Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Lịch sử Thái Lan - Thầy Hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.85 KB, 87 trang )

(TỪ THẾ KỈ XIII ĐẾN NHỮNG
NĂM CỦA THẬP NIÊN 80)
MỤC LỤC
Chương I. Từ khôi phục độc lập đến kí các hiệp ước bất bình đẳng với các nước
phương Tây (1768 – 1855)
Chương II. Xiêm ký các hiệp ước bất bình đẳng
Các cường quốc mưu toan chia xẻ lãnh thổ Xiêm (1865 – 1896)
Chương III. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghóa phát triển.
Đấu tranh ngoại giao xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng (1896 – 1917)
Chương IV. Chế độ quân chủ bò khủng hoảng (1918 – 1932)
Chương V. Cuộc cách mạng 1932
Chương VI. Tình hình Thái Lan cho đến tháng 12.1941
Chương VII. Thái Lan trong những năm chiến tranh Thái Bình Dương (1942 – 1945)
Chương VIII. Cao trào dân chủ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Cuộc đảo chính quân sự 1947 – 1948
Chương IX. Thái Lan trong thời kì chế độ độc tài quan liêu quân sự được xác lập
(1948 – 1958)
Chương X. Chế độ độc tài quan liêu- quân sự Sarit Thanarat và Thanom Kittikachorn
(1958 – 1973)
Chương XI. Thái Lan trong thập niên 1970 và 1980
2
CHƯƠNG I
TỪ KHÔI PHỤC ĐỘC LẬP ĐẾN
KÝ CÁC HIỆP ƯỚC BẤT BÌNH ĐẲNG
VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY (1768 – 1855)
_______________________
I.1. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BÀNH TRƯỚNG CHỐNG CÁC NƯỚC LÁNG
GIỀNG.
Năm 1768, sau khi cầm đầu cuộc kháng chiến đánh đuổi quân chiếm đóng Miến
Điện, P’ya Taksin
(1)


lên ngôi vua, đặt kinh đô tại Thonburi. Ngay sau đó, ông lần lượt
đánh dẹp các thế lực phong kiến đòa phương đã nhân cơ hội triều đình trung ương bò
quân Miến Điện đánh bại để nổi lên cát cứ. Năm 1779, sự nghiệp này hoàn thành, đất
nước được thống nhất trở lại.
Nhưng thay vì bắt tay vào việc tái thiết quốc gia, P’ya Taksin lại quay sang can
thiệp vào công việc nội bộ của các nước lân bang hầu xác lập thế chủ tôn. Năm 1773,
ông mang quân sang Campuchia lật đổ Outey, đưa Ang Non II lên làm vua.
Từ ngày 1.1.1775 đến ngày 9.1.1776, Xiêm
(2)
và Miến Điện đánh lẫn nhau để
giành thành phố Chiêng Mai. Năm 1778, quân Xiêm tràn qua xâm chiếm Viên Chăng
và buộc Luông Phabẳng làm chư hầu.
Các cuộc chiến tranh trên hoàn toàn không củng cố được quyền lực vừa giành
được, như Taskin mong muốn, mà chỉ làm mâu thuẫn trong nước thêm phần gay gắt
trong tình thế đất nước vừa thoát khỏi cơn binh lửa. Năm 1781, một cuộc nổi dậy lớn
đã bùng nổ ngay tại kinh đô. Tướng Chakri đã vội đưa lực lượng Xiêm đang chiếm
đóng Campuchia trở về nước dập tắt cuộc khởi nghóa và nhân cơ hội đó truất phế luôn
Taksin để lên ngôi dưới niên hiệu là Rama I (1782-1809), lập ra triều đại mới còn tồn
tại đến ngày nay, đó là triều đại Chakri, đóng đô tại Bangkok.
Cũng giống như Taksin, việc làm đầu tiên của Rama I là tìm cách chiếm đoạt
lãnh thổ các nước láng giềng.
Năm 1795, lợi dụng tình hình ở Campuchia bò rối ren vì sự tranh chấp giữa ba
quan đại thần trong triều, Rama I đã giúp vua Ang Eng giành lại ngai vàng để được
quyền sáp nhập các tỉnh Battambang, Angkor, Mongkol Borei và Sisophon. Từ đó,
1
()
P'ya Taskin là một viên quan gốc Hoa. Tên ông được phiên âm sang tiếng Việt là Trònh Quốc Anh.
2
()
Từ ngày 24.6.1939 đổi tên thành Thái Lan. Từ ngày 7.9.1945 lấy lại tên cũ là Xiêm. Từ năm 1949 trở

lại, dùng tên Thái Lan.
3
Campuchia trở thành nước chư hầu của Xiêm cho đến năm 1813, khi vua Ang Chan II
lên ngôi nhờ sự trợ lực của quân Đại Nam. Ảnh hưởng của Xiêm vì thế mà bò suy
giảm, nhưng đổi lại Xiêm đã sáp nhập toàn bộ lãnh thổ nằm giữa dãy Dangrek và
vùng Promn Tep, các tỉnh Mlou Prei, Tonlé Repou và Stung Treng; như vậy
Campuchia không còn biên giới chung với Lào nữa. Rama III (1824-1851) đã tìm đủ
cách lập lại đòa vò thống trò của Xiêm ở Campuchia. Chính sách cứng rắn và khắc
nghiệt của Minh Mạng đối với Campuchia đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho đường
lối bành trướng của Rama III. Kết quả là tháng 12.1845, sau bốn tháng đánh nhau, Việt
Nam và Xiêm đã đồng ý chia xẻ ảnh hưởng ở Campuchia, nhưng trên thực tế nước này
dần dần trở thành chư hầu của Đại cho đến khi bò Pháp chiếm.
Từ năm 1818, Rama II (1809-1824) đã tìm cách bành trướng xuống phía nam,
chống lại các sultanat trên bán đảo Malaya. Năm đó, Rama II đã ra lệnh cho Sultan
Kedah vốn là chư hầu của Xiêm mang quân xâm lấn Sultanat Perak, để rồi năm 1821
đến lượt Kedah bò quân Xiêm xâm chiếm. Xiêm còn lợi dụng lúc ảnh hưởng của Hà
Lan ở Perak và Selangor bò suy giảm để đánh chiếm hai sultanat này. Nhưng đây là
những sultanat sản xuất thiếc chính của bán đảo nên năm 1826, Công ty Đông Ấn của
Anh đã can thiệp chặn đứng hành vi xâm lược của Xiêm. Năm 1832, việc trấn áp cuộc
khởi nghóa của nhân dân Patani đã tạo cơ hội cho Xiêm tăng cường thêm ảnh hưởng ở
Kelantan và Trengganu. Nhưng cuộc khởi nghóa năm 1838-1839 ở Kedah đã buộc
Xiêm, qua trung quan của người Anh, rút lui khỏi Kedah để chỉ còn giữ lại Perlis.
Như vậy, trong nửa đầu thế kỉ XIX trên bán đảo Malaya, nơi Anh đã giành được
quyền kiểm soát Penang – tỉnh Wellesley, Malacca và Singapore và đang chú ý khai
thác thiếc, uy thế của Xiêm đối với các sultanat Bắc Malaya vẫn còn nhưng bắt đầu bò
lung lay.
Năm 1872, vua Lạn Xạng là Châu A Nụ đã khởi nghóa chống lại ách thống trò
của Xiêm. Quân đội của ông đã tràn vào Xiêm và chỉ còn cách Bangkok 100km. Bò
phản công, A Nụ phải lui binh và đến lượt lãnh thổ Lạn Xạng bò quân Xiêm tràn sang
xâm chiếm. Viên Chăng bò tàn phá nặng nề, còn lãnh thổ Lạn Xạng bò sáp nhập vào

Xiêm. Luông Phabăng và Sampátxắc cũng phải thừa nhận chủ quyền của Xiêm.
Tình trạng trên kéo dài mãi đến cuối thế kỉ XIX, khi Pháp bắt đầu các hoạt
động bành trướng ảnh hưởng ở Lào.
I.2. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ XÃ HỘI.
Quyền lực của vua là rất lớn. Với danh hiệu devaraja (vua-thần), nhà vua nắm
cả thần quyền và thế quyền. Vua là người sở hữu mọi đất đai trong nước và thần dân
sinh sống trên đó. Vua có quyền đề ra luật pháp, quyết đònh chính sách, chọn các quan
đại thần... Giúp việc cho vua có cả một bộ máy quan liêu hết sức cồng kềnh. Trước
hết là hội đồng thượng thư (senabodi) gồm 5 người: hai thượng thư phụ trách Bộ các
4
tỉnh Miền Bắc (Mahatthai) và Bộ các tỉnh miền Nam (Kralahom). Thực chất đây là hai
phó vương thay vua cai trò hai miền này và có nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới giáp
ranh với Miến Điện và các tiểu quốc Malaya. Bốn thượng thư còn lại là các chức:
Wang phụ trách công việc ở cung điện và tư pháp, Nawas chăm lo thu hoa lợi nông
nghiệp, Nakhonban chòu trách nhiệm tình hình kinh đô và Phraklang lúc đầu phụ trách
tài chính, sau được giao phó thêm trách vụ phát triển ngoại thương, rồi ngoại giao và
cả việc cai trò các tỉnh ven biển gần kinh đô.
Các quan lại được chia thành năm thứ bậc mang các danh hiệu khác nhau, cao
nhất là Chao Phraya, rồi đến Phraya, Phra, Luâng và Khun. Họ được quyền sử dụng
(chứ không phải quyền sở hữu) một số ruộng đất không được quá 1600ha.
Nhân dân gồm các giai cấp và tầng lớp khác nhau. Dưới cũng là nô lệ chiếm 1/3
dân số. Thực ra tình cảnh của người nô lệ và người nông dân không khác gì nhau. Cả
hai đều phải thực hiện các nghóa vụ phong kiến đối với giai cấp thống trò – trong đó có
nghóa vụ chính là lao dòch, binh dòch và đóng thuế.
Do dân số ít (9 người trên 1km
2
) và đất bỏ hoang còn nhiều, mâu thuẫn giữa đòa
chủ và nông dân chưa đến mức trở nên gay gắt như ở một nước láng giềng.
Nền kinh tế Xiêm trong nửa đầu thế kỉ XIX còn mang nặng tính chất tự nhiên.
Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính. Ngoài ra nông dân còn một nguồn thu nhập

khác là những ngành nghề thủ công vẫn chưa hoàn toàn tách khỏi nông nghiệp. Tuy
vậy, những mầm mống của nền kinh tế hàng hóa có từ thời Ayuthaya đã bắt đầu phát
triển nhiều trong nửa đầu thế kỉ XIX.
I.3. NỘI THƯƠNG.
Trung tâm trao đổi hàng hóa lớn nhất là Bangkok. Quan hệ thương mại giữa
kinh đô và miền Nam rất phồn thònh. Các sản phẩm quặng (thiếc, chì), hồ tiêu, bông
gòn đã được chở từ miền Nam lên kinh đô. Nhà truyền giáo người Hà Lan C. Gutzlaff
đã viết trong bút ký của ông: “Miền Nam buôn bán rất nhiều với Bangkok. Những sản
phẩm như ngà voi, vàng, da hổ, hương liệu... được chở đến kinh đô trên những chiếc
thuyền lớn, để đổi lấy những sản phẩm công nghiệp của Ấn Độ và châu Âu và một vài
sản phẩm thủ công nghiệp của Xiêm”.
Ở phía bắc, trung tâm thương mại tập trung ở một vài thành phố lớn như Chiêng
Mai, Nan, Lakon, còn ở phía đông có thành phố Corat. Nhà truyền giáo H. Mouhot
viết: “Từ Ubon, Bassak, Yasoton, các làng bản Lào hàng hóa đã đổ về đây (tức Corat),
chủ yếu là lụa, dù chất lượng kém”.
Quan hệ trao đổi hàng hóa phát triển đã thúc đẩy hoạt động trung gian của tư
bản thương mại và qua đó dần tạo ra một thò trường thống nhất trong cả nước. Tầng lớp
5
thương nhân trung gian xâm nhập cả vào những chốn xa xôi hẻo lánh nhất. Tuy nhiên
họ vẫn còn hoạt động rất phân tán và tản mạn. Theo số liệu được ghi lại trong nhật ký
của Crawfurd thì trong nửa đầu thế kỉ XIX cả nước chỉ có khoảng 6 vạn người sinh
sống bằng nghề trao đổi hàng hóa.
Tầng lớp thương nhân ở Xiêm chủ yếu là người Hoa. Họ được tự do hơn người
bản xứ vốn vẫn bò các quan hệ phong kiến ràng buộc. Thương mại là hoạt động mang
lại nhiều lãi, vì mức chênh lệch giá các mặt hàng giữa các tỉnh và trung tâm là rất lớn.
Mouhot viết: “Thương mại làm cho rất nhiều người trở nên giàu có, mặc dù lúc đầu
nghèo khó, nhưng chỉ sau vài chuyến mua bán theo sự đặt hàng là đủ để họ có một số
vốn”.
Do quan hệ phong kiến còn giữ đòa vò thống trò mà thương mại trở thành nguồn
quan trọng tăng thu nhập cho giai cấp phong kiến. Thương nhân mau chóng bò lệ thuộc

vào phong kiến và trở thành kẻ trung gian giữa giai cấp này và thò trường. Mouhot viết:
“Ở Bangkok cũng như Corat, tất cả đều kết thúc bằng cách rốt cuộc vàng trở về tay các
quan lại”.
Tuy nhiên, quy luật vẫn là ách thống trò phong kiến luôn gây trở ngại cho sự
phát triển của thò trường nội đòa. Các tỉnh ngăn cách với nhau bằng các trạm thuế.
Thương nhân gánh chòu chế độ thuế má phù lạm của các đòa phương.
I.4. NGOẠI THƯƠNG.
Từ cuối thế kỉ XVIII, ngoại thương trở thành một trong những nguồn làm giàu
chính của phong kiến. Đây là hoạt động kinh tế độc quyền của giai cấp này từ triều
vua Prasat T'ong (1630-57). J. Crawfurd nhấn mạnh trong ký sự của ông: “Vua Xiêm là
thương nhân độc quyền: trong một số trường hợp, ông sử dụng độc quyền đối với sản
phẩm; trong một số trường hợp khác, ông dùng ảnh hưởng của mình để gom hàng hóa
với giá rẻ hơn trên thò trường; và trong một số trường hợp khác nữa, ông nhận được
hàng hóa bằng con đường thuế má và cống nạp”. Nhà vua độc quyền một số mặt hàng
như thiếc, ngà voi, gỗ quý, đậu khấu... Từ cuối thế kỉ XIX, thêm một số hàng hóa khác
được cuốn hút vào ngoại thương như: sắt và những sản phẩm của nó. Việc buôn bán
những mặt hàng này do người Hoa nắm giữ.
Ngoài vai trò là trung tâm của nội thương, Bangkok cũng là trung tâm của ngoại
thương. M. Pallegoix viết: “Khó tìm ra được một hải càng nào khác rộng như vậy, kín
đáo như vậy và đủ chỗ cho hàng ngàn tàu thuyền”. Hàng trăm tàu thuyền từ các nước
phương Đông và châu Âu chở đến Bangkok các loại hàng hóa để đổái lấy sản phẩm
tiểu thủ công nghiệp của Xiêm.
Tuy bò chế độ độc quyền phong kiến cản trở, ngoại thương giữa Xiêm và các
nước châu Âu phát triển không ngừng. Tình hình này đã tác động đáng kể đến Xiêm
vào giữa thế kỉ XIX, thể hiện trước hết qua vai trò của cộng đồng người Hoa.
6
Bắt đầu có mặt ở Thái Lan ngay từ đầu thế kỉ XIV, người Hoa sinh sống chủ
yếu bằng nghề buôn bán và khai thác thiếc hoặc hành nghề thủ công. Dưới thời đại ba
vò vua đầu triều Chakri, người Hoa được khuyến khích di cư sang Xiêm và được tin
dùng rộng rãi trong các hoạt động thương mại và hàng hải. Mọi khách nước ngoài đến

Bangkok vào những năm 1820 đều nói rằng hầu như toàn bộ dân sinh sống bằng nghề
buôn bán ở thành phố đều là người Hoa, từ những thuyền tạp hóa trôi nổi trên các
kênh đào cho đến những cửa hiệu bán sỉ to lớn
(3)
. Người Hoa còn chiếm vò trí ưu thế
trong cả ngành trồng các loại cây công nghiệp hướng ra xuất khẩu như hồ tiêu, mía,
bông, thuốc lá và khai thác thiếc. Người ta ước tính rằng trong những năm 1840, hoạt
động kinh tế của người Hoa đã cung cấp một khối lượng hàng hóa xuất khẩu của
Xiêm. Để có được nhiều sản phẩm dư thừa xuất khẩu ra bên ngoài, tất nhiên người
Hoa khó có thể duy trì phương thức phong kiến cố thủ. Họ đã xây dựng những đồn điền
rộng lớn, dùng tiền thuê mướn nhân công. Cả những người Hoa được nhà vua tuyển
dụng vào các hoạt động thương mại và hàng hải cũng được trả công bằng tiền. Như
vậy cho đến nửa đầu thế kỉ XIX, cộng đồng người Hoa đã xây dựng được một nền kinh
tế tiền tệ tồn tại song song với nền kinh tế tự nhiên của tộc người Thái. Đó cũng là
những mầm mống tư bản chủ nghóa đầu tiên trong nền kinh tế Xiêm.
Bản thân các vua triều Chakri cũng là những nhà buôn lớn và rất chú trọng đến
việc thu thuế bằng tiền. “Không thể đưa ra số liệu chính xác phần thuế thu được bằng
tiền, nhưng có thể xác quyết rằng phần thuế thu được bằng tiền dưới thời Rama III lớn
hơn dưới thời Rama II”
(4)
.
I.5. SỰ XÂM NHẬP CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VÀ
CHÍNH SÁCH CỦA GIỚI CẦM QUYỀN XIÊM.
Để bảo vệ độc quyền về ngoại thương của mình, các vua đầu triều Chakri đã tỏ
ra không có thiện cảm lắm đối với các đề nghò xin thiết lập quan hệ thương mại của
các nước tư bản phương Tây, tuy Xiêm La vẫn tiến hành những hoạt động trao đổi
hàng hóa với các thương nhân châu Âu riêng lẻ.
Sau khi chiếm được đảo Penang và tỉnh Wellesley trên bán đảo Malaya, Anh là
nước đầu tiên mong muốn có những quan hệ thương mại chính thức với Xiêm. Năm
1822, một phái bộ của Anh do John Crawfurd cầm đầu, đã đến Bangkok với nhiệm vụ

“mở cửa” cho hàng hóa Anh tràn vào. Crawfurd rất muốn kí kết với Xiêm một thương
ước đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho thương nhân Anh (đánh thuế sử dụng cảng
ở mức 6-8%, còn hàng hóa thì miễn thuế), xóa bỏ độc quyền ngoại thương của vua
Xiêm, dành quyền đặc miễn tài phán cho công dân Anh cư trú trên lãnh thổ Xiêm, bù
lại Anh hứa sẽ bán vũ khí cho Xiêm. Cuối cùng vì vua Xiêm không thuận cho thương
3
()
Dẫn lại theo John F. Cady. Shoutheast Asia, Its historical Development, N.Y: Mc Graw – Hill Book
company, 1964, p.331.
4()
W. Vella, Siam Under Rama III, 1824-51, N.Y.: Ausgustin, Loust to Valley, 1957, p.20-21.
7
nhân Anh hoàn toàn tự do hoạt động mua bán trong nước mình mà cuộc đàm phán giữa
hai bên đã thất bại.
Ba năm sau cuộc chiến tranh đầu tiên giữa thực dân Anh và phong kiến Miến
Điện đã kết thúc bằng sự đại bại của Miến Điện. Biến cố này đã làm cho giới cầm
quyền Xiêm rất lo sợ. Theo những tin tức mà H. Burney, người cầm đầu phái bộ Anh
có nhiệm vụ thuyết phục vua Xiêm ký hiệp ước thương mại và hỗ trợ cho Anh đánh
Miến Điện, nhận được thì Rama III đã bày tỏ ý kiến như sau: “Nếu Miến Điện, với dân
số đông gấp 10 lần Thái Lan mà còn không đương đầu nổi với người Anh hiện đang ở
cận sát Xiêm, thì phỏng chúng ta có thể làm gì với lực lượng ít ỏi của mình?”
(5)
. Nhưng ý
muốn nhượng bộ của vua Xiêm đã vấp phải sự chống đối quyết liệt từ các thương nhân
trong nước, nhất là từ phía các thương nhân người Hoa mà ảnh hưởng trong giới thống
trò người Thái mỗi ngày mỗi lớn dần. Bên cạnh đó Anh lại không chòu thỏa mãn yêu
sách của Xiêm đòi chiếm bờ biển Tenasserim của Miến Điện.
Kết quả là thương ước kí ngày 20.6.1826 không mang lại cho Anh những nhượng
bộ mà nước này mong muốn. Thuế đánh vào hàng hóa mà thương nhân Anh mua vào
hay bán ra trên lãnh thổ Xiêm không có gì là ưu đãi so với thương nhân các nước Tây

Âu khác, chỉ có điều là họ được phép mua bán nhiều mặt hàng hơn và với số lượng lớn
hơn lúc trước.
Sau Anh, người Mó cũng đã thuyết phục được Rama III ký một thương ước với
nội dung tương tự ngày 20.3.1833. Rõ ràng là vua tôi Rama III muốn tìm nguồn nhập
vũ khí và một lực lượng đối trọng với Anh.
Để cạnh tranh với các thương nhân nước ngoài, vua và các quan lại cao cấp
trong triều đã tăng cường các hoạt động thương mại của họ đến mức năm 1849, trong
số 19 tàu buồm vuông đến Bangkok chỉ còn 5 là của người Anh, trong khi năm 1838 thì
tỉ lệ ngược lại
(6)
. Thuế đánh vào hàng hóa phương Tây nặng đến mức chúng không sao
cạnh tranh với hàng hóa người Xiêm và người Hoa. Sau năm 1838, không còn một tàu
Mó nào vào Bangkok. Còn công ty thương mại của Anh thì từ 1840 hoạt động bò giảm
đi nhiều và nó đã phải tìm cách buôn lậu ma túy để bù vào doanh số bò giảm
(7)
.
Các thương ước trên không hề làm dòu đi nỗi lo sợ của vua quan triều Chakri,
Nỗi e sợ này càng tăng thêm vì thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Nha
phiến (1840 – 1842).
I.6. VUA MONGKUT LÊN CẦM QUYỀN.
5
()
H. Burney, The Burney Papers, Vol.Ii, Pt IV, p.12.
6
()
P. Fistié, Le Thailande, ed. P.U.F. Paris, 1963, p.50. John F. Cade, Op.cit, p.340.
7
()
P. Fistié, Op.cit, pp.50-51.
8

Đầu những năm 1850, tình hình đối nội của Xiêm trải qua những thay đổi lớn,
gắn liền với bệnh trạng và cái chết của Rama III. Lúc này phong kiến Xiêm chia làm
hai phe: phe thứ nhất do quan đại thần Somdet Ong Noi cầm đầu, có thu nhập lệ thuộïc
vào sự khống chế nền kinh tế ở các tỉnh, chủ trương duy trì những ưu đãi phong kiến õõ,
chống lại việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước châu Âu. Phe thứ hai cũng do
một quan đại thần rất có thế lực là Pya Suruwongse lãnh đạo. Ông này tin rằng kỹ
thuật là phương tiện duy nhất đảm bảo cho Xiêm không bò phương Tây chinh phục.
Đây là phe mà quyền lợi gắn bó với nền thương mại và tiểu thủ công nghiệp. Giới tư
bản thương nhân đang hình thành ủng hộ họ. Phe này không loại trừ một cuộc xung đột
vũ trang với phương Tây và họ đã tích cực chuẩn bò cho việc này. Họ chủ trương tiến
hành một số cải cách ôn hòa trong lónh vực tài chính, hành chính, tổ chức lại quân đội,
tăng cường hạm đội... Họ ủng hộ việc lên cầm quyền của Mongkut, em vua Rama III.
Đây là người có trình độ học vấn cao. Ông nghiên cứu chủ thuyết, triết học và mỹ học
Phật giáo. Nhờ đọc được tiếng Anh, ông đã làm quen với công công trình của Euclide
và Newton về thiên văn học. Thông qua các nhà ngoại giao, thương nhân và nhà
truyền giáo châu Âu, ông đã đọc được những sách viết về các thành tựu khoa học mà
họ đưa vào Xiêm. Theo một vài người châu Âu, trong nhà ông có nhiều đồ vật sản
xuất tại Anh hoặc Mó
(8)
.
Đầu tháng 4.1851, Rama III qua đời, Nhờ sự ủng hộ của giới thương nhân và có
chỗ dựa trong quân đội, Mongkut đã đánh bại đối thủ và lên ngôi với vương hiệu Rama
IV (1851 -1868). Biến cố này cho thấy phe cải cách đã thắng.
Sau khi lên cầm quyền, chính sách kinh tế của Rama IV là mở rộng nền kinh tế
hàng hóa trong cả nước bằng cách xoá bỏ một phần độc quyền của giai cấp phong
kiến. Năm 1852, nhà vua đã ban hành sắc dụ bãi bỏ việc cấm xuất khẩu gạo và độc
quyền mua đường trước đây của phong kiến.
Tuy nhiên, những cải cách đầu tiên này chưa kòp phát huy tác dụng của chúng
thì các nước tư bản thực dân phương Tây, đi đầu là Anh, đã mưu tính chiếm đoạt lãnh
thổ Xiêm.

8
()
F. Browning, The Kingdom and People of Siam with a narrative of the mission to that country in 1855,
vol. I, London, 1857, pp.410-11.
Malcolm, Travels in South-Eastern Asia; entracing Hindustan, Malaya, Siam and China, vol. I, London,
1839, p.137
9
CHƯƠNG II
XIÊM KÍ KẾT CÁC HIỆP ƯỚC BẤT BÌNH ĐẲNG
__ CÁC CƯỜNG QUỐC MƯU TOAN CHIA XẺ LÃNH THỔ XIÊM
(1855 – 1896)
______________________
II.1. CÁC HIỆP ƯỚC BẤT BÌNH ĐẲNG KÝ GIỮA XIÊM VÀ CÁC NƯỚC TƯ
BẢN PHƯƠNG TÂY.
Vào giữa thập niên 1850, giống như các nước Đông Nam Á láng giềng, Xiêm
cũng chòu một sức ép rất lớn từ các cường quốc tư bản phương Tây, nhất là từ phía
Anh vốn đang đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Miến Điện và các tiểu quốc
Malaya. Vấn đề bây giờ không còn chỉ là gây sức ép để mở các cảng cho thương nhân
vào buôn bán, mà là chiếm đoạt lãnh thổ.
Tháng 3.1855, thống đốc Hongkong là John Bowring đã chỉ huy một đoàn tàu
gồm hai pháo hạm kéo đến Bangkok. Thực tâm thì Anh chưa tính đến chuyện gây
chiến với Xiêm. Vả chăng Rama IV cũng đã ý thức được tình trạng nguy cấp của đất
nước trước dã tâm xâm lược của thực dân. Ngay từ tháng 7.1854, ba tháng sau khi nhận
được thư của Bowring đề nghò thương lượng về vấn đề quan hệ giữa hai nước, Rama IV
đã gửi thư phúc đáp tuyên bố sẵn sàng gặp ông ta.
Không đầy một tháng sau, ngày 18.4.1855, hai bên đã ký hiệp ước. Phần đầu
của hiệp ước cho phép Anh có quyền đặc miễn tài phán: kiều dân Anh sinh sống ở
Xiêm từ nay sẽ do tòa lãnh sự Anh chòu trách nhiệm về mặt tư pháp. Phần thứ hai mở
cửa thò trường Xiêm cho hàng hóa Anh tràn vào với số lượng không hạn chế. Thuế
đánh vào hàng hóa mà Anh đưa vào cũng như đưa ra khỏi Xiêm không được quá 3%

giá thò trường, thuốc phiện được phép nhập miễn thuế. Kiều dân Anh được tự do trong
việc tổ chức dò tìm và khai thác khoáng sản ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Xiêm. Tàu
chiến Anh được phép vào cửa sông Mênam và buông neo ở pháo đài Paknam. Như vậy
là toàn bộ vònh Xiêm La từ nay coi như bò hạm đội Anh ở Viễn Đông khống chế.
Sau đó Xiêm đã lần lượt kí các hiệp ước bất bình đẳng tương tự (quyền đặc
miễn tài phán của người Âu, lập tòa lãnh sự, không đánh thuế quá 3% hàng hóa mà
thương nhân châu Âu mua vào và bán ra) với các nước Mó và Pháp năm 1856, Đan
Mạch (1858), Bồ Đào Nha (1959), Hà Lan (1860) và Phổ (1862), Bỉ, Na Uy, Thụy
Điển và Italia (1868), Đức (1872). Năm 1867, Xiêm còn kí với Pháp hiệp ước thừa
nhận chủ quyền của Pháp ở Campuchia.
10
Bày tỏ quan điểm của mình khi kí những hiệp ước nói trên, Rama IV đã viết
trong thư gửi đặc sứ của Xiêm ở Paris năm 1867: “Một nước nhỏ như nước ta có thể
làm gì được khi bò bao vây từ hai hoặc ba phía bởi các nước hùng mạnh hơn? Có người
đề nghò chúng ta mở kho báu chi ra hàng triệu kati vàng, để có đủ tiền mua hàng trăm
tàu chiến, nhưng ngay cả khi có vàng, chúng ta cũng không thể chiến đấu chống lại họ,
chừng nào chúng ta còn phải mua của họ cũng chính những tàu chiến và các trang thiết
bò quân sự đó. Hiện nay chúng ta không có khả năng tự chế tạo những sản phẩm này.
Thậm chí ngay cả khi chúng ta có đủ tiền mua chúng, các nước đó vẫn có thể ngưng bán
bất kì lúc nào nếu họ phát hiện chúng ta vũ trang là để chống lại họ. Vũ khí mà chúng
ta có và có thể sử dụng được trong tương lai, đó là miệng và trái tim chúng ta, được bổ
sung bằng những suy nghó sáng suốt và tài trí, chỉ có chúng mới có thể bảo vệ chúng
ta”
(9)
.
Tóm lại, đó là chủ trương dựa vào một đường lối ngoại giao khôn khéo để tránh
khỏi số phận của các nước Đông Nam Á láng giềng.
II.2. NHỮNG HẬU QUẢ XÃ HỘI VÀ KINH TẾ CỦA CÁC HIỆP ƯỚC BẤT
BÌNH ĐẲNG.
Những hiệp ước bất bình đẳng mà Xiêm đã kí với các nước tư bản thực dân

phương Tây trong nửa sau thế kỉ XIX đã dọn đường cho chủ nghóa tư bản các nước này
xâm nhập vào Xiêm, cuốn hút Xiêm vào thò trường tư bản chủ nghóa như là thò trường
cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của nền công nghiệp các nước tư bản phát
triển.
Hậu quả đầu tiên là độc quyền của phong kiến trong nền ngoại thương bò xóa
bỏ. Điều này có nghóa là từ nay về sau các mối quan hệ giữa hàng ngàn cơ sở kinh tế
của các nhà sản xuất riêng lẻ sẽ được thực hiện thông qua thò trường, các mối quan hệ
thò trường nội đòa sẽ được mở rộng, phạm vi tác động của quy luật giá trò trở nên rộng
lớn. Hậu quả tiếp theo là các hình thức sở hữu phong kiến, mà trước hết là sở hữu
ruộng đất dần dần bò thay thế bằng hình thức sở hữu tư bản chủ nghóa. Đây là điều kiện
để giải phóng một số đông nông dân khỏi ruộng đất, xóa bỏ chế độ cũng như lao động
nô lệ và quan hệ hàng hóa-tiền tệ xâm nhập vào nông thôn. Đạo luật năm 1855 quy
đònh chế độ nộp thuế bằng tiền ở những vùng chiùnh yếu trong nước.
Sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghóa vào nông thôn còn làm cho
tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp của nền kinh tế biến mất, nhường chỗ cho tính chất
hàng hóa, dù phổ biến còn là hàng hóa nhỏ. Khối lượng nông sản phẩm của nông dân
hướng ra thò trường ngày càng lớn. Nhu cầu dùng tiền để trao đổi trong mọi mặt sinh
hoạt, nhất là sinh hoạt kinh tế, lớn dần. Và đến lượt nó, nhu cầu này lại thúc đẩy nền
kinh tế hàng hóa phát triển. Trong nông nghiệp, gạo trở thành mặt hàng quan trọng
nhất cho xuất khẩu hầu đổi lấy các mặt hàng công nghệ của phương Tây. Từ năm
9
()
Trích theo A.L. Moffat, The King of Siam, N.Y.: Cornell Ithaca, 1961, pp. 25-25.
11
1875, lượng gạo xuất khẩu hàng năm tăng từ 233.000 tấn lên 485.000 tấn, cá biệt có
năm lên đến 776.000 tấn (1884)
(10)
.
Sự phát triển của lưu thông hàng hóa – mua và bán – tạo điều kiện cho các
thương nhân bản xứ tích lũy một số vốn đáng kể. Điều này cho phép họ đầu tư mở

mang công nghiệp.
Trong những năm 1850-60, các công trường thủ công tư nhân xuất hiện nhiều
trong nước. Chúng chế biến các sản phẩm trong nước cho thò trường bên ngoài. Tư bản
tích lũy được từ việc buôn bán gạo đã được dùng để xây dựng các nhà máy xay xát
được trang bò kỹ thuật cao và sử dụng lao động làm thuê.
Sau gạo, đường cũng là mặt hàng được thò trường bên ngoài ưa chuộng. Nhà
máy tinh luyện đường xuất hiện ở nhiều nơi trong nước. Năm 1865, tỉnh Nakon Chaisy
– vùng sản xuất đường mía lớn nhất – có 35 xí nghiệp thu dụng trung bình 200 công
nhân.
Trong những năm 1880-1890, ngày càng có nhiều xí nghiệp mới của ngành chế
biến ra đời, hoặc là của tư bản nước ngoài (xẻ gỗ), hoặc là của tư bản bản xứ (chủ yếu
là xay xát gạo). Bangkok là nơi tập trung nhiều nhà máy như vậy. Năm 1890 có 25 nhà
máy xay gạo được trang bò bằng những máy hiện đại mua của Anh.
Các xí nghiệp thủ công của Nhà nước cũng được mở rộng, trong đó đáng kể nhất
là những xưởng đóng tàu. Đầu những năm 1860, đội thương thuyền của Xiêm có 23 tàu
chạy bằng hơi nước đóng ở trong nước. Tuy nhiên máy mua của nước ngoài, chủ yếu là
của Mó. Cuối những năm 1850 – 60, một số công trường-nhà máy đã lác đác xuất hiện.
Quá trình này mang những đặc điểm chung của một nước nửa thuộc đòa, như quá trình
tích lũy tư bản nguyên thủy diễn ra rất chậm, nền kinh tế bò lệ thuộc vào chủ nghóa tư
bản phương Tây, và đặc điểm riêng của Xiêm như cơ sở xã hội để trên đó hình thành
quan hệ tư bản chủ nghóa chính là tầng lớp thương nhân Hoa kiều vốn trước đây là cơ
sở xã hội chính của quan hệ hàng hóa-tiền tệ.
Xiêm buôn bán chủ yếu với các nước phương Tây qua hai cảng chính của Anh ở
Viễn Đông: đầu những năm 1890, Hongkong chiếm 57% giá trò hàng xuất khẩu và
29% hàng nhập khẩu của Xiêm và Singapore: 24% và 66%. Việc vận chuyển hàng
xuất khẩu và nhập khẩu của Xiêm hầu như tàu Anh, Đức và Nhật khống chế: từ 92 đến
95%.
Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghóa đòi hỏi hoạt động của ngân
hàng. Hai ngân hàng Anh và Hongkong – Shanghai Bank và Charted Bank of India,
Australia and China kiểm soát việc nhập khẩu bạc dùng làm cơ sở cho việc phát hành

giấy bạc ở Xiêm.
10
()
H. Warrington Smyth, Five Years in Seam, London: J. Murray, 1898, Vol.II, p.277.
12
Việc khai thác các nguồn tài nguyên cũng bò tư bản nước ngoài khống chế, như
gỗ tếch bò hai công ty Anh Bombay-Burma Trading Corporation và Fukar and Company
kiểm soát.
Việc Xiêm bò cuốn hút vào thò trường tư bản chủ nghóa đã làm phá sản một số
công trường và ngành nghề thủ công nào mà trình độ kỹ thuật không theo kòp, chẳng
hạn như ngành đóng tàu, cơ khí...
Mặc dù phải phát triển trong một hoàn cảnh khó khăn như trên, nhưng so với
những nước Đông Nam Á khác, chủ nghóa tư bản Xiêm vẫn còn được thuận lợi hơn
nhiều.
Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghóa đã dẫn đến sự hình thành
giai cấp công nhân. Một đặc điểm ngay từ khi nó mới ra đời là số người Hoa chiếm đa
số. Tuyệt đại bộ phận công nhân tập trung ở Bangkok.
Đời sống công nhân Xiêm tương đối dễ thở hơn so với công nhân các nước Đông
Nam Á khác, nhưng nói chung vẫn còn rất khắc nghiệt: không có luật lao động, giờ
làm việc có khi kéo dài đến 12 giờ.
Năm 1889, đã xảy ra một vụ bãi công nổi tiếng của công nhân gốc người Hoa ở
ba nhà máy xay xát gạo ở Bangkok. Công nhân đã chiếm giữ nhà máy suốt 36 giờ và
chỉ chòu nhượng bộ sau khi quân lính kéo đến đàn áp.
Nói chung phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX rất tản mạn và cục bộ. Sự xâm
nhập, dù còn rất hạn chế, của phương thức sản xuất tư bản chủ nghóa để đẩy mạnh
thêm tình trạng phân hóa trong hàng ngũ giai cấp phong kiến thống trò. Sức ép của các
nước tư bản phát triển đã làm cho nhóm chủ trương cải cách thêm mạnh. Triều Rama
IV đã tiến hành một số cải cách, nhưng không đáng kể.
II.3. NHỮNG CẢI CÁCH DƯỚI TRIỀU RAMA V.
Khi Chulalongkorn mới 15 tuổi, vua cha Rama IV qua đời (1868). Phải đợi đến

năm 1873, ông mới chính thức thừa kế ngai vàng với vương hiệu Rama V (1873 –
1910).
Chulalongkorn là người được các gia sư người Anh dạy dỗ và trong thời gian còn
chế độ nhiếp chính (1868 – 1873), bản thân ông đã du hành sang Singapore, Java và
Ấn Độ nhằm tham quan “các chính phủ ngoại quốc, làm quen với lề thói của họ, để sau
đó sàng lọc lấy những các gì có thể dùng làm mẫu mực cho sự phồn thònh của đất nước
sau này”
(11)
.
11
()
Waltu F. Vella. The Impact of the West on the Government of Siam. California: University of California
Press, 1955, p.335.
13
Thời kì cầm quyền của Chulalongkorn cũng là thời kỳ trưởng thành của con em
tầng lớp thượng lưu đã tiếp thu nền học vấn phương Tây. Họ là những người am hiểu
tình trạng chậm tiến của Xiêm và nguồn gốc của nó. Chính họ là chỗ dựa xã hội cho
những cải cách sau này của Chulalongkorn. Năm 1886, họ đã đệ đơn lên nhà vua bản
thỉnh nguyện dày 60 trang chứa đựng một chương trình cải cách rất chi tiết.
Thực ra không cần phải đợi bản thỉnh nguyện này, Rama V cũng đã thi hành
một số cải cách rồi. Năm 1874, ông ra đạo dụ xóa bỏ thân phận nô lệ của những người
nào là con của những người nô lệ khi họ được 21 tuổi
(12)
. Cũng trong năm đó, ông thành
lập hai Hội đồng Nhà nước: một bao gồm giới đại quý tộc, một ở cấp thấp hơn và hoạt
động như là cơ quan nửa lập pháp và chỉ có chức năng tư vấn. Chính quyền trung ương
đã dần dần được tổ chức lại trên cơ sở chức năng, hầu đáp ứng được những nhu cầu
mới mà sự xâm nhập của chủ nghóa tư bản đã đề ra. Năm 1875, tài chính và ngoại giao
đã do hai bộ khác nhau đảm trách. Năm 1887, các bộ mới được thành lập, đó là Quốc
phòng, Chiến tranh và Hải quân. Năm 1890, thêm các bộ Công trình công cộng và

Giáo dục. Năm 1891, bộ Tư pháp ra đời với nhiệm vụ tổ chức trong cả nước hệ thống
tòa án mới, thay thế các cơ quan pháp luật cũ. Năm 1892, hai chức vụ Kalakhom và
Praklang phụ trách các tỉnh miền Nam và miền Bắc đã bò thay bằng bộ Nội vụ và một
nội các mới gồm 12 bộ trưởng có quyền hạn ngang nhau được thành lập.
Cuộc cải cách các cấp chính quyền đòa phương cũng quan trọng không kém.
Ngay từ năm 1878, viện cớ giải quyết các vấn đề các nhà truyền giáo sống lẫn trong
dân tộc Lào, nhà vua đã phái đến Chiêng Mai một ủy viên thay mặt mình. Diễn biến này
thực ra có nghóa là công tước Chiêng Mai đã bò tước mất quyền lực. Ông ta vẫn còn giữ
được danh hiệu “e chao ti vít” (“người thống trò suốt đời”) và được tôn vinh cho đến khi
mất, nhưng không ai được quyền thừa kế ông ta.
Năm 1894, đã diễn ra một cuộc cải tổ hành chính liên quan đến các đơn vò hành
chính trong nước. Đất nước từ đây được phân thành 18 vùng (monthon) do các phái
viên triều đình lãnh đạo. Các vùng này đến lượt chúng lại được chia thành tỉnh (chang
wad) và tỉnh thành huyện (amphu). Tuy nhiên, cuộc cải tổ này chưa cho phép xác lập
ảnh hưởng của chính phủ trung ương ở các đơn vò hành chính nhỏ nhất là xã (tambol)
và ấp (muban). Đạo luật năm 1897 thừa nhận người cầm đầu xã do những người đứng
đầu các làng bầu ra, sau khi đã được tỉnh trưởng thông qua. Xã trưởng và trưởng làng
có trách nhiệm quản lý xã, làng của mình, cung cấp phương tiện di chuyển cho các
viên chức chính phủ. Những quyền hạn phong kiến trước đây của xã trưởng và trưởng
làng như huy động nhân dân đi làm những việc công ích, thu thuế bằng một phần hoa
lợi của nông dân, một phần sản phẩm của thợ thủ công, một phần hàng hóa của thương
nhân... thì nay đã bò bãi bỏ. Tuy nhiên, họ vẫn còn giữ được nhiều đặc quyền phong
kiến khác. Sau cuộc cải tổ nói trên, giai cấp phong kiến vẫn còn chiếm đến 90% chức
vụ trong bộ máy hành chính.
12
()
Năm 1906, chế độ nô lệ bò xóa bỏ hẳn.
14
Trong lúc đợi con cháu của họ được gửi đi học nước ngoài trở về, giai cấp phong
kiến Xiêm đã sử dụng một số chuyên viên nước ngoài vào làm trong các ngành như:

luật (người Pháp), hải quân (Đan Mạch), lục quân (Đức và Thụy Điển), ngoại giao
(Mó), tài chính, thuế khóa (Anh).
Để thực hiện những cải cách kinh tế và chính trò theo phương hướng tư bản chủ
nghóa nói trên, chính phủ cần rất nhiều tiền mà hệ thống tài chính kiểu phong kiến tất
nhiên không thể đáp ứng nổi. Cần phải tiến hành cải cách tài chính.
Từ năm 1892, ngân sách triều đình tách khỏi ngân sách Nhà nước. Hệ thống thu
thuế không qua những người trung gian dần dần được thay thế bằng những nhân viên
thu thuế của bộ Tài chính. Nhờ đó, số tiền thuế thu được tăng dần: từ 15 triệu (1892)
lên 40 triệu tikan (1902).
II.4. ANH VÀ PHÁP CHIA VÙNG ẢNH HƯỞNG Ở XIÊM.
Từ những năm 1870 - 1880, khi chủ nghóa tư bản phương Tây chuyển từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, cuộc chạy đua chiếm đoạt thuộc đòa
giữa các cường quốc tư bản diễn ra ráo riết, đặc biệt là giữa Anh và Pháp. Bán đảo
Trung Ấn không thoát ra ngoài số phận chung của nhiều vùng đất bò Anh và Pháp lăm
le chiếm đoạt.
Giới tư bản thương mại Anh ở Singapore đòi hỏi chính quyền thực dân xâm nhập
sâu hơn nữa vào bán đảo Malaya, chiếm các sultanat nào còn chòu ảnh hưởng của
Xiêm. Năm 1874, chính quyền Singapore đã phái các viên trú sứ đến Perak, Sungei-
Ujong, Selangor; đây là bước tiến đến chỗ sáp nhập những tiểu quốc Malaya này.
Chính quyền Anh còn tăng cường can thiệp vào các quan hệ giữa Xiêm và các sultanat
chư hầu như: Kedah, Trengganu, Kelantan.
Cùng lúc đó, Pháp cũng đang đẩy mạnh các hoạt động bành trướng trên bán đảo
Đông Dương. Sau khi củng cố xong vò thế ở Campuchia (1864), thực dân Pháp liền tìm
cách bành trướng lên phía Bắc, dọc theo sông Mekong nhằm tìm con đường thuận lợi
xâm nhập vào Hoa Nam. Từ đầu thập niên 1880, Pháp càng ráo riết thực hiện kế
hoạch trên, đồng thời Pháp còn dự tính đào kênh ngang qua eo đất Kra nối liền vònh
Xiêm La với vònh biển Andaman để rút ngắn con đường biển từ châu Âu sang Trung
Quốc và các nước Viễn Đông khác. Nhưng dự án đã gặp phải sự chống đối từ phía
thương nhân Anh ở Singapore vốn lo sợ cho vai trò của thành phố-cảng-kho hàng này
sẽ bò sút giảm và từ giới thương nhân Xiêm đang chiến đấu giữ đặc quyền xuất khẩu

gạo vì họ lo rằng kênh đào Kra sẽ cho phép gạo xuất khẩu từ Rangoon và Calcutta
được chở nhiều tới thò trường Trung Quốc với giá rẻ hơn.
Cuộc chạy đua bành trướng thế lực và thuộc đòa trên bán đảo Trung Ấn đã làm
cho mâu thuẫn Anh – Pháp trở nên gay gắt. Tuy nhiên, cuối cùng Pháp đã bỏ dự án
trên vì xét thấy nó không mang lại nhiều lợi nhuận. Nhưng quan hệ giữa Pháp và Anh
15
không vì thế mà trở nên dễ dàng hơn, vì việc Pháp lăm le chiếm Lào có thể làm nảy sinh
nguy cơ qn đội Pháp và quân đội Anh trực tiếp đụng đầu ngay tại vùng lãnh thổ ngụ
cư của người Thái ở phía Bắc, giáp ranh với Miến Điện. Để tránh tình thế không hay
này, năm 1889, theo chỉ thò của chính phủ Pháp, đại sứ Pháp tại London đã chủ động
trao đổi với bộ trưởng Ngoại giao Anh về khả năng trung lập hóa Xiêm. Trong báo cáo
của mình, ông này viết: “Hôm nay đại sứ Pháp đã đến thăm tôi để đưa ra đề nghò trung
lập hóa Xiêm. Ông ta tuyên bố rằng khi làm việc này, chính phủ Pháp nhằm hai mục
tiêu: chính phủ Pháp muốn xác lập một vương quốc Xiêm hùng mạnh và độc lập với
những đường biên giới rõ ràng từ cả hai phía. Chính phủ Pháp cũng muốn đi đến thỏa
thuận mà theo đó một rào chắn vững chắn sẽ được thiết lập giữa lãnh đòa của Anh và
của Pháp trên bán đảo Trung Ấn. Một thỏa thuận như vậy sẽ có lợi cho cả hai nước và
có thể ngăn ngừa những va chạm rất có thể xuất hiện giữa hai bên”
(13)
.
Và thực sự giới kinh doanh Anh quả đang lo lắng trước những hoạt động bành
trướng ráo riết của Pháp ở phần phía Tây bán đảo Đông Dương. Tháng 8.1889, ngoại
trưởng Anh thông báo cho đại sứ Pháp rằng chính phủ Anh sẵn sàng có thái độ ưu ái
đối với kế hoạch thiết lập một vương quốc Xiêm hùng mạnh và trao cho phía Pháp tấm
bản đồ xác đònh biên giới của Xiêm.
Đầu năm 1803, đồng thời với việc chuẩn bò sáp nhập Lào, Pháp tăng cường gây
sức ép quân sự buộc Xiêm thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp đối với Lào và mở rộng
đường biên giới nước này đến bờ tả ngạn sông Mekong. Được Anh ủng hộ, ngày 3.10,
Pháp và Xiêm ký hiệp ước thừa nhận quyền lực của Pháp ở Lào. Sau đó ngày
15.1.1898 tại London, Anh và Pháp ký hiệp ước phân chia vùng ảnh hưởng của Anh,

vùng nằm ở bờ phía đông là của Pháp. Cả hai cam kết đảm bảo nền độc lập và toàn
vẹn của lưu vực sông Menam, nơi đăït kinh đô Bangkok, và không kí một hiệp ước
riêng lẻ nào cho phép một cường quốc thứ ba được hoạt động ở vùng này.
Nếu muốn hiểu vì sao Xiêm vẫn tồn tại như là nước độc lập duy nhất ở vùng
Đông Nam Á thì chính đây mới thực là nguyên nhân chủ yếu, vì cơ bản mà nói chế độ
phong kiến Xiêm với những cơ chế lỗi thời của nó về quân sự, chính trò và những mâu
thuẫn xã hội gay gắt trong nửa sau thế kỉ XIX không cho nó đủ sức chống đỡ nổi một
cuộc chiến tranh xâm lược trực tiếp từ phía chủ nghóa tư bản phương Tây. Cái khác
giữa chế độ phong kiến Xiêm và chế độ phong kiến các nước Đông Nam Á khác là nó
đã có một chính sách đối ngoại khá linh hoạt va ønhờ vậy đã biết lợi dụng cơ hội khách
quan hiếm có mà vò trí đòa lí đã mang lại. Nguồn gốc của tính linh hoạt này nằm ở chỗ
triều đại Chakri có nhiều quyền lợi gắn bó với hoạt động ngoại thương, cũng như việc
tiếp xúc tương đối sớm với khoa học, kỹ thuật và tư tưởng phương Tây của các vò
hoàng thân tiến bộ, là sự tồn tại của nền kinh tế tiền tệ của cộng đồng người Hoa. Tất
cả đã khiến tầng lớp thống trò Xiêm kòp thời nhận thức sức mạnh ghê gớm của các
pháo hạm tư bản phương Tây đối với các loại vũ khí thô sơ thời phong kiến.
Như vậy đến cuối thế kỉ XIX, dù còn giữ được độc lập, Xiêm thực sự trở thành
một nước phụ thuộc mà ở đó ảnh hưởng của Anh là chiếm ưu thế.
13
()
J.G.D. Campell, Siam in the Twentieth Century. London, 1902, pp.291 – 92.
16
CHƯƠNG III
QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA PHÁT TRIỂN
ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO XÓA BỎ CÁC
17
HIỆP ƯỚC BẤT BÌNH ĐẲNG (1896 – 1917)
________________________
III.I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI.
Trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhờ các nước tư bản phương

Tây gia tăng đầu tư
(14)
và nhờ những món tiền lớn mà chính phủ Xiêm vay được của
những nước này
(15)
, nền kinh tế Xiêm phát triển khá nhanh chóng. Giá trò hàng nhập
khẩu và xuất khẩu hàng năm tăng từ 34,5 triệu và 48 triệu (1896) lên 91 triệu và 115,5
triệu tikan (1913-14). Hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo (chiếm 77% tổng giá trò), tiêu
(10%), da thú. Xiêm chủ yếu buôn bán với Anh và các thuộc đòa của nước này –
Singapore và Hongkong - (80-85% giá trò hàng xuất khẩu và 72-79% hàng nhập khẩu).
Do dân ít mà diện tích đất đai lại rộng nên vấn đề ruộng đất của nông dân ở
Xiêm không đăït ra một cách gay gắt như ở những nước Đông Nam Á khác. Từ năm
1900 đến năm 1914, dân số tăng lên 1,5 triệu (tức 21%), trong khi đó diện tích trồng
lúa tăng đến 14 triệu rai
(16)
(tức 100%). Do chỉø một phần đất tương đối không nhiều rơi
vào tay đòa chủ , nền kinh tế tiểu nông đã có cơ hội phát triển mau chóng từ đầu thế kỉ
XX. Một nhà nghiên cứu người Mó tên A.C. Cater có đến Xiêm vào đầu thế kỉ này, đã
viết: “Cùng với gia đình, nông dân Xiêm canh tác phần đất khá lớn. Trung bình họ làm
chủ khoảng 7ha, nhưng những phần đất rộng 15-20 ha không phải là hiếm. Nhờ việc
thâm canh mà số thóc xuất khẩu có thể tăng lên”. Tất nhiên đây là tình hình của các
tỉnh miền Trung, nơi ông ta đặt chân đến, nếu nhìn chung trong cả nước thì nông dân
làm chủ những phần đất rộng khoảng 5 rai.
Trong thời kì đang được xem xét ở đây, tiến trình giải phóng về mặt pháp lý
người nông dân khỏi sự â lệ thuộc phong kiến coi như đã hoàn thành. Đạo dụ năm 1897
bổ sung cho Đạo dụ 1874 nói rằng người dân nào sinh sau ngày 16.12.1897 không thể
bò đem bán làm nô lệ vì mắc nợ. Đạo dụ năm 1900 xóa bỏ chế độ nô lệ.
Thò trường xuất khẩu gạo được mở rộng, các quan hệ phong kiến ở nông thôn
lần lượt được xóa bỏ.., tất cả đã tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghóa
xâm nhập ngày càng sâu vào nông thôn. Nhưng tình hình này hoàn toàn không có

nghóa là đòa chủ và phương thức bóc lột phong kiến đã bò đánh bại, mà trái hẳn lại do
tính chất chính trò của Nhà nước phong kiến chỉ trải qua ø những cải cách nhỏ giọt nhằm
thích ứng với hoàn cảnh chung trong vùng nên lực lượng thống trò ở nông thôn không
bò ảnh hưởng đáng kể. Bằng chứng cụ thể của nhận xét này là giá gạo những năm
14
()
Năm 1905 riêng Anh đầu tư khoảng 2 triệu sterling.
15
()
Từ năm 1905 đến năm 1914, chính phủ Xiêm vay của nước ngoài, chủ yếu là Anh, món tiền lên đến
8,683 triệu sterrling
16
()
1 rai= 0,16ha.
18
1890 – 1905 tăng từ 63,5 tikan một thùng lên 136,75, nhưng lợi tức của nông dân hầu
như không tăng.
Sự phát triển đáng kể của nền kinh tế trong giai đoạn mà ta đang xem xét ở đây
còn được bộc lộ trong một lónh vực hoạt động khác – thủ công nghiệp, vốn hầu như bò
phá sản trong nửa sau thế kỉ XIX bởi sự cạnh tranh của hàng hóa phương Tây. Trong
những thập niên đầu thế kỉ XX, thủ công nghiệp không những được phục hồi mà còn
phát triển, nhờ đó giới tiểu tư sản thành thò và nông thôn đã bắt đầu có ảnh hưởng đến
tiến trình chính trò trong nước.
Giai cấp công nhân trong thời kỳ này ở Xiêm vẫn còn đang trong quá trình hình
thành. Nét đặc thù của nó là đa số có gốc Hoa kiều. Sự khác biệt về ngôn ngữ và sự xa
lạ về dân tộc đã gây trở ngại cho quá trình giác ngộ quyền lợi giai cấp của công nhân
Hoa kiều. Tuy vậy, từ cuối những năm 1880, giai cấp công nhân Xiêm đã bắt đầu
chuyển từ quá trình “tự mình” thành quá trình “cho mình”. Tháng 7.1910, công nhân
Hoa cùng với thương nhân Hoa đã tổng bãi công trong 3 ngày, làm tê liệt hoàn toàn
sinh hoạt kinh tế Bangkok.

Chủ nghóa tư bản dân tộc cũng có điều kiện phát triển mạnh. Nhiều ngân hàng
đã ra đời, mà phần lớn thuộc tư sản người Hoa. Tư sản dân tộc tiếp tục giữ vò trí chủ
đạo trong ngành chế biến gạo. Từ 1896 đến 1912, số nhà máy xay xát ở Bangkok tăng
từ 25 lên 50 trong đó 47 là của tư bản trong nước. Tư bản dân tộc bắt đầu xâm nhập cả
vào những ngành trước đây hầu như hoàn toàn do tư bản ngoại quốc khống chế như
điện, khai thác gỗ, xây dựng, vận chuyển đường thủy...
Ở một nước nửa thuộc đòa như Xiêm, hoàn cảnh phát triển của chủ nghóa tư bản
dân tộc tuy được thuận lợi hơn nhiều so với chủ nghóa tư bản dân tộc các nước Đông
Nam Á khác, nhưng không phải là không gặp nhiều khó khăn.
Những thay đổi trong lónh vực kinh tế không mang tính chất cơ cấu, mà chỉ là
những tiến bộ trong việc khai phá đất đai, chăn nuôi gia súc và nội thương. Chủ nghóa
tư bản Xiêm không có vốn nhiều để phát triển những ngành công nghiệp quan trọng
như mỏ, luyện kim, đóng tàu, cơ khí.. Ngay cả ngành lương thực và lâm nghiệp chỉ
phát triển theo hướng phục vụ thò trường trong nước.
Nguồn tích lũy vốn bò hạn chế, những tàn tích phong kiến, sức ép kinh tế và
chính trò của các cường quốc thực dân, ngân sách quân sự quá lớn... đã làm tốc độ phát
triển công nghiệp của Xiêm bò chậm lại. Phần lớn lợi tức thu được từ các ngành kinh tế
chính như tài chính, thương mại và nông nghiệp lọt vào tay đại đòa chủ và đại tư sản.
Hậu quả tất nhiên là đến đầu thập niên 1910, đây là giới có uy thế nhất về chính trò và
kinh tế ở Xiêm.
19
Càng phát triển và càng xâm nhập sâau vào các ngành kinh tế trước đây vốn vẫn
là lónh vực độc quyền của tư bản phương Tây, chủ nghóa tư bản Xiêm càng cảm thấy bò
tư bản phương Tây gò bó và chèn ép. Đó là mảnh đất cho sự nảy sinh của chủ nghóa
dân tộc tư sản và phong kiến.
III. 2. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC TƯ SẢN.
Tư bản người Hoa chiếm giữ một vò trí quan trọng trong đời sống kinh tế ở
Xiêm. Chính họ khống chế phần lớn nhà máy xay xát gạo, vốn là ngành kinh tế hàng
đầu của tư bản dân tộc. Họ kiểm soát không chỉ toàn bộ thương mại bán lẻ, mà cả hoạt
động xuất khẩu gạo cũng phải qua tay họ. Các công ty xuất nhập khẩu phương Tây

không thể không sử dụng các mại bản người Hoa. Từ năm 1904 đến 1908 ba ngân
hàng người Hoa làm chủ đã được thành lập.
Bộ phận tư sản người Hoa không chỉ tích cực hoạt động kinh tế, mà cả hoạt
động chính trò, không phải với tư cách là người Xiêm, mà như là người dân Trung
Quốc. Do đó hoạt động chính trò của họ rất gắn bó với tình hình chính trò ở Trung Quốc.
Từ đầu thế kỉ XX, giống như ở Trung Quốc, nhóm tư sản người Hoa theo xu thế
tự do chiếm ưu thế. Phong trào của họ mạnh dần theo tình trạng khủng hoảng mỗi lúc
một gay gắt ở Trung Quốc và đạt đến đỉnh cao trong năm 1905. Năm đó, Quốc hội Mó
thông qua đạo luật hạn chế số người Hoa di cư sang Mó. Giới tư sản người Hoa ở Xiêm
đã tổ chức phong trào bài Mó ngay tại Bangkok, bằng hình thức tẩy chay hàng hóa Mó.
Về đối nội tư sản, người Hoa theo đuổi mục đích thành lập chính thể đại nghò.
Từ năm 1905, khi một bộ phận tư sản ở Trung Quốc chuyển sang xu thế cách
mạng qua việc ủng hộ Đồng Minh Hội mà Tôn Dật Tiên vừa thành lập ở Tokyo, giới tư
sản người Hoa ở Xiêm cũng bò phân hóa, một số người theo xu thế dân chủ. Năm 1906,
họ đã ra tờ “Mênam Nhật báo”cổ vũ đường lối và chủ trương chính trò của Tôn Dật
Tiên. Năm 1907, chi nhánh của Đồng Minh Hội đã được thành lập ở Bangkok, và sau
đó ở một số thành phố khác. Trong những năm 1908-1911, khi hoạt động của những
nhà cách mạng Trung Quốc ở Đông Dương, Indonesia, Malaya và Singapore bò cấm thì
Bangkok trở thành trung tâm quan trọng của phong trào cách mạng Trung Quốc ở hải
ngoại. Ngân hàng Xiêm-Hoa được thành lập năm 1908 đã giúp đỡ nhiều cho tổ chức
Đồng Minh Hội ở Bangkok.
Như vậy, chủ nghóa dân tộc tư sản là con đẻ của giới tư sản người Hoa và tiến
trình phát triển của nó gắn liền với tình hình chính trò ở Trung Quốc hơn là với tình
hình chính trò ngay tại Xiêm. Vì thế, khác với chủ nghóa dân tộc phong kiến, nó không
tạo được ảnh hưởng đáng kể trong các tầng lớp nhân dân xứ này.
Phát triển bên cạnh phong trào dân tộc tư sản người Hoa là phong trào cải cách
của các viên chức và đòa chủ người Thái theo xu hướng tự do. Phong trào này chòu ảnh
20
hưởng của những cải cách đã và đang được tiến hành ở Nhật. Nước này được giới viên
chức và đòa chủ người Thái coi là tấm gương cần noi theo trên con đường canh tân đất

nước và giành lại đòa vò hoàn toàn độc lập cho Xiêm. Tuy nhiên, trào lưu này cũng
không gây ảnh hưởng đáng kể vì năm 1907, Pháp và Nhật kí hiệp ước cùng đảm bảo
thuộc đòa của nhau ở châu Á. Chính lúc này Xiêm đang tiếp nhận một số nhà hoạt động
cách mạng từ Trung Quốc và Việt Nam chạy sang lánh nạn. Sự có mặt của họ góp
phần thức tỉnh và đẩy mạnh ý thức dân tộc của giới trí thức và viên chức cấp thấp.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng năm 1911 ở Trung Quốc đã tác động mạnh đến
một nhóm tiến bộ trong giới trí thức Xiêm gốc Hoa, mà số lớn là só quan cấp thấp trong
quân đội. Những só quan này mưu tính giết vua Rama IV khi ông làm lễ đăng quang
ngày 14.3.1912, nhưng vài ngày trước buổi lễ âm mưu đã bò bại lộ. Gần 90 só quan lục
quân và hải quân bò bắt. Biến cố vừa kể đã làm nhà vua lo ngại sức mạnh của quân
đội. Ông đã quyết đònh xây dựng một lực lượng vũ trang riêng có tên gọi rất hoa mỹ
“Cọp Hoang”. Sau đó, ông còn thành lập một số tổ chức thanh niên cũng mang tên này
nhằm nhồi nhét vào đầu họ tư tưởng sùng bái chế độ quân chủ.
III.3. CHỦ NGHĨA DÂN TỘC PHONG KIẾN.
Cuối thế kỉ XIX, ý thức được vò thế “đệm” của Xiêm nằm giữa khu vực mà Anh
và Pháp đang tranh nhau chiếm đoạt thuộc đòa và cũng vì muốn giành ảnh hưởng với
các tầng lớp đang lên như tư sản đòa chủ và tiểu tư sản theo xu hướng tự do và dân chủ,
giai cấp phong kiến cầm quyền đã cải tiến tư tưởng phong kiến của mình, trang bò cho
nó nội dung và mục đích mới – đấu tranh chống sự xâm nhập về tư tưởng, chính trò và
kinh tế từ phương Tây, khắc phục tình trạng lạc hậu của đất nước. Hệ tư tưởng mới này
mang tên chủ nghóa dân tộc phong kiến. Nó phản ánh quyền lợi của tầng lớp đòa chủ
quý tộc cầm quyền, có cơ hội làm giàu bằng con đường phát triển tư bản chủ nghóa,
nhưng đồng thời không đoạn tuyệt với các phương thức bóc lột nửa phong kiến, nhất là
trong quan hệ với nông dân. Do đó trong chủ nghóa dân tộc phong kiến có sự pha trộn
các tư tưởng phong kiến và tư sản.
Chủ nghóa dân tộc phong kiến chủ trương tập hợp tất cả người dân sinh sống trên
lãnh thổ Xiêm, kể cả bộ phận người Hoa chưa sang được lâu, thành một khối thống
nhất chung quanh ngai vàng. Vua Chulalongkorn tuyên bố: “Chính sách của tôi là luôn
luôn dành cho người Hoa khả năng sinh sống và sinh lợi như đồng bào của tôi. Tôi xem
họ không phải là người nước ngoài, mà như bộ phận hợp thành nhân dân vương quốc,

cùng tham gia vào sự thònh vượng và tiến bộ của nước này”
(17)
.
Chủ nghóa dân tộc phong kiến cố gắng cố kết những tầng lớp xã hội phong kiến
khác nhau dưới khẩu hiệu cần duy trì chế độ quân chủ như là hình thức Nhà nước thích
hợp cho đất nước. Vua Vajiravudh, tức Rama VI (1910 – 1925) viết: “Đưa chế độ đại
17
()
Skinner Willian, Chineses Society in Thailand, Cornell, Ihaca, N.Y. 1957, pp.161 -62.
21
nghò vào Xiêm lúc này là quá sớm. Bất kì phong trào nào vội vã đi theo xu hướng này
đều sẽ bắt chúng ta trả giá đắt”.
Chủ trương đoàn kết dân tộc chống lại các cường quốc thực dân phương Tây,
khôi phục nền độc lập hoàn toàn cho tổ quốc, đó là mặt tiến bộ của chủ nghóa dân tộc
phong kiến. Lý tưởng hóa chế độ quân chủ, nhấn mạnh quá đáng con đường phát triển
đặc thù của Xiêm, đó là mặt tiêu cực của hệ tư tưởng này.
III.4. ĐẤU TRANH XÓA BỎ CÁC HIỆP ƯỚC BẤT BÌNH ĐẲNG.
Cho đến cuối thế kỉ XIX, Xiêm là nước duy nhất trong vùng Đông Nam Á giữ
được nền độc lập của mình, tuy thường xuyên bò Anh - Pháp uy hiếp và tước đoạt
những vùng đất vốn trước đây thuộc ảnh hưởng của nó. Tuy nhiên, nhờ mâu thuẫn Anh
- Pháp mà hiệp đònh ký ngày 15.11.1896 còn chừa lại cho triều đình Chakri lưu vực
sông Mênam, tức 1/4 lãnh thổ.
Để tăng cường vò thế quốc tế của Xiêm, mùa hè năm 1897, Chulalongkorn đã
thực hiện một chuyến du hành sang các nước châu Âu là Anh, Pháp, Đức, Nga... Nhờ
đó Xiêm đã phần nào bình thường hóa được quan hệ với hai cường quốc chính ở Đông
Nam Á là Anh và Pháp. Năm 1899, Pháp đã thỏa thuận trao trả tỉnh Chantaburi và xóa
bỏ quy chế phi quân sự hóa đối với dải đất rộng 25km chạy dọc theo bờ tả ngạn sông
Mêkong, để nhận vùng Luông Prabang nằm bên bờ hữu ngạn. Nhưng mãi đến tháng
2.1904, những thỏa hiệp này mới được ghi thành văn bản. Ngày 23.3.1907, Pháp và
Xiêm kí hiệp ước theo đó hai tỉnh cũ của Campuchia là Bátdomboong và Xiêm Riệp

sẽ được trả về cho Campuchia, bù lại Pháp từ bỏ quyền tại ngoại pháp quyền của các
kiều dân người châu Âu mang quốc tòch Pháp sinh sống ở Xiêm. Năm 1909, Xiêm và
Anh kí hiệp ước, theo đó Xiêm thừa nhận vò thế độc tôn của Anh ở Kelantan,
Trengganu và Kedah vốn là những chư hầu Malaya cũ của Xiêm, còn Anh từ bỏ quyền
tại ngoại pháp quyền của các kiều dân người châu Á sinh sống ở Xiêm và cho Xiêm
vay tiền xây dựng đường sắt nối với hệ thống đường sắt trên bán đảo Malaya.
Hiệp đònh trên mở đường cho việc Xiêm lần lượt giành lại quyền lãnh sự tài
phán đã nhượng cho các cường quốc phương Tây khác.
Thất bại trong mưu toan canh tân đất nước theo “con đường của Nhật”, Rama VI
đã triệt để khai thác những mâu thuẫn giữa các cường quốc tư bản ở Đông Nam Á để
tăng cường đòa vò nước ông. Chiến tranh thế giới thứ nhất là cơ hội để thực hiện ý đồ
này. Khi chiến tranh bùng nổ, Xiêm đã tuyên bố trung lập, nhưng sau đó khi chiều
hướng phát triển của cuộc chiến đã trở nên rõ ràng, Xiêm đã tuyên chiến với Đức. Nhờ
đó, Xiêm đã được mời tham dự Hội nghò Versailles và tham gia Hội Quốc Liên.
Sự có mặt của Xiêm trong Hội Quốc Liên hoàn toàn không có nghóa là Xiêm đã
được Anh và Pháp đối xử như một nước độc lập. Quan hệ giữa ba nước này với nhau
22
trong những năm sau đó và nhất là thái độ của chính phủ Xiêm đối với phong trào giải
phóng dân tộc ở Đông Nam Á tỏ cho thấy Xiêm vẫn còn phụ thuộc ở mức độ nhất đònh
về kinh tế, chính trò và ngoại giao vào hai cường quốc thực dân lớn trong vùng.
CHƯƠNG IV
23
CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ PHONG KIẾN
BỊ KHỦNG HOẢNG (1918- 1932)
___________________________
IV.1. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI
Trong thời kì được xem xét ở đây, xã hội Xiêm dường như ít trải qua những biến
chuyển lớn nếu so với một số nước Đông Nam Á thuộc đòa. Trong nước không thấy
xuất hiện một chính đảng, một tổ chức chính trò, một tổ chức công đoàn nào. Lực lượng
chính trò năng động nhất vẫn là công nhân gốc Hoa (họ đã bắt đầu bãi công ngay từ

cuối thế kỉ XIX). Dù lực lượng tư sản dân tộc và lực lượng lao động làm thuê ngày
càng đông đúc, giới quý tộc phong kiến vẫn còn đóng vai trò rất lớn và vẫn còn chiếm
giữ những chức vụ chính trong bộ máy hành chính. Quan điểm chính trò-tư tưởng của họ
nằm gọn trong khuôn khổ của chủ nghóa dân tộc quân chủ-phong kiến.
Trong nước nổi lên hai mâu thuẫn chính: mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân
Xiêm và chủ nghóa tư bản nước ngoài và mâu thuẫn giai cấp nhằm vào chế độ quân
chủ chuyên chế. Mâu thuẫn dân tộc lôi cuốn cả quý tộc phong kiến vì chính họ cũng
muốn phục hồi chủ quyền dân tộc trong quan hệ với các nước đế quốc phương Tây.
riêng mâu thuẫn giai cấp có cơ sở xã hội hẹp hơn nhiều: chỉ mới có một số ít phần tử
trong quân đội và trí thức đã du học ở các nước châu Âu hoặc chòu ảnh hưởng của cuộc
cách mạng phản đế phản phong Trung Quốc. Không ít người trong số họ là người lai
Thái-Hoa.
Sau chiến tranh, tư bản nước ngoài, nhất là tư bản Anh, đã tăng cường xâm nhập
vào nền kinh tế Xiêm. Đó là cơ sở kinh tế và chính trò khiến nội dung chống đế quốc
của chủ nghóa dân tộc phong kiến-quân chủ của quý tộc Thái vẫn còn thu hút đa số
nông dân, dù rằng hệ tư tưởng này đã tỏ ra hết sức phản động về mặt đối nội.
IV.2. TƯ BẢN NƯỚC NGOÀI TĂNG CƯỜNG XÂM NHẬP VÀO XIÊM.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Anh đã mau chóng chiếm được vò thế
áp đảo ở Xiêm vì hai đối thủ chính của nó là tư bản Đức và Pháp đã bò loại.
Trong những năm trước khủng hoảng kinh tế, 72% hàng nhập khẩu của Xiêm là
từ Anh. Tư bản nước này chiếm được vò thế vững chắc trong ngành khai thác thiếc:
năm 1929-30 khai thác 132.700 picul quặng thiếc so với 124.000 của tư bản bản xứ
(18)
.
Sau năm 1930 toàn bộ số quặng thiếc khai thác được đều được chở sang Penang và
Singapore để chế biến và sau đó được đưa ra bán ở Singapore và London.
18()
Siam. Nature and Industry. Minsitry of Commerce and Communication. Bangkok, 1930, p.114.
24
Một ngành khác là khai thác gỗ ở miền Bắc trong những năm 1920-1930 tiếp

tục bò tư bản nước ngoài khống chế với số vốn đầu tư 3 triệu. Đó là số tiền của 4 công
ty Anh, 1 công ty Pháp và 1 Đan Mạch, trong đó lớn nhất là “Bombay-Burma Trading
Corporation” nắm quyền kiểm soát các hoạt động xuất khẩu của Xiêm. Tư bản nước
ngoài chiếm 85% số gỗ khai thác được, tư bản bản xứ – 14%, còn 1% là của bộ Lâm
sản chính phủ Bangkok
(19)
.
Như vậy, hai ngành kinh tế mang lại số hàng xuất khẩu có giá trò đứng hàng thứ
hai và thứ ba đều nằm trong tay tư bản nước ngoài.
Không chỉ lũng đoạn kinh tế, tư bản nước ngoài còn tìm cách chi phối cả các
quan hệ kinh tế-xã hội và chính trò để đảm bảo vò thế độc quyền của nó. Trước hết tư
bản nước ngoài giúp tăng cường đòa vò của quý tộc-chủ đất và khốùng chế tư sản dân tộc
đang hồi phát triển bằng hệ thống tín dụng. Trong những năm 1920, bộ máy trung gian
đông đúc gồm các nhà tư bản bản xứ được hình thành trong quá trình trợ giúp tư bản
nước ngoài bán ra thò trường thế giới các sản phẩm đòa phương và tiêu thụ sản phẩm
nước ngoài trên thò trường nội đòa.
Trong giới tư sản thương nhân Hoa kiều đã xuất hiện một hình thức liên doanh
mang tên “Công xi”: 5 hay 6 nhà buôn cùng chung vốn và phương tiện kinh doanh. Họ
thường mua hàng ở một công ti nhập khẩu nhất đònh với giá ưu đãi. Tất nhiên “công
xi” cạnh tranh đắc lực với những nhà buôn bản xứ ít vốn. Các hãng buôn nước ngoài
thích đặt quan hệ với “công xi” vì hệ thống này đảm bảo hoàn trả tín dụng đúng hạn
và tiêu thụ hàng hóa nhanh bằng mạng lưới đại lí đòa phương.
Trong những năm 1920, bằng con đường mua chuộc tư bản Anh đã tìm cách lôi
kéo được một số quý tộc, nhờ số cố vấn nước ngoài vẫn được sử dụng trong các bộ và
cơ quan khác nhau cho đến cuộc Cách mạng 1932. Năm 1930 có đến 64 cố vấn người
Anh nắm giữ các chức vụ chính thức trong chính phủ Xiêm.
II.3. TÌNH CẢNH CỦA NÔNG DÂN.
Trong những năm 1920, nông nghiệp – đặc biệt là việc trồng lúa – vẫn chiếm
vò trí hàng đầu trong các ngành kinh tế vì nó thu hút đến 80% lực lượng lao động và
cung cấp 80% giá trò hàng xuất khẩu

(20)
.
Tuy quan hệ phong kiến vẫn còn thống trò, mức độ xâm nhập của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghóa vào nông thôn ngày càng đáng kể và đã gây ra tình trạng
phân hóa trong hàng ngũ nông dân. Nếu trước đây vấn đề ruộng đất của nông dân chưa
trở thành vấn đề lớn thì nay nó đã nổi lên như một hiện tượng đáng chú ý. Việc tập
trung ruộng đất vào tay đòa chủ và những kẻ cho vay nặng lãi một bên, và tình trạng
19
()
Siam. Nature and Industry. Minsitry of Commerce and Communication Bangkok, 1930, p.129.
20
()
M.A. Hugh, Economic Development of Siam, Washington, 1929, p.10-11.
25

×