Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần của xã hội potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.25 KB, 5 trang )

Nền kinh tế thị trường và
những ảnh hưởng đến các
hoạt động tinh thần của xã hội








Một điều không tránh khỏi là trên thương trường tác phẩm văn nghệ bị biến thành món
hàng mưu lợi cho người kinh doanh. Tình trạng nhuận bút và phát hành sách như hiện nay có
nhiều điều không hợp lý và tác giả không có điều kiện bảo vệ mình. Trong khi các hoạt động
kinh doanh thương trường phát triển một số ngành nghệ thuật và văn học không đáp ứng thị
hiếu của công chúng rơi vào trì trệ. Nhiều nhà văn kiếm sống vất vả vị thế xã hội yếu dần
cảm hứng về xã hội có lúc nhuốm màu bi quan.
2. Tình trạng lẫn lộn giá trị thực giả, hay, dở thực sự gây khó khăn cho hoạt động văn
nghệ.
Thị trường hàng hoá gắn liền với việc tuyên truyền, quảng cáo. Quảng cáo chiếm một
thị phần quan trọng trong sản xuất và mặt trái của nó thực sự đã làm cho hỗn loạn nhiều giá
trị trong đó có tác phẩm văn nghệ. Thêm vào đó, báo chí cũng tham gia vào việc đánh giá tác
phẩm văn nghệ. Nhiều bài báo hay, biểu dương hay phê phán tác phẩm đúng đắn nhưng cũng
có một số bài phê bình mang tính “tâng bốc” hay “huỷ diệt”. Hiện tượng trên vẫn thường
xuyên xảy ra trong phê bình văn học xưa và nay càng quyết liệt mạnh mẽ hơn. Vấn đề quan
trọng là động cơ chi phối những trang viết, sự khác biệt nhau về ý kiến với một tác phẩm văn
nghệ là chuyện bình thường nhưng không thể ở mức quá khác biệt đến đối lập. Trọng tài thời
gian sẽ góp phần giải quyết vấn đề nhưng quan trọng là những tranh luận, luận bàn có tính
học thuật với thái độ công bằng tôn trọng giá trị khách quan của tác phẩm văn học. Cũng cần
phân biệt giữa tác phẩm văn học và cận văn học. Ngày nay do nhu cầu bộc lộ và giao lưu tình
cảm, nhiều người thích viết văn, viết những chuyện lạ ngoài đời và chuyện của riêng mình


nên loại truyện cận văn học hoặc phi văn học xuất hiện khá nhiều. Không nên lẫn lộn các loại
hình và giá trị của từng loại.
3. Về phía chủ quan của tác giả văn nghệ cũng phải chịu nhiều thử thách trong cơ chế
thị trường mà trước hết là thử thách với chính mình. Tình trạng tha hoá biến chất luôn có khả
năng xảy ra trong cơ chế thị trường. Mình không còn là mình, dễ đánh mất mình trước sự tác
động của xu hướng xấu. Nhà văn không nên ảo tưởng về mình, ngộ nhận về bản thân trước
bảng giá trị luôn đổi màu. Chế Lan Viên có lần nói “Một nhà văn cho dù tài năng cũng chỉ
nổi tiếng được năm bảy năm”. Có người cho thế là quá ít và cũng có người cho là nhiều. Gọi
là ít vì có những tác giả lớn như Goethe, Victor Hugo, Lev Tolstoi, Dostoievski, đời văn kéo
dài nhiều thập kỷ, tài năng vẫn vang dội. Gọi là nhiều vì có tác giả nổi lên trong một vài
tháng đã sớm tắt dần theo thời gian ngắn ngủi. Trong cơ chế bao cấp có những nhà thơ sau
một vài bài thơ được dư luận chú ý đã lần lượt in hết tập này đến tập khác với chất lượng sút
kém hơn cho đến cuối đời nhờ sự hỗ trợ của cơ quan. Cơ chế thị trường thử thách gay gắt
hơn. Ngay trước cách mạng thơ Thế Lữ nổi lên khai sáng cho phong trào thơ mới nhưng chỉ
năm sáu năm sau khi đã có thơ tình mang thú đam mê của Lưu Trọng Lư, thơ tình tươi trẻ
hào hoa của Xuân Diệu, thơ tình với nhiều tình ý lạ của Hàn Mạc Tử thì Thế Lữ đã nhạy cảm
chuyển sang lĩnh vực sân khấu. Sau cách mạng về văn xuôi Tô Hoài, Ma Văn Kháng,
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp trong những năm qua đã
đến với người đọc gây ấn tượng trong nhiều năm, như thế là tốt. Đời văn theo thời gian, có
người dần cạn nguồn, có người hết khôn dồn đến dại, làm sao kể hết. Một đời văn cho đến
khi khép lại vẫn chưa hết dư âm khen ngợi, chê trách. Những tài năng thực sự sẽ vượt lên
thử thách của thời gian và đáp ứng được nhu cầu của công chúng lớn giàu bản lĩnh và trí tuệ.
Không tránh khỏi tình trạng phân hoá trong giới văn nghệ sĩ, khi các loại hình nghệ thuật
được đón nhận không đồng đều, loại thịnh vượng, loại sa sút. Cũng dễ thấy trong những năm
gần đây văn hoá đọc bị cạnh tranh với văn hoá nghe nhìn như điện ảnh, truyền hình, ca nhạc.
Trong một loại hình nghệ thuật như hội hoạ có người được xem là bậc thầy, tranh vẽ ăn
khách trong và ngoài nước, giàu có và có người chỉ cầm cọ cho qua tháng ngày. Vấn đề tài
năng là điều không thể phủ nhận. Người viết phải hiểu mình và biết tự điều chỉnh để tránh
mơ hồ hẫng hụt. Trong cuộc sống khi con người giàu có sẽ có nhiều khát vọng, đam mê và
đam mê nghệ thuật là lành mạnh đáng khích lệ. Những năm gần đây số lượng người làm thơ

viết nhạc và vẽ quá đông đến mức khó bao quát hết tác giả và tác phẩm. Trong hội hoạ có
hiện tượng một hai tác phẩm được giải, sao chép từ tác phẩm khác mà ban giám khảo không
biết. Tình trạng nhạc sĩ xuất hiện nhiều được một tờ báo ghi nhận là loạn nhạc sĩ. Số nhiều là
tốt chứng tỏ sự khởi sắc của đám đông đến với nghệ thuật. Tuy nhiên cũng phải nhận thức
quy luật loại trừ khắt khe của nghệ thuật. Một Nguyễn Đình Thi không chuyên nhưng chỉ
với Diệt phát xít và Người Hà Nội đã có hai tác phẩm trở thành bất tử. Một Văn Cao con
chim đầu đàn của nhạc lãng mạn đã đến với bầu trời lộng gió của nhạc cách mạng và rất
thành công. Một Trịnh Công Sơn đã xây dựng cho mình một vương quốc riêng của âm thanh
và tình yêu. Và họ không nhiều trong hàng trăm, hàng trăm người viết nhạc. Trong nền kinh
tế thị trường, sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật còn khe khắt hơn, phải ưu trội, phải hay, đạt
đến đỉnh cao.
4. Công chúng nghệ thuật trong thời kỳ hiện đại từng ngày luôn đổi thay. Mỗi người
đến với nghệ thuật với trình độ và yêu cầu riêng nhưng dường như có một điểm chung là
thích cái mới, cái độc đáo nhất là cái lạ. Họ ngại sự gò bó, công thức, lặp lại, nhàm chán. Và
ở mức cực đoan hơn là biết bứt phá thăng hoa vượt truyền thống. Từ phong trào thơ mới
Xuân Diệu đã tìm đến một tình yêu “vô biên và tuyệt đích” một lối sống “thà một phút huy
hoàng rồi chợt tối. Còn hơn buồn le lói quanh năm”. Bảy thập kỷ đã qua trong văn chương
cũng như cuộc đời tất cả đều có thể cộng thêm, nhân lên nhiều lần bình phương, lập phương,
nhiều lý thuyết, nhiều chân lý nghệ thuật. Các thứ triết lý hiện sinh, dòng ý thức Freud, siêu
lý, hậu hiện đại đã góp phần vào không khí thời đại và văn chương. Công chúng thích
thú hay chối từ trong văn nghệ, điều đó không dễ ai đoán định được. Trừ đi mọi ngộ nhận do
thị hiếu bất thường, do quảng cáo, điểm chung của công chúng thời kỳ hiện đại trong nền
kinh tế thị trường là có trình độ, nhiều sở thích, thị hiếu không ổn định theo “mùa” theo
“cơn”. Có tác giả phải vĩnh viễn chia tay với nghệ thuật vì không có khả năng chuyển đổi,
phục vụ lớp công chúng mới. Tác giả tự thay đổi khó, công chúng đổi thay lại là quy luật tự
nhiên. Hội nhập quốc tế chi phối nhiều đến các hoạt động văn nghệ. Đặc điểm của thời kỳ
hiện đại là các dân tộc có nhiều mối quan tâm chung: tình trạng ô nhiễm, nạn khủng bố, sự
nghèo đói, khí hậu biến đổi bất thường Trong đời sống tinh thần các dân tộc có nhu cầu
giao lưu văn hoá, có phần trao đổi, hoà nhập, có phần tranh chấp và không phải chỉ tranh
chấp chủ quyền đất đai ở các hải đảo, đường biên giới mà còn tranh chấp chủ quyền văn hoá.

Chính phủ hai nước Indonêxia và Malaixia phải họp bàn để xác định chủ quyền văn hoá của
một số bài dân ca gần gũi và trôi nổi ở một số vùng hai nước. Campuchia và Thái Lan tranh
chấp ngôi đền Preak Vihia vừa được tổ chức giáo dục Liên hợp quốc tôn vinh là di sản văn
hoá của nhân loại năm 2008. Giao lưu văn hoá là một phần quan trọng của hội nhập quốc tế,
đặc điểm của thời đại hiện nay. Vấn đề quan trọng là phải giữ bản sắc của dân tộc trong giao
lưu, hội nhập. Các hoạt động văn nghệ ở một số nước phương Tây có trình độ khoa học cao,
giàu có, dễ có xu hướng muốn lấn át văn hoá các nước nhỏ bé hơn. Các nền văn hoá đều phải
bình đẳng, tinh hoa văn hoá của các dân tộc phải được tôn trọng và xem là vốn quý chung
của nhân loại
(6)
. Văn hoá là tinh hoa, cốt cách của dân tộc được xây đắp trong trường kỳ lịch
sử và có sức sống bền vững. Bảo vệ văn hoá là bảo vệ tinh hoa của dân tộc và cần chống lại
xu hướng muốn áp đặt, đồng hoá văn hoá dân tộc với các nước ngoại lai.
Bước vào thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế theo định hướng xã hội chủ
nghĩa chúng ta đã có truyền thống phong phú của hàng ngàn năm văn hoá dân tộc và trên nửa
thế kỷ văn hoá cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chúng ta ở thế chủ động trước thời
cuộc, tự tin vào sức mình chắc chắn sẽ tạo bước phát triển mới tốt đẹp của văn hoá Việt Nam
thời kỳ hiện đại

×