Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC CÁCH MẠNG T8/1945_1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.09 KB, 6 trang )

Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC
CÁCH MẠNG T8/1954
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tham luận của TS Phạm Tất Thắng -
Phó Tổng Biên tập Thường trực Tạp chí Cộng sản tại Hội thảo "Các cuộc
Cách mạng trên thế giới trong thế kỷ XX” do Ủy ban Đặc biệt tổ chức
các sự kiện nhân kỷ niệm 200 năm ngày Độc lập và 100 năm Cách mạng
Mê-hi-cô.
Từ ngày 7 đến ngày 11-11- 2010, tại Thủ đô Mê-hi-cô đã diễn ra Hội
thảo “Các cuộc Cách mạng trên thế giới trong thế kỷ XX” do Ủy ban Đặc
biệt tổ chức các sự kiện nhân kỷ niệm 200 năm ngày Độc lập và 100
năm Cách mạng Mê-hi-cô. trực thuộc Thượng viện Mê-hi-cô tổ chức.
Hội thảo có sự tham gia của 6 đoàn quốc tế, đến từ Nga, Trung Quốc,
Việt Nam, Cu-ba, An-giê-ri và Ni-ca-ra-goa, đại diện cho 6 cuộc cách
mạng tiêu biểu nhất trong từng giai đoạn khác nhau của thế kỷ XX.


Từ cuối thế kỷ XIX, sau khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã thi
hành chính sách thống trị thâm độc và tàn bạo, thẳng tay chém giết
những người Việt Nam yêu nước, cướp đoạt ruộng đất, tài nguyên, bóc
lột tàn bạo và thực hiện chính sách ngu dân đối với người dân Việt
Nam; chúng chia cắt Việt Nam thành 3 kỳ nhằm xóa tên nước Việt Nam
trên bản đồ thế giới. Nhưng, thực dân Pháp luôn vấp phải sự phản
kháng mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam. Các cuộc khởi nghĩa và phong
trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam
đã liên tiếp nổ ra. Tuy vậy, sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc chưa
thể thành công vì các lực lượng đấu tranh và những người yêu nước
thiếu một hệ tư tưởng cách mạng, một lập trường đúng đắn về độc lập,
tự do và phát triển xã hội, tiêu biểu cho nguyện vọng chung của cả dân
tộc, đáp ứng xu thế tiến hóa của quốc gia dân tộc trong thời đại mới.

Trước đòi hỏi bức thiết của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó là


Nguyễn Ái Quốc đã nhận sứ mệnh lịch sử tìm một con đường mới cho
sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Trên cơ sở nguồn giá trị văn
hóa tư tưởng và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã kế thừa và nghiên cứu học hỏi, chọn lọc, tiếp thu nguồn
giá trị văn hóa tư tưởng phương Đông và phương Tây, của các cuộc
cách mạng tiêu biểu ở Mỹ, Pháp, đặc biệt là kinh nghiệm của Cách
mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga- cuộc cách mạng mở ra nội
dung mới của thời đại - thời đại quá độ của nhân loại từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra được một hệ tư tưởng cách mạng sáng
tạo mang tầm vóc một học thuyết giải phóng và phát triển vì độc lập tự
do của các dân tộc bị áp bức. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là nền tảng tư
tưởng trực tiếp để Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt
Nam (ngày 3-2-1930) - là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê-nin
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, một đội
cách mạng tiên phong của dân tộc có đủ khả năng quy tụ, đoàn kết
toàn dân tộc thành một khối, đấu tranh giành lại quyền độc lập tự do
cho dân tộc Việt Nam.

Khi phát-xít Nhật tấn công Ðông Dương (tháng 9-1940), thực dân Pháp
đầu hàng Nhật, nhân dân Việt Nam từ đó phải chịu hai tầng áp bức của
quân phiệt Nhật và thực dân Pháp. Tháng 6-1941, Liên Xô tuyên chiến
với phát -xít Đức. Sau đó, phe Đồng minh quốc tế chống phát-xít gồm
Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Mỹ ra đời. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô
và phe Đồng minh đập tan trục phát- xít Đức- Ý- Nhật là cơ hội, là điều
kiện khách quan thuận lợi để nhân dân Việt Nam vùng lên giành chính
quyền. Có một thực tế lịch sử là vào lúc đó, tháng 8-1945, khi mà điều
kiện khách quan nhìn chung thuận lợi như nhau, nhưng chỉ có Việt Nam
làm cách mạng thành công nhanh chóng và triệt để trong vòng 15 ngày,
còn hầu hết các nước khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói

chung, Đông Nam Á nói riêng, đã không thể đứng lên làm cách mạng,
giành chính quyền.

Cách mạng Tháng Tám thành công do nhiều nguyên nhân, nhưng một
trong những nguyên nhân thành công của Cách mạng Tháng Tám là
Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã biết kết hợp điều
kiện khách quan thuận lợi từ bên ngoài với những điều kiện chủ quan
trong nước đã được chuẩn bị và phát triển qua ba cao trào cách mạng:
1930-1931 và Xô-viết Nghệ Tĩnh, phong trào dân chủ 1936-1939 và cao
trào giải phóng dân tộc 1939-1945 với sức chiến đấu ngoan cường và
hy sinh to lớn của biết bao đảng viên cộng sản, chiến sĩ và đồng bào yêu
nước đã ngã xuống vì độc lập tự do cho dân tộc. Trong bản Tuyên ngôn
độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 2-9-1945, Người khẳng
định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã
thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem
tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự
do, độc lập ấy."

Nhưng sau ngày độc lập, đất nước Việt Nam lại phải đương đầu với sự
phản kích điên cuồng của thực dân, đế quốc và các thế lực thù địch
khác. Nhà nước cách mạng non trẻ đứng trước nhiều thử thách, khó
khăn chồng chất, thù trong giặc ngoài Tình thế đất nước cam go ví
như “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng với thế và lực mới được tạo ra từ
Cách mạng Tháng Tám, với một nhà nước kiểu mới và dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam
lại kiên cường bước vào cuộc trường chinh dài suốt 30 năm đầy hy sinh,
gian khổ, lập lên chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954) và Đại thắng
mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đất
nước thống nhất và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.


Sau 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, đất nước chúng tôi đã đạt
được những thành tựu đáng tự hào. Kinh tế tăng trưởng nhanh và
tương đối ổn định. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.200
USD, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển. Lĩnh vực văn hóa-
xã hội đạt những thành tựu quan trọng. Diện mạo đất nước có nhiều
thay đổi; chính trị- xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được củng cố;
thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo những
tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn thể nhân dân.

Những thành tựu của cách mạng Việt Nam trong 65 năm qua khẳng
định những giá trị, tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng
Tám 1945 - cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đầu tiên trong lịch sử
các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa do giai cấp công nhân lãnh đạo
giành được thắng lợi, góp phần cùng lực lượng Đồng minh dân chủ
quốc tế đánh bại chủ nghĩa phát-xít, đem lại hòa bình cho toàn thể
nhân loại. Cách mạng Tháng Tám đã góp phần tích cực vào phong trào
giải phóng dân tộc thuộc địa, mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, tự do của
các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Vì lẽ đó, Cách mạng Tháng Tám
được đánh giá là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình trong
thế kỷ XX. Đó cũng là ý nghĩa quốc tế từ thắng lợi của cuộc cách mạng
này.

Đối với Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã
chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến lỗi thời, đập tan ách thống
trị của chủ nghĩa thực dân, phát xít tàn bạo gần một thế kỷ đối với dân
tộc chúng tôi, đưa đến sự thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, đem lại quyền tự do, độc lập và quyền làm chủ thực sự cho nhân
dân lao động. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra một thời đại
mới - thời đại Hồ Chí Minh - trong lịch sử dựng nước và giữ nước của

dân tộc Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tuy chỉ diễn ra trong một thời gian
ngắn nhưng đã để lại nhiều bài học quý báu cho Đảng và nhân dân Việt
Nam trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chiến lược độc lập dân tộc gắn
với chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước vững mạnh theo mục tiêu: dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ở đây, chúng tôi chỉ
tập trung nêu một số bài học quan trọng:

×