Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Kết quả bước đầu về một số chỉ tiêu hình thái cơ bản của người hà nội năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.28 KB, 44 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc xác định các chỉ tiêu sinh học nói chung, nhất là các chỉ tiêu nhân trắc là
một công việc quan trọng và cần được tiến hành thường qui khoảng 10 năm 1 lần [2],
[12], [16] v.v…nhằm:
Làm cơ sở đánh giá hình thái, thể lực và dinh dưỡng của các đối tượng nghiên
cứu trong quần thể, từ đó có hướng quan tâm và lập kế hoạch sát thực để cải thiện
tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể lực, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng được
nghiên cứu; Tìm hiểu sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng ở các vùng miền và các
thời điểm nghiên cứu khác nhau; So sánh giữa các nhóm tuổi tìm ra qui luật của sự
phát triển; Kịp thời cập nhật các chỉ số, các kích thước nhân trắc để áp dụng trong
nhiều lĩnh vực như: khám tuyển quân, tuyển sinh, sắp xếp cán bộ, bổ sung các chỉ
tiêu nhân trắc áp dụng trong sản xuất, trong thiết kế kích cỡ máy móc, dụng cụ sản
xuất, đồ dùng sinh hoạt v.v…
Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước trên phạm vi toàn quốc đã có một
“Dự án điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường”
[10], [11], mà kết quả của Dự án có giá trị lớn trong thực tiễn cũng như cho khoa học:
góp phần bổ sung cho hằng số sinh học người Việt Nam, là tài liệu tham khảo trong
giảng dạy, nghiên cứu…Từ sau Dự án đó, cho tới nay chưa có cuộc tổng điều tra về
các chỉ tiêu sinh học được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
Ở Hà Nội, trong khoảng 10 năm trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu,
đề cập tới một số chỉ tiêu sinh học, ở những quần thể trên phạm vi nhỏ hẹp (cấp xã,
phường hay quận, huyện) [5], [ 7], [ 9] hoặc thực hiện ở những đối tượng là học sinh,
hay người lớn tuổi: [ 7], [ 9]…
Nhất là từ 2 năm nay, Hà Nội đã được mở rộng địa giới hành chính, bao gồm
Hà Nội và toàn bộ tỉnh Hà Tây trước kia, theo Nghị quyết của Quốc Hội số:
15/2008/QH12. Do vậy, những nghiên cứu trên chưa đại diện đầy đủ cho người Hà
Nội với đầy đủ thành phần, tuổi giới, khu vực v.v…
1
Hơn nữa, năm 2010, năm cả nước kỷ niệm Đại Lễ 1000 năm Thăng Long;
Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Hà Nội,
không những rất cần thiết về mặt khoa học, mà còn có ý nghĩa xã hội, chính trị sâu


sắc, góp phần chào mừng thành công Đại Lễ của cả dân tộc.
Đề tài này nhằm mục tiêu:
1, Xác định giá trị của một số chỉ tiêu nhân trắc cơ bản người Hà Nội
trưởng thành theo tuổi và giới.
2, Đánh gía tình trạng dinh dưỡng và thể lực người Hà Nội trưởng thành
theo tuổi giới dựa trên một số chỉ tiêu nhân trắc.
2
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu nhân trắc học trên thế giới:
Nhân trắc học là khoa học nghiên cứu các kích thước cơ thể con người. Nhân
trắc học ra đời từ rất lâu, có thể nói từ khi con người biết đo chiều cao và cân nặng
của mình [12].
Theo Tanner, công trình đầu tiên nghiên cứu về sự tăng trưởng con người là
của Christian Friedrich Jampert (dẫn theo [1]), với luận án “ Nguyên nhân giới hạn
của sự phát triển cơ thể động vật” (De causa incrememtum corporis animalis
limitates). C.F. Jampert đã đưa ra lý thuyết cho rằng sự tăng trưởng là do áp lực của
các chất dịch trong mạch máu lớn hơn sức cản của các tổ chức sợi cơ thể, đặc biệt là
tổ chức xương. Vì vậy, cơ thể tăng trưởng (căng ra) theo mọi chiều và chỉ ngừng tăng
trưởng khi có sự cân bằng áp lực.Về mặt thực hành, ông đã mô tả kỹ thuật và mốc đo,
như: chiều cao đứng, cân nặng, chiều dài chi, vòng cánh tay, vòng ngực qua núm
vú…và sử dụng hệ đếm cơ số 12 thay vì hệ thập phân. Tuy nhiên công trình của
Jampert không được biết đến trong một thời gian dài.
Song theo Geogres Olivier, đến cuối thế kỷ XIX, Topinard (1885), trong cuốn
“Các yếu tố nhân trắc học đại cương” mới là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Nhân
trắc học cơ thể”, đánh dấu một mốc quan trong trong nghiên cứu nhân trắc học (dẫn
theo [1]) .
Tiếp đó, Bowdich (1891) đã công bố chuẩn mẫu tham khảo đầu tiên về sự tăng
trưởng, sử dụng các đường cong biểu diễn dựa trên các bách phân vị của Galton (dẫn
theo [1]) .

Vào năm 1914, R. Martin được xem là người đặt nền móng cho nhân trắc học
hiện đại với tác phẩm “ Giáo trình về nhân học”, trong đó ông đã đề xuất và hoàn chỉnh
một hệ thống dụng cụ đo đạc, các phương pháp nghiên cứu trong nhân trắc học, đặc biệt là
ứng dụng toán thống kê sinh học trong nghiên cứu nhân trắc (dẫn theo [21]).
3
Kể từ đó các nghiên cứu nhân trắc ngày càng phong phú, phát triển song song
với lịch sử phát triển nhân chủng học. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà người ta
chia ra: nhân trắc nhân chủng học, chuyên nghiên cứu hình thái các chủng tộc loài
người; Nhân trắc học đường, nghiên cứu sự phát triển và các tiêu chuẩn kiểm tra sức
khoẻ học sinh; Nhân trắc y học, nghiên cứu sự phát triển cơ thể trẻ em theo từng lứa
tuổi, phân loại tình trạng thể lực và dinh dưỡng, xác định những thay đổi do tình
trạng bệnh lý…; Nhân trắc công nghiệp hay ergonomie phục vụ cho lĩnh vực đồ
dùng, dụng cụ và phương tiện sản xuất… [12], [19].
1.2. Tình hình nghiên cứu nhân trắc ở người Việt Nam trưởng thành:
Để tiện theo dõi, chúng tôi xin chia tình hình nghiên cứu nhân trắc ở người
Việt Nam làm 3 giai đoạn, theo các thời kỳ bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước:
Trước năm 1954 ( giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp); từ năm 1954- 1975
( giai đoạn chiến tranh chống đế quốc Mỹ); và sau 1975 ( giai đoạn hòa bình trên
phạm vi cả nước).
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trước năm 1954
Việc nghiên cứu nhân trắc được quan tâm từ khá sớm, từ những năm 30 của
thế kỷ XX, tại viện Giải phẫu Hà Nội và ban Nhân học thuộc viện Viễn Đông Bác
Cổ, với những công trình nghiên cứu của Đỗ Xuân Hợp, Bigot, Huard P, được công
bố chủ yếu trong nội san “ Các công trình nghiên cứu của Viện Giải phẫu học, Đại
học Y khoa Đông Dương” từ năm 1936 đến 1944. Tuy nhiên, các công trình trong
thời kỳ này vẫn còn ít nhiều hạn chế, vì chưa vận dụng toán thống kê vào việc trình
bày và nhận định kết quả. Đồng thời các phương tiện nghiên cứu cũng không được
nói tới [6].
Việc nghiên cứu bị gián đoạn qua chín năm kháng chiến chống Pháp và bắt
đầu phục hồi trở lại từ khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, năm 1954.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu từ năm 1954 – 1975
Trong giai đoạn này do nhu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, các
công tác điều tra cơ bản về y tế đã được đẩy mạnh, trong đó điều tra nhân trắc đã có
4
những bước tiến đáng kể. Toán thống kê đã được vận dụng để nhận định kết quả
được chính xác hơn (dẫn theo [21]).
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hình thái thể lực trên nhiều đối tượng
khác nhau, đáng chú ý trong giai đoạn này có thể kể tới: Hằng số, hình thái nhân trắc
học của Đỗ Xuân Hợp và Nguyễn Quang Quyền [6]; Nhận xét về chiều cao, vòng
ngực, cân nặng của công nhân Hà Nội của Lê Gia Khải, Bùi Thụ và Phạm Quí Soạn
(dẫn theo [21])…Những công trình này đã được tổng kết ở hai hội nghị hằng số sinh
học người Việt Nam (thực chất chỉ là số liệu người miền Bắc) vào các năm 1967 và
1972. Sau hai hội nghị này, các kết quả nghiên cứu được bổ sung vào cuốn “ Hằng
số sinh học người Việt Nam”. Theo Nguyễn Tấn Gi Trọng: đây là cuốn sách đầu tiên
về hằng số sinh học người Việt Nam mà trước kia các thầy thuốc phải sử dụng các
chỉ số sinh học được nghiên cứu từ người châu Âu [16].
Tuy nhiên, do việc thu thập số liệu phải thực hiện trong hoàn cảnh đất nước
đang có chiến tranh, các phương tiện nghiên cứu, xử lý số liệu thiếu thốn và không
đồng bộ, ngoài ra do các nghiên cứu giai đoạn này còn nhỏ lẻ, tự phát và chỉ nghiên
cứu trên người miền Bắc, nên tính đại diện của các hằng số sinh học chưa cao [15].
1.2.4. Tình hình nghiên cứu từ năm 1975 – 2000
Sau ngày đất nước thống nhất, các nghiên cứu điều tra hình thái, thể lực càng
được đẩy mạnh và hoàn thiện ở miền Bắc, bắt đầu mở rộng và phát triển ở miền Nam
và miền Trung. Có nhiều công trình nghiên cứu trên một nhóm đối tượng nhỏ, quần
thể nghiên cứu hẹp (dẫn theo [21]), nên trong phạm vi phần này, xin được tập trung
vào 2 cuộc tổng điều tra trên phạm vi toàn quốc đại diện cho 2 thập kỷ 80 và 90.
Trong thập kỷ 80
Đây là công trình nghiên cứu trên người trưởng thành của viện Khoa Học Kỹ
Thuật Bảo Hộ Lao Động, đã cho ra đời cuốn “ Atlat nhân trắc học người Việt Nam
trong lứa tuổi lao động” [19]. Công trình này được tiến hành 4 năm từ 1981 đến

1984, trên 13.223 người ( 6.493 nam và 6730 nữ), ở 15 tỉnh rải khắp 3 miền: Bắc,
Trung, Nam; 5 nhóm tuổi được nghiên cứu là: 17- 19; 20-29; 30-39;40-49; 50-55. Kết quả
của công trình này được xem như là chuẩn mẫu tham khảo thứ hai sau hằng số sinh học.
5
Song đây là công trình ứng dụng vào ergonomie ( thiết kế dụng cụ và nơi làm
việc), nên đối tượng nghiên cứu đa số là công nhân, tuổi tập trung chủ yếu 30- 39.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu ít nhiều cũng mang tính chọn lọc, chưa thể đại diện
cho người Việt Nam trưởng thành và cũng do mục tiêu nghiên cứu thiên về tầm vóc
cơ thể, công trình đã ít đề cập tới các chỉ tiêu sinh học khác liên quan tới sức khỏe,
bệnh tật.
Trong thập kỷ 90
Kể từ sau công trình nghiên cứu các chỉ tiêu nhân trắc của viện Khoa Học Kỹ
Thuật Bảo Hộ Lao Động, sang thập kỷ 90 chưa có cuộc điều tra toàn diện nào được
thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Chính vì vậy, năm 1994 dự án cấp nhà nước về
“Điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường ở thập kỷ 90”
đã được tiến hành. Đây là công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ hơn cả (không
chỉ đại diện đầy đủ các vùng miền trên cả nước mà còn cả những nhóm chỉ tiêu
nghiên cứu). Dự án đã thực hiện ở 19 tỉnh, thành phố, 11 nhóm chỉ tiêu sinh học.
Riêng nhóm chỉ tiêu hình thái có 43.991 người (21.443 nam; 22.548 nữ) được nghiên
cứu, mỗi đối tượng được đo 10 kích thước nhân trắc cơ bản và 4 chỉ số hình thái - thể
lực và dinh dưỡng được tính toán.
Kết qủa dự án không chỉ là một chuẩn tham khảo có giá trị và cập nhật nhất,
mà làm cơ sở cho những nghiên cứu chuyên sâu của nhiều chuyên nghành…
1.3. Tình hình nghiên cứu nhân trắc ở Hà Nội
Cho tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhân trắc được thực hiện
trên địa bàn Hà Nội (dẫn theo [21]). Ở đây xin tổng quan một số nghiên cứu trong
khoảng 10 năm trở lại đây.
Cuộc tổng điều tra béo phì năm 2005 với 17.213 người trưởng thành trên
phạm vi toàn quốc trong đó có Hà Nộ được đo đạc một số chỉ tiêu nhân trắc. Nguyễn
Công Khẩn, Nguyễn Đức Minh…[7] đã đưa ra kết luận “có sự liên quan chặt chẽ

giữa hoạt động thể lực, phương tiện đi lại với tình trạng thừa cân (BMI ≥ 23) và béo
phì (BMI ≥25).
6
Tiếp theo, 2.925 phụ nữ mãn kinh và 1.136 phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ ( tuổi
20 – 35) được nghiên cứu ở 7 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội. Các đối tượng
được nghiên cứu chiều cao, cân nặng, BMI. Nguyễn Thị Minh Đức và CS đã có kết
luận “Phụ nữ mãn kinh có chiều cao, cân nặng giảm so với phụ nữ sinh sản và giảm
dần theo thời gian mãn kinh. BMI của phụ nữ mãn kinh ở nội thành Hà Nội, Huế và
Cần Thơ tăng”. [4].
Tháng 9 năm 2007, 2100 học sinh tại 4 trường tiểu học và trung học cơ sở
huyện Sóc Sơn, Hà Nội, tuổi 6 đến 14 tuổi được nghiên cứu một số chỉ số hình thái
nhằm đánh gía tình trạng dinh dưỡng, tỷ lệ thấp còi…Hồ thu Mai và CS đã đưa ra
khuyến nghị về tỷ lệ đáng báo động học sinh thấp còi và thiếu năng lượng ở một số
trường học thuộc huyện Sóc Sơn [ 9] .
Để đánh giá tình trạng rối loạn dinh dưỡng Lipid và một số yếu tố liên quan ở
người từ 25-74 tuổi tại nội thành Hà Nội, năm 2008, Nguyễn Thị Lương Hạnh,
Nguyễn Công Khẩn và CS đã thu thập các chỉ tiêu nhân trắc và xét nghiệm máu trên
599 đối tượng gồm 195 nam và 304 nữ tại 4 quận nội thành của Hà Nội. Kết quả cho
41,6 % đối tượng ở mức thừa cân và béo phì (BMI) ≥23 [5], có mối liên quan giữa
tình trạng rối loạn lipid máu với vòng eo/vòng mông (VE/VM) cao, thừa cân, béo phì
(TC-BP)…
Như vậy, trong khoảng 10 năm trở lại đây, có thể nói, các công trình nghiên
cứu trên chưa đại diện đầy đủ cho người Hà Nội về tuổi, giới, nghề nghiệp, địa bàn
dân cư… Chính vì thế một nghiên cứu toàn diện hơn về một số chỉ tiêu sinh học cho
người Hà Nội cần được tiến hành.
7
CHƯƠNG II:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu:

* Về đối tượng nghiên cứu:
- Đó là những người bình thường về mặt nhân trắc, cụ thể như sau:
+ Không có những dị dạng, dị tật bẩm sinh hay mắc phải làm ảnh hưởng tới
những số liệu được thu thập, như: gù, vẹo, thọt, …
+ Không có những bệnh hay trong tình trạng làm ảnh hưởng tới kích thước
được đo, như: hen, teo đét, phụ nữ có thai …
- Hợp tác tốt khi được đo.
* Về địa điểm nghiên cứu:
Là các xã thuộc 2 huyện: Mỹ Đức, Ba Vì và các phường thuộc 2 quận Đống
Đa, Hoàn Kiếm.
2.1.2. Số lượng đối tượng nghiên cứu: xem bảng 1
Bảng 1: Đối tượng nghiên cứu theo khu vực và giới
Quận / Huyện
Chung
Hoàn Kiếm Đống Đa Mỹ Đức Ba Vì
Nam
n 1798 1682 1613 1824 6917
% 12,0% 11,2% 10,7% 12,1% 46,1%
Nữ
n 2048 2076 2035 1939 8098
% 13,6% 13,8% 13,6% 12,9% 53,9%
Tổng
N 3846 3758 3648 3763 15015
% 25,6% 25,0% 24,3% 25,1% 100,0%
Giá trị
kiểm định
t
3
= 17,105; P = 0,001
2.2. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Dụng cụ đo đạc:
8
- Cân nặng: Cân bàn Trung Quốc, độ chính xác tới 0,1kg, được kiểm tra độ
chính xác của cân với một quả cân chuẩn (thường 2 lần trong ngày là đầu mỗi buổi đo,
nhất là sau khi di chuyển cân tới 1 địa điểm đo xa khác, bắt buộc phải chuẩn lại cân).
- Bộ thước đo nhân học Martin do Thụy Sỹ sản xuất gồm:
+ Thước đo chiều cao (chiều cao đứng, chiều cao ngồi…)
+ Compa đo BDLMDD: Đó là dụng cụ đo lý tưởng hiện nay - một loại compa
đặc biệt được gọi là: Hapenden Skinfold Caliper mà được lưu hành trên thị trường
dưới tên gọi là "Holtain". Compa có 2 đầu là 2 diện phẳng, mỗi đầu có diện tích
1cm
2
, có áp lực kế gắn vào compa để khi 2 đầu compa kẹp vào nếp gấp da sao cho áp
lực bao giờ cũng khoảng 10 - 20g/ mm
2
[11] + Thước dây nhựa của Trung Quốc hoặc
của Nhật Bản không co giãn, độ chính xác tới 1mm và được đối chiếu chuẩn đúng
với thước chuẩn kim loại Thuỵ Sĩ vào đầu mỗi buổi đo.
- Phiếu điều tra nhân trắc
- Máy tính cá nhân (Calculator)
- Máy vi tính (Computor)
2.2.2 Nội dung nghiên cứu:
2.2.2.1 Các kích thước nhân trắc và kỹ thuật đo đạc:
Cân nặng:
- Kỹ thuật đo: người được đo không mang giày dép, đối với nam cởi trần chỉ
mặc quần đùi, nữ có phòng đo riêng và chỉ mặc quần áo lót. Cân được đặt ở vị trí
bằng phẳng, kim của cân được kiểm tra thường xuyên và được chỉnh chuẩn về mức
“0”. Đối tượng được đo đứng nhẹ nhàng, chân gọn trong chu vi mặt cân.
- Lưu ý: trước mỗi buổi đo hoặc sau khi di chuyển cân, cân phải được kiểm tra
và điều chỉnh lại ( nếu có) với quả cân chuẩn.

Chiều cao đứng:
- Mốc đo: từ mặt đất tới đỉnh đầu (Vertex)
-Tư thế và kỹ thuật đo: đối tượng được đo đứng thẳng, tư thế tự nhiên, đầu
thẳng sao cho đuôi mắt và ống tai ngoài nằm trên một đường nằm ngang song song
với mặt đất; bốn điểm: chẩm, lưng, mông và gót chạm vào thước đo.
Chiều cao ngồi:
9
Tư thế và kỹ thuật đo: người được đo ngồi thoải mái trên một ghế mặt phẳng
cao chừng 50cm, đầu thẳng, mắt nhìn ra trước sao cho cho đuôi mắt và ống tai ngoài
nằm trên một đường nằm ngang song song với mặt đất, thân buông lỏng tự do, chân
mở tự nhiên, giữa thân và đùi, giữa đùi và cẳng chân tạo thành góc vuông. Thước đo
đặt trên mặt ghế, sao cho 3 điểm: chẩm, lưng và mông chạm vào thước đo.
Vòng ngực:
- Mốc đo: có nhiều mốc đo vòng ngực, song để thống nhất với các công trình
nghiên cứu gần đây và với “dự án điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt
Nam bình thường ở thập kỷ 90”, mốc đo là qua mũi ức.
- Kỹ thuật đo: cũng giống như các kích thước vòng khác, khi đo cần đảm bảo
chắc chắn thước dây không bị xoắn, bị lệch, thước dây phải nằm vuông góc với trục
của thân, nghĩa là nằm trên mặt phẳng nằm ngang (song song với mặt đất).
+ Vòng ngực hít vào hết sức (HVHS), đo lúc đối tượng vừa hít vào hết sức.
+ Vòng ngực thở ra hết sức (TRHS), đo lúc đối tượng vừa thở ra hết sức.
- Những điểm cần lưu ý: theo kinh nghiệm của chúng tôi, khi đo vòng ngực
cần lưu ý những điểm sau:
+ Khi người đo vòng thước dây qua ngực và luồn thước dây vào bên trong 2
tay người được đo, người được đo thường giơ 2 tay lên cao mà không thả tay về tư
thế đứng tự nhiên, làm cho số đo lúc đó thường nhỏ hơn từ 2- 3 cm so với số đo đúng
( tức là lúc đối tượng đứng thẳng, 2 tay duỗi thẳng dọc theo 2 bên đùi – tư thế đứng
tự nhiên).
+ Với phụ nữ, nhất là phụ nữ cao tuổi, vú thường xệ (vú mướp), nên khi luồn
dây, cần đảm bảo chắc chắn là dây ở sau vú, tránh dây đè lên hai tuyến vú làm sai số đo.

+ Vòng ngực HVHS cần phải hướng dẫn cẩn thận đo đối tượng được đo, nhất là với
người già và phải đảm bảo chắc chắn đối tượng đã hít vào hết sức hoặc thở ra hết sức
để số liệu được chính xác.
10
Vòng đầu:
- Mốc đo: qua hai điểm glabella và opisthocranion. Glabella (g), (lồi trên gốc
mũi) là điểm lồi nhất ở phía trước nằm trên gai mũi của xương trán, trên đường giữa.
Opisthocranion (op) là điểm lồi nhất ở sau xương chẩm trên đường giữa (ụ chẩm ngoài).
- Kỹ thuật đo: người đo đứng phía bên của người được đo, dây đo áp sát vào
đầu và đi qua 2 điểm lồi trên gốc mũi và ụ chẩm ngoài. Cần lưu ý dây đo không vẹo,
lệch, không bị xoắn v.v…
2.2.2.2 Các chỉ số đánh giá dinh dưỡng thể lực:
- Chỉ số Pignet = cao đứng - (cân nặng + vòng ngực trung bình)
- Chỉ số khối cơ thể (Body mass index = BMI)
BMI = cân nặng
(chiều cao)
2
m
2.2.3. Cách tính tuổi và phân chia nhóm tuổi nghiên cứu.
Cách tính tuổi
Theo “Dự án điều tra cơ bản” [11], ví dụ:
16 tuổi là từ 15 năm 6 tháng 15 ngày đến 16 năm 6 tháng 14 ngày.
17 tuổi là từ 16 năm 6 tháng 15 ngày đến 17 năm 6 tháng 14 ngày
và tương tự như vậy.
60 tuổi là từ 59 năm 6 tháng 15 ngày đến 60 năm 6 tháng 14 ngày.
Những trường hợp chỉ nhớ ngày "âm lịch", chúng tôi quy ra theo "dương lịch".
Nhiều trường hợp không nhớ chính xác ngày tháng sinh, việc tính tuổi thường dựa
vào những sự kiện nào đó như theo mùa, dịp tết, dịp quốc khánh 2/9 v.v… như vậy
những trường hợp này tuổi không được chính xác tuyệt đối mà chỉ là tương đối,
song cũng có thể chấp nhận được vì những trường hợp này thường là người lớn tuổi

(mà ở những tuổi này là 10 năm xếp vào 1 nhóm).
Phân chia nhóm tuổi nghiên cứu:
Theo cách phân chia tuổi của dự án "Điều tra cơ bản" [11] để thuận lợi cho
việc so sánh kết quả giữa các vùng, các miền, cũng như trên phạm vi toàn quốc của
11
dự án. Đồng thời cách chia này cũng cho phép so sánh được với nhiều nghiên cứu của
thế giới, cụ thể như sau:
•Từ 16-24 tuổi: Mỗi năm 1 nhóm tuổi, nhằm đánh giá sự tăng trưởng của các
kích thước nhân trắc, giai đoạn sau dậy thì đến tuổi hết lớn 1 cách chính xác.
• Từ 25 tuổi trở đi: 5 - 10 năm cho một nhóm tuổi (25 - 29; 30- 39; 40 -49… ≥ 60).
2.2.4. Xử lý số liệu:
2.2.4.1 Xử lý thô
Nhằm loại bỏ những phiếu sai, những số liệu bất thường, những nhầm lẫn vốn
thường gặp trong điều tra nhân trắc. Xử lý thô gồm 2 bước:
Bước 1: xử lý thô với từng phiếu đo, nên làm ngay sau khi đo đạc.
Bước 2: xử lý thô trên máy tính. Số liệu sau khi đã được nhập vào máy tính,
phải được kiểm tra và xử lý thô theo từng kích thước và từng đối tượng được đo. Ví
dụ, kiểm tra về kích thước chiều cao đứng hay chiều cao ngồi cần phải loại bỏ hoặc
điều chỉnh những trường hợp bất thường. Có thể do nhập nhầm số liệu, do sai từ
phiếu đo chưa được xử lý v.v…Với từng đối tượng cũng phải kiểm tra lại từng số
liệu, sự tương quan giữa các kích thước đó; thường do nhập nhầm hay lộn số đo,
chẳng hạn vòng ngực HVHS phải lớn hơn vòng ngực TRHS, chiều cao ngồi phải nhỏ
hơn chiều cao đứng.
2.2.4.2 Phân tích và xử lý kết quả:
Bằng phần mềm: Epidata 3, SPSS 16.0 và STATA 8.0

12
CHƯƠNG III:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Chiều cao đứng:

Chiều cao đứng người Hà Nội được thể hiện qua bảng 2 và hình 1 dưới đây:
Bảng 2: Chiều cao đứng theo tuổi và giới
Nhóm tuổi
Nam Nữ
n
X
SD n
X
SD
16 297 165.52 6.09 345 155.22 5.31
17 298 165.84 5.52 351 155.00 5.35
18 226 166.36 5.53 294 155.10 5.22
19 291 166.26 5.61 338 155.44 5.25
20 283 166.00 5.79 295 155.71 4.19
21 258 166.76 5.51 343 156.04 4.38
22 272 167.08 5.48 331 154.90 4.95
23 293 167.08 5.66 321 155.65 4.97
24 270 167.31 5.69 301 155.92 4.70
25 - 29 356 166.64 5.68 514 154.63 4.93
30 - 39 232 166.24 6.13 417 154.29 5.72
40 - 49 197 164.66 5.99 394 153.48 5.62
50 - 59 203 162.83 6.27 398 152.29 5.37
≥ 60 252 159.45 6.19 410 148.44 5.99
13
Hình 1: Chiều cao đứng theo tuổi và giới
Ở nam, chiều cao tăng lên khá nhanh từ tuổi 16 đến tuổi 18-19, sau đó chiều
cao tiếp tục tăng song tốc độ giảm dần và đạt lớn nhất ở tuổi 23-24 (
x
= 167,31cm).
Sau tuổi này chiều cao nhìn chung duy trì cho hết nhóm tuổi 30 – 39, chiều cao giảm

khá rõ rệt sau tuổi 40.
Ở nữ nhìn chung tăng trưởng chiều cao tương tự như nam giới, tức là sau tuổi
16 chiều cao tiếp tục tăng lên và đến tuổi 21 thì đạt ở cao nhất với (
x
= 156,04cm).
Sau tuổi này chiều cao duy trì, tuy có giao động ít nhiều cho tới nhóm tuổi 30-39. Và
cũng sau tuổi 40, chiều cao nữ giảm xuống khá nhanh chóng.
14
3.2 Chiều cao ngồi:
Chiều cao ngồi người Hà Nội theo tuổi và giới được thể hiện qua bảng 3.
Bảng 3: Chiều cao ngồi người Hà Nội theo tuổi và giới
Nhóm tuổi Nam Nữ
n
X
SD
n
X
SD
16
309 86,72 4,733 311 83,14 3,55
17
307 87,62 4,35 356 83,55 3,59
18
247 87,33 5,12 317 83,19 3,52
19
288 86,59 4,50 335 82,12 4,90
20 -24
1377 86,38 4,53 1613 81,27 4,59
25 - 29
450 86,45 4,20 584 81,51 4,67

30 - 39
231 85,78 4,97 441 81,87 5,36
40 - 49
191 85,71 4,91 382 81,24 4,62
50 - 59
205 85,38 3,67 412 80,32 5,72
≥ 60
264 82,91 6,24 420 76,93 6,85
3.3 Cân nặng:
Cân nặng người Hà Nội được thể hiện ở bảng 4 và hình 2 dưới đây:
Bảng 4: Cân nặng theo tuổi và giới
15
Nhóm tuổi
Nam Nữ
n SD n SD
16 297 53.58 10.19 345 47.00 6.81
17 298 55.36 8.27 351 46.99 6.04
18 226 55.30 8.42 294 47.03 5.33
19 291 55.37 7.55 338 47.06 5.32
20 283 55.35 6.80 295 47.39 4.77
21 258 56.68 6.12 343 48.07 4.67
22 272 57.18 6.60 331 47.07 4.72
23 293 57.30 6.47 321 48.17 5.33
24 270 56.92 6.47 301 48.20 4.78
25 – 29 356 56.19 7.44 514 48.31 5.66
30 – 39 232 57.80 8.41 417 50.00 7.24
40 – 49 197 58.53 8.99 394 50.86 7.57
50 – 59 203 57.53 9.42 398 50.33 7.03
≥ 60 252 54.85 8.79 410 46.97 8.53
16

X
X
Hình 2: Cân nặng theo tuổi và giới
Qua hình 2 và bảng 3 cho thấy, cân nặng của cả hai giới tăng dần theo tuổi,
tuy có giao động ít nhiều ở một số nhóm tuổi, và cân nặng người Hà Nội đạt cao nhất
ở nhóm tuổi 40-49 (
x
lần lượt cho nam và nữ là 58,53; 50,86 kg) , sau tuổi này cân
nặng giảm đi khá nhanh chóng.
17
3.4 Vòng đầu:
Vòng đầu người Hà Nội theo tuổi và giới được thể hiện qua bảng 5.
Bảng 5: Vòng đầu người Hà Nội theo tuổi và giới
Nhóm tuổi Nam Nữ
n
X
SD
n
X
SD
16
309 54,60 2,73 311 53,51 1,85
17
307 54,97 2,27 355 54,06 2,28
18
247 54,99 2,98 317 53,96 1,70
19
287 54,69 2,40 335 53,56 2,00
20 -24
1377 55,27 2,45 1612 53,61 2,20

25 - 29
451 55,17 1,70 584 53,76 1,92
30 - 39
231 55,31 2,62 444 54,09 2,26
40 - 49
191 55,29 2,11 382 53,90 1,70
50 - 59
205 55,40 1,78 411 53,79 1,75
≥ 60
262 54,98 1,68 420 53,42 2,66
3.5 Vòng ngực hít vào hết sức:
Vòng ngực hít vào hết sức người Hà Nội theo tuổi và giới được thể hiện qua bảng 6.
Bảng 6: Vòng ngực hít vào hết sức người Hà Nội theo tuổi và giới
18
Nhóm tuổi
Nam Nữ
n
X
SD
n
X
SD
16
309 77,88 6,80 311 71,68 5,88
17
307 79,58 6,08 355 73,01 6,04
18
247 80,22 6,53 317 74,06 5,83
19
288 81,95 6,06 335 76,50 6,47

20 -24
1375 84,37 5,34 1613 78,08 5,86
25 - 29
451 84,93 5,26 584 78,66 5,97
30 - 39
231 86,33 5,29 444 79,03 6,75
40 - 49
191 86,22 5,21 382 79,00 6,49
50 - 59
205 87,45 5,99 411 80,02 6,90
≥ 60
264 86,00 6,44 421 78,26 7,49
3.6 Vòng ngực trung bình:
Vòng ngực trung bình người Hà Nội theo tuổi và giới được thể hiện qua bảng 7.
Bảng 7: Vòng ngực trung bình người Hà Nội theo tuổi và giới.
Nhóm tuổi Nam Nữ
n
X
SD
n
X
SD
16
308 75,30 6,75 310 69,75 5,86
19
17
306 76,99 6,24 355 71,03 6,04
18
247 77,66 6,53 315 72,21 5,77
19

286 79,52 5,90 335 74,46 6,30
20 -24
1370 82,09 5,28 1611 76,05 5,72
25 - 29
450 82,64 5,16 582 76,61 5,89
30 - 39
230 83,94 5,22 442 77,03 6,49
40 - 49
191 83,92 5,15 382 77,04 6,44
50 - 59
205 85,24 5,99 409 78,14 6,83
≥ 60
264 83,73 6,35 421 76,43 7,42

3.7 BMI:
Bảng 8 : BMI theo tuổi và giới
Nhóm tuổi Nam Nữ
n SD n SD
16 297 19.50 3.14 345 19.51 2.59
17 298 20.10 2.62 351 19.52 2.16
18 226 19.95 2.59 294 19.54 1.94
19 291 20.00 2.29 338 19.45 1.76
20 283 20.06 1.99 295 19.52 1.55
21 258 20.36 1.72 343 19.74 1.69
20
X
X
22 272 20.46 1.94 331 19.61 1.62
23 293 20.34 1.79 321 19.86 1.68
24 270 20.30 1.70 301 19.82 1.67

25 - 29 356 20.19 2.09 514 20.18 1.96
30 - 39 232 20.87 2.44 417 20.98 2.62
40 - 49 197 21.55 2.83 394 21.56 2.77
50 - 59 203 21.63 2.81 398 21.69 2.73
≥ 60 252 21.53 2.92 410 21.24 3.19
Hình 3: BMI theo tuổi và giới
Bảng 9: BMI theo 6 nhóm tuổi và giới
Nhóm
tuổi
Nam Nữ
n SD n SD
20-24 1377 20,30 1,91 1612 19,69 1,67
25 - 29 356 20.19 2.09 514 20.18 1.96
30 - 39 232 20.87 2.44 417 20.98 2.62
40 - 49 197 21.55 2.83 394 21.56 2.77
21
X
X
50 - 59 203 21.63 2.81 398 21.69 2.73
≥ 60 252 21.53 2.92 410 21.24 3.19
- Về diễn biến BMI theo tuổi: ở cả hai giới BMI nhìn chung tăng dần theo
tuổi, tuy có giao động ít nhiều ở nam giới và đạt cao nhất vào tuổi 50- 59 với BMI
trung bình của nam và nữ tương ứng là: 21,6 và 21,69. Sau tuổi này BMI ở cả 2 giới
giảm đi khá rõ nét.
- Về tình trạng dinh dưỡng của người Hà Nội được trình bày cùng với phần
bàn luận.
22
CHƯƠNG IV:
BÀN LUẬN
4.1 Về chiều cao đứng:

Bảng 10: Chiều cao đứng người Hà Nội so với các số liệu trong nước
Giới
Hằng số 1975 Atlat 1986
Người ĐBBB
1990’s
Người Hà Nội
2010
Tuổi Chiều cao Tuổi Chiều cao Tuổi Chiều cao Tuổi Chiều cao
Nam
18-25 159,0 20 - 29 162,06 20 - 29 164,36 25 - 29 166.64
26-40 160,0 30 - 39 161,17 30 - 39 161,47 30 - 39 166.24
41-55 159,5 40 - 49 159,81 40 - 49 159,84 40 - 49 164.66
≥ 56
158,0 50 - 55 159,17 50 - 59 158,00
50 - 59 162.83
≥ 60
157,10
≥ 60 159.45
Nữ
18-25 149,0 20 - 29 151,45 20 - 29 153,24 25 - 29 154.63
26-40 150,0 30 - 39 150,94 30 - 39 152,14 30 - 39 154.29
41-55 149,5 40 - 49 150,04 40 - 49 150,54 40 - 49 153.48
≥ 56
148,0 50 - 55 150,21 50 - 59 148,80
50 - 59 152.29
≥ 60
147,98
≥ 60 148.44
23
Bảng 11: Chiều cao đứng người Hà Nội so với các số liệu nước ngoài

Giới
Malaysia 1995 Trung Quốc 1990’S Người Hà Nội 2010
Tuổi Chiều cao Tuổi Chiều cao Tuổi Chiều cao
Nam
18 - 29 164,20 20 - 29 168,7 25 - 29 166.64
30 - 39 162,80 30 - 39 168,9 30 - 39 166.24
40 - 49 162,1 40 - 49 167,7 40 - 49 164.66
50 - 59 160,5 50 - 59 166,6 50 - 59 162.83
≥ 60
159 60 - 69 164,9
≥ 60 159.45
Nữ
18 - 29 151,5 20 - 29 157,5 25 - 29 154.63
30 - 39 151,6 30 - 39 157,5 30 - 39 154.29
40 - 49 150,4 40 - 49 156,4 40 - 49 153.48
50 - 59 148,3 50 - 59 155,1 50 - 59 152.29
≥ 60
146,3 60 - 69 153,2
≥ 60 148.44
* Diễn biến chiều cao theo tuổi:
Ở cả hai giới chiều cao tăng lên khá nhanh từ tuổi 16 đến tuổi 18-19, sau đó
chiều cao tiếp tục tăng song tốc độ giảm dần và đạt lớn nhất với nam ở tuổi 23-24(
x
=
167,31cm); với nữ ở tuổi 21(
x
= 156,04cm). Diễn biến chiều cao theo tuổi cũng phù
hợp và tương tự như của Nguyễn Trường An nghiên cứu ở người miền Trung [1],của
Trịnh Văn Minh và cs trong báo cáo dự án điều tra cơ bản [11] và của Trần Sinh
Vương nghiên cứu ở người đồng bằng Bắc bộ [21] .v.v

24
* So với các tài liệu khác:
So với kết quả của HSSH 1975, Atlat 1986 và chiều cao người đồng bằng
Bắc bộ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, chiều cao người Hà Nội cao hơn ở cả hai giới ở
tất cả các nhóm tuổi trung bình khoảng 2-3 cm; trong đó nhóm tuổi 30- 39 là cao hơn
cả và cao hơn các tài liệu trước tới 5cm. Như vậy qua mỗi khoảng thời gian 10-15
năm có sự gia tăng về chiều cao. Tuy nhiên sự gia tăng chiều cao theo quy luật “gia
tăng thế kỷ” chỉ thấy rõ nét nhất giữa số liệu người Hà Nội 2010 với người đồng bằng
Bắc bộ cách đây 15 năm. Điều này có thể là do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã
hội tới sự phát triển chiều cao, vì chỉ những người Hà Nội hiện nay ở tuổi 30 - 39
được lớn lên và phát triển một phần trong thời kỳ kinh tế đất nước đã có nhiều được cải
thiện, còn các đối tượng ở các thời kỳ trước đều sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh kinh
tế đất nước vô cùng khó khăn và thiếu thốn (khoảng trước những năm 70 của thế kỷ
trước).
So với các nước khác như Maylaysia [22] hay Trung Quốc [28], bảng 7
+ Nói chung chiều cao của nam giới người Hà Nội cao hơn chút ít so với
người Malaysia thập kỷ 90 thế kỷ trước ở mỗi nhóm tuổi từ 1-2cm; trong khi đó so
với nam giới Trung Quốc, chiều cao người Hà Nội đều thấp hơn ở tất cả các nhóm
tuổi tương ứng từ 2- 3cm và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
+ Ở nữ: Chiều cao nữ giới người Hà Nội đều cao hơn nữ Malaysia một cách có
ý nghĩa thống kê với P nhìn chung < 0,05 ở mọi nhóm tuổi, sự chênh lệch trung bình
từ 2- 3cm. Trong khi đó, phụ nữ Hà Nội thấp hơn phụ nữ Trung Quốc ở thập kỷ 90
một cách có ý nghĩa với P < 0,001 ở mọi nhóm tuổi, trung bình khoảng 3cm. Đặc
biệt nhóm tuổi sau 60, phụ nữ Trung Quốc cao hơn phụ nữ Hà Nội tới 5cm.
25

×