Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về các thần tự nhiên_1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.62 KB, 6 trang )

Truyền thuyết dân
gian xứ Bắc về các
thần tự nhiên


2. Truyền thuyết về thần Núi (Sơn thần)
Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới
(11)
: Núi vừa tượng trưng cho chiều
cao, vừa là điểm trung tâm. Với những đặc điểm: cao, thẳng đứng, gần trời, núi tham
gia vào biểu tượng của các siêu tại, siêu phàm với tính cách là trung tâm của những
hiện tượng hiển linh trong khí quyển và rất nhiều sự tích thần hiện, núi thuộc là biểu
tượng của cái bản thể biểu hiện…
Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh khi nói về các Sơn thần được thờ là thành
hoàng ở Việt Nam đã lý giải: “Sơn thần nước ta thể hiện thành một hệ tương đối thống
nhất. Đó là hệ Sơn Tinh tức là hệ Tản Viên”
(12)
. Rồi ông cho rằng: Sự tích về Sơn thần
ban đầu được ghi chép lại trong Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử ký
toàn thư. Đến khi Nguyễn Bính biên soạn lại thần tích trên cơ sở lời khai của dân địa
phương đã xuất hiện nhiều tình tiết khác về hệ Sơn thần. Bên cạnh Tản Viên sơn thánh
ở ngôi tối cao, còn có Cao Sơn thống lĩnh tả bộ Sơn thần, Quý Minh thống lĩnh hữu bộ
sơn thần. Ba vị Sơn thần này gắn với ba đỉnh núi Ba Vì. Lấy núi Ba Vì làm trung tâm
thì Sơn thần phát triển theo hướng tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng. Nhánh hữu ngạn
lại chia làm hai hướng từ Sơn Tây – Hà Đông – Hà Nam – Nam Định – Thái Bình –
Ninh Bình, hướng thứ hai từ Sơn Tây – Thanh Hoá - Nghệ An. Nhánh tả ngạn cũng
chia làm hai hướng, thứ nhất từ Sơn Tây – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc, hướng thứ hai từ
Sơn Tây - Bắc Ninh - Bắc Giang – Hưng Yên - Lạng Sơn – Cao Bằng – Tuyên Quang.
Dựa trên bản đồ phân bố các vị thành hoàng ở Bắc Ninh của Nguyễn Văn Huyên,
Nguyễn Duy Hinh đưa ra nhận định: Ở Bắc Ninh có 7 Sơn thần, còn ở Bắc Giang thì
số Sơn thần không nhiều lắm.


Trên thực tế ở xứ Bắc nói chung và tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Giang nói riêng, số
lượng Sơn thần được thờ lớn hơn rất nhiều. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá
Thông tin nay là Sở Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang có đến 150 nơi thờ
Cao Sơn, Quý Minh trên khắp các làng xã của tỉnh. Ngoài ra còn rất nhiều nơi ở xứ
Bắc thờ các vị thần này nhưng chưa được thống kê.
Trong địa bàn xứ Bắc tục thờ thần Núi gắn liền với truyền thuyết về Cao Sơn,
Quý Minh. Hiện có di tích chỉ thờ Cao Sơn hoặc Quý Minh, nhưng có những di tích
thờ cả hai. Các di tích thờ thường là đền và đình. Theo truyền thuyết và thần tích làng
Ngâm Mạc, tổng Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh: Vào đời Hùng Duệ
Vương có hai vợ chồng người Hồng Châu đến chùa Thiên Thai cầu tự. Đêm nằm thấy
hai ngôi sao sa xuống, từ đấy thụ thai, sau sinh ra một bọc hai con trai, mặt mũi khôi
ngô khác thường đặt tên là Cao Sơn và Quý Minh, năm lên 6 tuổi đi học, năm 16 tuổi
học lực tinh thông, kiêm cả tài võ nghệ. Hùng Duệ Vương cho tìm người tài, hai ngài
bèn đến chầu vua. Vua phong cho làm Đô chỉ huy sứ Tướng quân. Thục Phán của bộ
Ai Lao dấy quân, vua sai hai ngài đem quân đi bình giặc Thục, phong hai ngài làm
Tả, Hữu tướng quân. Hai ngài cùng đức thánh Tản Viên đem quân đến núi Sóc Sơn,
đạo Kinh Bắc, mới đánh một trận giặc Thục thua chạy tan tác. Vua ban cho ngài thực
ấp ở đạo Kinh Bắc. Ngài về chỗ trú sở đóng quân trước, tự nhiên trời nổi cơn mưa
gió, có một đám mây sa xuống dinh ngài, rồi ngài hoá vào ngày 12 tháng 11.
Biểu hiện núi, sông trong tâm thức người Việt rất rõ ràng, trên những dòng sông
hung dữ đã ra đời những vị Thuỷ thần, còn trên những ngọn núi cao hùng vĩ đã xuất
hiện các vị Sơn thần. Nhà nghiên cứu văn hoá Ngô Đức Thịnh trong cuốn Tín ngưỡng
và văn hoá tín ngưỡng ở Việt Nam
(13)
đã giải thích tục thờ Sơn thần theo vũ trụ luận
nguyên sơ của phương Đông với các cặp tương sinh tương khắc và đối lập với nhau
như Sông – Núi, Đất - Nước… Những cặp đối lập này là môi trường sống quen thuộc
của con người, đặc biệt là đối với cư dân nông nghiệp lúa nước ở xứ Bắc, họ sống phụ
thuộc rất nhiều vào tự nhiên và đất, nước có vai trò vô cùng quan trọng. Trong hệ tư
duy huyền thoại của người dân luôn quan niệm vạn vật có linh hồn, chính vì vậy họ

luôn cầu mong sự phù hộ của các thần tự nhiên và Sơn thần là một dạng thức đó.
Trên cả một vùng xứ Bắc rộng lớn có rất nhiều núi và nơi nào có núi thường có
di tích thờ Cao Sơn, Quý Minh. Bên cạnh đó còn có một vệt thờ hai nhân vật này nằm
rải rác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ở xứ Bắc, tục thờ Thần núi mang đặc trưng riêng,
không còn là một hệ thần núi bao gồm bộ ba Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn, Quý
Minh, mà chỉ gồm có Cao Sơn, Quý Minh. Trên thực tế Cao Sơn, Quý Minh được các
thần tích ghi chép lại và được truyền thuyết hoá rất nhiều nơi với những dạng thức
khác nhau như được ghi chép dưới dạng thần tích theo kết cấu hoàn chỉnh: sự ra đời,
chiến công và hoá thân, cũng có khi họ hiện lên dưới báo mộng, phù trợ giúp các tướng
lĩnh đời sau đánh giặc ngoại xâm.
3. Truyền thuyết về thần Đá (Thạch thần)
Xứ Bắc có rất nhiều nơi thờ thần Đá và gắn liền với nó là các truyền thuyết và
sinh hoạt tín ngưỡng dân gian. Theo số liệu thống kê của Trần Đình Luyện trong
chuyên khảo Luy Lâu lịch sử và văn hóa
(14)
có những dạng đá thiêng như sau: Trụ đá
Thạch Biểu hay Biểu Nương Phật - vị tướng của Hai Bà Trưng ở thôn Thanh
Khương, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh; Hòn đá dấu chân của Thánh Gióng và cột đá
dùng để buộc ngựa của Thánh Gióng ở thôn Thượng, xã Vạn Linh, huyện Gia Lương,
Bắc Ninh; Bia đá “Lý Gia Linh Thạch” ở xã Tương Giang, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh; Cột đá chạm rồng và Bàn cờ đá (bàn cờ tiên) ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ
(nay thuộc thành phố Bắc Ninh ); Bàn đá (Điện kính thiên) ở xã Đức Long, huyện
Quế Võ, Bắc Ninh; Tảng đá nguyên khối Thần Cao Sơn, tướng của Hùng Vương ở
Xã Vân Tương, huyện Việt Yên, Bắc Giang; Tảng đá nguyên khối Thạch Linh thần
tướng, tướng của Hùng Vương ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang; tảng đá
(gọi là ve đá dựng: Thần Quý Minh tướng của Hùng Vương) ở xã Đại Đồng, huyện
Tiên Du, Bắc Ninh.
Ngoài ra còn có rất nhiều nơi thờ thần đá ở xứ Bắc hiện chưa được đề cập đến,
như: Ba pho tượng đá ở chùa Khám, làng Ngọc Khám, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh; Ba ông bụt bằng đá thờ ở chùa Bụt Mọc, thôn Sơn Đông, xã Nam Sơn, huyện

Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc thành phố Bắc Ninh) Tuy nhiên, trong số các nơi
thờ đá, chỉ tồn tại một số truyền thuyết nhất định. Chúng tôi phân chia làm hai dạng
truyền thuyết về thần đá như sau:
Dạng 1: Truyền thuyết về thần Đá có nguồn gốc tự nhiên
Truyền thuyết thứ nhất đó là truyền thuyết về “Thạch Quang Phật” được gắn liền
với câu chuyện kể về Man Nương. Tương truyền khi toán thợ tạc bốn pho tượng Phật
là: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện khi cưa vấp phải hòn đá, cưa bị gãy rời.
Toán thợ ném hòn đá ấy xuống sông, đá vừa chạm nước, một luồng hào quang liền
phát ra rực rỡ giữa dòng. Sĩ Nhiếp biết chuyện cho tìm hòn đá, nhưng phường đánh cá
tìm mãi không thấy đá. Sĩ Nhiếp cho tìm Man Nương đến, mong cậy nhờ người nhiều
phép lạ ra tìm. Man Nương bơi thuyền ra sông, nàng vừa khấn dứt lời, hào quang bỗng
rực sáng khắp mặt sông. Viên đá vụt nhảy lên khỏi mặt nước rồi rơi vào giữa thuyền.
Sau đó hòn đá được thờ là Thạch Phật, nhiều người gọi đó là đức Thạch Quang để ghi
nhớ viên đá phát ra ánh sáng chói loà.
Truyền thuyết Thạch Quang Phật kể về nguồn gốc của Phật Pháp có dạng kết
cấu CÂY - ĐÁ - PHẬT, với các tình tiết như: Sự ra đời của nhân vật (Phật Thạch
Quang ra đời từ thân cây Dung Thụ); Sự hóa thân của nhân vật (sư Khâu Đà La đặt
đứa bé vào thân cây, thân cây hóa thành đá, đá hóa thành Phật).
Qua điền dã chúng tôi được người dân làng Mèn kể cho nghe về sự tích Phật
Thạch Quang, họ gọi bằng một tên rất gần gũi là Mẫu Nhi rồi phong là Thạch Vương
Quang Phật. Trong khi cúng tế người dân kiêng tên huý đọc Thạch Quang là Thạch
Cuông (Quông). Bà Nguyễn Thị Quyền 70 tuổi ở thôn Mãn Xá Tây, xã Hà Mãn, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh kể rằng: Làng Mãn Xá ban đầu có tên gọi là làng Mèn -
quê của Man Nương. Khi Man Nương sinh ra Mẫu Nhi bà bị mang điều tiếng xấu,
không chồng mà sinh con. Đến khi bà tu tại thành Phật thì tất cả những điều tiếng xấu
được xoá bỏ, từ đấy người dân đã đặt tên làng Mèn là Mãn Xá như một chứng tích nói
về sự trong sạch của bà.
Truyền thuyết thứ hai là truyền thuyết về Thạch Tướng Quân. Truyền thuyết về
Thạch Tướng Quân có những tình tiết gần gũi với truyền thuyết Thánh Dóng, như
nhiều tuổi vẫn chưa biết nói cười, khi thấy xứ giả tìm người hiền tài cứu nước bỗng

chuyển mình thành một người cao lớn, xin nhà vua cấp cho vũ khí để giết giặc. Sau khi
ra trận giết hết lũ giặc, quay về đến trang Tiên Lát, xuống voi vào lạy chào cha mẹ
nuôi rồi lên núi Phượng Hoàng bay lên trời. Dấu tích thờ tự hiện vẫn còn ở Tiên Lát,
Việt Yên, Bắc Giang. Nhưng bên cạnh đó cũng có những nét khác biệt, nếu như Thánh
Dóng sinh ra do người mẹ ướm phải vết chân lạ, rồi xin nhà vua đúc ngựa sắt, áo giáp
sắt, một cây gậy sắt để ra trận thì trong truyền thuyết về Thạch Tướng Quân, Thạch
Tướng Quân sinh ra từ đá, khi ra trận xin nhà vua đúc cho các vũ khí bằng đá, như: voi
đá, cờ lệnh đá, kiếm đá.
Truyền thuyết thứ ba mang đậm tính chất thần thoại đó là câu chuyện về ông
Đổng ở vùng Bắc sông Đuống thuộc thôn Đổng Viên, xã Phù Đổng ngày nay. Ở thôn
Đổng Viên có một tảng đá, in hằn dấu chân lớn, tương truyền đó là dấu chân ông Đổng
để lại, bà mẹ Gióng ra ướm thử rồi về sinh ra Gióng. Vì thế dân gian gọi ông Gióng là
ông Đổng con.
Bản khác kể rằng ông Đổng là sư, tu ở núi Phả Lại. Ông đúc một chiếc chuông
đồng đen cực lớn, đánh lên tiếng kêu vang lừng Bắc Quốc, trâu vàng Trung Quốc nghe
thấy chạy sang. Lo sợ sẽ có binh đao nên ông Đổng đã đạp đổ cái chuông xuống sông
Lục Đầu, chỗ ấy gọi là Vực Chuông.
Ông Đổng là hình tượng người khổng lồ, đây cũng là một motif quen thuộc
trong truyện kể dân gian Việt Nam, đặc biệt là trong thần thoại. Hình tượng ông Đổng
là một trường hợp độc đáo, bởi nó là một minh chứng sống động phản ánh về một vùng
đất cổ, đồng thời biểu hiện dấu ấn tư duy huyền thoại của người dân xứ Bắc.




×