Thái tổ phạm hoàng hậu
Bà họ Phạm, húy là Ngọc Trần, người xã Quần Lại, huyện Lôi
Dương, Thanh Hóa. Bà là một trong số các bà vợ của Lê Lợi. Khi Lê
Lợi mới khởi nghĩa đánh giặc Minh phải di chuyển luôn, không ở yện
một chỗ nào, bà lặn lội theo hầu, trải nhiều gian khổ. Bà sinh ra
Nguyên Long ( vua Thái Tông sau này) vào mùa đông năm Quý Mão
(1423), tức vào năm thứ 6 của cuộc khởi nghĩa.
Năm Ất Tỵ ( 1425) Bình Định Vương Lê Lợi vây thành Nghệ An, khi
đến thành Trào Khẩu ở Hưng Nguyên, nơi có đền thờ thần Phổ Hộ.
Ban đêm nhà vua nằm mộng thấy có vị thần đến bảo rằng : « Tướng
quân cho tôi một người thiếp, tôi sẽ xin phù hộ tướng quân diệt giặc
Ngô, làm nên nghiệp đế ». Hôm sau Bình Định Vương gọi các bà vợ
đến, hỏi. Có ai chịu làm vợ vị thần không ? Sau này khi ta lấy được
nghiệp nước sẽ lập con của nguòi ấy làm thiên tử. Các bà không ai nói
gì, chỉ có bà họ Phạm khảng khái quỳ thưa : « Nếu minh công giữ lời
hứa, thì thiếp nguyện xả thân. Ngày sau làm nên nghiệp lớn chớ phụ
con thiếp », nhà vua khen ngợi và thương cảm, nói với các bà tôn,
nhận theo lời hẹn đó. Khi ấy Nguyên Long mới lên 3 tuổi, bà liền cho
người hầu bế ẵm nuôi nấng. Nhà vua sai làm lễ tế thần dùng bà làm
vật tế. Đó là vào ngày 24 tháng 3 năm Ất Tỵ ( 1425). Khi Lê Lợi đã
bình định được thiên hạ, lên ngôi vua, bảo với quần thần rằng : « Bà
ấy đáng làm chúa cả trăm vị thần nước ta, không ai dám trái ». Bèn
sai người rước quan tài về an táng ở Thanh Hóa. Đi đến xã Thịnh Mỹ
thì trời tối, chưa kịp qua sông phải ngủ trọ ở chợ, đến đêm mối đùn
lên quanh tài một đống đất cao, biên thành nấm mồ. Sứ giả lấy làm lạ
trở về tâu vua, vua chợt hiểu ra, nói : Đó là vị thần đã làm theo lời
hẹn, bèn bảo cứ để quan tài ở đó, dựng điện Hiếu nhân để thờ, đồng
thời dựng miếu, đặt thần chủ ở Nam Kinh để cúng tế. Đến năm Kỷ
Dậu ( 1429), nhà vua cử quận vương Tư Tề là con trưởng đã lớn làm
quốc vương, tạm coi việc nước, Tư Tề là người đã từng lăn lộn từ
những này đầu của cuộc khởi nghĩa, đã từng cùng với Lưu Nhân Chú
vào thành Đông Quan làm con tin để thực hiện việc hòa ước với
Vương Thông. Năm Nhâm Tý (1432) Quốc Vương Tư Tề đã đem quân
đi đánh Châu Phục Lễ, bức hàng tù trương là Đèo Cát Hãn và con y là
Đèo Mạnh Vượng. Cuối đời, vua Lê Thái Tổ nhiều bệnh, chính sự của
nhà nước đều giao cho Vương quyết định. Nhưng vì Vương mắc chứng
bệnh cuồng, giết bừa các tỳ thiếp, dần dần không hợp ý vua…Vua rất
lo nghĩ đến trách nhiệm của người thừa kế. Một hôm giữa trưa nằm
ngủ, chợt mộng thấy bà Hoàng hậu Phạm Ngọc Trần than trách rằng.
Nhà vua phụ công của thiếp, từ hồi mới khởi nghĩa đã đem thiếp cho
vị thần. Nay được thiên hạ rồi, mà ơn thánh chẳng được hưởng. Vua
tỉnh dậy, bồi hồi xúc cảm bèn cho lập Nguyên Long làm con đích (
Hoàng Thái tử). Khi Lê Thái Tổ mất, Nguyên Long được nối ngôi lấy
hiệu là Thái Tông. Tháng 6 năm Giáp Dần ( 1434) truy tôn mẹ là
Phạm Ngọc Trần làm cung từ quốc thái mẫu, thờ phụng ở thái miếu.
Tháng 2 năm Đinh Tỵ ( 1437), truy tôn làm Cung từ Quang Thục quốc
thái mẫu. Tháng 12 năm Đinh Tỵ ( 1437) truy tôn làm Hoàng Thái
hậu.
Lê thái tông ( 1434 – 1442)
Niên hiệu : Thiệu Bình ( 1434 – 1439)
Đại Bảo ( 1439- 1442)
Lê Thái Tông tên húy là Nguyên Long, sinh ngày 20 tháng 11 năm
Quý Mão ( 1423), là con thứ hai của Thái Tổ. Lên ngôi vua ngày 8
tháng 9 năm Quý Sửu ( 1433), lấy hiệu là Thiệu Bình. Khi lên ngôi
vua mới 11 tuổi, nhưng không cầm mẫu hậu che rèm nghe việc mà tự
mình điều hành tất cả công việc triều đình. Các nhà viết sử ai cũng
nhận xét « Vua tư chất sáng suốt tinh khôn, khi cầm quyền chính,
trong ngăn ngừa kẻ cường thần, ngoài dẹp yên các man động. Trọng
đạo, chuộng Nho, đặt khoa thi chọn kẻ sĩ, chế lễ nhạc, rõ chính hình,
văn vật rực rỡ đủ cả, đáng khen là vua hiền ». Chính dưới triều vua
Thái Tông, vào năm Thiệu Bình thứ 5, tổ chức thi Hương ở các đạo và
năm sau tổ chức thi Hội tại Kinh đô. Từ đó mở đầu ra lệ cứ ba năm
một lần thi làm lệ thường. Cũng chính dưới thời vua này, vào năm
Nhâm Tuất ( 1442), bắt đầu ra lệnh dựng bia ghi tên các tiến sĩ.
Thái Tông lên ngôi khi còn quá trẻ lại phải đối phó với một tình hình
triều đình rất phức tạp. Mâu thuẫn và chia rẽ giữa hai lực lượng chính,
Một bên là các công thần khai quốc đứng đầu là đại sư đồ Lê Sát, Lê
Ngân. Với một bên là quan lại có khoa bảng, mặc dù vậy Thái Tông
vẫn có đủ bản lĩnh để không cho các đại thần hoàn toàn thao túng,
ông cũng biết nghe lời can đúng đắn của các ngôn quan như Nguyễn
Thiên Tích, Bùi Cầm Hồ để không khôi phục quan tịch cho Trịnh
Hoành Bá theo lời xin của Đại tư đồ Lê Sát khi bọn chúng có tội bị
đuổi và xóa khỏi sổ quan từ thời vua cha. Và bởi lời Thái Tổ dặn lại
rằng. Bọn Lê Quốc Khí, Trình Hoành Bá, Lê Đức Dư…Tuy có tài, nhưng
không nên dùng lại. Vì thế khi Lê Sát xin phục chức cho bọn này,vua
Thái Tông không nghe. Khi vua 15 tuổi đã biết xét đoán công việc mà
Lê Sát vẫn còn tham quyền cố vị ( lẽ ra khi vua đã trưởng thành,
quan nhiếp chính phại tự biết rút lui). Thái Tông rất bất bình và tìm
cách loại trừ quyền thần Lê Sát, Sát bị bãi chức tước, cho tự tử ở nhà,
vợ con và điền sản bị sung công, những người thuộc bè đảng của Lê
Sát cũng đều bị bãi chức, đồng thời nhà vua cho phục chức các quan
Bùi U Đài, Bùi Cầm Hồ…
Một trong những sự kiện bi thảm nhất dưới triều Lê là cái chết đột
ngột của vua Thái Tông và kéo theo nó là vụ oán oan nghiệt giáng
xuống Nguyễn Trãi và gia đình ông vào tháng 8 năm Nhâm Tuất (
1442) mà người đời vẫn gọi là vụ án Lệ Chi Viên ( vụ án vườn vải).
Ngày 27 tháng 7 năm Nhâm Tuất ( 1442) vua đi tuần ở miền Đông,
duyệt quan ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn
Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 vua về đến Lệ Chi Viên
thuộc huyện Gia Định ( nay thuộc huyện Gia Lương – Bắc Ninh). Cùng
đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy
đã vào tuổi 40 được vua Thái Tông yêu quý vì sắc đẹp, văn chương
hay, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua
thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, lúc này vua mới 20
tuổi. Các quan bí mật đưa thi hài vua về, ngày mồng 6 tháng 8 đến
kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho
Nguyễn Thị Lộ giết vua, ngày 12 tháng 8 năm đó ( 1442), các đại
thần nhận đi mệnh là Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ cùng với Lê Liệt,
Lê Bôi đã tôn Hoàng tử Bang Cơ lên nối ngôi. Nguyễn Trãi và gia đình
bị án chu di tam tộc.
Lê Thái Tông trị vì trong 9 năm, đặt niên hiệu hai lần.
Thiệu Bình ( 1434 )
Đại Bảo ( 1440 – 1442)