Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.76 KB, 6 trang )

CHIẾN THẮNG BẠCH
ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4
NĂM 1288




Trần Quốc Tuấn đã dùng đại bộ phận quân thủy bộ, bố trí thành một
trận địa mai phục lớn ở thượng lưu sông Bạch Đằng. Đây là một trận
thủy chiến nên thủy quân của ta giữ vai trò quan trọng. Một bộ phận
thủy quân mạnh lợi dụng ghềnh Cốc và các bãi cọc nhọn được bố trí ở
cửa sông Chanh, sông Kênh, sông Rút làm nhiệm vụ chặn đầu, bịt kín
mọi lối tháo chạy của địch ra biển. Một bộ phận khác giấu quân trong
các nhánh sông đổ ra thượng lưu sông Bạch Đằng và hạ lưu sông Đá
Bạc làm nhiệm vụ khóa đuôi, dồn đoàn thuyền của địch vào trận địa
quyết chiến. Một số thuyền chiến nữa mai phục sẵn trong sông Giá,
sông Thải, sông Gia Đước và các nhánh sông bên hữu ngạn, bất ngờ
đánh tạt ngang vào đội hình hành quân của đoàn thuyền chiến địch,
dồn chúng về bên tả ngạn để rồi tiêu diệt trước bãi cọc. Nhiều bè nứa,
thuyền nan chứa đầy củi khô tẩm các thứ nhựa và dầu cháy, cũng
được chuẩn bị sẵn ở chân núi Tràng Kênh để bất ngờ lao vào đoàn
thuyền giặc, thực hiện kế hoạch đánh hỏa công. Một đội thuyền chiến
nhẹ của ta còn săn sàng khiêu chiến để nhử địch nhanh chóng lọt vào
trận địa mai phục.

Bộ binh của ta một phần mai phục ở núi Tràng Kênh để phối hợp với
thủy binh chiếm giữ điểm cao lợi hại này và sẵn sàng đánh bật quân
địch xuống sông nếu chúng dám liều lĩnh đổ bộ lên. Lực lượng mai
phục ở Tràng Kênh do tướng Trần Quốc Bảo chỉ huy (Theo Đại Nam
nhất thống chí, Gia phả họ Vũ Đình ở Minh Tân và di tích núi Hoàng
Tôn). Đại bộ phận bộ binh bố trí mai phục trong những cánh rừng và


bãi sú vẹt ven sông bên tả ngạn, nhiều nhất là ở vùng cửa sông
Chanh, sông Kênh, sông Rút. Đây sẽ là nơi hàng trăm thuyền chiến
của địch bị dồn lại và quân thủy bộ của ta phối hợp với nhau, đánh cả
trên sông, trên bờ, tiêu diệt toàn bộ quân địch.

Như vậy là một cạm bẫy lớn, hết sức lợi hại của quân dân ta đã được
giương sẵn ở Bạch Đằng. Nhưng muốn cho trận địa mai phục phát huy
hết tác dụng của nó thì một yêu cầu quan trọng là phải bảo đảm bí
mật và phải làm sao dẫn dắt quân địch lọt vào cạm bẫy theo đúng
đường và thời gian có lợi nhất cho ta.

Trần Quốc Tuấn bố trí một lực lượng quân đội phối hợp với các đội dân
binh địa phương đánh địch trên suốt đường rút lui của chúng từ Vạn
Kiếp đến Bạch Đằng. Nhiệm vụ trước hết của lực lượng này là đánh lui
đội kỵ binh hộ tống của Thoát Hoan đã cô lập hoàn toàn đoàn thuyền
chiến của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và để cho chúng không phát hiện
đưược trận địa mai phục của ta ở hai bên bờ sông. Sau đó quân ta
đánh kiềm chế để bảo đảm đưa quân địch vào trận địa quyết chiến
sau khi ta đã chuẩn bị xong và đúng vào lúc nước triều bắt đầu
xuống. Có như thế những trận đánh quyết liệt mới diễn ra vào lúc
nước xuống thấp, và ghềnh Cốc cũng như những bãi cọc mới phát huy
được tác dụng. Đây là một kế hoạch đánh kiềm chế và nhử địch rất
phức tạp, khó khăn. Một bộ phận quân chủ lực do vua Trần Thánh
Tông, Trần Nhân Tông chỉ huy phối hợp với dội dân binh của Nguyễn
Xuân đóng ở núi Kính Chủ (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Kinh
Thầy, sẵn sàng hỗ trợ để bảo đảm thực hiện thắng lợi kế hoạch kiềm
chế và nhử địch. Sau khi quân địch đã lọt vào trận địa mai phục ở
Bạch Đằng thì đạo quân của hai vua Trần sẽ theo sông Kinh Thầy, Đá
Bạc tiến xuống phối hợp với đại quân tiêu diệt đoàn thuyền địch trên
trận địa quyết chiến.


Cuối sông Kinh Thầy, đoàn thuyền địch có thể theo sông Đá Bạc ra
thượng lưu sông Bạch Đằng, nhưng cũng có thể theo sông Giá men
theo phía nam núi Tràng Kênh ra sông Bạch Đằng ở khoảng đối diện
với cửa sông Chanh. Một lực lượng quân ta mai phục sẵn ở Trúc Động
làm nhiệm vụ bịt đường sông Giá để buộc quân địch phải theo sông
Đá Bạc dẫn thân vào trận địa mai phục của ta ở thượng lưu sông Bạch
Đằng và để bảo vệ bí mật, an toàn cho lực lượng quân thủy bộ của ta
mai phục ở cửa sông Giá và núi Tràng Kênh.

Như trên đã nói, để bảo đảm cho thế trận bao vây địch được hoàn
chỉnh, tạo điều kiện cho bộ phận bố trí ở các cửa sông chặn đứng địch
lại thì ngoài việc lợi dụng ghềnh Cốc như một chướng ngại tự nhiên,
Trần Quốc Tuấn còn cho xây dựng ở các cửa sông những trận địa cọc
lợi hại.

Trong lịch sử giữ nước, trên dòng sông Bạch Đằng dã diễn ra nhiều
chiến công lừng lẫy trong đó có hai lần quân dân ta đóng cọc gỗ
xuống lòng sông để tạo thành bãi chướng ngại ngăn chặn thuyền
địch. Lần thứ nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán cuối
năm 938 và lần thứ hai là năm 1288, trong cuộc kháng chiến chống
Nguyên.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Trước đây Vương (chỉ Trần Quốc
Tuấn) đã đóng cọc ở sông Bạch Đằng phủ cỏ lên trên” (Đại Việt sử ký
toàn thư, bản dịch đã dẫn, t. II , tr. 61). Cả trận địa cọc chỉ được ghi
chép đơn sơ có từng ấy chữ. Tuy nhiên nó cũng cho ta thấy ý nghĩa
quan trọng của hàng cọc trong trận quyết chiến này.

Như phần trên đã nói, lòng sông Bạch Đằng rất rộng, rất sâu, khó có

hàng cọc chắn ngang sông được. Ở ghềnh Cốc thì cạn hơn nhiều,
nhưng là đá gốc kéo dài từ chân núi Tràng Kênh nên không thể nào
cắm cọc xuống được. Mặt khác nước triều lên xuống mạnh, độ chênh
lệch khá lớn. Lưu tốc nước là 0,20 mét - 0,86 mét/giây, độ lệch trung
bình khi nước lên và xuống là 2,30 mét. Những số liệu trên cũng cho
ta một ý niệm về sông nước Bạch Đằng đời Trần.

Theo sông Bạch Đằng ra biển có thể xuôi thẳng ra cửa Nam Triệu hay
chuyển sang các chi lưu là sông Chanh, sông Kênh, sông Rút ra biển.
Khi nước triều xuống, ghềnh Cốc đã có giá trị như một bãi chướng
ngại tự nhiên ngăn chặn con đường ra cửa Nam Triệu. Nhưng thuyền
địch vẫn có thể chạy thoát theo sông Chanh, sông Rút. Những tài liệu
khảo sát gần đây cho biết: các trận địa cọc của Trần Quốc Tuấn được
bố trí nhằm chặn ngang qua các cửa sông này. Đó là những bãi cọc
cửa sông Chanh, cửa sông Kênh, cửa sông Rút (Vùng Bạch Đằng có
nhiều bãi cọc khác đóng ở ven sông. Bờ phải sông có bãi cọc tả ngạn
sông Giá và áng Khinh, những bãi cọc ở Gia Đước. Bờ trái sông có
những cọc gỗ ở xã Điền Công (Yên Hưng, Quảng Ninh), bãi cọc trong
lòng sông Chanh hiện nay, bãi cọc ở bến đò Rừng xét về vị trí địa lý
và chất liệu cọc thì đó hầu hết là vết tích cọc đáy của dân đánh cá
hoặc cọc kè chân đê ven sông. Nhân dân địa phương cũng nói như
vậy).

Việc bố trí trận địa cọc được tiến hành khẩn cấp. Vào những ngày
tháng 3 còn giá lạnh, quân dân Đại Việt đã đem hết sức mình, bí mật
và nhanh chóng chuyển những cây go lim to lớn tập trung về ba cửa
chi lưu. Cọc lim được lấy cách đấy không xa, Ở ngay cánh rừng Yên
Hưng bên tả ngạn sông Bạch Đằng. Quân sĩ và nhân dân miền Đông
Bắc đã về đây lao động khẩn trương hạ hàng ngàn cây lim, đục đẽo
và tu sửa theo kích thước đã định.


Bãi cọc chính nằm ở cửa sông Chanh sát liền với sông Bạch Đằng là
bãi cọc Yên Giang. Hàng cọc đóng ngang qua sông Chanh theo hướng
nam - bắc. Di tích của bãi cọc này đã được phát hiện và khai quật
(Niên đại của bãi cọc Yên Giang hiện còn những khía cạnh cầu được
nghiên cứu, xác minh thêm). Bãi cọc dài gần 120 mét, rộng 13 mét.
Hầu hết các cọc đều to và vững chắc, có đường kính từ 20cm đến
30cm và dài từ 1,50 mét trở lên, phổ biến trên 2 mét. Những cọc
đóng ở giữa lòng sông dài đến gần 3 mét. Khoảng cách giữa các cọc
trung bình từ 0,90 mét đến 1,20 mét. Giữa các hàng cọc có nhiều
khúc gỗ nằm ngang, có lẽ do quân ta cài để chặn thuyền giặc (Thời
gian trôi qua đã gần 700 năm, địa hình bãi cọc với vùng xung quanh
so với trước đã khác nhiều. Phù sa lớp lớp đổ vào đã lấp kín cọc.
Nhưng từ bề mặt vùng này và nghiên cứu các lớp đất theo mặt cắt
đứng thì thấy rõ thời bấy giờ bãi cọc còn nằm trong lòng sông Chanh
sát liền với sông Bạch Đằng. Cho đến hiện nay, khi nước triều lên cao
thì mặt đất trên bãi cọc lại thấp hơn mặt nước ngoài sông.

Nếu bỏ đê quai bên tả ngạn sông Chanh, thì toàn bộ khu vực có bãi
cọc bị chìm khá sâu trong nước).

×