Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vị thế của văn học trên sân chơi văn hóa trong tiến trình lịch sử_1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.92 KB, 5 trang )

Vị thế của văn học trên
sân chơi văn hóa trong
tiến trình lịch sử




Cũng có nhiều nhà văn làm thơ, viết truyện bằng tiếng nước ngoài. Nhưng nền văn học
của bất kì một dân tộc nào cũng sáng tạo bằng tiếng nói của dân tộc mình. “Ngôn ngữ là hiện
thực trực tiếp của tư duy”. Nhà văn là con đẻ của dân tộc. Cách cảm, lối nghĩ, kiểu nhìn thế
giới bằng hình tượng và các hình tượng thế giới của một dân tộc bao giờ cũng để lại dấu ấn
trong tiếng nói của dân tộc ấy, rồi qua tiếng nói, thấm sâu vào máu huyết của nhà văn, nhà thơ.
Các hình tượng thế giới của dân tộc lại dạy cho nhà văn cách lí giải vũ trụ và thực tại xã hội,
cách phân tích các bước đi của tiến trình lịch sử, đời sống tâm lí của con người, giúp họ tìm
hiểu sự vận động của các ý niệm về tôn giáo - huyền thoại, về tư tưởng - chính trị cùng sự phát
triển của phong tục, tập quán và văn hoá trong đời sống thường nhật. Có thể nói, việc sử dụng
ngôn ngữ dân tộc làm công cụ sáng tạo đã biến văn học thành tấm gương phản chiếu trung
thành trình độ tự nhận thức của nhân dân, cách thức ứng xử văn hoá và tâm tính của dân tộc
(3)
.
Tóm lại, sức mạnh của lời nói nghệ thuật đã làm nên sức mạnh của văn học.
Văn học là một loại hình diễn ngôn đặc thù. Lấy hình tượng lời nói làm phương thức tư
duy và công cụ biểu đạt, ngay từ thời xa xưa, nghệ thuật ngôn từ đã chiếm giữ vị trí trung tâm
của đời sống văn hoá - xã hội. Từ vị trí trung tâm của đời sống văn hoá - xã hội, văn chương
luôn luôn cất lên tiếng nói đầy quyền uy. Lời văn viết ra hoá thành “hịch”, “cáo”, “chiếu”,
“chế”, “lệnh” Văn nhân có người được gọi là “thánh nhân”. Tác phẩm văn chương có thể
được xem là kinh sách, điển phạm. Thi từ có sức mạnh “thị chúng” (“Cáo tật thị chúng”). Văn
dùng để “tải đạo”, “quán đạo”, “minh đạo”… Ở nhiều thời điểm lịch sử, “trường quyền uy”
của tiếng nói văn học gần như lấn lướt, làm lu mờ quyền uy của mọi lời nói khác, kể cả tôn
giáo, khoa học, chính trị, pháp quyền… Cứ nhớ lại thái độ của các tầng lớp nhân dân đối với tờ
báo Văn nghệ và không khí của văn học Việt Nam thời “đổi mới” (1986 - 1991), ta sẽ hiểu


ngay, nghệ thuật ngôn từ có sức nặng như thế nào trong đời sống văn hoá - xã hội. Ở những
thời điểm như thế, “văn học quyển” là linh hồn của “văn hoá quyển”.
3. Lời nghệ thuật và lời xã hội trong cuộc đối thoại đảo ngược tương quan quyền
lực. Nhưng khi nhân loại chuyển qua kỉ nguyên hiện đại, nhìn chung, văn học không thể giữ
được vị trí trung tâm trên sân chơi văn hoá và “trường quyền lực” của nó không ngừng bị thách
thức, thu hẹp. Ở châu Âu, nền văn hoá hiện đại được mở ra bằng hội hoạ Phục Hưng, chứ
không phải là văn học. Đến cuối thế kỉ XIX, tinh thần duy lí cực đoan như là mặt trái của chủ
nghĩa hiện đại phương Tây lại lộ ra ở kiến trúc để rồi, từ những năm 50 của thế kỉ trước, chủ
nghĩa hậu hiện đại lại xuất hiện ở kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, sau đó mới thâm nhập vào văn
học và âm nhạc. Cho nên, chỉ cần nhìn vào chương trình đào tạo trong nhà trường, từ các cấp
phổ thông cho tới đại học, ta có thể nhận ra ngay, ở nhiều nước Âu - Mĩ, văn học có vị trí rất
khiêm tốn trên sân chơi văn hoá và tiếng nói của nó hoàn toàn bình đẳng với các tiếng nói xã
hội khác.
Chẳng riêng gì kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc mới thách thức vị thế của nghệ thuật ngôn từ.
Trên sân chơi văn hoá hiện đại, khi các hình thái ý thức đã tách khỏi cây trí tuệ chung của tư
duy nguyên hợp để thiết lập cho mình một vương quốc đặc thù, thì quyền uy của lời nói nghệ
thuật thường xuyên bị thách thức bởi chính những lời nói khác - những lời nói nhắm tới các
định hướng xã hội. Phê bình văn học là tiếng nói xã hội đầu tiên tấn công vào khu vực quyền
uy của văn học nghệ thuật. Cuộc tấn công này diễn ra trong hình thức đối thoại của hai loại
diễn ngôn mà kết quả là dẫn tới sự đảo ngược tương quan quyền lực giữa lời nghệ thuật và lời
xã hội trên sân chơi văn hoá.
Văn học trung đại về cơ bản là nền văn học chức năng. Văn học hiện đại thoát ra khỏi
hoạt động chức năng để trở thành văn học nghệ thuật. Nền tảng sáng tạo của kiểu văn học
trung đại là kinh nghiệm cộng đồng. Văn học trung đại là hệ thống thi pháp của cái điển mẫu,
quy phạm. Nền tảng sáng tạo của kiểu văn học hiện đại là tư duy phân tích, giải thích và ý thức
cá nhân. Mỗi tác phẩm văn học hiện đại là một sản phẩm sáng tạo của cá nhân, không thể trộn
lẫn. Kiểu sáng tạo và phương thức tồn tại của văn học hiện đại đòi hỏi sự xuất hiện của phê
bình văn học. Sự ra đời của kĩ nghệ in ấn, xuất bản và hoạt động báo chí tạo tiền đề cho sự phát
triển rực rỡ của phê bình văn học, văn chính luận và các thể văn học trung gian.
Lúc đầu, phê bình có xu hướng thiêng hoá văn học. Người xưa đốt trầm mà thưởng văn,

bình thơ. Mở đầu Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh cũng “Cung chiêu anh hồn Tản Đà”, “một
lòng thành kính xin rước anh hồn tiên sinh về chứng giám”. Ông viết về Thơ mới, về các thi sĩ
đương thời cũng trong tâm thế ngưỡng mộ nghi ngút khói hương. Ở thế kỉ XVIII, các nhà thơ
và nhà văn Nga được xem là những vị “trần gian Á Thánh”, “sách của họ, giống như tạo tác
của các thánh chăn chiên, mãi mãi không thể cũ, bao giờ cũng có ý nghĩa giáo huấn”
(4)
. Vào
những năm đầu thế kỉ XX, khi phân tích văn học cổ điển Nga, các vị chủ soái của Trường phái
hình thức, như Iu.Tynhjanov, B. Eikhenbaum, V. Shklovski, thường xuyên sử dụng thuật
ngữ “văn hoá văn học” (“литературная культура”) và những khái niệm gắn liền với thuật
ngữ ấy, như “đời sống văn học” (“литературный быт”), “Sự thật văn học” (“литературный
фак”), “tiến hoá văn học” (“литературная эволюция”). Về cơ bản, Trường phái hình thức
Nga đã đồng nhất văn hoá với văn học, xem văn học chính là văn hoá.
Nhưng đã có xu hướng thiêng hoá, thì tất sẽ xuất hiện xu hướng giải thiêng. Cho nên,
cuộc tranh luận giữa hai quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh”
diễn ra trên văn đàn công khai nước ta hồi 1935 -1939 chắc chắn không phải là sự kiện ngẫu
nhiên. Thực tiễn lịch sử chứng tỏ, xu hướng giải thiêng văn học bằng hoạt động phê bình càng
về sau càng trở nên mạnh mẽ, thậm chí, tiếng nói phê bình có tham vọng thế chỗ cho tiếng nói
văn học. V. Belinski là đại diện đầu tiên của xu hướng này trong văn học Nga thế kỉ XIX.
Trong suốt 20 năm hoạt động, Belinski luôn luôn nói về “uy tín”, về “sức mạnh” và ảnh hưởng
của nền phê bình Nga đối với đời sống tinh thần của xã hội. Ông nói: “Bây giờ, chuyện người
ta sẽ nói thế nào về tác phẩm vĩ đại cũng có tầm quan trọng chẳng kém gì so với tác phẩm vĩ
đại ấy”
(5)
. Đúng là từ nay, công chúng Nga không chỉ ngưỡng mộ những A. Puskin, N. Gogol,
I. Turgheniev, L. Tolstoi, F. Dostoievski, A. Chekhov, mà còn chăm chú lắng nghe B. Belinski,
K. Aksakov (1817-1860), A. Khomjakov (1804-1860), A. Drujynhin (1824-1864), V.
Odoevski (1803-1869), N. Secnysevski (1828-1889), N. Dobraliubov (1836-1861), Ap.
Grigoriev (1822-1864), N. Strakhov (1828-1896), D. Pisarev(1840-1868), N. Mikhailovski
(1842-1904), V. Stasov (1824-1906), A. Serov (1820-1871)… Vì sao tiếng nói của các nhà phê

bình có sức mạnh thu hút công chúng như thế? Vì sao “chuyện nói về tác phẩm vĩ đại cũng có
tầm quan trọng chẳng kém gì so với tác phẩm vĩ đại ấy”? Trong Diễn văn phê bình - Bài thứ
nhất (1842), V. Belinski giải thích: “Không phải nghệ thuật đẻ ra phê bình và cũng chẳng phải
phê bình đẻ ra nghệ thuật, mà cả nghệ thuật lẫn phê bình đều thoát thai từ một nguồn cội
chung, ấy là tinh thần thời đại. Nghệ thuật và phê bình đều là sự nhận thức thời đại; nhưng phê
bình là sự nhận thức triết học, còn nghệ thuật là sự nhận thức trực tiếp. Nghệ thuật và phê bình
đều có chung một nội dung, sự khác nhau của chúng chỉ là ở hình thức”
(6)
. Trước kia, A.
Puskin (1799-1837) xem “phê bình là khoa học khám phá những vẻ đẹp của tác phẩm”
(7)
. Nay
theo V.Belinski, văn học chỉ là cái cớ để qua đó phê bình “nhận thức thời đại”. Nhà phê bình
là nhà tư tưởng, vì phê bình là “nhận thức triết học”, loại nhận thức có sức khái quát, thể hiện
thái độ khách quan trước hiện thực đời sống. Nghệ thuật cũng “nhận thức thời đại”, nhưng đó
là “tư duy bằng hình tượng”, là “sự nhận thức trực tiếp” đầy cảm tính, chủ quan của người
nghệ sĩ. Với ý nghĩa như thế, từ thời V. Belinski, hầu như tất cả các nhà phê bình Nga đều đặt
phê bình “cao hơn” văn học, “nhà tư tưởng” cao hơn “nghệ sĩ”. Thế là, lấy nhận thức thời đại
và cải tạo thực tại làm mục đích, phê bình Nga đã đảo ngược tương quan quyền lực trên sân
chơi văn hoá. Trong cuộc đối thoại giữa văn học và phê bình về các vấn đề xã hội, phê bình
giành cho mình vai trò cầm trịch. Nó nhân danh xã hội và tư tưởng hệ để nhận xét, đánh giá,
nói lời cuối cùng về tác phẩm văn học. Nó đánh giá tác phẩm văn học trong vai trò của nhân tố
tổ chức, định hướng tiến trình văn học và văn hoá - lịch sử. Không phải ngẫu nhiên, hầu hết
những nhà phê bình có uy tín xã hội ở nước Nga đều là những yếu nhân của các phong trào
cách mạng - dân chủ, hoặc dân tuý, ví như A.I. Ghersen, V.G. Belinski, N. Secnysevski, N.
Dobraliubov, D. Pisarev (dân chủ - cách mạng), N. Mikhailovski, P.L. Lavrov (dân tuý - cách
mạng).
Từ những năm 30 của thế kỉ trước, ở Liên Xô, vai trò cầm trịch của phê bình càng được
khẳng định triệt để một cách có ý thức. Nghị quyết Về phê bình văn học - nghệ thuật của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (ngày 21/1/1972) ghi rõ: “Phê bình có trách

nhiệm phân tích sâu sắc các hiện tượng, khuynh hướng và những quy luật của tiến trình nghệ
thuật hiện đại, bằng mọi cách củng cố vững chắc nguyên tắc tính đảng và tính nhân dân của
Lenin, đấu tranh nhằm nâng cao trình độ tư tưởng - thẩm mĩ của nghệ thuật Xô Viết và chống
lại hệ tư tưởng tư sản. Phê bình văn học - nghệ thuật có sứ mệnh mở rộng tầm tư tưởng cho
nghệ sỹ và giúp họ nâng cao tay nghề”
(8)
. Là công cụ “đấu tranh và “tuyên truyền” phê bình trở
thành tiếng nói đầy quyền uy của chính trị và tư tưởng hệ, nó thay thế nghệ thuật, chiếm giữ vị
trí trung tâm của sân chơi văn hoá. Ở Việt Nam, tương quan quyền lực giữa bộ ba “văn học -
phê bình - tư tưởng hệ” cũng có đặc điểm và diễn biến tương tự như ở Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa trước kia. Đặc điểm ấy được diễn tả rất chính xác qua cặp ẩn dụ về “con ngựa”
và “chiếc roi” mà ai cũng biết: “con ngựa văn học” “cúi đầu ủ rủ đi bước một” cần một “cái roi
phê bình” quất cho nó “lồng lên”.

×