(MDG’s) được Hội nghị Thiên niên kỷ LHQ năm 2000 đề ra và cải thiện
chất lượng cuộc sống cho người nghèo, (b) tăng cường cơ sở số liệu
thống kê của quốc gia và (c) xây dựng và chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề
xoá đói giảm nghèo ở các vùng đô thị và nông thôn.
Ban này bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên và họp hai năm
một lần.

Hỗ trợ công việc cho Ban Xoá đói Giảm nghèo là hai Tiểu ban sau:
- Tiểu ban về Thực hiện về Xoá đói Giảm nghèo (Sub-Committee on
Poverty Reduction.Practices).

- Tiểu ban Thống kê (Sub-Committee on Statistics).
Hai tiểu ban này sẽ họp hai năm một lần.

×