Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

tình hình sử dụng cây thuốc nam có tác dụng điều trị ho của nhân dân phường hương long - thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 46 trang )


1





Lời cảm ơn

Đề tài tốt nghiệp bác sỹ đa khoa này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn
chỉ dạy tận tình của quý thầy cô và quý đồng nghiệp ở trường Đại học
Y – Dược Huế.
*Em xin chân thành biết ơn và gởi lời cảm ơn trân trọng nhất đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Y - Dược Huế.
Phòng đào tạo Đại học.
Ủy Ban Nhân Dân và Trạm y tế phường Hương Long - Thành
phố Huế.
Bà con nhân dân phường Hương Long - Thành phố Huế.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Cô giáo ThS.BS.
Phạm Thị Xuân Mai giảng viên Khoa Y học cổ truyền của trường Đại
học Y - Dược Huế, là người đã tận tình dạy dỗ, truyền thụ kiến thức cho em,
đồng thời trực tiếp hướng dẫn cho em trong suốt thời gian nghiên cứu, thu thập
số liệu và hoàn thành luận văn này.
Và cũng xin cảm ơn đến cán bộ thư viện trường Đại học Y - Dược
Huế đã tạo điều kiện cho em tham khảo tài liệu trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Sau cùng xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè cùng khóa đã giúp
đỡ và động viên em trong học tập cũng như trong thời gian nghiên cứu
để hoàn thành luận văn này.
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN VĂN HẢI







2

MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sơ lược lịch sử phát triển và sử dụng thuốc nam trong nhân dân 3
1.2. Giới thiệu sơ lược tình hình phường Hương Long-Thành phố Huế 5
1.3. Ho và điều trị ho 8
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1. Đối tượng nghiên cứu 12
2.2. Phương pháp nghiên cứu 12
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
3.1. Tình hình sử dụng cây thuốc nam có tác dụng điều trị ho của nhân dân
Phường Hương Long - Thành phố Huế 17
3.2. Một số bài thuốc nam điều trị ho theo kinh nghiệm của nhân dân
Phường Hương Long - Thành phố Huế 27
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 29
4.1. Tình hình sử dụng cây thuốc nam điều trị ho của nhân dân
Phường Hương Long - Thành phố Huế 29
4.2. Một số bài thuốc nam điều trị ho theo kinh nghiệm của nhân dân
Phường Hương Long - Thành phố Huế 36
KẾT LUẬN 38
KIẾN NGHỊ 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


3
ĐẶT VẤN ĐỀ

Dân tộc Việt Nam đã có trên 4000 năm lịch sử. Trong quá trình lịch sử
đấu tranh và chinh phục thiên nhiên để tồn tại và phát triển, đặc biệt là cuộc đấu
tranh với bệnh tật, con người đã phát hiện ra một số cây thuốc để chữa bệnh và
ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong phòng bệnh và chữa bệnh bảo
vệ sức khỏe. Những kinh nghiệm đó được lưu truyền từ đời này sang đời khác
và dân tộc ta đã sớm có một nền y học vô cùng phong phú với nhiều thầy thuốc
giỏi và nhiều kinh nghiệm quý báu. Truyền thống y học cổ xưa đó vẫn được lưu
truyền và không ngừng phát triển, tiêu biểu nhất là các bậc tiền bối như Tuệ
Tĩnh đời nhà Trần, danh y Hải Thượng Lãn Ông đời Hậu Lê đã để lại cho dân
tộc ta cả kho tàng y học quý báu.
Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu dược phẩm trên thế giới có xu
hướng sưu tầm các thảo dược khắp nơi trên thế giới nói chung đặc biệt là ở khu
vực Châu Á và các vùng nhiệt đới nói riêng trong đó có nước ta. Nguồn dược
liệu nước ta rất phong phú và quý giá, nó đóng vai trò trong ngành công nghiệp
dược phẩm hiện nay và tương lai, vì vậy chúng ta phải phát huy tính kế thừa của
cha ông ta, khai thác thêm những bài thuốc và kinh nghiệm trong dân gian, đẩy
mạnh trồng và chế biến dược liệu nhằm góp phần bảo về sức khỏe cho con
người [4], [29].
Xã hội ngày càng phát triển thì con người ngày càng quan tâm hơn về vấn
đề sức khỏe. Trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhất là vùng nông
thôn, vấn đề sử dụng thuốc Nam để chữa bệnh đã trở thành một truyền thống tốt
đẹp của nhân dân ta.
Hiện nay chính phủ đã đề ra chủ trương nhằm củng cố tăng cường chăm

sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên cơ sở “Kết hợp Y học hiện đại với Y học
cổ truyền”. Đồng thời xuất phát từ truyền thống vốn có của dân tộc về sử dụng
thuốc Nam để phòng và chữa bệnh, không ngừng nâng cao bảo tồn y học cổ

4
truyền với mục đích bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở [8],
[22].
Việc kết hợp hai nền Y học hiện đại và Y học cổ truyền để xây dựng nền
Y học Việt Nam có đầy đủ tính dân tộc, khoa học và đại chúng với một mục
đích chính là bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là chủ trương đúng đắn
của Đảng và Nhà nước ta trong mục tiêu chăm sóc sức khỏe ban đầu [8].
Hương Long, một phường nằm ở Tây Bắc ngoại thành Huế, thuộc địa
phận Thành phố Huế. Đây là nơi tiếp nhận được tất cả các nét truyền thống văn
hóa của xứ Huế - kinh đô của cả nước trong nhiều thế kỷ và hơn thế nữa còn là
nơi in đậm dấu tích với những hệ thống nhà vườn, chùa đình…, là nơi còn lưu
giữ nhiều cây thuốc quý, bài thuốc hay trong phòng và chữa bệnh nhất là các
bệnh thông thường. Mặt khác, việc khảo sát, thống kê các cây thuốc có tác dụng
điều trị nhằm tận dụng triệt để nguồn dược liệu hiện có tại địa phương, kế thừa
và phát huy kinh nghiệm của nhân dân là công việc hết sức cần thiết.
Xuất phát từ truyền thống vốn có của dân tộc về sử dụng thuốc Nam
“Nam dược trị nam nhân” [16], xuất phát từ tình hình thực tại trong nước “Thầy
thuốc tại chỗ, thuốc tại nơi”, nhằm không ngừng nâng cao và bảo tồn nền Y học
cổ truyền với mục đích cao nhất là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân từ tuyến cơ
sở, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tình hình sử dụng cây thuốc Nam có tác dụng
điều trị ho của nhân dân phƣờng Hƣơng Long - Thành phố Huế” với hai
mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình hình sử dụng cây thuốc Nam có tác dụng điều trị ho của
nhân dân phường Hương Long - Thành phố Huế.
2. Sưu tầm các bài thuốc kinh nghiệm có tác dụng điều trị ho trong nhân
dân phường Hương Long - Thành phố Huế.





5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG THUỐC NAM
TRONG NHÂN DÂN
Trong quá trình đấu tranh để sinh tồn, loài người đã tìm ra nhiều cây cỏ,
đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm để phòng chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe và kéo
dài tuổi thọ con người.
Truyền thống y học cổ xưa đã đề cập đến vấn đề bảo vệ sức khỏe và phục
hồi sức khỏe vẫn được lưu truyền và không ngừng phát triển từ thế hệ này sang
thế hệ hệ khác. Thuốc y học cổ truyền bao gồm nhiều nguyên liệu nguồn gốc
khác nhau như thực vật, động vật, khoáng vật. Chúng được phối hợp theo
phương pháp cổ truyền và được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian lâu đời.
Trong đó các loại dược thảo vẫn là loại thuốc được dùng để chữa bệnh lâu đời
nhất. Nhân dân ta thường nói: “Thuốc tây tác dụng nhanh nhưng không bền,
thuốc Nam tuy chậm nhưng ngấm lâu”. Nhờ ưu điểm này mà thuốc Nam đã đáp
ứng được nhu cầu chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong nhiều thế
kỷ qua [2], [3], [23].
Vai trò của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cho người dân được
nhiều nước trên thế giới quan tâm và chú trọng phát triển, coi đó là một trong
những yếu tố then chốt trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Từ xa xưa các nước
Ai Cập, Hy Lạp đã dùng các loại khoáng vật, những cây thuốc để chữa bệnh. Ở
Trung Quốc, nền y học cổ truyền được hình thành từ rất sớm và đạt được những
thành tựu quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần
không nhỏ vào sự tiến bộ của nền y học thế giới trong đó có Việt Nam. Các thầy

thuốc đã sang Việt Nam chữa bệnh như Đồng Phụng, Lâm Thắng, Thân Quang
Tốn …[23].
Y học cổ truyền Việt Nam được hình thành từ thời kỳ dân tộc ta bước vào
buổi bình minh của lịch sử phát triển đất nước với những kinh nghiệm phong

6
phú. Theo Long Úy bí thư chép lại, đến đầu thế kỷ thứ hai trước công nguyên đã
có hàng trăm vị thuốc được phát hiện và sử dụng ở nước ta như Quả giun, Sắn
dây, Sen, Quế [6], [9], [24], [29].
Thời kỳ nhà Trần (1225 - 1399), y học phát triển với nhiều thầy thuốc nổi
tiếng và nhiều tác phẩm y học đã được xuất bản như của tác giả Phạm Công
Bân, đặc biệt là các tác phẩm của đại danh y Tuệ Tĩnh là người đầu tiên nêu cao
khẩu hiệu “Nam dược trị nam nhân”. Ông đã ra sức tìm kiếm, nghiên cứu và
ứng dụng thuốc Nam chữa bệnh rồi viết thành bộ sách “Nam dược thần hiệu”.
Thành tựu đó được nhân dân ta tín nhiệm và suy tôn Tuệ Tĩnh là “Thánh thuốc
nam” [17], [28].
Thời kỳ Hậu Lê, Tây Sơn, Nhà Nguyễn (1426 - 1876), nền y học nước ta
phát triển một cách mạnh mẽ. Nhà Hậu Lê có nhiều chủ trương tiến bộ trong
việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Bộ luật Hồng Đức có đặt ra quy chế ngành
y, có cơ sở lương y chữa bệnh cho quân đội, tổ chức khoa giảng dạy đặt tại Thái
Y Viện. Thời kỳ này nhiều danh y đã xuất hiện và có nhiều cống hiến cho nền y
học dân tộc như Nguyễn Trực, Lê Đức Vọng, Hoàng Đôn Hòa, Nguyễn Gia
Phan, đặc biệt là danh y Lê Hữu Trác tức Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791).
Ông đã sưu tầm thêm 300 vị thuốc mới trong cuốn “Lĩnh nam bản thảo”, tổng
hợp thêm 2854 bài thuốc kinh nghiệm và luôn khuyến khích các đồng nghiệp
chú trọng vào các vị thuốc trong nước để chữa bệnh trong đó có nhiều bài thuốc
điều trị ho. Cho đến nay những tác phẩm này không chỉ là tài liệu chuyên môn
lịch sử mà còn là tài liệu để học tập, nghiên cứu của nhiều thế hệ. Sự nghiệp của
Hải Thượng Lãn Ông rất to lớn, đã làm rạng rỡ cho nền y học dân tộc nước nhà
và được tôn xưng là “Y tổ của Việt Nam” [21].

Sau cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
được thành lập mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Đảng và Nhà
nước ta rất quan tâm đến vấn đề kế thừa và phát triển y học cổ truyền. Chủ tịch
Hồ Chí Minh là người hơn ai hết quan tâm đến các vấn đề kết hợp Y học hiện
đại với Y học cổ truyền dân tộc. Các nghị quyết của Đảng đã vạch rõ phương
hướng và chủ trương kết hợp Đông Tây Y để xây dựng nền Y học Việt Nam

7
mang tính khoa học, dân tộc và đại chúng với mục đích cao đẹp là phục vụ sức
khỏe nhân dân [5], [12], [19], [27].
Huế là một thành phố thuộc dải đất miền trung, có điều kiện tập trung
nhiều loài cây thuốc quý. Thành phố Huế, là nơi có hệ thống nhà vườn, công
viên, chùa chiền, miếu điện, là nơi ở của nhiều lương y, lương dược có nhiều
kinh nghiệm trong sử dụng cây thuốc Nam trị bệnh. Mặt khác, khí hậu ở Huế
tương đối khắc nghiệt, nắng nóng về mùa hè, mưa lũ về mùa đông, thực vật phát
triển tốt, đa dạng về chủng loại, trong đó có nhiều loài dược thảo phát triển tự
nhiên hay ươm trồng. Từ những kinh nghiệm nói trên, người dân Huế có nhiều
kinh nghiệm quý trong việc sử dụng các cây thuốc Nam. Vì vậy, những nơi này
là những điểm lưu giữ nhiều loài cây thuốc truyền thống và đặc thù [14], [15].
1.2. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH PHƢỜNG HƢƠNG LONG -
THÀNH PHỐ HUẾ
1.2.1. Vị trí địa lý - khí hậu
Hương Long, là một phường nằm ở phía Tây Bắc ngoại thành Huế
khoảng 5km thuộc địa phận Thành phố Huế. Phường nằm cách quốc lộ 1A và
đường sắt Bắc - Nam 3km, có sông Hương và sông Cổ Bưu bao bọc, một phần
làm ranh giới với các xã, phường lân cận như Hương An, Hương Hồ và Thủy
Biều. Chạy ngang qua phường có sông Bạch Yến cung cấp nước cho cánh đồng
của phường. Diện tích khoảng 728,2ha, đất đai chủ yếu là đất nông nghiệp xen
lẫn đất thổ cư.
Hệ thống sông ngòi, kênh mương thủy lợi đảm bảo cho canh tác nông

nghiệp cũng như góp phần giải quyết ngập úng về mùa mưa lụt. Bên cạnh những
đặc điểm đó, nơi đây còn có khí hậu tương đối khắc nghiệt, nắng nóng về mùa
hè, mưa kéo dài về mùa đông, thậm chí cả lũ lụt nhưng thực vật vẫn phát triển
tốt, đa dạng về chủng loại trong đó có nhiều loại thảo dược được phát triển tự
nhiên cũng như được ươm trồng.

8
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH PHƢỜNG HƢƠNG LONG - THÀNH PHỐ HUẾ




9
1.2.2. Dân số - kinh tế - văn hóa - xã hội
Toàn phường có 2299 hộ. Tổng số nhân khẩu là 10.990 (nam là 5603, nữ
5387). Phường được chia làm 4 khu vực: Khu vực 1 (603 hộ), Khu vực 2 (631
hộ), Khu vực 3 (481 hộ), Khu vực 4 (584 hộ), trong đó có một khu vực nằm trên
trục lộ Hương Bình nơi về Ủy Ban Nhân Dân Phường. Một khu vực nằm dọc bờ
sông Hương và đường Kim Long, nơi đi đến chùa Thiên Mụ nổi tiếng. Hai khu
vực còn lại nằm dọc theo hai bên sông Bạch Yến và đồng lúa. Mỗi khu vực dân
cư đều có nhiều chùa chiền và đặc biệt là nhiều nhà thờ họ tộc. Thu nhập bình
quân đầu người khoảng 700.000đ/tháng. Nguồn thu chủ yếu là nông nghiệp, bên
cạnh đó còn có một số hộ kinh doanh mua bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, đời
sống kinh tế của nhân dân tương đối ổn định.
Các khu vực dân cư đều có địa hình liền cư, hệ thống giao thông đi lại
thuận lợi nên việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu thực hiện tốt.
Hệ thống cơ quan hành chính có ủy ban nhân dân, công an với đầy đủ các
ban ngành đoàn thể. Trong xã có trường học, bưu điện; phương tiện thông tin
đại chúng có truyền thanh truyền hình, sách báo tạo nên cuộc sống thêm phần
nhộn nhịp.

1.2.3. Hệ thống y tế - tình hình sức khỏe nhân dân
Trạm y tế gồm có 1 bác sỹ, 1 nữ hộ sinh, 1 y sỹ, 1 điều dưỡng, 1 cán bộ
dân số. Các cán bộ ở trạm đa phần là cán bộ trẻ nhiệt tình với công việc được
chính quyền địa phương và bà con trong phường tín nhiệm.
Bên cạnh đó còn có y tế thôn bản và đội ngũ cộng tác viên dân số góp
phần cho hoạt động của trạm thêm vững mạnh. Do đó các chương trình y tế
được thực hiện triển khai khá đầy đủ tại địa phương. Y tế tư nhân hành nghề khá
nhiều, các hiệu thuốc tân dược và đông y kinh doanh trên địa bàn không phải là
ít, góp phần trong công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Môi trường sống tương đối thoáng mát, kết hợp với ý thức tự chăm sóc
sức khỏe của nhân dân tương đối đồng đều nên tình hình sức khỏe của nhân dân
nói chung chỉ mắc các bệnh thông thường, không có dịch bệnh xảy ra.

10
Người dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm trồng và sử dụng thuốc Nam
trong phòng bệnh. Bên cạnh đó, trong xã có nhiều lương y giỏi góp phần không
nhỏ vào nâng cao hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
1.3. HO VÀ ĐIỀU TRỊ HO
1.3.1. Theo Y học hiện đại
1.3.1.1. Định nghĩa về ho
Ho là một phản xạ xảy ra khi phế quản bị kích thích do vật lạ, do đờm, do
viêm… Ho được thực hiện nhờ một chuỗi phản xạ mà khi đã phát động thì tự
động kế tiếp nhau xảy ra tạo nên các động tác hít vào sâu, đóng thanh môn lại,
rồi thở ra tạo nên một áp suất lớn trong lồng ngực, sau đó thanh môn đột ngột
mở ra, một luồng không khí có áp suất cao bật nhanh qua miệng ra ngoài, đẩy
các vật lạ trong đường hô hấp ra [1].
1.3.1.2.Cơ chế gây ho
Ho là phản xạ của thần kinh và tương ứng khi thở ra bất thình lình và
mạnh. Nắp thanh quản lúc đầu đóng lại rồi tức thì mở ra để đẩy lượng không khí
ra ngoài, kèm theo các chất tiết chứa trong khí phế quản (nếu có). Ho là một

phản xạ tự nhiên, trừ trường hợp được hướng dẫn (trong phục hồi chức năng).
Ho được giải thích theo cơ chế cung phản xạ như sau:
-Cơ quan cảm thụ là các dây thần kinh ở họng - thanh quản. Thanh quản -
phế quản (nơi phân chia các phế quản lớn), màng phổi, nhưng cũng có khi là
những kích thích từ tai giữa, trung thất, các cơ quan dưới cơ hoành.
-Hành tủy hoặc các dây thần kinh nối từ vỏ não.
-Các dây thần kinh vận động như các dây thần kinh quặt ngược liên sườn,
cơ hoành, cơ bụng, cơ ổ bụng đóng vai trò quan trọng trong việc thở ra sự cố
này [25].
1.3.1.3. Điều trị ho
Ho là cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp, đôi khi rất hữu ích phải tôn trọng.
Tuy nhiên nếu ho kéo dài có kèm theo chất tiết như đờm giải và ho khan kéo dài

11
ảnh hưởng đến hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy phải có biện pháp thích hợp
để điều trị ho [1], [25].
Phương pháp điều trị chủ yếu:
-Cho bệnh nhân nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh các
chất kích thích gây ho cho bệnh nhân như khói thuốc lá, khói bếp.
-Nếu ho có tiết nhầy cần cho bệnh nhân tập luyện để khạc đờm ra.
-Cần làm các xét nghiệm nếu:
+Ho trên 3 ngày: chụp phim phổi
+Ho trên 3 tuần: soi phế quản
Tùy theo nguyên nhân bệnh mà dùng thuốc giảm ho và kháng sinh thích
hợp [23].
1.3.2. Theo Y học cổ truyền
1.3.2.1. Bệnh danh
Y học cổ truyền chia ho ra làm 2 loại : [4], [10], [11], [22], [23], [24].
-Ho do ngoại cảm: Phong hàn táo nhiệt là chủ yếu, xâm nhập cơ thể qua
đường mồm, mũi hoặc qua da lông, khiến phế khí mất tuyên thông sinh ho.

-Ho do nội thương: Tỳ hư sinh đàm, can hỏa phạm phế và phế âm hư.
1.3.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân gây ho rất nhiều, song quy lại thường có 2 loại: Ngoại cảm
và nội thương.
Do sức chống đỡ của cơ thể kém nên phong hàn táo nhiệt xâm nhập vào
phế mà gây ra bệnh. Phế chủ bì mao, phế thích thanh túc, ngoại tà (lục dâm)
thường tác dụng vào bì mao rồi vào phế, làm khiếu của phế trở ngại, phế khí
không giáng được nghịch lên gây ho ( ho do ngoại cảm).
Phế là tạng ở cao nhất, các tạng phủ có bệnh là những nguyên nhân bên
trong tác động đến chức năng của phế như tỳ sinh đờm, can khí uất kết hóa hỏa,
hỏa phạm phế ( ho do nội thương) [4], [10], [24].


12
1.3.2.3. Triệu chứng của bệnh
-Ho do ngoại cảm:
+Phong hàn: Ho đàm loãng trắng, nghẹt mũi, chảy mũi nước trong, không
có mồ hôi, đau nhức khớp xương, rêu lưỡi trắng mỏng.
+Phong nhiệt: Ho đàm vàng đặc, khát nước, họng đau, người sốt sợ gió ra
mồ hôi, đau nhức toàn thân, rêu lưỡi mỏng vàng.
+Phế táo: Ho về mùa khô hanh, có triệu chứng của thể phong hàn hoặc
phong nhiệt, ho khan, ít đờm khó khạc, họng khô, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
-Ho do nội thương:
+Tỳ hư đàm thấp: Ho nhiều đàm trắng đặc, ngực bụng đầy tức, rêu lưỡi
dày nhớt, thân lưỡi bệu, mạch hoạt nhược hoặc nhu hoạt.
+Can hỏa phạm phế: Ho do khí nghịch, ngực đầy tức, mồm họng khô, mặt
đỏ, lưỡi đỏ khô, rêu mỏng.
+Phế âm hư: Ho khan ít đàm, người mệt mỏi, mồ hôi trộm, lưỡi thon đỏ,
mạch tế sác.
1.3.2.4. Điều trị

Biện chứng luận trị chứng ho, chủ yếu phân biệt ho do ngoại cảm hay do
nội thương.
-Ho do ngoại cảm thường là bệnh mới mắc, thời gian ngắn, kèm theo các
triệu chứng bệnh ngoại cảm. Phép trị chủ yếu là tuyên thông phế khí, sơ tán
ngoại tà, chưa nên vội dùng thuốc chỉ khái.
-Ho do nội thương thường bệnh mắc đã lâu ngày thường kèm theo các
triệu chứng bệnh lý của tạng phủ, phép trị chủ yếu là điều lý tạng phủ như kiện
tỳ, dưỡng phế, thanh can hỏa.
Nhờ việc tìm kiếm, phát hiện và sử dụng thuốc Nam đã có từ lâu, việc
phòng và chữa bệnh bằng cách sử dụng những cây thuốc có tại địa phương,
quanh nhà đã được nhân dân phường Hương Long kế thừa và áp dụng để chữa

13
nhiều chứng bệnh trong đó có chứng ho. Chính nhờ vậy mà mỗi gia đình phần
nào tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mình được tốt hơn [18], [20].
Theo tác giả Đỗ Tất Lợi “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” thì
những cây thuốc chữa ho là Sấu, Si, Tràm, Bạch đàn, Kiến trắng, Hẹ, Viễn chí,
Bồ kết, Bồ hòn, Bối mẫu, Húng chanh, Thiên môn đông, Mướp đắng, Cúc tần,
Cà độc dược, Thiên thiên tử, Đào, Cỏ trói gà, Láng trắc, Cải canh, Cải củ, Mạch
môn đông, Cát canh, Nhót tây, Bách hợp, Bồng bồng [13].
Trong danh mục 35 cây thuốc Nam điều trị cho 7 triệu chứng bệnh thông
thường theo quyết định của Bộ y tế đó là cảm sốt, viêm nhiễm, kiết lỵ, ỉa chảy,
rối loạn kinh nguyệt, phong thấp, ho thì các cây điều trị ho là Húng chanh, Củ
cải trắng, Thiên môn đông, Cây dâu, Cây hẹ, Mướp đắng, Cúc tần, Chanh, Tía
tô [14], [15], [29].
Theo Hoàng Thị Huế, Nguyễn Thị Thủy [7], khi nghiên cứu tình hình sử
dụng thuốc Nam điều trị ho của nhân dân phường Phú Hậu - Thành phố Huế thì
nhận thấy tình hình sử dụng thuốc Nam là 66,92% trong đó Gừng chiếm tỷ lệ
cao nhất 21,92%.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của các cây thuốc.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong nhân dân chưa
được khoa học chứng minh mặc dù những bài thuốc và cây thuốc đã được nhân
dân lưu truyền từ đời này sang đời khác [13], [28].
Việc sưu tầm và nghiên cứu những cây thuốc, bài thuốc theo kinh nghiệm
của nhân dân là điều hết sức cần thiết có thể ứng dụng và truyền bá rộng rãi
nhằm thực hiện chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân thực hiện
đúng với nghị quyết của Đảng và Nhà nước đề ra “Kế thừa, nghiên cứu nâng
cao, phát huy và phổ biến những phương pháp chữa bệnh của Y học cổ truyền
với phương châm “Thầy thuốc tại nhà, thuốc tại nơi” [5], [28].



14
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Người dân đại diện hộ gia đình ở phường Hương Long - Thành phố Huế
( người từ 18 tuổi trở lên, trả lời được những câu hỏi phỏng vấn).
- Các cây thuốc Nam được nhân dân phường Hương Long - Thành phố
Huế sử dụng để điều trị ho.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng nghiên cứu điều tra cắt ngang.
2.2.2. Mẫu nghiên cứu
2.2.2.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu tính theo công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên với đơn
vị nghiên cứu là hộ gia đình.
2
2

2/
)1(
d
pp
Zn




Z
/2

=1,96 trong đó  = 0,05
Với: n: là số hộ gia đình cần chọn mẫu
p: là tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cây thuốc Nam và ước tính p= 0,6
d: là sai số chọn = 0,06
Với xác suất 95% thì  = 1,96 (tra từ bảng phân phối Z)
Ta có:
256
)06,0(
)6,01(6,0)96,1(
2
2


n
hộ gia đình
Thực tế chúng tôi khảo sát là 355 hộ gia đình.

15

2.2.2.2.Chọn mẫu
- Rút thăm ngẫu nhiên 355 hộ gia đình trong danh sách số hộ của toàn
phường Hương Long.
- Điều tra trực tiếp người dân đại diện hộ gia đình.
- Thực tế ngẫu nhiên rút thăm từng hộ gia đình chia đều từ khu vực 1 đến
khu vực 4 để trực tiếp phỏng vấn người dân. Tổng cộng là 355 hộ gia đình.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 20/10/2010 đến 20/4/2011
2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được qua phiếu điều tra, chúng tôi phân tích,
xử lý theo các mục sau:
- Tuổi, giới đối tượng điều tra
+ 21 – 30 tuổi
+ 31 – 40 tuổi
+ 41 – 50 tuổi
+ 51 – 60 tuổi
+ > 60 tuổi
- Tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng thuốc Nam có tác dụng điều trị ho của
nhân dân phường Hương Long - Thành phố Huế.
- Tuổi, giới và liên quan với sử dụng thuốc Nam có tác dụng điều trị ho.
- Nghề nghiệp và liên quan với sử dụng thuốc Nam có tác dụng điều trị ho
+ Cán bộ công nhân viên
+ Buôn bán
+ Làm ruộng
+ Lao động chân tay

16
+ Nghề khác
- Trình độ học vấn và liên quan với sử dụng thuốc Nam có tác dụng
điều trị ho.

+ Tiểu học
+ Trung học cơ sở
+ Trung học phổ thông
+ > Trung học phổ thông
- Xác định tên cây thuốc Nam, tên khoa học (tiếng La Tinh) và họ thực vật.
- Bộ phận dùng cây thuốc Nam có tác dụng điều trị ho
+ Toàn cây, cành lá, vỏ, rễ, củ, hoa, quả, hạt.
- Cách dùng ( chế biến) cây thuốc Nam có tác dụng điều trị ho
+ Nấu tươi uống, phơi khô sắc uống, hấp ngậm uống, giã vắt uống.
- Lý do sử dụng cây thuốc Nam có tác dụng điều trị ho
- Đặc điểm phân bố cây thuốc Nam có tác dụng điều trị ho được nhân
dân phường Hương Long chọn lựa sử dụng
+ Trồng, mọc hoang, trồng và mọc hoang.
- Một số bài thuốc Nam có tác dụng điều trị ho theo kinh nghiệm của
nhân dân phường Hương Long.
2.2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Lập phiếu điều tra
- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đại diện 355 hộ gia đình theo phiếu
điều tra lập sẵn trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nghề nghiệp,
trình độ văn hoá tại 4 khu vực, từ khu vực 1 đến khu vực 4 thuộc phường Hương
Long - Thành phố Huế.

17
- Thu thập các bài thuốc hay, các cây thuốc Nam quý có tác dụng điều trị
ho theo kinh nghiệm của nhân dân phường Hương Long - Thành phố Huế.
- Quan sát các cây thuốc Nam có tác dụng điều trị ho được nhân dân
phường Hương Long sử dụng, định danh và đối chiếu tên cây thuốc với sách
“Các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi [13].
2.2.6. Các bƣớc tiến hành
Sau khi lập kế hoạch, chúng tôi thông qua chính quyền địa phương và

trạm y tế phường Hương Long để nắm sơ lược địa bàn, vị trí địa lý, dân số -
kinh tế - văn hóa - xã hội, hệ thống y tế, đối tượng điều tra và sơ lược tìm hiểu
về tình hình sử dụng cây thuốc Nam trong điều trị bệnh thông thường, đặc biệt
là sử dụng thuốc Nam có tác dụng điều trị ho của nhân dân phường Hương Long
- Thành phố Huế.
- Tiếp xúc các lương y giỏi trong phường Hương Long theo sự giới thiệu
của trạm y tế phường để tìm hiểu việc điều trị bệnh bằng thuốc Nam của nhân
dân địa phương mà chủ yếu là thuốc Nam có tác dụng điều trị ho.
- Chúng tôi tiếp xúc chuyện trò thân mật, thoải mái và tự nhiên để trực
tiếp phỏng vấn những yêu cầu đề ra theo phiếu điều tra.
- Ghi nhận tất cả các số liệu cần thiết cho nghiên cứu vào phiếu điều tra
đã lập sẵn.
- Xem xét các cây thuốc thực tế có trong vườn, định danh tên cây.
- Sưu tầm và thu thập các bài thuốc Nam có tác dụng điều trị ho trong
nhân dân phường Hương Long - Thành Phố Huế.
2.2.7. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý theo phương pháp thống kê y
học thông thường bằng phần mềm Excell 2007 và SPSS 15.0

18
- Để tính trung bình cộng tuổi trung bình các đối tượng được phỏng vấn
chúng tôi tính theo công thức:


- Độ lệch chuẩn tuổi tính theo công thức:


- So sánh sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ % của 2 mẫu nghiên cứu dựa vào công thức:



P
A
tỷ lệ % của mẫu nghiên cứu n
A
P
B
tỷ lệ % của mẫu nghiên cứu n
B

Trong đó p và q là 2 tỷ lệ của mẫu nghiên cứu được ước lượng dựa trên 2
mẫu như sau:

* p > 0,05 : Khác biệt không có ý nghĩa thống kê
* 0,01 < p < 0,05 : Khác biệt có ý nghĩa thống kê
* p < 0,01 : Khác biệt có ý nghĩa thống kê











xi
nn
XXX
X

n
i
n





1
21
1


2
1
1
)(
1
xx
n
S
n
i




nB
pq
nA

pq
PP
t
BA




BA
BA
nn
XX
p





19
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÂY THUỐC NAM CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ
HO CỦA NHÂN DÂN PHƢỜNG HƢƠNG LONG - THÀNH PHỐ HUẾ
3.1.1. Tuổi và giới của đối tƣợng điều tra
Bảng 3.1. Tuổi và giới của đối tượng điều tra
Giới
Tuổi
Nam
Nữ

Toàn phƣờng
p
n
%
n
%
n
%
21 - 30
2
3,45
56
96,55
58
16,34
p < 0,05
31 - 40
12
10,91
98
89,09
110
30,99
41 - 50
34
36,56
59
63,44
93
26,20

51 - 60
21
38,89
33
61,11
54
15,21
> 60
14
35,00
26
65,00
40
11,27
Tổng
83
23,38
272
76,62
355
100,00

3,45
96,55
10,91
89,09
36,56
63,44
38,89
61,11

35,00
65,00
0
20
40
60
80
100
21-30 31-40 41-50 51-60 >60
Nam
Nữ

Biểu đồ 3.1. Tuổi và giới của đối tượng điều tra
Trong tổng số người điều tra, nhóm 31- 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
(30,99%). Đặc biệt nữ ở nhóm 21-30 tuổi (96,55%), nam nhóm 51-60 tuổi
(38,89%).

20

3.1.2. Số hộ sử dụng cây thuốc Nam điều trị ho của nhân dân phƣờng
Hƣơng Long - Thành phố Huế
Bảng 3.2. Tỷ lệ sử dụng cây thuốc Nam điều trị ho của nhân dân phường Hương
Long - Thành phố Huế
Khu vực
Số hộ
điều tra
Số hộ
sử dụng
Số hộ
Không sử dụng

n
%
n
%
Khu vực I
82
55
67,07
27
32,93
Khu vực II
92
69
75,00
23
25,00
Khu vực III
90
54
60,00
36
40,00
Khu vực IV
91
80
87,91
11
12,09
Tổng
355

258
72,68
97
27,32

72,68%
27,32%
Số hộ sử dụng
Số hộ không sử dụng


Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sử dụng cây thuốc Nam điều trị ho của nhân dân phường
Hương Long - Thành phố Huế
Tỷ lệ sử dụng cây thuốc Nam điều trị ho của nhân dân phường Hương
Long - Thành phố Huế là 72,68%.



21
3.1.3. Liên quan giữa tuổi, giới, nghề nghiệp với việc sử dụng thuốc Nam
Bảng 3.3. Liên quan giữa tuổi, giới, nghề nghiệp với việc sử dụng thuốc Nam
Tuổi
Số ngƣời điều tra
Số ngƣời sử dụng
p
n
%
21 – 30
58
18

31,03
p < 0,05
31 – 40
110
79
71,82
41 – 50
93
81
87,10
51 – 60
54
44
81,48
> 60
40
36
90,00
Tổng số
355
258
72,68

Tỷ lệ sử dụng thuốc nam ở độ tuổi > 60 chiếm tỷ lệ cao (90,0%). Có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sử dụng thuốc Nam giữa các độ tuổi ( p < 0,05).

Bảng 3.4. Liên quan về giới với việc sử dụng thuốc Nam
Giới
Số ngƣời điều tra
Số ngƣời sử dụng

p
n
%
Nam
83
64
77,11
p > 0,05
Nữ
272
194
71,32

Tỷ lệ sử dụng thuốc Nam giữa nam và nữ khác nhau không có ý nghĩa
thống kê ( p > 0,05 ).
Bảng 3.5. Liên quan giữa nghề nghiệp với việc sử dụng thuốc Nam
Nghề nghiệp
Số ngƣời điều tra
Số ngƣời sử dụng
p
n
%
Cán bộ
23
14
60,87
p < 0,05
Buôn bán
131
92

70,23
Làm ruộng
7
5
71,43
Lao động chân tay
143
115
80,42
Nghề khác
51
32
62,75
Tổng số
355
258
72,68

Tỷ lệ sử dụng thuốc Nam điều trị ho của người lao động chân tay chiếm
tỷ lệ cao nhất (80,42%).


22
Bảng 3.6. Liên quan giữa trình độ học vấn với việc sử dụng thuốc Nam
Trình độ học vấn
Số ngƣời điều tra
Số ngƣời sử dụng
p
n
%

Tiểu học
96
79
82,29
p < 0,05
Trung học cơ sở
168
131
77,98
Trung học phổ thông
78
42
53,85
> Trung học phổ thông
13
6
46,15
Tổng số
355
258
72,68

Tỷ lệ sử dụng thuốc Nam điều trị ho của nhóm trình độ học vấn tiểu học
chiếm tỷ lệ cao nhất (82,29%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình độ
học vấn và việc sử dụng thuốc Nam ( p<0,05 ).
3.1.4. Danh mục các cây thuốc Nam điều trị ho theo kinh nghiệm của nhân
dân phƣờng Hƣơng Long - Thành phố Huế
Bảng 3.7. Danh mục các cây thuốc Nam điều trị ho theo kinh nghiệm của nhân
dân phường Hương Long - Thành phố Huế
STT

Tên cây
thuốc
Tên khác
Tên khoa học
Họ thực vật
1
Bạc hà
Bạc hà nam
Mentha arvensis L.
Họ hoa môi
Lamiaceace
2
Bông Thọ
Cúc vạn thọ
Tagetes erecta L.
Họ Cúc -
Asteraceae.
3
Cam thảo đất
Dả cam thảo, thổ
cam thảo (Trung
Quốc)
Seoparia dulcis L.
Họ hoa mõm chó
Scrophularia ceae
4
Chanh
Chứ hở câu (mèo),
má điêu (thái), Mak
vo (Lào)

Citrus limonia
Osbeck.
Họ cam quýt
Rutaceae
5
Cỏ mực
Cỏ nhọ nồi, hạn liên
thảo
Eclipta alba Hassk.
Họ cúc
Asteraceae

23
6
Củ cải
Rau lú bú, la bạc tử,
lai phục tử
Raphanus Sativus
L.
Họ cải
Brassicaceae
7
Dâu tằm
Mạy môn (thổ), dâu
cang (Mèo), Tầm
tang
Morus alba L.
Morus acidosa
Griff.
Họ dâu tằm

Moraceae
8
Diếp cá
Cây lá giấp, ngư tinh
thảo
Houttuynia cordata
thunb.
Họ lá giấp
Saururaceae
9
Đinh lăng
Gỏi cá, nam dương
lâm
Polyscias fruticosa
(L.)
Họ ngũ gia bì
Araliaceae
10
Đu đủ
Phan qua thụ, mắc
hung (Lào), cà lào
Carica papaya L.
Họ đu đủ
Papayaceae
11
Gừng
Khương, sinh
khương, can khương
Zingiber offcinale
Rosc.

Họ gừng
Zingiberaceae
12
Hành
Hành hoa, đại thông,
thông bạch, hom búa
(thái)
Allium fistulosum L.
Họ hành tỏi
Liliaceae
13
Hẹ
Nén tàu, phỉ tử, cửu
thái (Thái)
Allium odorum L.
Họ hành tỏi
Liliaceae
14
Húng chanh
Rau tờn, rau thơm
lông, tần dày lá, rau
thơm
Coleus aromaticus
Benth.
Họ hoa môi
Lamiaceae
15
Kim Ngân
Kim ngân hoa
Lonicera japonica

Thunb.
Họ Cơm Cháy
(Caprifolianceae).
16
Me đất
Tạc tương thảo, toan
tương thảo, chua me
đất
Oxalis corniculata
L.
Họ chua me đất
Oxalidaceae
17
Nén
Ném, Hành tung,
hành tăm
Allium Ascalonicum
Họ hành tỏi
Liliaceae
18
Nghệ
Uất kim, khương
hoàng
Curcuma longa L.
Họ gừng
Zingiberaceae
19
Quýt
Trần bì, hoàng
quyết, thanh bì,

quyết
Citrus deliciosa
Tenore, Citrus
deliciosa Swigle
Họ cam quýt
Rutaceae

24
20
Rẻ quạt
Xạ can, la cho (Lang
- biang)
Belamcanda
sinensis
(L.) CD.
Họ lay ơn
Iridaceae
21
Sả
Cỏ sả, lá sả, sả
chanh, hương mao
Cymbopogon
nardus Rendl.
Họ lúa
Poaceae
22
Sài đất
Cúc nháp, Ngổ núi,
Húng trám
Wedelia

calendulacea Less
Họ Cúc
(Asteraceae)
23
Sò huyết
Bạng hoa, tử vạn
niên thanh, lẻ bạn
Rhoeo discolor
(L' Herit) Hance
Họ thài lài
Commelinaceae
24
Thiên môn
đông
Thiên môn, thiên
đông, dây tóc tiên
Asparagus
cochinchinensis
(Lous.) Merr.
Họ hành tỏi
Liliaceae
25
Tía tô
Tử tô, tử tô tử, tô
ngạnh
Perilla ocymoides
L.
Họ hoa môi
Lamiaceae
26

Tỏi
Tỏi
Allium sativum L.
Họ Alliaceae
27
Trầu
Thược tương, mô lu
(campuchia), trầu
không
Piper betle L.
Họ Hồ tiêu
Piperaceae

Bảng 3.8. Tỷ lệ sử dụng từng cây thuốc Nam điều trị ho của nhân dân phường
Hương Long - Thành phố Huế
STT
Tên cây thuốc
Số hộ sử dụng
Tỷ lệ ( /355)
1
Me Đất
98
27,61
2
Nghệ
83
23,38
3
Đu Đủ
72

20,28
4
Chanh
63
17,75
5
Ném
60
16,90
6
Cam Thảo đất
52
14,65
7
Sò Huyết
51
14,37
8
Gừng
47
13,24
9
Hẹ
41
11,55
10
Diếp Cá
36
10,14
11

Rẽ Quạt
36
10,14
12
Tía Tô
36
10,14
13
Đinh Lăng
31
8,73
14
Húng Chanh
30
8,45

25
15
Dâu tằm
29
8,17
16
Quýt
29
8,17
17
Hạnh
18
5,07
18

Bạc Hà
14
3,94
19
Cỏ mực
13
3,66
20
Củ cải
8
2,25
21
Kim Ngân
7
1,97
22
Trầu
7
1,97
23
Bông Thọ
6
1,69
24
Sả
6
1,69
25
Sài Đất
4

1,13
26
Thiên Môn
4
1,13
27
Tỏi
3
0,85
Trong 27 cây thuốc Nam được nhân dân phường Hương Long sử dụng để
điều trị ho thì Me đất được sử dụng nhiều nhất (27,61%); Tỏi ít được sử dụng
nhất (0,85%).
3.1.5. Bộ phận dùng của cây thuốc Nam điều trị ho
Bảng 3.9. Bộ phận dùng của cây thuốc Nam điều trị ho
Bộ phận
dùng
Toàn cây
Cành lá
Vỏ, rễ, củ
Hoa, quả,
hạt
Tổng cộng
Số cây
9
5
7
6
27
Tỷ lệ %
33,33

18,52
25,93
22,22
100
33,33
18,52
25,93
22,22
0
5
10
15
20
25
30
35
Toàn cây Cánh lá Vỏ rễ, củ Hoa, Quả, Hạt
Bộ phận
dùng
Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.3. Bộ phận dùng của cây thuốc Nam điều trị ho

×