Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

"Trận đồ bát quái" vượt dãy Trường Sơn_2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.57 KB, 7 trang )

"Trận đồ bát quái" vượt dãy
Trường Sơn



Xe vận tải vượt Tha Mé, một trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ.
Ảnh tư liệu.
- Đường Trường Sơn được người Mỹ mệnh danh là "trận đồ bát quái
xuyên rừng rậm". Tại sao lại có tên gọi này, thưa trung tướng?

- Đường Trường Sơn là cái tên đơn giản nhất mà ta dùng trong suốt
những năm chiến tranh. Kể cả "Đường mòn Hồ Chí Minh" hay "trận đồ
bát quái" đều là những cụm từ do người Mỹ đặt ra. Tôi nhớ là họ gọi
như vậy từ năm 1971. Theo tôi, cách đặt tên này chứng tỏ họ hiểu quy
mô của tuyến đường.

Sau 16 năm xây dựng, tổng kết lại tuyến đường có 5 trục dọc, 21 trục
ngang với tổng chiều dài 20.000 km như một trận đồ phủ kín dãy
Trường Sơn, cả sườn Đông lẫn sườn Tây, xuyên 3 nước Đông Dương.
Đó là còn chưa tính mạng đường trong các tỉnh và hàng ngàn km đường
ống vận chuyển xăng dầu, đường giao liên hành quân bộ, đường dây
thông tin

Một lần anh Võ Văn Kiệt (lúc đó là Ủy viên thường vụ Trung ương Cục
miền Nam) đi công tác ghé qua Sở chỉ huy của tôi tại Bộ Tư lệnh
Trường Sơn, nói: "Nếu hôm nay không có mấy người dẫn đường thì tôi
chịu không tìm được đường về Sở chỉ huy". Còn Quốc vương
Campuchia Sihanouk khi đến thăm chúng tôi nói rằng, trước đây ông
không hiểu nổi làm sao có thể chi viện cho miền Nam. "Đến đây rồi thì
tôi biết Mỹ không tài nào thắng được các bạn".


- Trong 10 năm là Tổng tư lệnh tại chiến trường đường Trường Sơn, kỷ
niệm nào là khó quên nhất với ông?

- Có lần tôi ngồi xe vận tải vượt trọng điểm đúng lúc địch thả pháo sáng
để oanh kích. Tuy nhiên, đồng chí lái xe vẫn phóng xe băng băng qua,
miệng vừa huýt sáo vừa hát. Trong khi trước đó, khi chưa bố trí được thế
trận hợp đồng binh chủng gặp tình huống này, lái xe của ta liền đánh xe
vào bụi rậm tránh. Tôi hỏi tại sao trước đây tránh mà bây giờ vui vẻ thế
thì chú lái xe cười, chỉ tay ra ngoài cửa xe. Lúc đó, pháo phòng không và
tên lửa ta bắn trả như pháo hoa.

"Chúng em bây giờ không còn đơn thương độc mã trên tuyến đường nữa
thủ trưởng ạ, có "pháo hoa Hồ Hoàn Kiếm" bảo vệ trên đầu, sợ gì mà
không đi", chiến sĩ này nói với tôi. Giây phút đó tôi lâng lâng một niềm
vui khó tả. Chúng ta đã thực sự làm chủ được chiến trường này và cảm
giác như ngày thắng lợi không còn xa.

Đoàn xe vận tải hùng hậu trên đường Trường Sơn trong chiến dịch Hồ
Chí Minh lịch sử. Ảnh tư liệu.
- Theo ông, nếu không có tuyến đường này, cục diện cuộc chiến tranh
giải phóng của chúng ta sẽ như thế nào?

- Tôi tin là chúng ta sẽ vẫn giành chiến thắng. Tuy nhiên, tuyến đường
đã đưa ngày thống nhất đến sớm hơn rất nhiều. Nhiều chuyên gia quân
sự Mỹ sau này bình luận, sở dĩ Mỹ thất bại ở Việt Nam là do không
ngăn chặn được tuyến chi viện từ miền Bắc.

- Nếu như được quay trở lại hoàn cảnh thời đó, ông có thay đổi gì về
cách triển khai xây dựng, sắp xếp các tuyến đường hay tổ chức vận
chuyển tiếp tế?


- Thực ra, việc tổ chức tuyến chi viện xuyên dãy Trường Sơn của chúng
ta là một hình mẫu độc nhất vô nhị trên thế giới. Ta vừa làm, vừa học
nên không tránh khỏi những thiệt hại, mất mát. Chúng ta mất nhiều năm
sa lầy vào tổ chức tuyến chi viện theo kiểu độc đạo mà không nghĩ đến
việc làm đường vòng, đường tránh, đường nghi binh Ngoài ra, việc
xây dựng cầu, đường của chúng ta cũng chưa thích hợp như làm cầu nổi
(sau chuyển sang làm cầu dưới mặt nước), đường dã chiến mà thiếu
đường rải đá, đường có mặt cứng

Ngoài ra, một bài học lớn khác là chậm áp dụng sức mạnh tổng hợp,
chậm tổ chức binh chủng hợp thành lấy vận tải cơ giới làm trung tâm.
Nếu nhận ra điều này sớm hơn, có thể chúng ta còn giành thắng lợi
nhanh chóng hơn và giảm thiểu thiệt hại.

Với Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, mỗi sự mất mát dù nhỏ trong chiến
tranh cũng là điều đau xót. Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Trung tướng có thể chia sẻ về điều tiếc nuối nhất trong quãng thời gian
làm Tư lệnh tại chiến trường này?

- Bất kỳ một sự mất mát dù nhỏ nhất cũng khiến tôi đau lòng, dù hi sinh
ít cũng là đáng tiếc. 16 năm tuyến đường hoạt động, 22.000 quân ta đã
ngã xuống, trên 30.000 đồng chí khác nhiễm chất độc da cam mà di
chứng đến ngày nay vẫn vô cùng nặng nề

Đây là những điều khiến người ở cương vị chỉ huy như tôi vô cùng đau
xót. Vẫn biết chiến tranh là đau thương, mất mát nhưng có sống và đối
mặt với nó mới thấm thía.


Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (tên do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt) tên
thật là Nguyễn Sỹ Đồng, sinh năm 1923. Ông là vị tư lệnh của Binh
đoàn Trường Sơn trong thời gian lâu nhất (1967-1975) và là một trong
hai vị tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam được phong quân hàm vượt
cấp từ đại tá lên trung tướng. Sau chiến tranh, ông tiếp tục đảm nhiệm
nhiều cương vị quan trọng khác như Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ
trưởng Bộ GTVT, Phó thủ tướng

Tên tuổi của ông luôn đi cùng với những kỳ tích như người tổ chức thế
trận giao thông liên hoàn, giăng lưới lửa trên đỉnh Trường Sơn, hệ thống
"trận đồ bát quái" ở Trường Sơn Ông cũng là người đề xuất xây dựng
nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn vào năm 1974, khi chiến tranh còn chưa
kết thúc.

×