Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tương đồng mô hình cốt truyện dân gian và những sáng tạo trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ_2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.1 KB, 6 trang )

Tương đồng mô hình cốt
truyện dân gian và những sáng
tạo trong "Truyền kì mạn lục"
của Nguyễn Dữ



Chiếm số lượng quan trọng trong Truyền kỳ mạn lục là kiểu truyện “người lạc
cõi tiên” (bao gồm kiểu nhân vật kỳ lạ lạc cõi bồng lai tiên cảnh, cõi trời, cõi Phật, cõi
mơ, chốn đào nguyên, thủy cung, âm ti, địa phủ). Trước đây chúng tôi đã có dịp khảo
sát kiểu truyện “người lạc cõi tiên” và xác định tính tương đồng giữa truyện cổ tích và
tác phẩm Truyền kỳ mạn lục: “Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam cũng có nhiều
truyện với nội dung tương tự; hoặc sử dụng một số đoạn, sự kiện, chi tiết, tình tiết với
những mức độ đậm nhạt trong các truyện khác nhau như Miếng trầu kỳ diệu, Tú Uyên,
Nợ duyên trong mộng, Cây thuốc cải tử hoàn sinh hay là sự tích thằng Cuội cung
trăng, Sự tích động Từ Thức, Thánh Gióng, Người dân nghèo và Ngọc Hoàng, Sự tích
đầm Nhất Dạ và bãi Tự Nhiên, Sự tích sông Nhà Bè hay là truyện Thủ Huồn, Người họ
Liêu và Diêm Vương, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cường Bạo đại vương, Sự tích bãi
Ông Nam, Ả Chức chàng Ngưu, Người cưới ma”
(6)
… “Trong những truyện này, con
người thường gặp các nhân vật siêu nhiên, thần tiên, ma quái và sống trong không gian
kỳ ảo của những thiên giới, những miền đất lạ, những ảo giác mơ hồ (…). Có thể
nói Truyền kỳ mạn lụccó số lượng nhân vật phong phú, tràn ngập không khí ma quái,
không gian thần tiên, ma quỉ”
(7)
.
Trong Truyền kỳ mạn lục có nhiều truyện xuất hiện kiểu nhân vật lạc bước đến
cõi lạ như thư sinh Hà Nhân quên cả học hành, sống với hồn hoa nàng Đào nàng Liễu
ở Trại Tây, khi tỉnh táo trở lại chỉ thấy mấy loài hoa nơi vườn hoang (Chuyện kỳ ngộ ở
Trại Tây). Một người như Tri huyện Từ Thức bỏ việc quan dạo chơi khắp chốn non


nước, sau lạc động tiên ở núi Phù Lai, kết duyên cùng tiên nữ Giáng Hương, khi trở về
quê cũ thì đã qua hơn 80 năm (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên). Trong hệ thống truyện cổ
tích Việt Nam cũng có Sự tích động Từ Thức và được Nguyễn Đổng Chi xếp vào loại
“Truyện thần tiên, ma quỷ và phù phép”
(8)
. Trên cơ sở các dị bản dân gian Truyện Từ
Thức, Nguyễn Duy Hinh lý giải ý nghĩa đoạn kết: “Trở lại Trần Gian, không còn tìm
thấy Trần Gian cụ thể của cá nhân mình nữa. Cây đa còn đó, dòng suối còn đó, dòng
máu cũng còn đó nhưng họ Từ đã trở thành một kẻ xa lạ, không gắn bó được với
không gian cũ nữa bởi vì thời gian đã trải qua. Trần Gian có hai chiều Không Gian và
Thời Gian, mất đi một chiều thì không còn là Trần Gian của mỗi một cá thể nhân loại
nữa. Từ Thức bơ vơ trong Không Gian cũ mà không còn tìm thấy được mối tình Trần
Gian của mình nữa”
(9)
. Từ điểm nhìn so sánh văn hoá học, nhà nghiên cứu Trần Đình
Sử xác định: “Có thể nói Từ Thức kết tinh bao nhiêu hình bóng và tâm sự kẻ sĩ Việt
Nam đương thời. Từ Thức lấy vợ tiên có cảm hứng siêu thoát, nhưng chỉ là siêu thoát
chính sự, không phải siêu thoát cuộc đời. Chàng không chạy theo cảnh sống trường
sinh bất tử… Nhưng truyện Từ Thức còn là bi kịch của kẻ sĩ không chốn nương thân.
Chàng lên tiên thì nhớ mong quê cũ, chàng về quê thì thiên hạ đổi dời. Chàng thui thủi
mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn vào núi Hoành Sơn rồi biến mất, chỉ để lại hoài niệm
về một cái chí thanh cao và một tấm lòng trần rất nặng”
(10)
… Tiếp đến chàng thư sinh
Phạm Tử Hư lại nhờ có thầy Dương Trạm làm quan ở cõi âm mà được dẫn lên chơi
Thiên Tào (Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào). Nàng Vũ Thị Thiết gieo mình
xuống sông, may được các chư tiên cứu thoát, cho sống cõi Thủy Cung (Chuyện người
con gái Nam Xang). Viên tướng Lý Hữu Chi làm nhiều điều tàn ngược, năm 40 tuổi
chết ở nhà. Người con là Thúc Khoản được dẫn xuống Vương Đình xem xử tội cha
mình, khi tỉnh dậy càng chú ý làm điều thiện, “đem của cải tán cấp cho mọi người và

đốt hết những văn tự nợ, vào rừng hái thuốc, tu luyện” (Chuyện Lý tướng quân)… Nói
chung, những sự lạc bước này đều có nguyên cớ và đưa nhân vật tới một miền không
gian xa lạ với cõi trần, có thể thoát tục đến cõi tiên, có thể lên thiên giới hay đọa xuống
địa ngục. Tất cả phụ thuộc vào căn duyên của chính nhân vật và cũng có lối kết thúc
tương đồng với kiểu truyện dân gian “thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà”, “ác
giả ác báo” và bài học “khuyến thiện trừng ác”, hướng đến răn dạy đạo lý con người.
Một loại cốt truyện khác được triển khai trên cơ sở nhân vật chủ động tìm đường
lên thiên giới hay xuống cõi âm để đấu tranh cho lẽ phải, thuộc kiểu chủ đề “truyện
phán xử” trong truyện cổ tích. Đó là Thái thú họ Trịnh nhờ Long Hầu đưa xuống Thủy
cung kiện Long Vương và đòi được vợ về (Chuyện đối tụng ở Long cung). Mô hình cốt
truyện này được xây dựng tương đồng như việc Ngô Tử Văn đốt đền viên Bách hộ họ
Thôi, cùng Thổ thần xuống cõi âm tâu trình với Diêm Vương và thắng kiện, sau khi
chết được bổ làm quan (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)
(11)
… Lại có bậc kẻ sĩ hào
hiệp như Văn Dĩ Thành giao du với ma quỷ, sau được chúng đề cử làm tướng Dạ Xoa
dưới cõi âm, từng hiển linh cứu bạn Lê Ngộ thoát bệnh dịch ôn (Chuyện tướng Dạ
Xoa)… Do chủ đề “truyện phán xử” qui định nên cốt truyện thường được triển khai từ
những xung đột, mâu thuẫn và cần viện dẫn đến lực lượng siêu nhiên khả dĩ có thể giải
quyết được mọi sự chính - tà, phải - trái, đúng - sai.
Trong xu thế có phần ngược lại kiểu cốt truyện được xây dựng trên cơ sở “người
lạc cõi tiên”, ở một vài truyện lại có hiện tượng nhân vật ở xứ lạ đến cõi trần rồi dụ dỗ,
mê hoặc người phàm trần. Có anh lái buôn Trình Trung Ngộ bị hồn ma Nhị Khanh
theo đuổi, bắt phải chết theo làm yêu quái, sau phải nhờ đạo sĩ yểm bùa mới trị được
(Chuyện cây gạo). Có khi pho tượng Hộ pháp trong chùa và tượng đất sét trong miếu
Thủy thần lại hoá thành yêu tà, trộm cắp, chuyên hoành hành chúng dân, bắt trộm cá
trong ao, bẻ mía trong vườn (Chuyện ngôi chùa hoang ở huyện Đông Triều). Có khi
những con cáo, con vượn cũng hoá làm người rồi cùng tranh luận thế sự cổ kim với
tướng Hồ Quý Ly (Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang). Trên phương diện cốt truyện, sự
xuất hiện của những nhân vật này đồng thời cũng là sự khởi đầu cho các biến cố, sự

kiện và khi các nhân vật rút lui (biến mất, bị đánh dẹp, trừng phạt, lật tẩy…) cũng là
khi kết thúc câu chuyện.
Nếu các thiên truyện trên thường có cốt truyện đơn tuyến, một chiều thì ở vài ba
truyện khác lại có hiện tượng nối dài, đan xen nhiều cốt truyện, nhiều sự lạc bước,
nhiều khoảng thời gian và không gian, nhiều kiếp người và hiện thân ma quỷ.
TrongChuyện gã trà đồng giáng sinh có đến 4 lớp truyện. Thứ nhất là lớp truyện
Dương Tạc khi hôn mê đã tới Phong Đô dưới cõi âm, nhờ trước đây làm nhiều điều
thiện nên được tha về, sống thêm 24 năm, có con trai là Thiên Tích. Thứ hai là lớp
truyện Thiên Tích lấy nàng Hán Anh vốn do linh hồn cha nàng xếp đặt, sau đỗ đạt và
làm quan to trong triều. Thứ ba là lớp truyện Thiên Tích gặp đạo sĩ rồi nhận ra kiếp
trước mình từng là gã trà đồng hầu Thượng đế trên cõi tiên. Thứ tư là lớp truyện Thiên
Tích đi thuyền về phương Nam gặp hàng trăm ma quái, phải đốt hương mời gọi đạo sĩ
tới đánh dẹp, sau vào núi Đông Thành tu tiên… Tiếp đến Chuyện nghiệp oan của Đào
thị cũng có tới 4 lớp truyện. Thứ nhất là lớp truyện danh kỹ Hàn Than được tuyển làm
cung nhân, sau khi vua mất bị thải ra ngoài đường rồi mắc oán thù với nhà quan Hành
khiển Nguỵ Nhược Chân. Thứ hai là lớp truyện Hàn Than trốn đến tu ở chùa Phật
Tích, sau bị cậu học trò làm thơ châm biếm, tố cáo. Thứ ba là lớp truyện Hàn Than
trốn đến chùa Lệ Kỳ gặp sư bác Vô Kỷ, cả hai ăn ở với nhau rồi lần lượt cùng bị chết.
Thứ tư là lớp truyện Hàn Than và sư Vô Kỷ hoá yêu quái thác thai làm con nhà Nguỵ
Nhược Chân nhưng rồi bị sư thầy Pháp Vân dùng bùa phép trừ diệt. Như vậy, mỗi khi
nảy sinh biến cố, sự kiện thì hoàn cảnh, nhân vật, không gian, thời gian đều thay đổi và
hình thành lớp truyện mới. Các lớp truyện này có tính độc lập tương đối, thậm chí với
những lớp truyện điển hình nhất đã có thể tồn tại như một thiên truyện độc lập. Chẳng
hạn, ở Chuyện gã trà đồng giáng sinh, cả lớp truyện thứ nhất và thứ ba đều có cơ trở
thành một thiên truyện độc lập; ở Chuyện nghiệp oan của Đào thị, chỉ riêng lớp truyện
thứ tư cũng đủ làm thành nội dung một truyện truyền kỳ hoàn chỉnh. Nhìn trên tổng
thể, mức độ các lớp truyện nối tiếp nhau một cách chặt chẽ hay cơ giới, đồng tuyến
hay có sự gián đoạn, tất cả phụ thuộc vào điểm chuyển tiếp, tính thống nhất hay khác
biệt của biến cố, hoàn cảnh, nhân vật, không gian, thời gian. Trong kho tàng truyện cổ
tích cũng xuất hiện khá phổ biến hình thức cốt truyện có nhiều lớp truyện. Giáo sư

Đinh Gia Khánh khi tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám đã đi đến nhận xét:
“Truyện Tấm Cám là một truyện cổ tích tương đối dài, có nhiều tình tiết, nhiều nhân
vật, nhiều sự vật. Trong khi lưu truyền qua không gian và thời gian, truyện Tấm
Cám lại phát triển một cách phức tạp, khi thì kết hợp với những tình tiết của một số
truyện khác, khi thì chuyển biến từ một truyện cổ tích thường sang một truyện cổ tích
lịch sử”
(12)
… Như vậy, có thể nói đến tính tương đồng về khả năng xếp chồng nhiều
lớp cốt truyện giữa Truyền kỳ mạn lục với truyện cổ tích và truyện dân gian nói chung.
*
Nếu chỉ xét định lượng mô hình cốt truyện thì Truyền kỳ mạn lục có khung hình
thức tương đồng với truyện dân gian, khởi đầu bằng biến cố, tiếp đến là diễn biến sự
kiện và kết thúc bằng việc hoá giải các mâu thuẫn. Tuy nhiên khi đi sâu phân tích, bình
luận, định tính nội dung của cốt truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục có 5 phương diện
khác biệt cơ bản so với hệ thống cốt truyện dân gian.
Thứ nhất, Truyền kỳ mạn lục thuộc bộ phận văn học viết, có chủ thể sáng tạo là
Nguyễn Dữ, có sự phân chia thành quyển, tập, được đặt trong một cấu trúc riêng, có
thứ tự, lớp lang, hệ thống. Nhà nghiên cứu Phạm Văn Thắm đã khu biệt và nhấn mạnh
sự khác biệt giữa hai kiểu sáng tác này: “Truyền kỳ mạn lục gồm 4 quyển, 20 truyện,
tiêu đề của mỗi truyện đều mang từ “ký”, “truyện” hoặc “lục”. Mỗi từ “ký”, “truyện”,
“lục” đều mang nét nghĩa “ghi chép”; ở một góc độ tâm lý, nét nghĩa này phản ánh sự
khiêm tốn của tác giả coi công việc của mình chỉ là sự ghi chép những câu chuyện có
nguồn gốc trong dân gian. Nhưng sự thực đây không phải là một sưu tập truyện cũ mà
là một sáng tác phẩm được người xưa đánh giá là Thiên cổ kỳ bút”
(13)


×