Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhân cách Nguyễn Công Trứ, nhìn từ quan điểm bản thể luận _1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.74 KB, 5 trang )

Nhân cách Nguyễn
Công Trứ, nhìn từ quan
điểm bản thể luận




1) các chức trách ông đảm nhiệm trong thời gian dài không có liên quan gì đến văn
chương mà ông đã dùi mài, nhưng có ấn tượng mạnh nhất, thành công nhất lại thuộc ngạch võ
quan: những nơi khó khăn nhất, phức tạp nhất cả nước hồi ấy về quân sự đều thấy có mặt ông
(vùng núi phía Bắc với các cuộc nổi loạn, điển hình là của Nông Văn Vân; các cuộc xâm nhập
quấy rối của hải tặc người Hoa ở vùng biển Đông Bắc; thổ phỉ ở Thanh Hóa; vùng biên giới
Trấn Tây và Cămpuchia). Tuy có lần bị phạt hay giáng cấp, nhưng tháng 5-1835, nhân đạo
quân của ông phục giết được Nông Văn Vân, được vua cho về Kinh ăn mừng, vua ban thưởng
nghi thức trọng thể “ôm gối vua”, chính tay vua rót rượu ban cho và dụ: “Nay nghĩ Trứ xuất
thân từ quan văn, thế mà ngày ngày làm được việc quân, đến nay đã 3 năm, không quản ngại
khó nhọc, kể cũng đáng khen. Vậy chuẩn cho một người con được tập ấm làm Hiệu uý vệ Cẩm
y”. Tháng 7/1835, được giữ chức Thượng thư Bộ Binh! Đến năm 1838, Minh Mạng cho dựng
“bia võ công” để ghi công những người có nhiều công lao trong quân lữ nhất, 20 người trong
đó có Nguyễn Công Trứ được đề nghị ghi tên vào bia này, con của họ được tập ấm.

2) Các hoạt động đa dạng trong lĩnh vực kinh tế: khai hoang, trị thủy (đê sông Hồng);
đấu tranh với tệ cường hào ở nông thôn; kiến nghị về quĩ xã thương (dự trữ gạo), về việc cấp
tiền dưỡng liêm để chống tham nhũng… cũng được Nguyễn Công Trứ thực hiện đầy tinh thần
trách nhiệm, có hiệu quả, dù có những kiến nghị không được vua và đình thần ủng hộ.

Trong mọi lĩnh vực hoạt động, ông đều tỏ rõ sự tinh nhạy, khả năng phát hiện và giải
quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Việc giải quyết những vấn đề này rất xa lạ với
công thức “vì dân” hay “đi ngược với lợi ích của dân” mà nhiều nhà nghiên cứu hiện đại từng
vận quan điểm giai cấp chật hẹp để đánh giá ông, cũng rất xa lạ với khuôn khổ quan niệm phổ
biến của nhà Nho về tu kỷ trị nhân, nội thánh ngoại vương. Có lẽ ngoại trừ bài đối sách trong


kỳ thi Hương năm 1819 - kỳ thi ông đã đỗ đầu - là ông có vận dụng kiến thức sách vở nhà Nho
(bàn về lòng ái dân, huệ dân, tí dân của bậc vương giả trong lịch sử). Ngoài ra, các diễn ngôn
có màu sắc sách vở hầu như không bắt gặp trong thơ văn, trong các bản tấu của ông. Ông liên
tục đưa ra các bản tấu, kiến nghị phân tích và nêu hướng giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, thực tế
của nước ta trong nửa đầu thế kỷ XIX. Năm 1827, nhân việc có công dẹp loạn Phan Bá Vành,
ông được Minh Mạng cho phép có bản tấu nào thì được niêm phong gửi thẳng lên vua. Chẳng
hạn, cái tệ hại của bọn cường hào được ông phát hiện rất sắc sảo nhờ ông đi sát thực tế nông
thôn. Tháng 9-1827, ông tấu: “Từ trước đến nay, những người bàn việc đều đổ lỗi cho quan lại
mà không biết phần nhiều là tại hào cường. Cái hại quan lại là 1, 2 phần 10, cái hại cường hào
đến 8, 9 phần 10, bởi vì quan lại là chẳng qua kiếm lợi nhỏ ở giấy tờ, đòi tiền ngoài lệ ở thuế
khoá, cái hại gần và nhỏ, việc đã phát lộ, thì giáng cách ngay, rồi cũng biết hối. Còn cái hại hào
cường, nó làm con người ta thành mồ côi, vợ người ta thành goá bụa, giết cả tính mạng của
người ta, hết cả gia tài của người ta, mà việc không lộ, cho nên cứ công nhiên không kiêng sợ
gì. Chỗ nào chúng cũng cùng nhau anh chị, chuyên lợi làm giàu, dối cợt quan lại, để thoả lòng
riêng. Có công điền công thổ thì chúng thường thường bày việc thuê mướn làm béo mình,
những dân nghèo cùng không kêu vào đâu được. Giáo hoá không thấm xuống dưới, đức trạch
không đến khắp nơi, chưa hẳn là không bởi đó. Thậm chí còn ẩn lậu đinh điền, ruộng đến
nghìn mẫu không nộp thuế, chỉ đầy túi của hào cường, đinh đến trăm suất không đăng sổ chỉ
phục dịch riêng cho hào cường. Nay xin trích lấy một vài người đưa ra pháp luật và bãi lệ thuê
mướn ruộng đất công” (chỗ in ngả do chúng tôi nhấn mạnh). Phải lăn lộn trong thực tế nông
thôn Việt Nam và có quan điểm thực tiễn cao mới thấy được những vấn đề như thế. Trong kiến
nghị trị thủy sông Hồng của Nguyễn Công Trứ đệ trình Minh Mạng tháng 10 - năm 1835, mấy
tháng sau khi ông cùng các đồng sự thanh toán được Nông Văn Vân cũng khẳng định điều đó.
Ông đã tham vấn các bô lão là những người hiểu biết nhiều, nhận thấy chỉ có 2-3/10 số người
được hỏi đồng ý giữ đê, đa phần xin bỏ đê; từ đó, ông đưa ra phương án bỏ đê và nạo vét lòng
sông để nước đổ nhanh ra biển (phương án này đã không được vua chấp nhận). Dễ thấy cách
nhìn của ông rất khác với cung cách quan sát cuộc sống trong thi ca nhà Nho thường thấy:
motip đi qua một vùng quê, nhân quan sát thấy một hiện tượng gì thuộc đời sống xã hội thì có
cảm xúc và ao ước vẽ được bức tranh dâng lên vua rõ là motip khá phổ biến trong thơ nhà Nho
xưa, phản ánh một cung cách suy nghĩ sách vở, khá “quan liêu”, hời hợt, lười biếng của họ, coi

như thế đã là thể hiện đầy đủ bổn phận của nhà Nho thân dân. Theo chúng tôi, tinh thần thực
tiễn của Nguyễn Công Trứ bộc lộ một mặt ở chỗ ông đã không viết những bài thơ bằng chữ
Hán có tinh thần “thân dân” kiểu đó; mặt khác là ở các kiến nghị, các bản tấu đậm đà hơi thở
của thực tiễn cuộc sống. Ông hiểu biết sâu sắc cuộc sống và ưa hành động để giải quyết các
vấn nạn của thực tế hơn là than thở hay phiếm luận. Nhân đây chúng ta cũng nên đặt Nguyễn
Công Trứ vào bối cảnh văn hóa Nho giáo Việt Nam, nơi mà hầu như không thấy nhà Nho Việt
Nam nào có trước tác bàn về nông nghiệp hay thủy lợi vốn là những lĩnh vực thiết yếu đối với
một xã hội nông nghiệp như nước ta. Xa hơn nữa, ta nhớ đến câu chuyện Khổng Tử chê Phàn
Trì là tiểu nhân chỉ vì người học trò này xin thầy dạy cho nghề làm vườn, nghề làm ruộng
(2)
.
Thật khó qui Nguyễn Công Trứ vào một truyền thống Nho giáo, dù là Việt Nho hay Nguyên
Nho, Hán Nho, Minh Nho, Tống Nho, Thanh Nho Những diễn ngôn của ông có thể mượn
những từ ngữ nào đó của Nho gia như trung hiếu, quân thân, công nghiệp hay chương trình kẻ
sĩ (Luận kẻ sĩ), sau những từ ngữ đó là một con người với phương pháp suy nghĩ đầy tính hiện
thực, tự nhiên, trong môi trường văn hóa phương Đông đầy tính giáo điều, kinh viện. Không ít
diễn ngôn của ông thể hiện khát vọng lập công danh như một sự thôi thúc từ bên trong, tự
nhiên, khác với tinh thần Nho giáo:
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ
Những dạng hoạt động mà ông kinh qua chắc chắn không có trong chương trình học và
thi của nhà Nho. Học vấn nhà nho xoay quanh những vấn đề tu thân và nguyên lý trị đạo về
phương diện đạo đức. Chỉ có người chấp nhận thâm nhập cuộc sống muôn hình ngàn vẻ mới
có kiến thức và khả năng ứng phó, sáng kiến tích cực. Nguyễn Công Trứ thành công trong hoạt
động quân sự và kinh tế nhờ tài năng thiên bẩm, nhờ tinh thần năng động sáng tạo, nhờ tinh
thần xông pha không quản khó khăn nguy hiểm, nhờ sự tận tâm của bản thân ông, không quản
những lời dị nghị hay dư luận đồn đoán cũng như sự thất thường trong cách dùng người của
một ông vua chuyên chế như Minh Mạng. Biết bao lần ông bị trách phạt, bị giáng cấp, bị bạc
đãi, nhưng ông không nản chí, không hề nhiễm tinh thần dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng đầy
cao ngạo của nhà Nho vốn cậy mình có đức. Tuy Minh Mạng có nghiêm khắc quá mức với

ông trong nhiều lần trách phạt, giáng chức như thế (để thị uy ?), song nhìn chung, ông ta vẫn
biết đánh giá đúng tài năng của Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Công Trứ cũng không lấy việc
bị trách phạt làm điều. Những câu thơ dường như được ông viết từ khi chưa nhập thế hành đạo
đã báo trước phương cách xử thế của ông cho cả cuộc đời, không chút ảo tưởng về khả năng
giữ nhân cách cao cả khi phải làm quan dưới trướng của một ông hoàng đế “con trời” chuyên
chế; chấp nhận dấn thân vì “con trời” đồng nghĩa với chấp nhận cả vinh và nhục, đón nhận cả
ân và uy:
Đương cơn khổ nhục lắm người khinh,
Vốn hễ làm người nhục có vinh.
Vận đỏ ghe người cho muối cá
Hồi đen lắm kẻ xóc xương kình.
Đại nhân bao quản nhời

chênh lệch,
Quân tử khôn từ chốn đá đanh.
Thôi hẵng đợi trời bình trị đã,
Gặp thời vỗ cánh sẽ ra danh.

Những cử chỉ ân cần không phải đơn thuần chỉ là nghệ thuật lung lạc nhân tài mà phản
ánh sự quí trọng thực sự của nhà vua dành cho viên quan văn nhưng lại làm quan võ giỏi,
quan kinh tế tài năng: năm 1826, có tang mẹ, ông về để tang, được Minh Mạng ban tặng cho
100 lạng bạc; từng được đề nghị ghi tên vào bia võ công và được bổ nhiệm Binh bộ Thượng
thư…

×