Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Giữ gìn bản sắc văn hóa trong thời kì hội nhập pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.79 KB, 1 trang )

Ngày 17/2 ( Rằm tháng Giêng năm Tân Mão 2011), nhiều lễ hội truyền thống vinh danh các vị anh
hùng dân tộc có công lao chống giặc ngoại xâm, đề cao tinh thần thượng võ, yêu lao động đã
diễn ra tại một số địa phương.
* Thành phố Lào Cai đã tưng bừng tổ chức khai mạc lễ hội Đền Thượng để tưởng nhớ công lao chống
giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi đất nước của vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Đỗ Trường Giang, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Lào
Cai nhấn mạnh: Lễ hội Đền Thượng là nét đẹp văn hóa thể hiện lòng thành kính và biết ơn công lao của
vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và gìn giữ những
bản sắc văn hóa của dân tộc.
Đền Thượng thờ Quốc Công Tiết chế Trần Hưng Đạo - vị anh hùng dân tộc cách đây hơn 700 năm đã chỉ
huy đạo quân chiến đấu chống giặc ngoại xâm giữ yên xã tắc Qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, năm 1996,
Đền Thượng Lào Cai được Nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Lễ hội Đền
Thượng năm nay được tổ chức theo hướng xã hội hóa, người dân đóng vai trò chủ thể bảo tồn giá trị
của lễ hội. Trong không khí linh thiêng của lễ hội, người dân cùng cầu mong cho một năm thiên thời, địa
lợi nhân hòa. Năm nay, các địa phương, đơn vị đã mang đến lễ hội 70 gian hàng gồm nhiều sản vật đặc
trưng của từng địa phương, giới thiệu cho khách thập phương.
Theo đánh giá của nhiều du khách, lễ hội năm nay được tổ chức đảm bảo trang trọng, an toàn. Công tác
an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, các vấn đề xã hội phát
sinh được giải quyết kịp thời, tạo thuận lợi cho người dân và du khách về dâng hương trẩy hội.
* Tại Bắc Kạn, trong ngày Rằm tháng Giêng năm nay, hàng nghìn đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao,
Hoa, Kinh… ở Ngân Sơn và du khách đã nô nức kéo về trung tâm xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn để
tham dự Lễ hội Lồng Tồng – Lễ hội xuống đồng truyền thống với mong ước một năm mới mưa thuận, gió
hoà, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc Ông Chu Văn Sín, Phó Chủ tịch UBND xã Bằng
Vân, Trưởng Ban tổ chức lễ hội đọc lời chúc phúc đầu năm đến bách gia trăm họ, cầu cho mưa thuận gió
hoà, mùa màng tốt tươi, mọi người khoẻ mạnh, nhà nhà yên vui. Kết thúc phần lễ là đến phần hội với
nhiều trò chơi dân gian như: tung còn, đánh đu, đẩy gậy, kéo co
Ông Chu Văn Sín cho biết: Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức nhằm bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hoá
truyền thống và là nơi hội tụ của bà con các dân tộc vào mỗi dịp đầu xuân. Thông qua Lễ hội, giới thiệu
những sản phẩm nông sản truyền thống của địa phương như: Trứng nhuộm màu đỏ, hồng; các loại hoa
quả, trái cây, mật ông, măng…
* Sau hai ngày thi đấu sôi nổi, ngày 17/2, Hội chọi trâu huyện Lục Yên - một trong những nội dung nằm


trong chương trình Du lịch về cội nguồn năm 2011 được tổ chức tại Yên Bái đã kết thúc. Chức vô địch
thuộc về trâu số 41 của ông Hoàng Văn Tính, xã Minh Tiến (huyện Lục Yên); giải nhì thuộc về trâu số 23
của Tổ dân phố số 13, thị trấn Yên Thế (huyện Lục Yên); giải ba thuộc về hai trâu số 05 của ông Trần
Xuân Tình, xã Minh Xuân và trấu số 39 của ông Vũ Hồng Điệp xã Tân Nguyên huyện Yên Bình.
Rút kinh nghiệm năm 2010, Ban tổ chức Hội chọi trâu huyện Lục Yên lần thứ II năm 2011 đã triển khai
các quy định và điều lệ thi đấu chọi trâu, tới tất cả các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các hộ gia đình sản
xuất trên địa bàn huyện và mời một số các huyện giáp ranh như Yên Bình, Văn Yên (Yên Bái), Bảo Yên
(Lào Cai), Hàm Yên (Tuyên Quang); Bắc Quang, Quang Bình (Hà Giang), Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Các
trâu chọi được Ban tổ chức kiểm tra, thẩm định và tuyển chọn kỹ lưỡng để đảm bảo đủ tiêu chuẩn: trọng
lượng tối đa từ 500 kg, đủ 8 tuổi trở lên và phải đảm bảo sức khoẻ mới được tham dự chọi trâu./

×