Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.74 KB, 41 trang )

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư
1
QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF)
Địa chỉ: Phòng 3, tầng 10, Tòa nhà Đệ nhất,
53 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84 (4) 3943 3262
Fax: +84 (4) 3943 3257
Website: www.asiafoundation.org
VIỆN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
VÀ PHÁT TRIỂN/ INSTITUTE FOR RESEARCH ON
POLICY, LAW AND DEVELOPMENT
Địa chỉ: tầng 8th, Tòa nhà B - Đại học Công Đoàn,
169 Tây Sơn, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 3533.4330
Fax: (04) 3533.4330
Email:
Website: www.pldvietnam.org
cho người lao động di cư
Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư
LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh ở
Việt Nam đã thúc đẩy quá trình di cư từ nông thôn ra
thành thị. Theo điều tra dân số năm 2009, trong vòng 5
năm, từ năm 2004 đến năn 2009 hơn 6,6 triệu người di
cư nội địa, tăng hơn 2,1 triệu người so với 5 năm trước
đó. Lao động di cư nhiều và rẻ đã góp phần đáng kể
vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Tuy
nhiên, người lao động di cư còn gặp nhiều thách thức
như thiếu sự bảo trợ xã hội, chưa được tiếp cận các dịch
vụ cơ bản, và chịu nhiều thành kiến và kỳ thị. Người di cư


còn thiếu hiểu biết về luật pháp và quyền lợi của mình
và chưa biết tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ sẵn có.
Nhằm hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu này của người di cư,
từ năm 2009, với sự tài trợ tài chính của Quỹ Rockefeller,
Quỹ Châu Á đã phối hợp với các tổ chức phi chính phủ
Việt Nam tăng cường hỗ trợ cho người di cư ở Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh, cung cấp thông tin, hỗ trợ pháp lý
và chuyển tuyến dịch vụ cũng như giúp họ có khả năng
nắm bắt các cơ hội kinh tế. Chương trình hỗ trợ người di
cư của Quỹ nhắm đến nhiều đối tượng di cư khác nhau
bao gồm: người di cư lao động tự do, con cái của các
Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư
Viện PLD trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Quỹ Châu
Á đã giúp đỡ chúng tôi trong việc xây dựng và hoàn
thiện cuốn Sổ tay này. Trong quá trình biên soạn khó
tránh khỏi những thiếu sót, Viện PLD mong muốn nhận
được những ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Vin Nghiên cu Chính sách Pháp lut và Phát trin
(Vin PLD)
Vin trưng
Tin sĩ, Lut sư Hoàng Ngc Giao
gia đình di cư, công nhân nhập cư trong các khu công
nghiệp, đến người nghèo thành thị.
Từ thực tế thực hiện chương trình này, cuốn sổ tay “Tư
vấn pháp luật cho người lao động di cư” được xây dựng
nhằm nâng cao hiểu biết cho người lao động di cư về
quyền của họ trong một số lĩnh vực đời sống. Việc nâng
cao hiểu biết cho người lao động di cư về quyền của họ
trong một số lĩnh vực đời sống sẽ giúp người lao động

di cư có được năng lực tự bảo vệ hoặc tìm kiếm sự bảo
vệ quyền và lợi ích của mình bằng các thiết chế chính
quyền và pháp luật.
Cuốn sổ tay được biên soạn dựa trên những thông tin
thu lượm được từ cuộc khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý
của người lao động di cư và các khóa tập huấn cho đồng
đẳng viên lao động di cư do Viện Nghiên cứu Chính
sách, Pháp luật và Phát triển (Viện PLD) tiến hành. Nội
dung cuốn Sổ tay này đề cập những vấn đề pháp lý quan
trọng và thiết thực nhất đối với người lao động di cư.
Thông qua cuốn Sổ tay, người lao động di cư có thể biết
được các quyền và các thủ tục cần thiết khi sống và làm
việc xa quê. Phần cuối của cuốn Sổ tay, bạn đọc sẽ tìm
thấy một số địa chỉ nơi người lao động di cư có thể tìm
thấy các dịch vụ tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí khi
cần giải quyết những vấn đề cụ thể của mình.
Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư
Mục Lục
Phn I: Pháp luật cơ bản về lao động, việc làm 3
Phn II: Pháp luật cơ bản về hộ tịch cư trú 17
Phn III: Pháp luật cơ bản về người nhiễm HIV/AIDS 31
Phn IV: Pháp luật cơ bản về y tế, giáo dục 39
Phn V: Pháp luật cơ bản về kinh doanh nhỏ 51
Phn VI: Pháp luật cơ bản về trật tự, an toàn xã hội 59
Phn VII: Địa chỉ tư vấn, trợ giúp pháp lý cho người
lao động di cư trên địa bàn thành phố
Hà Nội 67
PHẦN I:
PHÁP LUẬT cƠ BẢN
VỀ LAO ĐỘNG, VIỆc LÀM

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư
4 5
1. QUYN CA NGƯI LAO ĐNG:
•
Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc
làm, nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ
nghề nghiệp;
•
Không bị phân biệt về giới tính, dân tộc, thành phần
xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo khi tham gia lao động;
•
Được bảo vệ khi bị ngược đãi và nghiêm cấm cưỡng
bức người lao động phải lao động dưới bất kỳ hình
thức nào;
•
Được hưởng tiền lương trên cơ sở thỏa thuận với
người sử dụng lao động và các giá trị vật chất khác
theo quy định của pháp luật;
•
Tham gia thành lập, gia nhập, hoạt động tổ chức
công đoàn nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.
2. NGHĨA V CA NGƯI LAO ĐNG
•
Thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết và thỏa
ước lao động tập thể;
•
Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động;
•
Tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng
lao động.

?
Câu hỏi 1:
Làm các công việc tạm thời hoặc giúp việc gia đình có phải
ký hợp đồng lao động bằng văn bản không?
)
Tr li:
) Khi nhận làm giúp việc cho một gia đình, hay nhận
lời thực hiện một công việc nào đó do gia chủ thuê,
người lao động có thể thỏa thuận về những công
việc và giá cả để làm việc đó. Việc thỏa thuận như
vậy có thể chỉ là thỏa thuận bằng lời nói. Pháp luật
cho phép điều này.
) Tuy nhiên cần lưu ý rằng ‘lời nói, gió bay’. Do đó, nếu
khi thỏa thuận về một công việc và giá cả chỉ có người
thuê và người lao động, thì khi xảy ra tranh chấp sẽ
không xác định được về việc giá cả và công việc cần
làm đã được thỏa thuận như thế nào. Không có ai làm
chứng cho những gì đã thỏa thuận giữa hai người.
) Tốt nhất nên có người làm chứng cho sự thỏa thuận
việc làm giữa người thuê lao động và người lao
động. Hoặc, nên có thỏa thuận viết ra giấy, thì sẽ yên
tâm rằng thỏa thuận về tiền công và về việc làm sẽ
được thực hiện nghiêm chỉnh. Nếu có thỏa thuận
viết ra giấy thì sẽ có chứng cứ rõ ràng để đòi hỏi gia
chủ thanh toán tiền công như đã thỏa thuận sau khi
Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư
6 7
đã thực hiện những công việc theo yêu cầu của gia
chủ. Đây cũng là căn cứ để nhờ cậy cơ quan trợ giúp
pháp luật giúp.

?
Câu hỏi 2:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi người lao
động bị tai nạn lao động?
)
Tr li:
) Khi thực hiện các công việc theo yêu cầu của gia chủ,
của người thuê lao động, người lao động trước hết
phải chú ý đến các biện pháp đảm bảo an toàn cho
bản thân. Nếu người thuê lao động yêu cầu người
lao động làm những công việc nguy hiểm, người lao
động có quyền từ chối làm công việc đó, khi chưa
có những công cụ hoặc biện pháp đảm bảo an toàn
lao động.
) Trong trường hợp, xảy ra tại nạn lao động, dù có ký
kết hợp đồng lao động hay không ký kết hợp đồng
lao động bằng văn bản, người sử dụng lao động
phải tiến hành ngay các biện pháp khẩn cấp, cứu
chữa người lao động.
) Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí
y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho
người bị tai nạn lao động.
) Mức độ trách nhiệm của người sử dụng lao động đối
với người lao động bị tai nạn lao động được xác định
tùy theo vụ việc tai nạn lao động cụ thể. Nếu gặp
phải tình huống như vậy, người lao động hoặc gia
đình người lao động có thể tìm đến các trung tâm tư
vấn pháp luật, như đã nêu ở phần cuối của cuốn Sổ
tay này, để đề nghị giúp đỡ tư vấn.
?

Câu hỏi 3:
Số giờ làm thêm của người lao động được qui định như thế nào ?
)
Tr li:
) Theo quy định của pháp luật, người lao động làm
việc 8 giờ trong một ngày. Người sử dụng lao động
và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ.
Thời gian giờ làm thêm không quá bốn giờ trong
một ngày. Người lao động, được nghỉ 4 ngày trong
một tháng, thông thường vào ngày Chủ Nhật, và các
ngày lễ do Nhà nước quy định.
) Người lao động làm việc vào ngày lễ, Chủ Nhật, hoặc
làm thêm ngoài giờ làm việc thông thường, thì được
trả lương ở mức cao hơn bình thường.
Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư
8 9
?
Câu hỏi 4:
Quyền lợi của người lao động khi làm thêm giờ ?
)
Tr li:
Ngưi lao đng làm thêm gi, thì đơn giá tin lương
hoc tin lương ca công vic đang làm phi đưc
tr cao hơn mc bình thưng, và đưc tính ti thiu
như sau:
) Thời gian làm thêm giờ vào ngày thường: ít nhất
bằng 150% mức lương trả tính theo ngày làm việc
bình thường.
) Thời gian làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần: ít
nhất bằng 200% mức lương trả tính theo ngày làm

việc bình thường.
) Thời gian làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có
hưởng lương: ít nhất bằng 300% mức lương trả tính
theo ngày làm việc bình thường.
) Thời gian làm thêm giờ vào ban đêm: ít nhất bằng
30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc
tiền lương của công việc đang làm theo ban ngày.
?
Câu hỏi 5:
Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao
động theo đúng quy định pháp luật, thì được giải quyết như
thế nào ?
)
Tr li:
Nu vic chm dt hp đng lao đng theo đúng quy
đnh pháp lut, thì ngưi lao đng s:
) Được nhận sổ lao động;
) Được nhận lại sổ bảo hiểm xã hội và hưởng quyền lợi
về bảo hiểm xã hội theo quy định;
) Được trợ cấp thôi việc với mức trợ cấp là ½ tháng
lương cho mỗi năm làm việc;
) Được nhận các khoản tiền khác như: Tiền những
ngày nghỉ phép hàng năm (nếu còn) mà trong thời
gian làm việc chưa nghỉ; các khoản trợ giúp hoặc
các quyền lợi vật chất khác quy định tại thỏa ước lao
động tập thể của doanh nghiệp (nếu có).
Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư
10 11
?
Câu hỏi 6:

Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động không
không theo đúng quy định pháp luật, thì quyền lợi của người
lao động được giải quyết ra sao ?
)
Tr li:
Nu ngưi lao đng chm dt hp đng lao đng
không theo đúng quy đnh pháp lut, thì quyn li ca
ngưi lao đng đưc gii quyt như sau:
) Người lao động được hưởng các quyền lợi về bảo
hiểm xã hội .
) Người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc;
phải bồi thường phí tổn đào tạo (nếu có); nếu vi
phạm thời hạn báo trước, phải bồi thường cho người
sử dụng lao động một khoản tiền lương ứng với tiền
lương trong những ngày không báo trước.
) Người lao động phải bồi thường cho người sử dụng
lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương
(nếu có).
?
Câu hỏi 7:
Pháp luật quy định có những loại hợp đồng lao động nào?
)
Tr li:
Có 03 loi hp đng mà ngưi lao đng có th ký kt
dưi dng văn bn như sau:
) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp
đồng mà cả hai bên không xác định thời hạn kết
thúc hợp đồng;
) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng cả
hai bên xác định thời hạn kết thúc hợp đồng từ đủ

12 tháng đến 36 tháng;
) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư
12 13
?
Câu hỏi 8:
Trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn mà người lao
động vẫn tiếp tục làm việc thì quyền lợi của họ được giải
quyết như thế nào?
)
Tr li:
Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng theo
mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng mà hết hạn, nhưng người sử dụng lao động
không ký hợp đồng lao động mới trong khi đó người lao
động vẫn tiếp tục làm việc, thì mặc nhiên hợp đồng cũ
vẫn tiếp tục có hiệu lực và trở thành hợp đồng lao động
không xác định thời hạn.
?
Câu hỏi 9:
Người lao động nào thuộc đối tượng được tham gia Bảo
hiểm xã hội tự nguyện?
)
Tr li:
Ngưi lao đng có th tham gia bo him xã hi t
nguyn bao gm nhng ngưi như sau:
) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có
thời hạn dưới 3 tháng.
) Cán bộ không chuyên trách cấp xã.

) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền
công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã.
) Người lao động tự tạo việc làm.
) Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài
mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần.
?
Câu hỏi 10:
Người lao động di cư có quyền được đảm bảo an toàn lao
động, vệ sinh lao động hay không?
)
Tr li:
) Người lao động di cư cũng như những người lao
động khác đều có quyền được đảm bảo an toàn lao
động, làm việc trong môi trường đảm bảo vệ sinh
lao động.
) Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc
rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai
nạn lao động đe doạ nghiêm trọng tính mạng hoặc
Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư
14
sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ
trách trực tiếp.
) Người sử dụng lao động không được buộc người lao
động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm
việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục.
) Người lao động có quyền được cấp đầy đủ phương
tiện bảo vệ cá nhân khi làm công việc có yếu tố nguy
hiểm, độc hại.

) Người lao động theo hợp đồng dài hạn phải được
khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức khoẻ
định kỳ theo chế độ qui định. Chi phí khám sức khoẻ
do người sử dụng lao động chịu.

PHẦN II:
PHÁP LUẬT cƠ BẢN
VỀ HỘ TỊcH - cƯ TRÚ
Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư
18 19
1. QUYN CA CÔNG DÂN DI CƯ:
•
Công dân có quyền lựa chọn, quyết định nơi cư trú
dưới các hình thức: thường trú, tạm trú, lưu trú, phù
hợp với các quy định của pháp luật về hộ tịch.
•
Công dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cấp
mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, và các giấy
tờ khác có liên quan đến cư trú.
•
Công dân có quyền được cung cấp thông tin, tài liệu
và được hướng dẫn thủ tục liên quan đến việc thực
hiện quyền cư trú.
•
Công dân dù có tình trạng hộ tịch tạm trú hay thường
trú, đều có quyền được công an, chính quyền địa
phương nơi cư trú bảo vệ, tôn trọng một cách đầy
đủ và bình đẳng các quyền công dân.
2. NGHĨA V CA CÔNG DÂN DI CƯ:
•

Thực hiện các quy định của pháp luật về hộ tịch và
cư trú.
•
Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về
nhân thân và tình trạng hộ tịch của mình cho cơ
quan công an và chính quyền địa phương, và chịu
trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp.
•
Nộp lệ phí đăng ký cư trú.
•
Xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên
quan đến tình trạng hộ tịch - cư trú khi cơ quan,
người có thẩm quyền yêu cầu.
•
Báo ngay với cơ quan đã đăng ký cư trú (công an xã/
phường) khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên
quan đến cư trú bị mất hoặc bị hư hỏng.
?
Câu hỏi 1:
Tại sao khi thay đổi nơi cư trú phải đăng ký tạm trú tại địa
phương nơi đến?
)
Tr li:
) Người lao động khi di cư đến một địa phương, có
nghĩa vụ và đồng thời có quyền đăng ký tạm trú với
cơ quan công an xã/phường tại địa phương nơi đến.
) Nghĩa vụ đăng ký tạm trú tại địa phương nơi đến có
ý nghĩa là nhằm cung cấp các thông tin về bản thân
giúp cơ quan công an và chính quyền xã/phường sở
tại trong việc quản lý các nhân khẩu thuộc địa bàn.

) Việc đăng ký tạm trú cũng có thể được coi là quyền
của người di cư. Nghĩa là sau khi được cấp sổ tạm trú,
người lao động di cư có quyền yêu cầu sự bảo hộ của
Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư
20 21
chính quyền xã/phường đối với mình về tính mạng,
tài sản và các quyền khác như những công dân có hộ
khẩu thường trú tại địa phương sở tại.
) Việc đăng ký tạm trú được thực hiện thông qua công
an khu vực – là người phụ trách địa bàn nơi người
lao động di cư thuê nhà ở, và sẽ được cấp sổ tạm trú.
?
Câu hỏi 2:
Ai và khi nào thì phải đăng ký tạm trú?
)
Tr li:
) Mọi công dân từ 15 tuổi trở lên nếu ở lại qua đêm
ngoài phạm vi phường, xã, thị trấn nơi thường trú
của mình với bất kỳ lý do gì đều phải khai báo tạm
trú với Công an phường, xã, thị trấn hoặc đồn công
an nơi đến.
) Trường hợp người ngoại tỉnh lên các thành phố lớn,
thuê nhà để làm ăn lâu dài, nhưng chưa đủ điều kiện
đăng ký thường trú thì trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày đến phải tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú với
cơ quan công an phường/xã nơi đến.
) Công an khu vực tại nơi đến tạm trú là người có thể
hướng dẫn đầy đủ các thủ tục đăng ký tạm trú.
?
Câu hỏi 3:

Thủ tục đăng ký tạm trú được qui định như thế nào?
)
Tr li:
1. Ngưi đi đăng ký tm trú phi np nhng loi giy
t sau:
) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu hoặc bản
khai nhân khẩu (theo mẫu).
) Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp như: Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất;
Quyết định phân nhà; Hợp đồng mua bán nhà với
nhà nước; Giấy phép xây dựng.
) Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp
pháp, thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý
cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn,
cho ở nhờ vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân
khẩu, ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm.
2. Giy t phi xut trình đ đi chiu:
) Chứng minh nhân thư nhân dân. Nếu không có
chứng minh thư có thể thay thế bằng giấy tờ có xác
nhận nhân thân của Công an xã, phường, thị trấn nơi
người đó đã đăng ký thường trú.
Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư
22 23
) Nếu đăng ký tạm trú là vợ chồng và con cái thì cần
xuất trình Giấy đăng kết hôn của vợ chồng và giấy
đăng ký khai sinh của các con.
Khi đã đầy đủ hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan
công an thuộc UBND xã/phường có trách nhiệm cấp giấy
biên nhận hồ sơ.
?

Câu hỏi 4:
Thời hạn giải quyết việc đăng ký tạm trú là bao lâu?
)
Tr li:
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy
tờ theo quy định thì trưởng công an xã, phường, thị trấn
phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
?
Câu hỏi 5:
Các điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh và đăng ký
thường trú tại Thành phố trực thuộc Trung ương như là:
Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM, Cần Thơ?
)
Tr li:
) Pháp luật quy định có hai trường hợp đăng ký
thường trú, đó là:
(i) đăng ký thường trú tại tỉnh; và,
(ii) đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc
trung ương.
) Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh:
Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được
đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp
pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân khác thì phải
được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ xác nhận
đồng ý bằng văn bản.
) Điều kiện đăng ký thường trú tại thành thành phố
trực thuộc trung ương:
1. Công dân đang tm trú nu có đ các điu kin dưi
đây thì đưc đăng ký thưng trú ti thành ph trc
thuc Trung ương:

a) Có chỗ ở hợp pháp tại thành phố trực thuộc Trung
ương và tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ một năm
trở lên;
b) Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi
đang tạm trú.
2. Thi hn tm trú đưc tính t ngày công dân đăng
ký tm trú đn ngày công dân np h sơ đăng ký
thưng trú.

×