Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Góp phần đánh giá kiến thức của học sinh về sơ cấp cứu do tai nạn ở một số trường học của thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.23 KB, 50 trang )


1
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình tai nạn giao thông ở Thừa Thiên Huế 3
1.2.Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới và trong nước 4
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu 14
2.2.Phương pháp nghiên cứu 14
2.3.Phương pháp xử lý số liệu 15
2.4.Nghiên cứu đặc điểm chung 15
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
3.1. Đánh giá kiến thức của học sinh về an toàn giao thông 18
3.2. Đánh giá kiến thức sơ cấp cứu của học sinh do tai nạn 24
3.3. Đánh giá kiến thức của học sinh về xây dựng cộng đồng an toàn 29
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 31
4.1. Kiến thức của học sinh về an toàn giao thông, mức độ nguy hiểm,
nguyên nhân gây tai nạn và tầm quan trọng của sơ cấp cứu 31
4.2. Kiến thức sơ cấp cứu của học sinh do tai nạn 35
4.3. Kiến thức của học sinh về xây dựng cộng đồng an toàn 39
KẾT LUẬN 41
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




2




ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, khi loài người đạt được những thành tựu vĩ đại về khoa học và
công nghệ,là động lực có ý nghĩa quyết định thúc đẩy sản xuất và phát triển xã
hội. Cùng với sự phát triển nhanh về khoa học, các phương tiện giao thông
cũng đã phát triển rầm rộ. Với tốc độ phát triển nhanh của ngành giao thông,
vấn đề tai nạn thương tích đang trở thành một nguy cơ đe dọa sự phát triển của
mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Vấn đề này đang trở thành một nguy cơ đe
dọa toàn cầu.
Hiện nay, trên thế giới hàng năm có ít nhất 3,5 triệu người chết do các
loại tai nạn nói chung, 78 triệu người bị tàn tật. Chỉ riêng trong lĩnh vực giao
thông đã làm chết 70 vạn người/năm, và bị thương hơn 10 triệu người, gây
thiệt hại về kinh tế khoảng 500 tỷ USD [18].
Ở Việt Nam, mỗi ngày cũng đã có hơn 30 người chết do tai nạn nói
chung và 70 - 80 người bị thương, bị tàn tật vĩnh viễn. Riêng trong lĩnh vực
giao thông, mỗi ngày trung bình có khoảng 18 người chết, 60 người bị thương
[31].
Đối với trẻ em tai nạn thương tích đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở
hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nó ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển xã hội do chi phí điều trị, gây tàn phế, tử vong. Trong các loại tai nạn
thương tích thì tai nạn giao thông luôn là vấn đề thời sự được các cấp các
ngành quan tâm đặc biệt. Theo thống kê của cục quản lí môi trường y tế của Bộ
y tế, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 1.900 trường hợp trẻ em tử vong vì tai
nạn giao thông, chiếm 24 - 26% tổng số trẻ em tử vong do tai nạn nói chung.
Điều này cho thấy tai nạn giao thông luôn là vấn đề thời sự hiện nay [17].

3
Các chấn thương do tai nạn giao thông thường gây nguy hiểm đến tính

mạng của nạn nhân. Vì vậy việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu kịp thời và đúng cách
là hết sức quan trọng, không những cứu sống được nạn nhân mà còn hạn chế
được các di chứng, biến chứng có thể gây tàn phế đáng tiếc cho nạn nhân.Vì
vậy, để góp phần đánh giá kiến thức của học sinh về an toàn giao thông, kiến
thức sơ cấp cứu của học sinh do tai nạn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Góp phần đánh giá kiến thức của học sinh về sơ cấp cứu do tai nạn ở một
số trƣờng học của Thành Phố Huế” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá kiến thức chung của học sinh Trường trung học phổ thông
Hai Bà Trưng, Trường trung học phổ thông Gia Hội, Trường trung học cơ sở
Nguyễn Chí Diễu, và Trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm về an toàn
giao thông.
2. Đánh giá kiến thức về sơ cấp cứu của học sinh ở các trường này.















4



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG Ở THỪA THIÊN HUẾ.
Theo đánh giá của Ban an toàn giao thông tỉnh, tình hình tai nạn giao
thông (TNGT) trong quý I/2010 trên địa bàn Thừa Thiên Huế là hết sức phức
tạp và nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân chính vẫn do ý thức chấp
hành pháp luật còn hạn chế của người tham gia giao thông.Trong đó phần lớn
vi phạm do sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, chạy quá độ, không đủ
tuổi mà vẫn điều khiển phương tiện, không có giấy phép lái xe, vi phạm các
quy tắc giao thông.
Theo nhận định của các ban, ngành chức năng, thời gian qua, do sự điều
tiết phân luồng giao thông trên địa bàn thành phố hợp lý nên không xảy ra ùn
tắc nghiêm trọng. Tuy nhiên tình trạng một số xe khách, xe tải hoạt động liên
tỉnh Bắc - Nam đã không chấp hành phân luồng giao thông đã làm gia tăng mật
độ phương tiện lưu thông trong nội thị. Ông Vũ Văn Tươi, Phó trưởng ban an
toàn giao thông tỉnh cho biết, công tác tổ chức chỉ đạo của các cấp, các ngành
rất đồng bộ và sát sao nhưng tai nạn giao thông vẫn tăng cao trong quý I/2009,
TNGT đã tăng 16 vụ, 15 người chết, và 28 người bị thương [3]
Vào những năm 2010, vấn đề an toàn giao thông (ATGT) - trật tự đô thị
tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm. Các ý kiến đều ghi nhận những nổ
lực của thành phố trong thời gian qua, song đã chỉ ra rằng tình hình trật tự an
toàn giao thông trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất nhiều phức tạp. Trước tình hình đó
Công an Thành Phố Huế tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, tập trung vào
địa bàn trọng điểm, các tuyến đường thường xảy ra tai nạn giao thông. Ngành
công an đã tuần tra kiểm soát tập trung nhiều vào giờ cao điểm, giờ thường xảy
ra tai nạn giao thông. Các lực lượng chức năng của thành phố đã phát hiện, xử

5
lý gần 26.000 trường hợp vi phạm về trật tự ATGT, xử phạt 21.337 trường hợp

với tổng số tiền trên 4.623 triệu đồng. Năm 2010 cũng là năm có rất nhiều sự
kiện chính trị, văn hóa lớn diễn ra trên địa bàn nhưng công tác đảm bảo trật tự
ATGT, nhất là tại các nút giao thông trọng điểm: cầu Phú Xuân, cầu Trường
Tiền đều được thực hiện tốt. Thành phố còn tiến hành sắp xếp trật tự hành
lang an toàn giao thông tại 159 cổng trường học, 131 tụ điểm công cộng, bến
bãi, nơi họp chợ, xóa 5 tụ điểm về trật tự đô thị, điểm đen giao thông, giải tỏa
nhiều lòng lề đường, vỉa hè bị lấn chiếm Dưới sự chỉ đạo của thành phố, các
phường đều thành lập tổ tự quản đô thị, góp phần tăng cường lực lượng cho
công tác đảm bảo trật tự ATGT. Một khối lượng công việc lớn đã làm được
nhưng nhìn lại tình hình vi phạm ATGT vẫn thấy còn nhiều điều phải lo lắng,
suy nghĩ. Theo báo cáo từ UBND Thành Phố Huế cho thấy, tình hình tai nạn
giao thông trên địa bàn vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Cụ thể, trong năm qua
xảy ra 233 vụ, với tai nạn giao thông đường bộ làm chết 35 người, bị thương
251 người, thiệt hại tài sản trị giá hơn 400 triệu đồng. So với năm 2009, tăng 7
vụ tai nạn giao thông, tăng 8 người chết, tăng 5 người bị thương. Đối tượng vi
phạm trật tự ATGT chủ yếu là thanh thiếu niên, trong đó có nhiều đối tượng là
học sinh của một số trường PTTH, Cao Đẳng [2]
Nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên địa bàn Thừa Thiên Huế
trong thời gian qua tập trung vào các lỗi vi phạm tốc độ, thiếu quan sát, vượt
ẩu, chiếm phần đường, vượt sai quy định.Ngoài ra việc chấp hành đội mủ bảo
hiểm cho người lớn và trẻ em chưa thực sự được người tham gia giao thông
thực hiện triệt để. Do vậy tình hình tai nạn giao thông ngày một diễn biến theo
chiều hướng phức tạp hơn.
1.2.TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG
NƢỚC.
1.2.1.Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới :
Ngày nay trên thế giới với sự phát triển như vũ bảo của khoa học kỷ
thuật, nhiều cấp ngành kinh tế xã hội đã phát triển vượt bậc, đòi hỏi ngành giao

6

thông phải phát triển ngang tầm để đáp ứng nhu cầu chung của con người.Cần
chú ý với sự phát triển các loại hình phương tiện giao thông phong phú đa dạng
đã gây ra nhiều hình thái tai nạn giao thông khác nhau đáng kể. Hậu quả để lại
rất nghiêm trọng về của cải, vật chất, và con người, để lại gánh nặng cho gia
đình và xã hội.
Trên thế giới, TNGT là vấn đề thời sự và là mối quan tâm ngày càng lớn
của toàn cầu. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới, mỗi năm tai nạn giao
thông đã cướp đi sinh mạng của 1/2 triệu người và 50 triệu người bị thương,
gây thiệt hại hơn 500 tỷ USD. Nếu không can thiệp kịp thời, theo dự báo đến
năm 2020, tử vong do TNGT sẽ đứng ở vị trí thứ ba trong các nguyên nhân gây
tử vong trên thế giới chỉ sau nạn đói và đại dịch AIDS [18].
Tại Mỹ, qua thống kê cho thấy chi phí để giải quyết hậu quả do tai nạn
giao thông gấp 28 lần chi phí chiến tranh tại Việt Nam. Trong vòng 30 năm, có
380 ngàn người chết do TNGT. Trong đó, riêng năm 1965 số người chết do
TNGT lên đến 100 ngàn người [8]. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong cho
người dưới 40 tuổi, trong đó 70 - 80% xảy ra ở lứa tuổi 15 - 24. Năm 1980 tổng
số người chết vì TNGT tại Mỹ còn lớn hơn số người chết ở chiến tranh Triều
Tiên. Mỗi năm tại nước Mỹ xảy ra 42.132 trường hợp TNGT nghiêm trọng và
hơn 3 triệu trường hợp tai nạn nhẹ. Phần lớn các vụ tai nạn giao thông có liên
quan đến ô tô du lịch, xe tải nhẹ và xe chở khách. Để giảm TNGT, các bang
trên toàn lảnh thổ nước Mỹ bắt đầu áp dụng hình phạt nặng, từ hàng trăm đến
hàng nghìn USD đối với các hành vi vi phạm luật giao thông, có lúc còn phải
truy tố trước pháp luật [18].
Tại Trung Quốc, từ năm 1983 – 1985, tần suất TNGT là 55,4/100 ngàn
người dân. TNGT gặp ở nam giới gấp 7 lần phụ nữ. Trong hai thập kỷ vừa qua,
Trung Quốc có sự tăng vọt về phương tiện xe hơi và xe máy, nhưng tỷ lệ tử
vong do xe máy gây ra đã giảm từ 33,4/100.000 dân của năm 1990 xuống còn

7
22/100.000 dân vào năm 1995 là nhờ vào sự giáo dục quần chúng và các biện

pháp của chính phủ. Theo tổ chức y tế thế giới, tình trạng an toàn giao thông
đường sá tệ hại đã làm cho Trung Quốc thiệt hại từ 12 - 21 tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Bộ công an Trung Quốc trong nửa đầu
năm 2007 trên cả nước, Trung Quốc đã xảy ra hơn 159.000 vụ TNGT, làm
37.000 người chết, bị thương 189.000 người [18].
Tại Cu Ba, là nơi TNGT thấp nhất thế giới theo đại tá Bruzon, cục
trưởng cục cảnh sát giao thông, Bộ nội vụ Cu Ba, thì số người chết do TNGT ở
Cu Ba một năm chỉ bằng ở Việt Nam khoảng 3 ngày. Ông ta cho biết, hiện nay
Cu Ba có chừng 11 triệu dân, có khoảng 800.000 ô tô các loại, 50.000 xe mô tô
và khoảng 10.000 xe ngựa, nhưng từ năm 2001 - 2005 tổng số TNGT xảy ra
11.000 vụ, làm chết hơn 500 người và bị thương 9000 người. Tỷ lệ chết tính
theo số dân là 0,19% thuộc hàng thấp nhất thế giới, đó là nhờ cơ sở hạ tầng
giao thông của Cu Ba rất tốt và quy hoạch hết sức hợp lý. Bên cạnh đó, việc
giáo dục luật giao thông được Cu Ba đặc biệt chú ý. Học sinh ngay từ khi bước
chân vào nhà trường đã được học luật giao thông. Bộ giáo dục Cu Ba cùng với
cục cảnh sát giao thông đã đưa chương trình giáo dục về ý thức chấp hành luật
giao thông vào sách giáo khoa từ lớp 1 - 12 [19].
Theo Bách khoa toàn thư, số người chết do TNGT trên 1 triệu người dân
năm 1996 như sau : [4].
Anh
Đức
Ý
Pháp
Tây Ban Nha
Mỹ
Nhật Bản
Việt Nam
92
126
119

198
230
183
92
80
Vào năm 2004, các thương tích giao thông đường bộ làm cho 211.114
học sinh, trẻ em bị thiệt mạng, trong đó gần 1/4 trong tổng số ca tử vong do
thương tích là học sinh, trẻ em. Thương tích giao thông đường bộ là nguyên
nhân chính dẫn đến tử vong trong số những người trẻ tuổi từ 10 - 19 tuổi. Trên
toàn cầu, các ca tử vong trên đường chiếm gần 1,5% tổng số các ca tử vong ở

8
trẻ em, học sinh. Ở khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ tử vong ở trẻ em do các thương
tích giao thông đường bộ là 0,9%, trong khi ở các nước Châu Mỹ con số nầy
lên đến 2,4%. Khoảng 93% số ca tử vong do tai nạn giao thông đường bộ của
trẻ em xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Năm 2004 các khu
vực Đông Nam Á, và Châu Phi và các nước có thu nhập thấp - trung bình của
khu vực Tây Thái Bình Dương chiếm 2/3 trong số tất cả tử vong do tai nạn
giao thông đường bộ ở trẻ em. Các thương tích giao thông đường bộ là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em độ tuổi 15 - 19 tuổi và đứng thứ hai là trẻ
em ở độ tuổi 10 - 14. Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộ toàn cầu
tăng theo độ tuổi, phản ánh cách mà trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau tham gia
giao thông. Đối với trẻ em dưới 9 tuổi thường được bố mẹ đi kèm khi đi lại
trong khi các trẻ em lớn hơn có xu thế đi lại một cách độc lập hơn, trước mắt là
đi xe đạp, xe máy và cả xe ô tô[22].
Năm 2004, tổ chức y tế thế giới thông báo TNGT đứng hàng thứ hai ở
nhóm tuổi 15 - 29 và đứng hàng thứ ba ở nhóm tuổi 30 - 44 sau HIV/AIDS và
cũng là năm đầu tiên tổ chức y tế thế giới tổ chức ngày sức khỏe thế giới
7/4/2004 với chủ đề “An toàn giao thông đường bộ” mục đích nhằm thu hút sự
quan tâm của mọi người với sự nghiêm trọng của vấn đề [1].

1.2.2 Tình hình tai nạn giao thông trong nƣớc.
Theo báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, từ năm 1990 -
1995 [24] số vụ TNGT đã gia tăng đáng lo ngại, tăng ba lần so với thập kỷ
trước, trong đó TNGT đường bộ chiếm 97%. Năm 1990, TNGT xảy ra 5.565
vụ, làm chết 2.087 người và bị thương 468 người thì năm 1995 đã xảy ra
15.376 vụ, con số tử vong là 5.430 người, tăng gần gấp ba lần, số người bị
thương 16.920 người, tăng gấp 4 lần [24] .
Theo tác giả Nguyễn Văn Thái và Lư Thới, tình hình TNGT tại Thừa
Thiên Huế trong năm 1992, số nạn nhân vào cấp cứu và điều trị tại bệnh viện

9
Trung ương Huế là 462 trường hợp, trong đó nam giới chiếm 63,6%, ô tô 23%,
xe đạp 15,5% [10]
Năm 1997, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về việc Thành lập Ủy
ban an toàn giao thông quốc gia để phối hợp hoạt động của các bộ ngành và
các địa phương thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông [20]
Từ năm 1996 - 2000, tác giả Võ Thanh Tân nghiên cứu tình hình bệnh
nhân bị TNGT vào điều trị tại bệnh viện huyện Đức Phổ - Quãng Ngãi mỗi
năm đều tăng dần. Trong năm 2000, tăng gấp hai lần năm 1996, nguyên nhân
gây tai nạn giao thông chủ yếu là các phương tiện cơ giới 94,6%, đặc biệt là xe
máy 71,04%, về thương tích thì chấn thương sọ não gặp nhiều nhất chiếm 1/3
tổng số chuyển viện và có chiều hướng tăng vọt từ 13 trường hợp năm 1996
tăng lên 40 trường hợp vào năm 2000 và tử vong do chấn thương sọ não chiếm
60% tổng số tử vong [26]
Từ năm 1998 – 2002, tác giả Lê Văn Thanh nghiên cứu 2.639 trường
hợp bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị thì số
lượng TNGT tăng dần từng năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 1998 chỉ có
365 trường hợp thì năm 2002 là 664 trường hợp, nhóm tuổi thường gặp là từ 16
- 60 tuổi chiếm 72,34%, nam giới bị TNGT 77,38%, phương tiện gây tai nạn:
xe mô tô 59, 34%, ô tô 28,91%, đường nhựa 94,09% [29]

Trong 3 năm 2000 - 2002, La Đức Thiện nghiên cứu bệnh nhân bị TNGT
vào điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, nhận thấy nhóm tuổi thường gặp là
20 - 49 chiếm tỷ lệ 68,29% tập trung cao nhất tuổi 20 - 29 chiếm tỷ lệ 32,89%,
nam giới chiếm đa số 78,42% gặp ở nghề tự do 36,17%, người có trình độ học
vấn thấp 48%. Thời gian xảy ra tai nạn từ 12 - 24 giờ, tập trung cao điểm từ 18 -
24 giờ, phương tiện của nạn nhân chủ yếu là xe máy 70,99%, xe đạp 14,66% [30].
Tác giả Nguyễn Văn Xáng nghiên cứu về công tác cấp cứu và điều trị
TNGT tại tỉnh Khánh Hòa trong hai năm 2001 – 2002, ghi nhận trong số các

10
bệnh nhân vào điều trị nội trú ở bệnh viện thì TNGT chiếm tỷ lệ 7,1% và nam
giới chiếm 70,7%, lứa tuổi 16 - 30 chiếm tỷ lệ 49,5% và 31 - 45 chiếm 24,2%.
Tai nạn chủ yếu do xe mô tô, xe máy 71,4%, phương tiện khác 14,5% [11].
Trước tình hình TNGT ngày càng nghiêm trọng, để hạn chế TNGT,
Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đồng loạt ban hành nhiều Nghị
quyết, chỉ thị như: Chỉ thị 22/CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao
thông. Chỉ thị đã yêu cầu các tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận tổ quốc
Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản HCM, Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền giáo dục đảm bảo trật
tự an toàn giao thông [6].
Tác giả Nguyễn Kim Kế đánh giá thực trạng do tai nạn thương tích gây
ra ở học sinh phổ thông tỉnh Thái Nguyên trong các năm từ 2000 - 2004 cho
thấy chấn thương sọ não chiếm tỷ lệ cao nhất 48,8%, số ngày học sinh phải
nghỉ học để điều trị trung bình là 7 ngày, chi phí trung bình cho một đợt điều trị
do tai nạn thương tích là 3.673.770đ, khu vực nông thôn chi phí cao hơn thành
phố. Số ngày nghỉ việc của gia đình là 1 tuần - 10 ngày, nguyên nhân tử vong
do tai nạn thương tích cao hơn tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm và đang
có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây [12].
Nguyễn Bá Hy nghiên cứu trong ba năm 2002 - 2004 nhận thấy số bệnh

nhân bị TNGT vào điều trị tại các bệnh viện ở Lâm Đồng có xu hướng tăng
theo từng năm. Năm 2002 có 5.161 trường hợp thì năm 2003 có 5.456 trường
hợp và năm 2004 có 5.521 trường hợp. Tuổi chiếm tỷ lệ cao vẫn là 16 - 30
chiếm 46% trong đó Nam giới chiếm 73,1%. Thời gian vào viện từ 5 - 17 giờ
chiếm 53,9% và phương tiện gây tai nạn vẫn là xe máy chiếm 88,7% [13].
Tác giả Nguyễn Đức Chính, Cao Độc Lập, Lưu Danh Huy, Nguyễn Kim
Nhung, nghiên cứu các trường hợp vào khám cấp cứu do tai nạn thương tích tại

11
Bệnh viện Việt Đức từ tháng 3 năm 2006 đến 26 tháng 10 năm 2006 thì tai nạn
thương tích ở trẻ em chủ yếu liên quan đến giao thông. Số bệnh nhân trẻ em
dưới 18 tuổi đến khám do tai nạn thương tích là 2.536 trường hợp, chiếm 14,37
%, tử vong 83 trường hợp, chiếm 3,27%, trong đó có 35 trẻ em dưới 15 tuổi,
chiếm 42%. Học sinh và sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất 72%. TNGT chiếm tỷ
lệ cao nhất 52%, do ngã là 31%. Trong đó nhiều trường hợp là lái xe, ngoài ra
là người đi bộ [14].
Nguyễn Tấn Phó nghiên cứu trong 3 năm 2005 - 2007 về tình hình
TNGT được cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng và 6 bệnh viện quận huyện ở
Thành Phố Đà Nẵng cho kết quả như sau : số bệnh nhân bị tai nạn năm sau vẫn
cao hơn năm trước, từ 17.938 người năm 2005, lên đến 21.432 người vào năm
2007 và nam giới chiếm tỷ lệ 75,78% phương tiện vẫn là mô tô xe máy chiếm
91,4%, thời điểm vào cấp cứu từ 6 - 21 giờ chiếm 93,62% [15].
Tại Đồng Nai, trong hai năm 2006 – 2007, Trần Trung Thuận ghi nhận
15.273 bệnh nhân vào cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, số vụ tai nạn
năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 chỉ có 7.338 bệnh nhân năm 2007 có
7.935 bênh nhân. Thời gian xảy ra tai nạn từ 6 - 18 giờ chiếm 47,46% và từ
18-23 giờ là 43,24%, nam giới chiếm 62,12% và nhóm tuổi 16 - 30 chiếm
38,73%, 31 - 35 chiếm 28,68% [21].
Tai nạn giao thông không chỉ xảy ra ở người lớn mà có thể xảy ra ở bất
kỳ đối tượng nào, trong đó có trẻ em, học sinh. Theo Thượng tá Trần Sơn, Phó

trưởng phòng tuyên truyền và hướng dẫn điều tra xử lý TNGT, cục cảnh sát
giao thông đường bộ, đường sắt (bộ Công an) cho biết: Trung bình mỗi năm có
khoảng 12.000 người chết và trên 20.000 người bị thương do TNGT, trong đó
trẻ em chiếm 35%. Những con số đau lòng nầy được công bố tại cuộc hội thảo
“Đại biểu dân cử, với phòng chống tai nạn thương tích trẻ em”do Ủy ban văn
hóa, giáo dục, thanh thiếu niên của Quốc hội phối hợp với quỹ Nhi đồng Liên

12
hợp quốc tổ chức ngày 7/12/2010. Thượng tá Trần Sơn cho rằng bên cạnh
những nguyên nhân do người lớn điều khiển phương tiện giao thông không
chấp hành đúng quy định thì nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra mà các em học
sinh vừa là nạn nhân, vừa chính là thủ phạm gây tai nạn. Tình hình vi phạm trật
tự an toàn giao thông, trong đó có đối tượng là học sinh , thanh thiếu niên đang
có chiều hướng gia tăng. Học sinh chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe vẫn
điều khiển mô tô, xe máy, không đội mủ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện,
chở ba [27].
Nhìn chung dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành
và các địa phương đã ban hành nhiều văn bản về công tác an toàn giao thông,
Mặt trận tổ quốc các cấp, các tổ chức đã phối hợp vận động “Toàn dân tham
gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông ” Song tai nạn giao thông vẫn liên tục
tăng, gây thiệt hại lớn về người, về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Năm
2004, xảy ra 16.911 vụ, làm 11.534 người chết, 15.142 người bị thương; năm
2005 xảy ra 14.711, làm 11.739 người chết, 12.013 người bị thương; năm 2006
xảy ra 14.727 vụ, làm 12.757 người chết, 11.288 người bị thương. Như vậy chỉ
tính trong 3 năm từ năm 2004 - 2006 đã xảy ra 46.394 vụ tai nạn giao thông
làm chết 36.030 người, 38.443 người bị thương; 6 tháng đầu năm 2007, tai nạn
giao thông tiếp tục tăng, đã xảy ra 7669 vụ làm 6.910 người chết, 5919 người
bị thương. Tai nạn giao thông đã để lại đau thương và mất mát cho biết bao gia
đình, để lại hậu quả nặng nề cho toàn xã hội [7].
Bên cạnh đó tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn

đề vô cùng nghiêm trọng, trong đó tai nạn giao thông chiếm vị trí hàng đầu, nó
đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những
nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em nước
ta. Tai nạn thương tích đặc biệt là tai nạn giao thông đã trở thành nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Năm 2006 có 7.197 trẻ trong

13
tuổi 1 - 19 tử vong. Một ban điều tra theo vùng do liên minh vì an toàn của trẻ
em (TASC) tiến hành năm 2007 cho biết tương ứng với một trẻ tử vong thì có
12 trẻ nằm viện, hoặc thương tật vĩnh viễn và 34 trẻ cần chăm sóc y tế hoặc
không thể đi học và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nhóm 15 - 19 tuổi.
Trước những hậu quả đáng báo động về tai nạn giao thông ở trẻ em Việt Nam,
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và hoạt động thiết thực để góp phần
giảm thiểu tai nạn giao thông ở trẻ em như : Chính sách quốc gia về phòng
chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn (2001 - 2010); Quyết định của Bộ y
tế về triển khai cộng đồng an toàn trên toàn quốc 2006 ; Quyết định của Bộ
giáo dục về việc triển khai chương trình trường học an toàn 2007; Nghị quyết
32 về quy định đội mũ bảo hiểm bắt buột 2007 [9].
Tình hình TNGT vẫn ngày một nghiêm trọng, hiện nay nước ta trung
bình mỗi năm có trên 11.000 vụ TNGT, bình quân cứ mỗi tháng có hơn 1000
người chết, trong đó có nhiều nạn nhân là trẻ em, học sinh. Riêng bệnh viện
Việt Đức (Hà Nội) trong năm 2010 đã cấp cứu, điều trị cho khoảng hơn 1000
trẻ em dưới 15 tuổi bị TNGT. Những vụ TNGT liên quan đến trẻ em , xảy ra
thường nghiêm trọng và rất đau lòng. Theo Thượng tá Trần Sơn - Cục cảnh sát
giao thông đường bộ đường sắt, lỗi của các em học sinh khi tham gia giao
thông thường là : không chú ý quan sát, qua đường không đúng nội quy, đi sai
phần đường, đi ngược chiều, đi vào đường cấm, đi xe dàn hàng ngang, lạng
lách, đánh võng, chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe vẫn điều khiển xe gắn
máy [28].
Tại hội nghị an toàn giao thông toàn quốc 28/12/2010, Ủy ban an toàn

giao thông quốc gia cho biết: tình hình trật tự an toàn giao thôngnăm 2010 trên
toàn quốc xảy ra 14.442 vụ, làm chết 11.449 người, bị thương 10.633 người,
tăng 1.778 vụ, giảm 47 người chết, tăng 2.544 người bị thương, trong đó
TNGT đường bộ xảy ra 13.713 vụ, làm chết 11.060 người, bị thương 10.306

14
người. So với năm 2009 tăng 1.915 vụ giảm 31 người chết, tăng 2.652 người bị
thương. Về số người chết và bị thương giảm nhiều là : Bắc Kạn giảm 34,2%.
Điện Biên giảm 24,2%, Trà Vinh giảm 27,8%, Nam Định giảm 21,9%, Yên
Bái 21,3%. Địa phương có số người chết và bị thương vì TNGT tăng lên : Lai
Châu tăng 58,5%, Kon Tum tăng 47,2%, Bạc Liêu tăng 40,7%, Hậu Giang 30,8
và Bắc Ninh tăng 25,8% [25].
1.2.3. Tóm tắt tình hình sơ cấp cứu ban đầu
Tình hình sơ cấp cứu ban đầu tại Thừa Thiên Huế còn rất thấp, nạn nhân
bị TNGT không được xử trí tại chổ, không được sơ cấp cứu ở tuyến y tế cơ sở
như trạm xá và bệnh viện.
Theo Đồng Ngọc Đức và Nguyễn Quốc Triệu, đánh giá thực trạng sơ cấp
cứu TNGT ngoài bệnh viện khu vực Hà Nội trong 2 năm cho thấy kết quả sơ
cấp cứu tại nơi xảy ra TNGT đường bộ chỉ có 16,4%. Cơ sở y tế đầu tiên tham
gia sơ cấp cứu nạn nhân là rất thấp, trạm y tế chỉ có 0,3%, Bệnh viện huyện
1,7%. Tỷ lệ nạn nhân bị gãy xương tại nơi xảy ra tai nạn không được sơ cấp
cứu rất cao 72,3%, cố định xương gãy bằng băng chiếm tỷ lệ 3,3%, cố định
xương gãy bằng nẹp chỉ chiếm 1,1% [8].
Thời gian chuyển nạn nhân từ nơi xảy ra tai nạn tới phòng khám đa khoa
khu vực trước 2 giờ chiếm tỷ lệ 35,4%, phương tiện vận chuyển nạn nhân từ
trạm y tế đến phòng khám đa khoa chủ yếu bằng xe máy chiếm 85% [8].

15
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Tiến hành khảo sát điều tra cho 320 học sinh ở Thành Phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế đang học thuộc 2 khối lớp; lớp 9 và 12 tại trường trung học cơ sở
(THCS) Nguyễn Chí Diễu (NCD), trường trung học cơ sở (THCS) Nguyễn
Bỉnh Khiêm (NBK), trường trung học phổ thông (THPT) Hai Bà Trưng (HBT),
trường trung học phổ thông (THPT) Gia Hội (GH)
2.1.1. Tiêu chuẩn.
- Chọn ngẫu nhiên mỗi trường một khối lớp
- Mỗi khối lớp chọn ngẫu nhiên 2 lớp học
- Mỗi lớp học chọn ngẫu nhiên 40 học sinh
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ
- Các đối tượng là học sinh của các lớp được chọn nhưng không
tham gia buổi hướng dẫn cách ghi phiếu điều tra.
- Các tai nạn khác bỏng, đuối nước, điện giật không nằm trong
nghiên cứu của chúng tôi
2.2.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1.Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên cộng đồng
2.2.2.Thời gian nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu tiến hành từ 20/02/2011 đến 20/03/2011
2.2.3.Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu
- Hình ảnh giới thiệu
- Phiếu điều tra.

16
2.2.4.Nhân lực.
- Một giáo viên hướng dẫn
- Một sinh viên tiến hành thực hiện đề tài

- Sự cộng tác của Ban giám hiệu và các giáo viên chủ nhiệm lớp của
các trường THCS Nguyễn Chí Diễu, THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Hai
Bà Trưng, trường THPT Gia Hội.
2.2.5.Phƣơng pháp tiến hành
- Tập trung học sinh từng khối lớp riêng
- Hướng dẫn cách ghi phiếu điều tra
+ Phát phiếu điều tra
+ Hướng dẫn cho học sinh ghi họ tên, tuổi, lớp vào phiếu
+ Hướng dẫn học sinh đánh dấu vào ô vuông ở các câu theo gợi ý
của câu hỏi.
2.2.6.Thu thập số liệu
- Theo thời gian quy định, nạp phiếu theo từng khối lớp, từng trường.
2.3.PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Theo phương pháp thống kê y học thông thường
- Lập bảng thống kê
- Tính tỷ lệ phần trăm
- Sử dụng phần mềm SPSS 17.0
2.4.NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CHUNG.
2.4.1.Đánh giá kiến thức của học sinh về an toàn giao thông, mức độ nguy
hiểm, nguyên nhân gây tai nạn và tầm quan trọng của sơ cấp cứu.
- Em có hiểu biết gì về tình hình tai nạn hiện nay không?
- Nếu có thì thông tin từ đâu?
- Theo em tai nạn có gây nguy hiểm không?

17
- Mức độ nguy hiểm như thế nào?
- Trong nhà trường có nên học thêm luật giao thông không?
- Theo em ai là người hướng dẫn luật giao thông tốt nhất trong trường học?
- Em có thường xuyên ôn lại kiến thức an toàn giao thông không?
- Theo em có nên học kiến thức sơ cấp cứu do tai nạn trong nhà trường không?

- Theo em ai là người dạy kiến thức sơ cấp cứu tốt nhất trong nhà trường?
- Có nên thực hành sơ cấp cứu do tai nạn trong nhà trường không?
- Theo em sơ cấp cứu do tai nạn có quan trọng không?
- Sơ cấp cứu có ý nghĩa như thế nào?
- Theo em loại phương tiện gây tai nạn giao thông thường gặp là gì?
- Theo em trước lúc bị tai nạn, nạn nhân thường dùng phương tiện gì?
2.4.2. Đánh giá kiến thức sơ cấp cứu của học sinh do tai nạn.
- Tại nơi xảy ra tai nạn em phải làm gì để giúp đỡ nạn nhân?
- Khi xảy ra tai nạn theo em phải làm như thế nào?
- Nếu có vết thương chảy máu, lộ xương theo em nên làm gì?
- Có nên dùng nẹp tre gổ để bất động khi xảy ra tai nạn không?
- Khi có vết thương ở tay theo em làm như thế nào?
- Khi nghi ngờ gãy xương ở chân em nên làm gì?
- Thời gian từ lúc tai nạn đến lúc được sơ cấp cứu tốt nhất là?
- Theo em thời gian chuyển nạn nhân đến Bệnh viện sau khi cấp cứu tốt
nhất là?
- Loại phương tiện tốt nhất chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế theo em đó là?
- Số xe cấp cứu tai nạn khi cần gọi là?
- Nguyên nhân gây ra tai nạn theo em là do?
- Em đi học bằng loại phương tiện nào?


18
2.4.3.Đánh giá kiến thức của học sinh về xây dựng cộng đồng an toàn.
- Để hạn chế tai nạn giao thông theo em nên làm gì?
- Để hạn chế tai nạn lao động theo em nên làm gì?
- Có nên mua Bảo hiểm tai nạn không?
- Khi tham gia giao thông, theo em có cần thiết đội mũ bảo hiểm không?

19

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ AN TOÀN GIAO
THÔNG, MỨC ĐỘ NGUY HIỂM, NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN VÀ
TẦM QUAN TRỌNG CỦA SƠ CẤP CỨU
3.1.1. Hiểu biết của học sinh về tình hình TNGT hiện nay.
Bảng 3.1. Đánh giá hiểu biết của học sinh về tình hình TNGT hiện nay
Hiểu biết tình
hình TNGT
Có biết
Không biết
Tổng
n
%
n
%
n
%

314
98,1
6
1,9
320
100
Nhận xét: Trong 320 học sinh được thăm dò, có 314 học sinh có biết
tình hình tai nạn giao thông chiếm 98,1%.
3.1.2. Hiểu biết của học sinh từ nguồn thông tin về tình hình TNGT
Bảng 3.2. đánh giá hiểu biết của học sinh từ nguồn thông tin về tình

hình TNGT
Thông tin
HBT
GH
NBK
NCD
n
%
n
%
n
%
n
%
Tivi
61
76,3
56
70,0
52
65,0
52
65,0
Internet
44
55,0
28
35,0
27
33,8

39
48,8
Sách báo
35
43,7
9
11,3
15
18,8
13
16,3
Khác
8
10,0
12
15,0
8
10,0
3
3,8
HBT: Hai Bà Trưng GH: Gia Hội NBK: Nguyễn Bỉnh Khiêm NCD: Nguyễn Chí
Diễu
Nhận xét: Trường THPT có tỷ lệ hiểu biết về tình hình TNGT từ 4
nguồn thông tin cao hơn trường THCS. Trong đó trường HBT từ tivi (76,3%),
GH (70%), NBK và NCD (65,0%).

20
3.1.3. Hiểu biết của học sinh về nguy hiểm của TNGT.
Bảng 3.3. Đánh giá hiểu biết của học sinh về nguy hiểm do TNGT
Nguy hiểm về TNGT

n
%

317
99,1
Không
3
0,9
Tổng
320
100,0
Nhận xét: Có 99,1% học sinh hiểu biết về nguy hiểm của TNGT
3.1.4. Hiểu biết của học sinh về mức độ nguy hiểm do TNGT.

Bảng 3.4. Hiểu biết của học sinh về mức độ nguy hiểm do TNGT
Mức độ nguy hiểm
HBT
GH
NBK
NCD
n
%
n
%
n
%
n
%
Ảnh hưởng tính mạng
80

100
78
97,5
79
98,8
80
100
Ít ảnh hưởng tính mạng
0
0,0
2
2,5
1
1,3
0
0,0
Không đáng sợ
0
0,0
0
0,0
0
0
0,0
0,0
Nhận xét: Đa số các đối tượng học sinh đều cho rằng mức độ nguy hiểm
của TNGT đều ảnh hưởng đến tính mạng chiếm tỷ lệ từ 97,5 đến 100%, không
có em nào cho rằng TNGT không đáng sợ.
3.1.5. Ý kiến của học sinh có nên học thêm luật giao thông trong nhà
trƣờng.

Bảng 3.5. Phân tích ý kiến của học sinh có nên học thêm luật giao thông
trong nhà trường:
Có nên học luật giao
thông
n
%

305
95,31
Không
15
4,69
Tổng
320
100

Nhận xét: Có 95,31% ý kiến học sinh cho rằng nên học thêm luật giao
thông trong nhà trường

21
3.1.6. Ý kiến của học sinh về ngƣời hƣớng dẫn luật giao thông tốt nhất ở
trƣờng học.
Bảng 3.6. Phân tích ý kiến của học sinh về người hướng dẫn luật giao
thông tốt nhất ở trường học
Ý kiến
HBT
GH
NBK
NCD
n

%
n
%
n
%
n
%
Công an
40
50,0
17
21,2
11
13,7
16
20,0
Thầy cô giáo
27
33,8
37
46,3
55
68,8
46
57,5
Đoàn thể
13
16,2
26
32,5

14
17,5
18
22,5
Tổng
80
100
80
100
80
100
80
100
Nhận xét: Học sinh cho rằng hướng dẫn luật giao thông tốt nhất ở
trường là công an trường HBT (50,0%), GH (21,2%), NCD (20,0%) và thấp
nhất NBK (13,7%).
3.1.7. Tỷ lệ học sinh ôn kiến thức ATGT.
Bảng 3.7. Đánh giá tỷ lệ học sinh ôn kiến thức an toàn giao thông
Ôn kiến thức ATGT
n
%
Thường xuyên
55
17,1
Thỉnh thoảng
220
68,8
Không
45
14,1

Tổng
320
100,0

17,2%
68,7%
14,1%
Thƣờng xuyên
Thỉnh thoảng
Không

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ học sinh ôn kiến thức an toàn giao thông
Nhận xét: Các đối tượng học sinh thỉnh thoảng ôn kiến thức ATGT
chiếm tỷ lệ cao nhất 68,8%.

22
3.1.8. Ý kiến của học sinh có nên học kiến thức sơ cấp cứu do tai nạn trong
nhà trƣờng.
Bảng 3.8. Phân tích ý kiến của học sinh có nên học kiến thức sơ cấp cứu
trong nhà trường
Ý kiến
n
%

249
77,8
Không
71
22,2
Tổng

320
100
77,8%
22,2%

Không

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ ý kiến học sinh về học kiến thức sơ cấp cứu
trong nhà trường
Nhận xét: Có 77,8% học sinh 4 trường cho rằng nên học kiến thức sơ
cấp cứu
3.1.9. Ý kiến của học sinh về ngƣời dạy kiến thức sơ cấp cứu do tai nạn tốt
nhất trong nhà trƣờng.
Bảng 3.9. Phân tích ý kiến của học sinh về người dạy kiến thức sơ cấp
cứu tốt nhất trong nhà trường
Dạy kiến thức
sơ cấp cứu
HBT
GH
NBK
NCD
n
%
n
%
n
%
n
%
Nhân viên y tế

9
11,3
21
26,3
19
23,8
45
56,3
Thầy cô giáo
64
80,0
46
57,5
43
53,8
26
32,5
Đoàn thể
7
8,7
13
16,2
18
22,4
9
11,2
Tổng
80
100,0
80

100,0
80
100,0
80
100,0
Nhận xét: Học sinh cho rằng thầy cô giáo là người dạy kiến thức sơ cấp
cứu tốt nhất chiếm tỷ lệ cao nhất cả 4 trường, trong đó trường HBT chiếm đến
80,0%.

23
3.1.10. Ý kiến của học sinh có nên thực hành sơ cấp cứu do tai nạn.
Bảng 3.10. Ý kiến của học sinh có nên thực hành sơ cấp cứu do tai nạn
Có nên thực hành
sơ cấp cứu
HBT
GH
NBK
NCD
n
%
n
%
n
%
n
%

74
92,5
45

56,3
43
53,7
32
40,0
Không
6
7,5
35
43,7
37
46,3
48
60,0
Tổng
80
100
80
100,0
80
100
80
100
92,5
56,3
53,7
40
0
10
20

30
40
50
60
70
80
90
100
Hai Bà Trƣng Gia Hội Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Chí Diễu
Tỷ
Trƣ
ờng
Biểu đồ 3.3. Thực hành sơ cấp cứu
Nhận xét: Học sinh trường HBT và GH cho rằng nên thực hành sơ cấp
cứu do tai nạn cao hơn NBK và NCD, trong đó HBT chiếm 92,5%.
3.1.11. Nhận xét của học sinh về tầm quan trọng của sơ cấp cứu do tai nạn.
Bảng 3.11. Nhận xét của học sinh về tầm quan trọng của sơ cấp cứu do
tai nạn
Tầm quan trọng
sơ cấp cứu
HBT
GH
NBK
NCD
n
%
n
%
n
%

n
%
Rất quan trọng
57
71,3
59
73,8
59
73,8
65
81,3
Quan trọng
23
28,7
21
26,2
20
25,0
14
17,5
Không quan trọng
0
0,0
0
0,0
1
1,2
1
1,2


Nhận xét: Phần lớn các học sinh cho rằng sơ cấp cứu rất quan trọng chiếm
tỷ lệ từ 71,3% - 81,3%. Chỉ có 1,3% học sinh trường NBK và NCD cho là không
quan trọng.

24
3.1.12. Ý kiến của học sinh về ý nghĩa sơ cấp cứu do tai nạn.
Bảng 3.12. Phân tích ý kiến của học sinh về ý nghĩa sơ cấp cứu do tai nạn
Ý nghĩa sơ cấp cứu
HBT
GH
NBK
NCD
n
%
n
%
n
%
n
%
Giảm tỷ lệ tử vong
58
72,5
58
72,5
60
75,0
61
76,3
Giảm biến chứng

32
40,0
26
32,5
23
28,8
21
26,3
Không có ý nghĩa
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0

Nhận xét: Các học sinh cho rằng sơ cấp cứu có thể
- Giảm tỷ lệ tử vong chiếm từ 72,5% đến 76,3%.
- Giảm biến chứng chiếm từ 26,3% đến 40%.
3.1.13. Ý kiến của học sinh về phƣơng tiện gây tai nạn.
Bảng 3.13. Phân tích ý kiến học sinh về phương tiện gây tai nạn thường gặp
Phƣơng tiện gây tai
nạn
HBT
GH
NBK
NCD
n

%
n
%
n
%
n
%
Ô tô
29
36,3
8
10,0
19
23,8
17
21,3
Xe máy
77
96,3
73
91,3
74
92,5
74
92,5
Xe đạp
4
5,0
3
3,8

8
10,0
0
0,0
Tàu hỏa
4
5,0
1
1,3
7
8,8
1
1,3

Nhận xét: Các học sinh 4 trường đều cho rằng xe máy là phương tiện
gây tai nạn thường gặp nhất trong đó HBT chiếm tỷ lệ cao nhất (96,3%), NBK
và NCD tương đương nhau (92,5%).
3.1.14. Ý kiến của học sinh về nạn nhân dùng phƣơng tiện trƣớc lúc bị tai nạn.
Bảng 3.14. Ý kiến của học sinh về nạn nhân dùng phương tiện trước lúc
bị tai nạn
Ý kiến
n
%
Xe máy
237
74,1
Xe đạp
83
25,9
Đi bộ

0
0,0
Tổng
320
100,0
Nhận xét: Trước lúc bị tai nạn, các học sinh cho rằng nạn nhân thường
dùng xe máy chiếm tỷ lệ 74,1%, xe đạp 25,9%.

25
3.2. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC SƠ CẤP CỦA HỌC SINH DO TAI NẠN
3.2.1 Thái độ của học sinh khi gặp ngƣời bị tai nạn
Bảng 3.15. Đánh giá thái độ của học sinh khi gặp người bị tai nạn
Thái độ khi gặp ngƣời
bị tai nạn giao thông
HBT
GH
NBK
NCD
n
%
n
%
n
%
n
%
Gọi người giúp đỡ
77
96,3
71

88,8
72
90,0
77
96,3
Tự băng bó
5
6,3
9
11,3
14
17,5
4
5,0
Tự chuyển đến cơ sở y tế
6
7,5
1
1,3
5
6,3
0
0,0
Gọi xe cấp cứu
67
83,8
73
91,3
73
91,3

74
92,5
Nhờ người khác chuyển
14
17,5
6
7,5
9
11,3
7
8,8
Nhận xét: Khi gặp người bị tai nạn giao thông, các học sinh cho rằng:
- Gọi người giúp đỡ chiếm từ 88,8% (GH) đến 96,3% (HBT)
- Gọi xe cấp cứu chiếm từ 83,8% (HBT) đến 92,5% (NCD)
3.2.2. Kiến thức sơ cấp cứu của học sinh khi có vết thƣơng chảy máu lộ xƣơng.
Bảng 3.16. Đánh giá kiến thức sơ cấp cứu của học sinh khi có vết
thương chảy máu lộ xương
Vết thƣơng chảy máu
lộ xƣơng
HBT
GH
NBK
NCD
n
%
n
%
n
%
n

%
Cố định băng bó cầm máu
66
82,5
65
81,3
53
66,3
55
68,8
Dùng dây thắt ở trên
9
11,2
11
13,7
19
23,7
16
20,0
Để nguyên chuyển đến cơ
sở y tế
5
6,3
4
5,0
8
10,0
9
11,2
Tổng

80
100
80
100
80
100
80
100
Nhận xét: Khi có vết thương chảy máu lộ xương, các học sinh cho rằng
cần phải cố định băng bó cầm máu chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó HBT (82,5%)
và thấp nhất NBK (66,3%)

×