Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ngôn ngữ thơ hôm nay _2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.98 KB, 5 trang )

Ngôn ngữ thơ hôm nay










Những năm gần đây, thơ đã đi/ chạy trên những nẻo đường không thể lường được: đổi
mới từ vựng, cú pháp. Ngôn ngữ thơ vừa là phương tiện chuyển tải, vừa là đối tượng sáng tạo.
Từ đó kéo theo những đổi mới trong cách xây dựng hình ảnh, liên tưởng, chuyển “thơ tâm
tình” sang “thơ cảm giác”. Nhiều người làm thơ muốn tìm kiếm lại ngôn ngữ trong một hình
thức mới, có khi phá vỡ cấu trúc diễn đạt.

“Bến từng quãng, những đứa trẻ nghịch bơi tung tóe nước. Như mình vậy chiều hè bao
năm trước
Tôi đang dọc sông quê tha thẩn. Bỗng từ ngõ sâu hiện dần ra mái tóc bạc. Một bà cụ
lưng còng gần rạp đất
Có phải bà từng hai tay hai lọ nước, bến sông lên từng bậc
Vẫn bà ư ngày xưa ấy về đây?”
(Lát sông quê - Trúc Thông)

“Hơn năm mươi năm trước, các anh treo mình bên vách núi, bàn tay bỏng rộp đục đá
mở đường
Để có một kỳ quan mấy chục cây số mang tên Mã Pí Lèng, ngạo nghễ góc trời Tổ quốc
thẳm xa. Nhiều anh chị tôi phải đổi cả thời tuổi trẻ”
(Trên Mã Pí Lèng - Cao Xuân Thái)
“Những con đường tối sẫm và bóng ướt (vì luôn được phun nước lúc hai mươi hai giờ)


như cái cống ngầm, nổi trên mặt đất? Không biết kết thúc ở đâu với những người đàn ông
như cá vừa mắc lưới những người đàn bà như con mèo giả bộ hiền lành”
(Mùa đông cuối cùng - Vi Thùy Linh)

Ở đây những từ vựng diễn tả xuất hiện liên tiếp, sự vật này lấn sang sự vật khác, hành
động này nối với hành động kia, kéo dài, đều đều, mệt mỏi. Và người đọc nhận ra cấu trúc câu
thơ giống cấu trúc câu văn. Câu thơ của Vi Thùy Linh kéo dài như một đoạn văn, các biện
pháp nghệ thuật tu từ giảm thiểu, ngữ điệu như bị triệt tiêu, nhịp điệu văn xuôi/ nhịp điệu nói
chi phối toàn bộ.
*
Từ một phía khác, góc nhìn rộng hơn, ngôn ngữ thơ đa số áp đảo là quen thuộc, ở quan
niệm và cách thể hiện. Điều đó chứng tỏ thị hiếu, trình độ thẩm mỹ của nhà thơ, của người đọc
của thời đại là bền vững và cách tân cũng cần phải kiên trì. Ngôn ngữ thơ chung sống với ngôn
ngữ văn xuôi, nhịp điệu văn xuôi lấn át, thực sự chỉ có tính chất tình thế, trong những trường
hợp, những tác phẩm có sự giao thoa thể loại: thơ - văn xuôi. Cũng cần lưu ý, không phải cách
tân bao giờ cũng tạo ra chuẩn mực, cũng đồng nghĩa với thành công. Và trong nghệ thuật cũng
không hẳn sáng tạo sau bao giờ cũng hơn sáng tạo trước. Bằng chứng là nhiều tìm tòi đổi mới
không tồn tại với thời gian, mới xuất hiện đã biệt tăm tích.

Gần với ngôn ngữ văn xuôi là ngôn ngữ thơ thô tháp, lấm lem, bụi đất. Khẩu ngữ, lời ăn
tiếng nói hàng ngày giúp cho thơ gần cuộc sống hơn trong cách ứng xử thân tình, bỗ bã, dí
dỏm, phóng túng và tạo nên một nét đậm trong phong cách thơ Nguyễn Duy:

Giọt rơi hơi bị trong veo
Mắt đi hơi vị vòng vèo lôi thôi
Chân mây hơi bị cuối trời
Em hơi bị đẹp, anh hơi bị nhàu
(Chạnh lòng 1)
Rủ nhau cơm bụi giá bèo
Yêu nhau theo mốt nhà nghèo vô tư

(Cơm bụi ca)

Ở trên, tôi đã nói đến những câu thơ sử dụng danh từ dày đặc theo nguyên lý của văn
xuôi “nhằm vào việc miêu tả bức tranh hiện thực”. Ở đây tính văn xuôi nằm ở khẩu ngữ (từ, cú
pháp ). Tất nhiên, một thứ khẩu ngữ nghệ thuật ở trình độ cao, tạo nên thơ khẩu ngữ với
những sáng tạo độc đáo. Các từ được đặt ở vị trí đắc địa. Câu thơ sử dụng nhiều từ đưa đẩy (ối
giới ơi!, đôi khi, tự dưng, giá mà “Vịt giời phơi cái giời ơi - giá mà rũ ruột ra phơi cái buồn” -
Paris mùa phơi) nhiều liên từ, trợ từ, phụ từ và tạo một cú pháp đột ngột bất ngờ, thú vị. Hơi,
hơi, hơi (làm duyên) một chút, một phần nào thôi, còn bị là chủ thể không được chủ động,
đối tượng chịu sự tác động của việc không hay, hành vi, động tác không có lợi: “bị vòng vèo”,
“bị nhàu” là cú pháp thuận, nhưng “bị cuối trời”, “bị trong veo”, “bị đẹp” thì “lạ” mà lại tài
tình. Cũng như “cơm bụi giá bèo”, giá rẻ (rẻ như bèo), nhưng “giá bèo” là một kết hợp từ mới.
Và “yêu nhau theo mốt nhà nghèo vô tư” là một cú pháp “gây xốc”, gây cười hồn nhiên.

Hiện tượng lạ hóa ngôn từ bằng những kết hợp sáng tạo, cấp giá trị mới cho những từ
vựng quen thuộc là một tìm tòi đúng hướng. Tiếng Việt giữ nguyên ngữ âm, ngữ pháp, chính tả
dù trình bày dưới hình thức nào (kể cả dạng thơ hình vẽ, hình học). Sử dụng cách nói lái, tách
chữ, tách âm, sắp xếp lại thành chữ, âm mới, tạo từ mới (kể cả vay mượn tiếng nước ngoài)
nhưng tiếng Việt vẫn nằm trong những quy luật (nổi, ngầm) những quy định cho phép tức là
những chuẩn mực ít nhiều có sự chấp nhận. Chúng ta có thể khảo sát, đọc những bài thơ hình
vẽ của thế giới mà tiêu biểu là thơ Apollinaire những năm đầu thế kỷ XX thì tiếng Pháp vẫn
không bị biến dạng, phá phách tí nào trong những uốn lượn hình vẽ. Những suy nghĩ chủ quan,
cực đoan không bao giờ đưa lại kết quả. Quan niệm “Người ta làm thơ không bằng ý mà bằng
chữ. Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở nghĩa “tiêu dùng” nghĩa tự vị của nó mà ở diện
mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu thơ, bài
thơ”
(6)
đã thành một tuyên ngôn và được thực thi bằng sự lao động chữ cực nhọc: phu chữ.
Nhưng sẽ sa đà, đơn giản, đơn điệu khi chỉ tập trung vào chữ. Và nhiều khi thơ chỉ còn là
những câu, những chữ thiếu sức sống, sức sinh sản, thiếu sự phong phú đa dạng. Ngoài thơ

ngôn ngữ, thơ tu từ cũng cần có thơ tạo hình, biểu tượng, thơ nhạc, thơ trí tuệ (đặt trọng tâm
vào tứ thơ) Sáng tạo thơ cần dựa trên cảm hứng không phải chỉ dựa vào lao động chữ nghĩa.
Chúng ta khó mà quên những bài thơ như những bài ca của tâm hồn. Verlaine, Apollinaire
phổ nhạc vào nhịp điệu nhờ sự trợ giúp của hình ảnh. Thơ Aragon, Éluard, Néruda và thơ
kháng chiến của chúng ta dùng những nhịp mạnh, những hình ảnh gây ấn tượng, gây hưng
phấn thúc đẩy người ta hành động. Đó là thơ chủ động tích cực. Một vài người chơi chữ, lắp
ghép, lai tạo chữ thì được và cần nhưng đua nhau tung hô câu, chữ thì sẽ làm nghèo thơ, thơ
mất đi cái đa diện, đa sắc vốn có của nó

×