Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Nghiên cứu tai nạn lao động vào điều trị tại bệnh viện việt đức, viện bỏng quốc gia và đề xuất giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.4 MB, 166 trang )

1

BỘ GIÁODỤC ĐÀO TẠO TẠO
BỘ Y TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
-----------------*---------------VIỆN SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

LƯƠNG Mai Anh
Lương MAI ANH

NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thương tích
TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀO ĐIỀU TRỊ TẠI

do tai nạn lao động điều trị tại một số
BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC, VIỆN BỎNG QUỐC GIA
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
bệnh viện trung ương

và đề xuất giải pháp dự phòng
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Hà Nội - 2011
HÀ NỘI - 2012


2




3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
-------------------*----------------

LƯƠNG MAI ANH

NGHIÊN CỨU
TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀO ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC, VIỆN BỎNG QUỐC GIA
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP
Mã số:

62 72 73 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Tú
2. PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng

Hà Nội - 2012


i


Lời cam đoan

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu kết quả nêu trong Luận án trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác

Tác giả Luận án


ii

Lời cảm ơn

Bản Luận án này được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của các
thầy cơ: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Tú, PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng, sự nhiệt
tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của tập thể lãnh đạo và chuyên viên,
cán bộ Cục Quản lý môi trường Y tế, Bộ Y tế, lãnh đạo và cán bộ Khoa Đào
tạo và Nghiên cứu khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Trong quá trình thực hiện đề tài, luận án, tác giả đã nhận được sự hợp
tác và giúp đỡ tận tình của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Viện Bỏng Quốc
gia Lê Hữu Trác và của các địa phương điều tra.
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tồn thể các
thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã tận
tình giúp đỡ, khích lệ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình tiến
hành đề tài, Luận án.
Tác giả


iii


MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................. vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................... 3
1.1. Các khái niệm, định nghĩa, các chỉ số giám sát thương tích do tai nạn lao
động ............................................................................................................................3
1.1.1 Người lao động và lực lượng lao động..................................................................... 3
1.1.2 Định nghĩa thương tích............................................................................................. 3
1.1.3 Thương tích do tai nạn lao động .............................................................................. 5
1.1.4 Định nghĩa giám sát thương tích .............................................................................. 6
1.1.5 Chỉ số giám sát thương tích do tai nạn lao động ...................................................... 6
1.1.6 Khái niệm chung về chi phí và tổn thất do tai nạn lao động .................................... 8

1.2. Tình hình thương tích do tai nạn lao động và các yếu tố nguy cơ .................9
1.2.1 Tình hình thương tích do tai nạn lao động trên thế giới ........................................... 9
1.2.2 Tình hình thương tích do tai nạn lao động ở Việt Nam ......................................... 12
1.2.3 Nguy cơ tai nạn lao động ....................................................................................... 15
1.2.4 Tổn thương do tai nạn lao động ............................................................................. 18

1.3. Tổn thất do tai nạn lao động ...........................................................................20
1.3.1 Các loại tổn thất do tai nạn lao động ...................................................................... 20
1.3.2 Các phương pháp xác định tổn thất ........................................................................ 23
1.3.3 Tàn tật và di chứng do tai nạn lao động. ................................................................ 25

1.4. Các hệ thống giám sát thương tích do tai nạn lao động ...............................27
1.4.1 Mục đích giám sát tai nạn lao động ....................................................................... 27
1.4.2 Các tiêu chí đánh giá một hệ thống giám sát thương tích tốt ................................. 27

1.4.3 Hệ thống giám sát thương tích do tai nạn lao động trên thế giới ........................... 28
1.4.4 Hệ thống giám sát thương tích do tai nạn lao động tại Việt Nam .......................... 29

1.5. Phịng chống thương tích do tai nạn lao động ...............................................31
1.5.1 Các văn bản pháp quy liên quan đến cơng tác an tồn lao động ............................ 31
1.5.2 Đối với công tác quản lý nhà nước ở các tuyến ..................................................... 32
1.5.3 Tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức của người lao động và người sử
dụng lao động đóng vai trị quan trọng trong cơng tác phịng chống. ............................. 32
1.5.4 Các can thiệp phù hợp để phòng chống tai nạn lao động tại cấp doanh nghiệp..... 33
1.5.5 Sơ cấp cứu tai nạn lao động ................................................................................... 34


iv

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 36
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................36
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 36
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................. 36
2.1.3 Thời gian nghiên cứu: ............................................................................................ 37

2.2. Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................37
2.2.1 Nghiên cứu mô tả đặc điểm và một số yếu tố liên quan gây tai nạn lao động vào
điều trị tại 2 bệnh viện ..................................................................................................... 37
2.2.2 Nghiên cứu tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động .................................... 37
2.2.3 Nghiên cứu mơ hình giám sát tai nạn lao đông tại bệnh viện ................................ 40

2.3. Cỡ mẫu: .............................................................................................................40
2.3.1 Nghiên cứu mô tả đặc điểm và một số yếu tố liên quan gây tai nạn lao động ....... 40
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động ....................... 40
2.3.3 Cỡ mẫu nghiên cứu mơ hình giám sát tai nạn lao động tại bệnh viện ................... 41


2.4. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................42
2.4.1 Nghiên cứu mô tả đặc điểm và một số yếu tố liên quan gây tai nạn lao động ....... 42
2.4.2 Nghiên cứu tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động .................................... 42
2.4.3 Nghiên cứu mơ hình giám sát tai nạn lao động tại bệnh viện ................................ 42

2.5. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................42
2.5.1 Nghiên cứu mô tả đặc điểm và một số yếu tố liên quan gây tai nạn lao động ....... 42
2.5.2 Nghiên cứu tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động .................................... 43
2.5.3 Nghiên cứu mơ hình giám sát tai nạn lao động tại bệnh viện ................................ 44

2.6. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................44
2.6.1 Nghiên cứu mô tả đặc điểm và một số yếu tố liên quan gây tai nạn lao động ....... 44
2.6.2 Nghiên cứu tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động .................................... 45
2.6.3 Nghiên cứu mơ hình giám sát tai nạn lao động tại bệnh viện ................................ 46

2.7. Công cụ nghiên cứu: ........................................................................................47
2.7.1 Nghiên cứu mô tả đặc điểm và một số yếu tố liên quan gây tai nạn lao động ....... 47
2.7.2 Nghiên cứu tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động .................................... 47
2.7.3 Nghiên cứu mơ hình giám sát tai nạn lao động tại bệnh viện ................................ 47

2.8. Quản lý, phân tích và xử lý số liệu ..................................................................47
2.9. Hạn chế sai số ...................................................................................................47
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu .............................................................................48
2.11. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu ................................................................49

CHƯƠNG 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 51
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................51
3.2. Đặc điểm các trường hợp tai nạn lao động và các yếu tố liên quan ............53



v

3.2.1 Đặc điểm trường hợp tai nạn lao động ................................................................... 53
3.2.2 Hoàn cảnh và tác nhân liên quan gây tai nạn lao động .......................................... 57
3.2.3 Đặc điểm tổn thương do tai nạn lao động .............................................................. 65
3.2.4 Sơ cấp cứu và thời gian điều trị các tổn thương do tai nạn lao động ..................... 72
3.2.5 Các yếu tố liên quan trong tai nạn lao động ........................................................... 75

3.3. Tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động .............................................82
3.3.1 Tính tổng chi phí tổn thất về kinh tế do tai nạn lao động....................................... 82
3.3.2 Tính chi phí theo loại lao động, mức độ tổn thương và bộ phận bị thương ........... 85
3.3.3 Thiệt hại khác do tai nạn lao động đối với cá nhân và gia đình ............................. 88

3.4. Hệ thống giám sát thương tích do tai nạn lao động tại bệnh viện ...............90
3.4.1 Hệ thống tổ chức và thực hiện giám sát ................................................................. 90
3.4.2 Đánh giá kết quả giám sát ...................................................................................... 94
3.4.3 Đánh giá biểu mẫu giám sát và nhân viên y tế ghi chép ........................................ 96

CHƯƠNG 4- BÀN LUẬN ............................................................................ 97
4.1. Đặc điểm và yếu tố liên quan của các trường hợp tai nạn lao động đến
khám và điều trị tại bệnh viện Việt Đức và Viện Bỏng Quốc gia .......................97
4.1.1 Đặc điểm của tai nạn lao động ............................................................................... 97
4.1.2 Hoàn cảnh và tác nhân liên quan gây tai nạn lao động ........................................ 102
4.1.3 Đặc điểm tổn thương do tai nạn lao động ............................................................ 108
4.1.4 Sơ cấp cứu và thời gian điều trị các tổn thương do tai nạn lao động ................... 110

4.2. Đánh giá tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động ............................113
4.2.1 Tổng chi phí tổn thất về kinh tế do tai nạn lao động ............................................ 113
4.2.2 Chi phí theo loại lao động, theo mức độ chấn thương và theo bộ phận bị thương

....................................................................................................................................... 116
4.2.3 Thiệt hại khác do tai nạn lao động đối với cá nhân và kinh tế hộ gia đình .......... 118

4.3 Hệ thống giám sát thương tích do tai nạn lao động tại bệnh viện ..............120
4.3.1 Hệ thống tổ chức và thực hiện giám sát ............................................................... 120
4.3.2 Đánh giá hệ thống giám sát .................................................................................. 124
4.3.3 Một số khó khăn khi triển khai hệ thống giám sát tại bệnh viện ......................... 126

4.4 Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................127

KẾT LUẬN .................................................................................................. 129
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 131
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ................................. 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 133
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 144


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIS
AT-VSLĐ

Abreviation Injury Score (Bảng điểm thương tích rút gọn)
An tồn - Vệ sinh lao động

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BVTV

Bảo vệ thực vật

BVVĐ

Bệnh viện Việt Đức

BYT

Bộ Y tế

HA

Huyết áp

ICD

International Classification of Diseases (Phân loại bệnh tật quốc tế)

ILO

International Labour Organization (Tổ chức lao động quốc tế)

ISS

Injury Severity Score (Bảng điểm mức độ nặng thương tích)

LĐTBXH


Lao động, Thương binh – Xã hội

LĐLĐVN

Liên đồn lao động Việt Nam

NIOSH

National Institute of Occupational Health and Safety
(Viện Quốc gia về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp)



Quyết định

TNLĐ

Tai nạn lao động

TNTT

Tai nạn thương tích

TTB
TTLT

Trang thiết bị
Thơng tư liên tịch

RTS


Revised Trauma Score (Bảng điểm chấn thương sửa đổi)

SCC

Sơ cấp cứu

VBQG

Viện Bỏng Quốc gia

WIND

Work Improvement in Neighborhood Development
(Cải thiện điều kiện làm việc thơng qua phát triển tình làng, nghĩa xóm)

WISE

Work Improvement in Small Enterprises
(Cải thiện điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


vii

DANH MỤC BẢNG
TT


Nội dung

Trang

1.1. Bảng tính điểm chấn thương sửa đổi [48]....................................................................... 4
1.2. Phân loại mức độ nặng nhẹ của thương tích ................................................................... 4
1.3. Độ nặng của chấn thương phân loại theo điểm ISS ........................................................ 5
1.4. Một số chấn thương bên ngồi và các nhóm nghề thường bị ảnh hưởng [118] ........... 19
1.5. Tổ chức y tế doanh nghiệp ............................................................................................ 34
2.1. Phương pháp tính chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp ................................................ 38
2.2. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 49
3.1. Các trường hợp tai nạn lao động đến khám, điều trị tại 2 bệnh viện ............................ 51
3.2. Các trường hợp điều trị tại Bệnh viện Việt Đức đã ra viện được điều tra hộ gia đình
theo thời gian ra viện ........................................................................................................... 52
3.3. Số trường hợp tham gia trong nghiên cứu đánh giá hệ thống giám sát ........................ 52
3.4. Trình độ học vấn của các trường hợp tai nạn lao động ................................................. 54
3.5. Tai nạn lao động theo nghề nghiệp và giới tính............................................................ 54
3.6. Đặc điểm liên quan đến công việc của các trường hợp TNLĐ .................................... 56
3.7. Tình trạng sức khỏe trước khi bị tai nạn và thói quen uống rượu ................................ 57
3.8. Phân bố vật dụng gây TNLĐ theo nghề nghiệp............................................................ 59
3.9. Vật dụng gây tai nạn và các loại tổn thương................................................................. 60
3.10. Tác nhân gây bỏng theo nghề nghiệp ......................................................................... 61
3.11. Thời gian lao động, đào tạo và nội quy ở nơi làm việc xảy ra TNLĐ ....................... 64
3.12. Kết quả xử trí TNLĐ tại phịng khám ......................................................................... 65
3.13. Vị trí bị thương theo nghề nghiệp ............................................................................... 66
3.14. Loại thương tích theo nghề nghiệp ............................................................................. 67
3.15. Phân bố các loại tổn thương theo nghề nghiệp ........................................................... 68
3.16. Mức độ thương tích do TNLĐ phân loại theo RTS ở bệnh nhân nhập viện và không
nhập viện .............................................................................................................................. 69

3.17. Mức độ thương tích phân loại theo ISS trong nhóm bệnh nhân nhập viện theo nghề
nghiệp................................................................................................................................... 70
3.18 Mối liên quan giữa mức độ nặng do thương tích và tỷ lệ tử vong theo tuổi................ 70
3.19. Phân loại TNLĐ theo nghề nghiệp và mức độ nặng RTS .......................................... 71
3.20. Phân loại mức độ bỏng theo nghề nghiệp ................................................................... 72
3.21. Sơ cấp cứu ban đầu sau tai nạn lao động .................................................................... 72
3.22. Vận chuyển nạn nhân tai nạn lao động ....................................................................... 74
3.23. Thời gian điều trị tại BVVĐ và VBQG ...................................................................... 75
3.24. Thời gian điều trị theo loại thương tổn ....................................................................... 75
3.25. Nhóm tuổi của các trường hợp bị TNLĐ theo nghề nghiệp ....................................... 76
3.26: Thâm niên làm việc của các trường hợp bị TNLĐ theo nghề nghiệp ........................ 76
3.27. Thu nhập của các trường hợp bị TNLĐ theo nghề nghiệp ......................................... 77
3.28. Tình trạng sức khỏe trước khi bị TNLĐ theo nghề nghiệp ........................................ 77
3.29. Yếu tố môi trường khi xảy ra TNLĐ theo nghề nghiệp ............................................. 78
3.30. Tình hình sử dụng thiết bị an tồn theo nghề nghiệp .................................................. 79
3.31. Tình hình đào tạo AT -VSLĐ theo nghề nghiệp ........................................................ 79
3.32. Tình hình được sơ cấp cứu theo nghề nghiệp ............................................................. 80


viii

3.33. Tình hình sử dụng thiết bị an tồn theo thâm niên nghề............................................. 80
3.34. Tình hình được SCC theo mức độ nặng thương tích phân loại theo RTS .................. 81
3.35. Tình hình được SCC theo mức độ nặng thương tích phân loại theo ISS.................... 81
3.36. Tình hình được sơ cấp cứu ban đầu theo thời gian điều trị ........................................ 82
3.37. Chi phí điều trị trung bình tại hai bệnh viện ............................................................... 82
3.38. Chi phí khám chữa bệnh khác tại các cơ sở điều trị ................................................... 82
3.39. Tổng chi phí điều trị trung bình trực tiếp .................................................................... 83
3.40. Chi phí gián tiếp chăm sóc nạn nhân và chi phí khác ................................................. 83
3.41. Thu nhập bình qn của người bị thương tích do TNLĐ trước và sau tai nạn ........... 84

3.42. Chi phí trung bình ở tất cả các tuyến theo bộ phận bị thương do TNLĐ ................... 86
3.43. Ảnh hưởng đối với gia đình có người bị TNLĐ ......................................................... 90
3.44. Kết quả đánh giá hệ thống giám sát thương tích do tai nạn lao động ......................... 94
3.45. Thông tin chưa được ghi chép đầy đủ trong thời gian nghiên cứu ............................. 95
4.1. Tỷ lệ không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong một số nghiên cứu .............. 106


ix

DANH MỤC HÌNH
TT

Nội dung

Trang

3.1. Các tỉnh/thành phố có TNLĐ đến khám và điều trị tại hai bệnh viện .......................... 51
3.2. Tai nạn lao động theo giới ............................................................................................ 53
3.3. Tai nạn lao động theo nhóm tuổi .................................................................................. 53
3.4. Tai nạn lao động theo nghề nghiệp ............................................................................... 55
3.5. Tai nạn lao động theo tuổi nghề.................................................................................... 55
3.6. Các vật dụng gây tai nạn lao động ................................................................................ 58
3.7. Các tác nhân gây bỏng .................................................................................................. 61
3.8. Yếu tố môi trường liên quan khi xảy ra tai nạn lao động ............................................. 62
3.9. Loại phương tiện bảo vệ cá nhân được sử dụng khi xảy ra tai nạn .............................. 63
3.10. Bộ phận bị thương do tai nạn lao động ....................................................................... 66
3.11. Loại thương tích ở bệnh nhân nhập viện và không nhập viện .................................... 67
3.12. Các loại tổn thương do tai nạn lao động ..................................................................... 68
3.13. Mức độ bỏng do tai nạn lao động ............................................................................... 71
3.14. Chất lượng xử trí sơ cấp cứu ban đầu ......................................................................... 73

3.15. Trung bình chi phí điều trị, chi phí khác và viện phí theo loại lao động .................... 85
3.16. Viện phí trung bình do TNLĐ tại BVVĐ và VBQG theo bộ phận bị thương ............ 87
3.17. Chi phí trung bình theo mức độ chấn thương ............................................................. 88
3.18. Tỷ lệ phải chuyển công việc theo tổn thương ............................................................. 88
3.19. Nguồn chi trả chi phí điều trị ...................................................................................... 89

DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT

Nội dung

Trang

1.1. Các thành phần của chi phí tổng hợp do thương tích và ốm đau nơi làm việc ............. 25
2.1. Quy trình thu thập số liệu TNLĐ tại bệnh viện ............................................................ 45
3.1. Quy trình giám sát thương tích do TNLĐ tại BVVĐ ................................................... 91


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, mỗi ngày khoảng 16.000 người chết vì các loại thương tích,
kèm theo mỗi trường hợp tử vong lại có hàng trăm người bị thương tích ở các mức
độ khác nhau, nhiều người trong số họ bị di chứng tàn tật suốt đời. Báo cáo “Gánh
nặng toàn cầu về bệnh tật" của Tổ chức Y tế thế giới đã dự báo đến năm 2020 có
khoảng 8 triệu người chết vì thương tích hằng năm [131]. Theo Tổ chức Lao động
quốc tế, mỗi ngày, có khoảng 5.000 người tử vong do thương tích và bệnh liên quan
nghề nghiệp trên thế giới. Riêng tai nạn lao động mỗi năm đã cướp đi sinh mạng
của trên 350.000 người và làm cho 270 triệu người bị thương tích phải nghỉ việc
trên 3 ngày. Tai nạn lao động cũng là nguyên nhân đứng thứ ba (chiếm 19%) dẫn

đến tử vong nghề nghiệp trên toàn cầu [98].
Ở Việt Nam, sức khoẻ và an tồn của người lao động ln là một vấn đề
được Đảng và Chính phủ quan tâm và đầu tư. Lao động là hoạt động quan trọng nhất
của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước trong thời gian gần đây, lực lượng lao
động cũng ngày càng phát triển với hơn 44 triệu người lao động, chiếm gần 52% so
với tổng dân số của cả nước [6]. Tuy nhiên theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội, số trường hợp mắc và tử vong do tai nạn lao động đang có xu hướng
ngày càng tăng với hàng nghìn trường hợp mắc và hàng trăm trường hợp tử vong
mỗi năm[32]. Tai nạn lao động có tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, tăng gánh
nặng chi phí y tế khi phần lớn các trường hợp tai nạn xảy ra với người đang độ tuổi
làm việc, là trụ cột của gia đình.
Mặc dù tai nạn lao động là mối quan tâm của toàn xã hội nhưng số liệu báo
cáo các trường hợp tai nạn lao động chưa được đầy đủ chính xác nên việc khắc phục
hậu quả, cũng như đề ra các chương trình giảm thiểu tai nạn lao động chưa được cụ
thể và phù hợp. Hiện nay hệ thống ghi nhận các trường hợp mắc và tử vong do tai
nạn lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động chủ yếu được thực hiện với các
đối tượng có hợp đồng lao động và được báo cáo từ cơ sở sản xuất nơi có người bị
tai nạn lên Sở và Bộ Lao động Thương binh Xã hội. Tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo


2

chưa cao đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ có 5,5% các doanh nghiệp báo cáo
theo quy định trong năm 2010[7]. Thông tin điều tra và báo cáo tập trung vào nguyên
nhân gây tai nạn và một số yếu tố liên quan đến người lao động như tuổi, giới, vị trí
tổn thương, chi phí thiệt hại vật chất. Số liệu tai nạn lao động trong các ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp chưa được ghi nhận, mặc dù các thành phần kinh tế
này chiếm tỷ lệ tương ứng là 62% và 25% của tổng số lao động trong nước năm
2002. [32].

Một số điều tra tại cộng đồng và cơ sở sản xuất đã được thực hiện để có
được thông tin chi tiết về tai nạn lao động trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên điều tra
không thể tiến hành và cung cấp số liệu thường xuyên. Hệ thống giám sát tại các cơ
sở y tế ghi nhận tất cả các trường hợp thương tích do tai nạn lao động cần có sự can
thiệp của y tế. Mơ hình giám sát thương tích tại bệnh viện đã được thí điểm triển khai
theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới năm 2005-2006 tại 7 bệnh viện và đã cung
cấp các thơng tin hữu ích cho cơng tác phịng chống. Tuy nhiên chưa có thơng tin chi
tiết về tai nạn lao động[19]. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về nguy cơ và hậu quả
của tai nạn lao động, thời gian làm việc, chi phí điều trị cho người bị tai nạn lao động.
Đồng thời việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống báo cáo giám sát tai
nạn lao động là hết sức cần thiết để có thể cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin
cho cơng tác phịng chống và giảm thiểu hậu quả do tai nạn lao động gây ra. Đây
cũng là vấn đề phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước để bảo vệ và nâng
cao sức khỏe cho người lao động, nguồn lực chủ yếu của sự phát triển.
Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu tai nạn lao động vào điều
trị tại Bệnh viện Việt Đức, Viện Bỏng Quốc gia và đề xuất giải pháp” với mục
tiêu :
1. Mô tả đặc điểm và yếu tố liên quan gây tai nạn lao động vào điều trị tại
bệnh viện Việt Đức, Viện Bỏng Quốc gia năm 2006-2010.
2. Đánh giá tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động.
3. Nghiên cứu áp dụng và đề xuất mô hình giám sát tai nạn lao động được
khám và điều trị tại bệnh viện.


3

Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm, định nghĩa, các chỉ số giám sát thương tích do tai nạn lao
động
1.1.1 Người lao động và lực lượng lao động

Theo Tổ chức lao động quốc tế “lực lượng lao động” bao gồm tất cả mọi
người không phân biệt giới tính tham gia vào việc sản xuất hàng hố và dịch vụ
kinh tế được nêu trong hệ thống phân loại của liên hiệp quốc về thanh khoản quốc
gia, trong một khoảng thời gian nhất định. Theo hệ thống phân loại này việc sản
xuất hàng hoá và dịch vụ kinh tế bao gồm việc sản xuất và chế biến các sản phẩm
ban đầu cho thị trường, trao đổi hàng hoá hoặc để tự tiêu dùng [127].
Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ Luật Lao động, người lao động là người
ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có hợp đồng lao động [8]. Theo thống kê
năm 2008 hiện nay có khoảng hơn 44 triệu người lao động trong gần 156.000 doanh
nghiệp ở 16 ngành lĩnh vực sản xuất, chiếm 51,8 % so với tổng dân số của cả nước
[6].
1.1.2 Định nghĩa thương tích
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới: Thương tích là tổn thương của cơ
thể do phải chịu một tác động đột ngột, nhanh ngồi khả năng chống đỡ của cơ thể.
Nó có thể là tổn thương trên cơ thể do phải chịu một lực tác động vượt quá sức chịu
đựng, hoặc rối loạn chức năng do thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống (khơng khí,
nước, nhiệt độ phù hợp) như trong ngạt nước, tắc thở hoặc bị lạnh cóng. Thời gian
từ khi chịu tác động của nguyên nhân gây thương tích đến khi bị thương rất ngắn
[11], [133].
Các nguyên nhân gây thương tích có thể là: Cơ học (bị tác động bởi vật gây
thương tích động hoặc tĩnh như va vào bề mặt một vật đứng yên, bị dao cắt hoặc bị
xe đâm vào); Bức xạ (mù do ánh sáng hoặc sốc do sức ép); Nhiệt độ (nước hoặc
khơng khí q nóng hoặc q lạnh); Điện; Hố chất (chất độc, chất gây say hoặc
kích thích thần kinh như rượu, thuốc phiện).


4

Định nghĩa thương tích trên bao gồm ngạt nước (thiếu oxy), giảm nhiệt độ
(lạnh), tắc thở (do thiếu oxy), bệnh giảm áp do các hợp chất nitơ quá cao và ngộ độc

(do các chất độc), nhưng không đề cập đến các tình trạng khác như căng thẳng thần
kinh liên tục, hội chứng đường hầm Carpal, đau lưng mạn tính và nhiễm độc do
nhiễm trùng. Những rối loạn tâm thần, tàn tật do hậu quả của thương tích cũng
khơng được đề cập trong định nghĩa trên.
Phân loại mức độ nặng của thương tích tại bệnh viện
Bảng 1.1. Bảng tính điểm chấn thương sửa đổi [48]
Tần số thở

Huyết áp tâm thu

Điểm Glasgow

Điểm chung

10 - 29

> 89

13 - 15

4

> 29

71 - 89

9 - 12

3


6-9

50 - 70

6-8

2

1-5

1 - 49

4-5

1

0

0

3

0

Tổng điểm RTS = Điểm Glasgow + Điểm Tần số thở + Điểm huyết áp tâm thu

Bảng điểm chấn thương sửa đổi (Revised Trauma Score: RTS) đánh giá các
rối loạn sinh lý do chấn thương bao gồm rối loạn ba chức năng sống quan trọng
nhất là hơ hấp, tuần hồn và tri giác phản ánh tình trạng thiếu oxy, thiếu khối lượng
tuần hoàn và thiếu máu não chấn thương.

Bảng 1.2. Phân loại mức độ nặng nhẹ của thương tích
Mức độ nặng nhẹ của thương tích

Tổng điểm RTS

1. Nguy kịch

<5

2. Nặng

5-9

3. Trung bình

9 - 11

4. Nhẹ

12

Bảng điểm chấn thương có liên quan chặt chẽ tới khả năng sống sót hay độ
nặng của bệnh nhân bị thương tích [48]. Thông tin về RTS được thu thập ngay khi
bệnh nhân mới vào phòng khám cấp cứu.


5

Bảng điểm mức độ nặng của thương tích (Injury Severity Score: ISS) đánh
giá các tổn thương giải phẫu do thương tích được Baker và cộng sự xây dựng dựa

trên thang điểm mức độ thương tích rút gọn (Abbreviated Injury Scale: AIS) của
Hiệp hội Y học Mỹ về an toàn giao thơng [48]. Việc đánh giá bằng thang điểm này
chỉ có thể chính xác khi tổn thương giải phẫu được xác định và chỉ có thể ghi nhận
được trong q trình điều trị, sau khi bệnh nhân đã vào viện. Theo AIS 1998 &
2005, tổn thương giải phẫu được chia làm 6 vùng: Sọ não và cổ, Hàm mặt, Ngực,
Bụng, Các chi, Da và tổ chức dưới da. Độ nặng của tổn thương giải phẫu tại mỗi
vùng được cho điểm từ 1 (nhẹ nhất) đến 5 (nặng nhất). Số điểm cao nhất ở ba vùng
khác nhau sẽ được bình phương và tổng của chúng là điểm ISS. ISS sẽ dao động từ
1 đến 75 điểm (52 + 52 + 52). Tỷ lệ tử vong và độ nặng thương tích có liên quan chặt
chẽ với mức điểm ISS (Bảng 1.3). ISS = 16 dự báo nguy cơ tử vong 10% ở bệnh
nhân thương tích.
Bảng 1.3. Độ nặng của chấn thương phân loại theo điểm ISS
Độ nặng
1. Nhẹ

ISS
<9

2. Trung bình

9 – 15

3. Nặng

16 – 24

4. Rất nặng, có nguy cơ tử vong

25 – 40


5. Nguy kịch, ít khả năng sống sót

> 40

Hạn chế lớn nhất của ISS là chỉ tính một tổn thương có điểm cao nhất tại một
vùng của cơ thể nên có nguy cơ ước lượng non (underestimate) khi có hai tổn
thương nặng hoặc nhiều hơn trên cùng một vùng [48].
1.1.3 Thương tích do tai nạn lao động
- Theo Tổ chức Lao động quốc tế về thương tích do TNLĐ: bất kỳ tử vong,
bệnh tật hoặc thương tích gây ra do quá trình lao động, sản xuất [99].
- Định nghĩa TNLĐ của Luật Lao động Việt Nam cũng tương tự như của Tổ
chức Lao động quốc tế: Là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc


6

hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể
người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực
hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ
Luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, tắm rửa, cho
con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc.
Được coi là TNLĐ: Là tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở
tới nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý (trên
tuyến đường đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do những nguyên nhân
khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc
thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động [5].
1.1.4 Định nghĩa giám sát thương tích
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): giám sát là một q trình liên tục và hệ
thống: thu thập, phân tích và phiên giải thông tin y tế cần thiết cho việc lập kế
hoạch, triển khai, và đánh giá các giải pháp can thiệp và công bố kịp thời thông tin

này cho những đối tượng cần biết. Cuối cùng là sự kết nối giữa số liệu điều tra và
các giải pháp phịng chống, kiểm sốt. Hệ thống giám sát phải bao gồm khả năng
thu thập, phân tích, phổ biến thơng tin cần cho các chương trình y tế cơng cộng
[11],[133].
1.1.5 Chỉ số giám sát thương tích do tai nạn lao động
Việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn phân loại và mã hoá cho phép so
sánh số liệu của một hệ thống giám sát với hệ thống giám sát khác và so sánh giữa
cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác.
a) Các nhóm chỉ số theo hướng dẫn của Tổ chức Lao động quốc tế [99]
- Phân loại theo loại thương tích (theo ILO) bao gồm: Vết thương phần mềm
và vết thương hở; Gãy xương (kín, hở, có hoặc khơng có di lệch); Di lệch, tổn
thương cột sống; Chấn thương mất chi; Chấn thương nội tạng; Bỏng, ăn mòn;
Nhiễm độc và nhiễm trùng cấp tính; Các loại thương tích cụ thể khác: Ảnh hưởng
do bức xạ, ánh sáng, ồn, áp lực khơng khí, nước, suy dinh dưỡng, điếc cấp tính do
ồn, điện giật, đuối nước..).


7

- Phân loại theo vị trí bị thương (theo ILO) gồm: Đầu, cổ, lưng, xương sườn
và các cơ quan nội tạng, chi trên, chi dưới, đa chấn thương, các bộ phận khác.
- Nhóm các chỉ số mơ tả tình hình thương tích do tai nạn lao động
+ Hệ số tần suất tai nạn thương tích do TNLĐ trong một năm (ký hiệu là k):
được tính bằng tỉ lệ phần nghìn của số người bị thương tích trên tổng số người lao
động trong quần thể lao động được xem xét.
+ Tần suất thương tích do TNLĐ trong năm được tính bằng tỷ lệ phần triệu
của số người bị thương tích do tai nạn lao động trong một năm trên tổng số giờ làm
việc của người lao động trong một năm.
+ Tỷ suất thương tích do lao động trong một năm được tính bằng tỷ lệ phần
nghìn của số trường hợp bị thương tích do TNLĐ trong một năm trên tổng số người

lao động trong năm.
+ Tỷ suất thương tích do TNLĐ theo mức độ nghiêm trọng được tính bằng
tỷ lệ phần triệu của số ngày nghỉ việc vì thương tích do TNLĐ trong một năm trên
tổng số giờ làm việc của người lao động trong năm. Tỷ suất thương tích theo mức
độ trầm trọng của thương tích và vị trí thương tổn.
+ Tỷ suất thương tích theo thời gian, địa điểm, giới tính. Tỷ suất thương
tích theo ngun nhân bên ngồi, nhóm ngành, nhóm nghề, tuổi nghề.
b) Các nhóm chỉ số theo quy định của Việt Nam [9]
- Số vụ tai nạn lao động: Là số trường hợp sự cố lao động xảy ra có người bị
TNLĐ hoặc bị tổn hại tài sản, vật chất sản xuất. Theo quy định báo cáo hiện hành
cần phân loại số vụ có người chết và số vụ có từ hai người bị nạn trở nên.
- Số người bị thương tích do tai nạn lao động: Là số người lao động (kể cả
học nghề, tập nghề) bị thương tích trong các trường hợp sau: Bị thương tích trong
giờ làm việc tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng
lao động; Bị thương tích ngồi giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu
của người sử dụng lao động; Bị thương tích trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến
nơi làm việc.
- Phân loại mức độ nặng của thương tích do TNLĐ được báo cáo:


8

+ Tai nạn lao động chết người: người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai
nạn, chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian
đang điều trị, chết do tái phát của chính vết thương do TNLĐ gây ra trong thời gian
được quy định.
+ Tai nạn lao động nặng: người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn
thương theo quy định của liên bộ LĐTBXH, Y tế và Liên đoàn lao động Việt Nam.
Danh mục này chia ra chấn thương đầu mặt cổ; chấn thương ngực bụng; chi trên;
chi dưới; bỏng (bỏng độ 2,3); nhiễm độc mức độ nặng một số chất (CO; NO2;H2S;

CO2; thuốc BVTV; hóa chất thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký).
+ Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc hai loại TNLĐ nói
trên
- Thơng tin về cơ sở sản xuất: địa điểm, ngành sản xuất, quy mô (số lượng công
nhân). Theo quy định của Bộ LĐTBXH, loại hình cơ sở được xác định theo bảng
danh mục các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp do Tổng cục Thống kê ban hành.
- Thông tin về người bị thương: tuổi, giới, nghề nghiệp, tình trạng hợp đồng.
Nghề nghiệp của các trường hợp bị thương tích do TNLĐ được phân theo bảng
danh mục nghề nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành.
- Nhóm chỉ số ngun nhân thương tích do TNLĐ bao gồm thiết bị, phương
tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện an tồn vệ sinh lao động, quy trình làm việc, tổ
chức lao động, vi phạm quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc, điều kiện làm việc.
1.1.6 Khái niệm chung về chi phí và tổn thất do tai nạn lao động
Theo từ điển bách khoa về an toàn vệ sinh lao động của ILO[100], người lao
động là nạn nhân của thương tích do TNLĐ phải chịu các hậu quả về vật chất bao
gồm các chi phí trực tiếp cho tai nạn và thương tích, bị mất thu nhập và các hậu quả
vơ hình khác như phải chịu đựng đau đớn. Các hậu quả này bao gồm:
- Chi phí điều trị của bác sĩ, chi phí vận chuyển cấp cứu, viện phí, chi phí cho
điều dưỡng chăm sóc tại nhà, chi trả cho người phục vụ, chi phí làm chi giả…


9

- Mất thu nhập hiện tại vì phải nghỉ việc (trừ trường hợp có bảo hiểm hoặc
bồi thường). Mất thu nhập trong tương lai nếu thương tích gây tàn tật vĩnh viễn, làm
giảm khả năng thăng tiến bình thường trong công việc và sự nghiệp.
- Đau khổ kéo dài do tai nạn như què, cụt, mù, sẹo xấu hoặc bị biến dạng,
hay đổi tính tình.. và có thể dẫn tới giảm tuổi thọ và giảm khả năng chịu đựng về
thể chất và tinh thần hoặc chi phí phát sinh của cá nhân do cần phải tìm cơng việc
mới.

- Khó khăn về tài chính sau tai nạn đối với kinh tế gia đình nếu các thành
viên khác của gia đình phải đi làm để bù đắp thu nhập hoặc phải nghỉ việc để chăm
sóc nạn nhân. Ngồi ra cịn có thể mất thu nhập làm thêm ngoài giờ của người bị tai
nạn.
- Sự lo lắng của các thành viên khác trong gia đình, ảnh hưởng tới tương lai
của họ đặc biệt trong trường hợp trẻ nhỏ.
Người lao động bị TNLĐ thường nhận được bồi thường và trợ cấp bằng tiền
mặt và hiện vật. Mặc dù những chi phí này khơng ảnh hưởng tới các hậu quả vơ
hình của tai nạn (trừ một số trường hợp ngoại lệ), nhưng nó góp phần khá quan
trọng trong các hậu quả về vật chất.
Nhóm chỉ số đánh giá hậu quả vật chất do tai nạn lao động theo Tổ chức Lao
động quốc tế bao gồm: Số ngày nghỉ việc do TNLĐ; Tổng chi phí điều trị; Tổng chi
trả lương; Tổng chi phí bồi thường/trợ cấp; Thiệt hại về trang thiết bị máy móc.
1.2. Tình hình thương tích do tai nạn lao động và các yếu tố nguy cơ
1.2.1 Tình hình thương tích do tai nạn lao động trên thế giới
1.2.1.1 Tình hình chung
Theo ILO (2005), tai nạn thương tích nghề nghiệp hiện nay đang là vấn đề
nổi cộm cần được quan tâm giải quyết. Trên thế giới cứ mỗi ngày có trung bình
5.000 người chết vì bệnh tật và thương tích liên quan đến nghề nghiệp. Mỗi năm có
khoảng 270 triệu trường hợp bị thương tích do TNLĐ phải nghỉ việc trên 3 ngày
[101]. Năm 2009, ILO đã ước tính có 360.000 trường hợp tử vong do TNLĐ. Tổng
thiệt hại do thương tích, tử vong và bệnh tật chiếm khoảng 4% GDP của thế giới


10

[103]. Tai nạn lao động là nguyên nhân đứng thứ 3 (chiếm 19%) dẫn đến tử vong
liên quan đến nghề nghiệp trên tồn cầu. Như vậy có thể ước tính mỗi năm tử vong
do TNLĐ chiếm 19% tổng số các trường hợp tử vong do nghề nghiệp và đóng góp
khoảng 8% trong tổng số tử vong do thương tích trên toàn cầu. Các nghiên cứu ở

Mỹ và Phần Lan cho thấy cứ mỗi vụ tai nạn chết người thì có hơn 1.000 vụ TNLĐ
khác buộc người lao động nghỉ việc từ 3 ngày trở lên. Ở Đức tỷ lệ này là 1:1.200.
Đối với tai nạn chấn thương buộc người lao động nghỉ việc một ngày trở lên là
1:2.400. Tỷ lệ tai nạn chết người và tai nạn chấn thương cần sơ cấp cứu là 1:1.500
[102].
1.2.1.2 Tình hình tai nạn lao động theo khu vực và các nước
Theo ước tính được cơng bố năm 2006 của Paivi Hamalainen về TNLĐ trên
tồn cầu, số tai nạn báo cáo cho ILO chỉ chiếm khoảng 3,9% số tai nạn ước tính xảy
ra trên thế giới. Tỷ lệ này thay đổi giữa các khu vực và các nước trong khu vực.
Tình hình TNLĐ được chia ra thành 7 khu vực [116].
Tai nạn lao động trong khu vực các nước có nền kinh tế thị trường được chia
ra theo khu vực Châu Âu và các nước khác. Mỗi năm có khoảng 16.000 TNLĐ tử
vong và trên 12 triệu vụ tai nạn. Tỷ lệ tử vong là 4,2 và tỷ lệ tai nạn là 3.240 trên
100.000 công nhân. Tỷ lệ báo cáo trung bình của các nước cho ILO là 62% và cao
nhất là các nước trong cộng đồng châu Âu (95%). Tỷ lệ tử vong do TNLĐ trên
100.000 công nhân ở Canada, Mỹ, Ireland, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha (6,4;
5,2; 5,2; 6,9; 5,9; 8,9) cao hơn so với trung bình trong khu vực (4,2) [116].
Số liệu của điều tra Quốc gia về Sức khoẻ từ 1997-1999 được sử dụng để
ước tính tỷ lệ mới mắc về các loại thương tích ở Hoa Kỳ. Điều tra cho thấy tỷ lệ
thương tích chung là 11,7/100 người ở lứa tuổi lao động và thương tích do lao động
là 4,5/100 người lao động. Văn phòng Thống kê lao động cũng báo cáo tỷ lệ mới
mắc là 5,3 thương tích liên quan đến lao động/100 cơng nhân trong năm 2002. Tổng
số tử vong do thương tích nơi làm việc ở Mỹ trong giai đoạn 1995-1999 là 30.824
trường hợp với trung bình 17 trường hợp tử vong một ngày. Tỷ lệ tử vong năm
1999 là 4,5 trường hợp trên 100.000 công nhân [90].


11

Đối với các nước có nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trước đây, số trường hợp tử

vong do TNLĐ là 21.000 trường hợp và tổng số TNLĐ ước tính khoảng 16 triệu
trường hợp. Tỷ lệ tử vong trong khu vực này là 13/100.000 công nhân và tỷ lệ tai
nạn là 10.000/1000.000 công nhân. Như vậy cứ 10 công nhân có một trường hợp bị
tai nạn trong một năm. Tỷ lệ báo cáo cho ILO chỉ chiếm 3,6% ở khu vực này [116].
Ấn Độ và Trung Quốc: Hàng năm trên 48.000 công nhân bị chết do TNLĐ ở
Ấn độ và khoảng 37 triệu trường hợp TNLĐ dẫn tới nghỉ việc ít nhất 3 ngày. Tỷ lệ
tử vong là 11,4/100.000 công nhân và tỷ lệ tai nạn là 8700/100.000 công nhân. Ấn
Độ không báo cáo các trường hợp TNLĐ với ILO. Tại Trung Quốc, cả tỷ lệ tử vong
và tai nạn cao gần bằng tỷ lệ này của Ấn Độ. Tỷ lệ tử vong là 10,5/100.000 công
nhân và tỷ lệ tai nạn là 8.028/100.000 cơng nhân. Mỗi năm có trên 73.000 trường
hợp tử vong do TNLĐ và có 56 triệu trường hợp bị thương tích do TNLĐ phải nghỉ
việc trên 3 ngày. Số liệu báo cáo của Trung Quốc cho ILO chỉ chiếm 1% số liệu
ước tính.
Tại các nước Tiểu sa mạc Sahara có trên 54.000 trường hợp tử vong do
TNLĐ mỗi năm. Khoảng 42 triệu trường hợp thương tích do TNLĐ phải nghỉ việc
ít nhất 3 ngày. Tỷ lệ tử vong trong khu vực này là 21/100.000 và tỷ lệ tai nạn là
16.000/100.000 công nhân.
Tại các nước khu vực La Tinh và Caribe, mỗi năm có 29.600 tử vong do
TNLĐ và số trường hợp bị thương tích do TNLĐ là 22,6 triệu. Số liệu báo cáo cho
ILO chỉ chiếm 7,6%. Tỷ lệ tử vong là 24,9/100.000 công nhân và tỷ lệ bị tai nạn
trên 100.000 công nhân là 18.000.
Số trường hợp tử vong do TNLĐ ở các nước Trung Đông là 19.000 và số
trường hợp bị thương phải nghỉ việc ít nhất 3 ngày là 14 triệu người. Tỷ lệ tử vong
là 20/100.000 công nhân và tỷ lệ tai nạn là 15.000/100.000 công nhân. Số liệu báo
cáo cho ILO chỉ chiếm 0,9% số liệu ước tính.
Các nước Châu Á khác và quần đảo mỗi năm có 83.000 trường hợp tử vong
và khoảng 63 triệu trường hợp bị thương phải nghỉ việc ít nhất 3 ngày. Tỷ lệ tử
vong trên 100.000 công nhân là 21,5 và tỷ lệ tai nạn là trên 16.000. Hầu hết các



12

nước trong khu vực khơng có báo cáo cho ILO. Số liệu báo cáo của Malayxia chiếm
khoảng 7% so với số ước tính. Tỷ lệ tử mắc và tử vong do TNLĐ ở Brunei, đảo
Cook và Singapore khá thấp khi so sánh với số liệu của các nước như Banglades,
Campuchia, Lào, Nepal, Papua New Guinea và Việt Nam [116].
1.2.1.3 Tình hình tai nạn lao động theo ngành, nghề
ILO ước tính, năm 1997 trong tổng số 330.000 ca tử vong do TNLĐ trên
tồn thế giới, có khoảng 170.000 tai nạn ở cơng nhân nơng nghiệp chiếm 51% [98].
Theo Văn phịng thống kê của Cộng đồng Châu Âu, 348.300 tai nạn nông nghiệp và
900 người tử vong được ghi nhận trong năm 1994 và đã xếp nông nghiệp là ngành
độc hại đứng thứ hai. Năm 1996, tại Mỹ ghi nhận 710 người tử vong và 150.000
trường hợp mất khả năng lao động vĩnh viễn do tai nạn lao động trong ngành nông
nghiệp. Trung bình mỗi năm nước Mỹ có khoảng 23.000 tổn thương và 300 trẻ em
tử vong làm việc trong các lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp [114].
So sánh thương tích tử vong liên quan đến công việc tại Mỹ, Úc và New
Zealand cho thấy các ngành nghề có nguy cơ thương tích cao là khai thác mỏ; nơng
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; xây dựng; và giao thông vận tải. Bốn nhóm ngành
có nguy cơ thấp hơn là sản xuất, thương mại, dịch vụ và hành chính cơng [92].
Đối với thương tích khơng gây tử vong, các ngành có tỷ lệ thương tích cao là
xây dựng, nơng nghiệp, sản xuất, vận tải, ngư nghiệp và khai thác mỏ. Nông nghiệp
được xem là một trong các ngành công nghiệp nguy hiểm với nguy cơ thương tích
khoảng 5-10/100 người/năm và nguy cơ đặc biệt cao ở một số nhóm nhất định ví dụ
như nam giới và công nhân chăn nuôi gia súc [114].
1.2.2 Tình hình thương tích do tai nạn lao động ở Việt Nam
1.2.2.1 Tình hình chung
Theo ước tính của Paivi và cộng sự cơng bố năm 2006 khi ước tính tình hình
thương tích do TNLĐ trên tồn cầu và ở các khu vực, mỗi năm Việt Nam có gần
10.000 trường hợp tử vong do TNLĐ với tỷ lệ 27/100.000 công nhân và có khoảng
trên 7 triệu trường hợp TNLĐ phải nghỉ việc ít nhất 3 ngày với tỷ lệ tai nạn là



13

20.605/100.000 công nhân. Tỷ lệ này đều cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn khu
vực và cao hơn rất nhiều so với số liệu thống kê quốc gia [116].
Tình hình thương tích do TNLĐ ở Việt Nam chủ yếu được ghi nhận theo báo
cáo tình hình mắc và tử vong của Bộ LĐTBXH. Số liệu phần lớn từ các doanh
nghiệp lớn, rất ít số liệu về cơng nhân nông nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ, tử vong
liên quan đến cơng việc trên đường. Thương tích do TNLĐ có xu hướng gia tăng
theo thời gian. Trong giai đoạn 2001-2010, trung bình một năm có trên 500 vụ
TNLĐ với gần 550 trường hợp tử vong và hơn 1.400 trường hợp bị thương nặng
được ghi nhận trong báo cáo [6].
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong giai đoạn 2006-2009, tổng số trường
hợp bị TNLĐ được nhận bảo hiểm là 21.312 trường hợp, trong đó có 2.704 trường
hợp tử vong (12,69%). Tỷ lệ bị mất khả năng lao động từ 5-30% là 53,76%, tỷ lệ bị
mất khả năng lao động từ 31-80% là 32,16% và chỉ có 1,39% bị mất sức lao động
trên 81% [6].
Tần suất thương tích do TNLĐ từ kết quả các điều tra, nghiên cứu dao động
từ 14,4/1.000 công nhân đến 20,5/1.000 công nhân, tần suất trên 1.000 dân dao
động từ 7 đến 34 [53], [3], [23], [26], [54], [34].
Số trường hợp tử vong do TNLĐ theo hệ thống báo cáo của Bộ Y tế giai
đoạn 2005-2008 cho thấy trung bình mỗi năm có 1.698 trường hợp tử vong, chiếm
từ 4,5-5,54% so với tổng số các nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích chưa
kể số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông được coi là TNLĐ [85].
1.2.2.2 Tình hình thương tích do tai nạn lao động theo ngành nghề
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ LĐTBXH trong giai đoạn 2005-2007,
ngành có tỷ lệ các vụ TNLĐ chết người cao nhất là xây lắp các cơng trình dân dụng,
cơng nghiệp và cơng trình giao thơng (30,5%); đứng thứ hai là ngành lắp đặt, sửa
chữa sử dụng điện (13,6%), ngành khai thác khoáng sản chiếm 10,6% và tỷ lệ này ở

một số ngành khác có sử dụng thiết bị có nhu cầu nghiêm ngặt về an toàn là 6%
[18]. Báo cáo của Bộ LĐTBXH năm 2010 từ 43/63 địa phương về một số nghề có
tỷ lệ TNLĐ chết người cao là thợ khai thác mỏ và xây dựng (20,29%), lao động


×