Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Vấn đề tiếp nhận ảnh hưởng truyện dân gian việt nam trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.55 KB, 104 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học trung đại là một bộ phận khá quan trọng trong nền văn học Việt
Nam. Nó góp phần hình thành và phát triển các thể loại văn học trên cơ sở
tiếp thu và sáng tạo văn học dân gian Việt Nam và văn học cổ - trung đại của
các nước khác trong khu vực. Mười thế kỉ văn học trung đại Việt Nam (TK X
đến hết TK XIX) đã đạt được những thành tựu rực rỡ, để lại những dấu ấn
riêng.
1.2. Nhiều tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đã được đưa vào giảng dạy
trong nhà trường, trong đó có tác phẩm Truyền kì mạn lục – một “thiên cổ kì
bút” - do Nguyn D sỏng tỏc. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là một tác
phẩm có vị trí quan trọng trong tiến trình văn học Việt Nam, đặc biệt là ở
dòng văn học viết bằng chữ Hán. Một trong những yếu tố làm nên sự thành
công ấy của Truyền kì mạn lục là do Nguyễn Dữ đà rất khéo lÐo khi sư dơng
chÊt liƯu văn hóa d©n gian Việt Nam.
1.3. Tác phẩm Truyền kì mạn lục đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm ở
nhiều khía cạnh. Song, vấn để tìm hiểu những tương đồng của Truyền kì mạn
lục với nguồn truyện tự sự dân gian Việt Nam, cũng như những sáng tạo mới
mẻ của Nguyễn Dữ thì vẫn chưa được chú ý khai thác, đi sâu nghiên cứu.
Chính vì những lý do trên nên chúng tơi quyết định chọn Vấn đề tiếp nhận
ảnh hưởng truyện dân gian Việt Nam trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn
Dữ làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Trong lịch sử nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, đã có nhiều cơng
trình khoa học nghiên cứu về Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Nhưng, đa


2


số các cơng trình chủ yếu tập trung vào giá trị nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm.
Trước hết chúng tôi xin điểm lại những ý kiến đánh giá của các nhà
nghiên cứu thời trung đại:
- Hà Thiện Hán trong lời Tựa Truyền kỳ mạn lục viết năm Vĩnh Định
sơ niên (1547): “Xem văn từ của sách thấy không ra ngồi phên dậu của Tơng
Cát nhưng có ý khun răn, có ý nêu quy cũ, phép tắc, đối với việc giáo hóa ở
đời, há có phải bổ khuyết nhỏ đâu!”.
- Lê Q Đơn trong Nghệ văn chí phần Truyền kỳ ở Đại Việt thông sử
viết: “…trứ tác Truyền kỳ mạn lục gồm bốn quyển, văn từ trong sáng, mỹ lệ,
được người đương thời ngợi khen”.
- Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” viết: “Sách
Truyền kỳ mạn lục bốn quyển, do dật sĩ Nguyễn Dữ soạn, đại lược bắt chước
cuốn Tiễn đăng tập của nhà nho đời Nguyên”.
Ngoài ra cịn có thể kể thêm ý kiến của Vũ Phương Đề trong Công dư
tiệp ký coi Truyền kỳ mạn lục là áng “thiên cổ kỳ bút”.
Như vậy, thời trung đại, các học giả đã đánh giá cao sức sáng tạo của
Nguyễn Dữ, coi tác phẩm là một thành phẩm thể hiện ý đồ nghệ thuật riêng,
mang dấu ấn tài hoa của tác giả. Đặc biệt, học giả Lê Quí Đôn phát hiện và
khen ngợi thành công về phương diện lời văn nghệ thuật của tác phẩm.
Sang thời hiện đại, các ý kiến đánh giá được trình bày trong các bài
nghiên cứu như:
- “Những biến đổi của yếu tố “kỳ” và “thực” trong truyện ngắn truyền
kỳ Việt Nam” của Vũ Thanh, Tạp chí Văn học, số 6 – 1994.


3

- “Về mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục” của
Phạm Tú Châu, Tạp chí Văn học, số 3 – 1997.

- “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ” của Nguyễn Phạm Hùng, Tạp chí Văn học, số 2 – 1987.
- Giáo trình “Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII” –
Nxb Giáo dục – 1989 nhận định: Truyền kỳ mạn lục đã “nâng thể loại truyện
ngắn lên một bước phát triển mới, khẳng định những bước đi vững chắc của
văn xuôi bên cạnh thơ ca”
- Tác giả Nguyễn Đăng Na trong Văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại
học Sư phạm Hà Nội, xuất bản năm 2009, hoặc nhóm tác giả Bùi Văn
Nguyên, Nguyễn Sĩ Cẩn trong quyển Văn học Việt Nam, xuất bản năm 1989,

Cũng có những nhà nghiên cứu Truyền kì mạn lục theo chiều hướng
mới. Đó là việc so sánh Truyền kì mạn lục với tác phẩm nước ngồi để thấy
được những nét tương đồng giữa hai tác phẩm; như trong cơng trình: “Nghiên
cứu, so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục” của tác giả Trần Ích
Ngun; và cơng trình của Tồn Huệ Khanh mang tên “Nghiên cứu so sánh
tiểu thuyết truyền kì Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam”.
Tác giả Nguyễn Hữu Sơn đã góp thêm cho nền nghiên cứu văn học
Việt Nam khi có bài viết về Truyền kì mạn lục trên Tạp chí Nghiên cứu văn
học: Tương đồng mơ hình cốt truyện dân gian và những sáng tạo trong
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Ơng đã có cái nhìn đối sánh đầy sáng tạo
khi tìm ra những nét tương đồng giữa Truyền kì mạn lục với truyện dân gian
Việt Nam. Song, bài viết chỉ dừng lại ở cái nhìn khái qt, chưa đi sâu phân
tích vấn đề.


4

Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu mối
quan hệ này. Cũng đà có một số khoá luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngữ
văn (đại học Vinh) tìm hiểu mối quan hệ ấy. Nh khoá luận tốt nghiệp của

sinh viên Nguyễn Thị Vân Oanh đà So sánh hình tợng phụ nữ trong Truyền
kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ) và Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu) hay, khóa luận của
sinh viên Nguyễn Hoài Thanh tiến hành So sánh yếu tố kỳ trong Truyền kỳ
mạn lục (Nguyễn Dữ) và Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu). Những khóa luận này
ó khụng nhng chỉ ra mt s điểm tơng đồng và dị biệt giữa Truyền kỳ mạn
lục và Tiễn đăng tân thoại trong việc sử dụng yếu tố kỳ và xây dựng hình tợng phụ nữ, mà còn tìm ra đợc những điểm giống và khác nhau ở hai phơng
diện trên giữa Truyền kỳ mạn lục và truyện dân gian Việt Nam. Cỏc tỏc gi
khúa lun khẳng định tinh thần dân tộc trong sáng tác của Nguyễn Dữ. Mặc
dù vay mợn thể loại và nguyờn mẫu truyện Trung Quốc, nhng dới ngòi bút tài
hoa của mình, Nguyễn Dữ đà tạo ra những truyện tởng nh bắt chớc, sao chép
ấy, mang đậm màu sắc dân tộc. Tuy nhiên, sự so sánh này cng chỉ mang tính
chất gợi mở, cha ®i vµo cơ thĨ.
Như vậy các nhà nghiên cứu đã đánh giá cao những thành tựu nghệ thuật
mà Truyền kỳ mạn lục đã đưa lại cho văn học Việt Nam là: giá trị nhân đạo,
giá trị hiện thực của tác phẩm, và sự thành công về mặt thể loại. Những ý kiến
đánh giá, nhận xét của các nhà nghiên cứu chính là nguồn tư liệu q giá giúp
chúng tơi nghiên cứu thêm về tác phẩm này.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những nét tương đồng về môtip, cũng
như những sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Dữ trong tác phẩm Truyền kì mạn
lục so với truyện dân gian Việt Nam.
3.2. Phạm vi đề tài


5

Do hạn chế về tài liệu và thời gian, nên trong luận văn này, chúng tôi
chỉ tập trung khảo sát qua 20 truyện của Truyền kì mạn lục với một số truyện
dân gian Việt Nam trong cuốn Văn học dân gian – những tác phẩm chọn lọc

của tác giả Bùi Mạnh Nhị, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2009.
Ngoài ra, chúng tơi cịn tham khảo bài viết và tác phẩm khoa học của
một số tác giả khác như: Nguyễn Huệ Chi “Truyện truyền kì Việt Nam”; Trần
Ích Ngun “Nghiên cứu, so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục”;
Tồn Huệ Khanh “Nghiên cứu, so sánh truyện truyền kì Trung Quốc, Hàn
Quốc, Việt Nam”;…vv
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Khi nghiên cứu đề tài Vấn đề tiếp nhận ảnh hưởng truyện dân gian
Việt Nam trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, mục đích luận văn
muốn hướng đến việc tìm ra những nét tương đồng, cũng như những sáng tạo
mới mẻ của Nguyễn Dữ giữa Truyền kì mạn lục với truyện kể dân gian Việt
Nam. Đồng thời giúp người đọc có cái nhìn tồn diện hơn khi nghiên cứu, học
tập về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trong văn học trung
đại Việt Nam.
4.2. Nhiệm vụ
4.2.1. Tìm hiểu một cách khái quát về Truyền kì mạn lục và truyện dân gian
Việt Nam.
4.2.2. Nhận ra những mơtip tương đồng giữa Truyền kì mạn lục với truyện
dân gian Việt Nam.
4.2.3. Những sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Dữ trong Truyền kì mạn lục bên
cạnh những nét tương đồng về môtip (so với truyện dân gian Việt Nam).


6

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như:
- Phương pháp thống kê – phân loại

- Phương pháp so sánh – đối chiếu
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp
Luận văn Vấn đề tiếp nhận ảnh hưởngcủa truyện dân gian Việt Nam
trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ sẽ góp phần giúp cho chúng ta có
cái nhìn tồn diện hơn khi giảng dạy, cũng như nghiên cứu về tác phẩm
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
Đồng thời, nó mở ra một hướng nghiên cứu, tiếp cận mới trong cái nhìn
đối sánh giữa văn học dân gian và văn học viết Việt Nam.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cấu trúc của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn
học viết Việt Nam thời trung đại.
Chương 2. Việc tiếp thu các cốt truyện và mô – tip của truyện dân gian
trong Truyền kì mạn lục.
Chương 3. Những sáng tạo trong việc tiếp nhận, ảnh hưởng của truyện
dân gian ở Truyền kì mạn lục


7

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC DÂN GIAN


8

VÀ VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI

1.1. Khái niệm văn học dân gian, văn học viết
1.1.1. Khái niệm văn học dân gian
Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao
động, ra đời từ thời kì cơng xã ngun thủy, trải qua các thời kì phát triển lâu
dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay.
Văn học dân gian Việt Nam còn được gọi là văn chương bình dân (hoặc
văn học bình dân, văn chương hoặc văn học đại chúng), văn chương truyền
khẩu (hoặc văn học truyền khẩu, văn chương hoặc văn học truyền miệng), văn
nghệ dân gian, sáng tác dân gian,...Những khái niệm này xuất hiện sớm nhất
là từ đầu thế kỉ XX. Trước đó trong các thư tịch về văn học dân gian hay có
đề cập đến văn học dân gian, mới chỉ thấy lưu hành những thuật ngữ dùng để
nói về từng thể loại văn học dân gian. Riêng khái niệm “văn học dân gian” thì
chỉ mới xuất hiện vào những năm 50 của thế kỉ XX, và hiện nay đã được dùng
một cách rộng rãi trong giới nghiên cứu văn học, song song với khái niệm
“văn nghệ dân gian” là một khái niệm mới được chính thức cơng nhận từ sau
Đại hội thành lập Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (tháng 11 năm 1966).
Khái niệm “văn học dân gian” ở đây khác với khái niệm “văn hóa dân
gian”, cũng khác với khái niệm “văn nghệ dân gian”, song giữa văn học dân
gian; với văn hóa dân gian và giữa thành phần ngôn ngữ với các thành phần
nghệ thuật khác trong nội bộ văn học dân gian có những mối quan hệ hữu cơ
hết sức chặt chẽ, khiến cho văn học dân gian có một vị trí đặc biệt trong nền
văn hóa dân gian và trong hệ thống các loại hình nghệ thuật. Nêu rõ vị trí đặc
biệt đó của văn học dân gian là việc làm quan trọng đầu tiên để xác định đối
tượng nghiên cứu, cũng như ranh giới nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
của bộ môn khoa học về văn học dân gian.


9

1.1.2. Khái niệm văn học viết

Khác với văn học dân gian, văn học viết hình thành đã "mở ra một thời
kỳ lịch sử mới, oanh liệt, rực rỡ" (Đặng Thai Mai). Sự va chạm gần 10 thế kỷ
giữa nền Hán học và văn hóa dân gian Việt, tuy có phần làm văn hóa, tín
ngưỡng, phong tục cũng như nghệ thuật của dân tộc Việt bị "sứt mẻ, mất
mát", nhưng cũng tác động không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của văn học
viết.
Nhiều phát hiện mới của khảo cổ học chứng minh từ thời đại Hùng
Vương, người Việt đã có một nền văn hóa với nhiều nét cá tính khá rõ rệt và
thể hiện qua nhiều thần thoại và truyền thuyết. Tiếp theo một thời gian dài
tiếp xúc với nền văn hóa Trung Quốc tiên tiến hơn nhiều mặt, người Việt đã
biết cách chuyển hóa chữ Hán trên nền tảng văn hóa Việt, đọc theo thanh
điệu của tiếng Việt mà vẫn hiểu được một cách chính xác các giá trị tư tưởng,
văn hóa, triết học của Trung Quốc lẫn của người Việt. Từ truyền thống văn
hóa có sẵn, Hán học tiếp sức cho người Việt hình thành nền văn học độc lập
của dân tộc, và là nền tảng, cơ sở để sáng tạo ra chữ viết đầu tiên: Chữ Nôm.
Sự thịnh vượng của Hán học thời kỳ nước Việt giành được quyền tự
chủ so với thời kỳ nội thuộc cho thấy tính chất trang trọng, thâm trầm của loại
chữ viết này rất phù hợp với kiểu nhà nước phong kiến và ý thức hệ Nho giáo
lúc bấy giờ. Thời kỳ này, triều đình, trường học, thi cử đều dùng chữ Hán như
một “phương tiện giao tế tao nhã” để ghi chép lịch sử, truyền đạt ý chỉ, thể
hiện quan hệ, tình cảm vua – tơi và các tầng lớp nho sĩ. Cùng với những thăng
trầm của lịch sử, văn học viết dần dần có được những vận hội mới, tạo được
vị trí độc lập của mình sau một thời gian dài “văn – sử - triết bất phân”. Ba
dòng tư tưởng Nho –Phật – Lão trở thành nguồn cảm hứng cho văn chương,
học thuật. Bên cạnh đó, đời sống tích cực gần gũi thiên nhiên của con người


10

thời kỳ này còn mang lại cho văn học nhiều ẩn dụ cao nhã nhưng cũng rất cận

nhân tình.
Về mặt thể loại, hình thức; văn học viết thời kỳ đầu chủ yếu là thơ trữ
tình với hai loại: cổ thể và cận thể - tôn trọng khuôn phép mẫu mực của thơ ca
Trung Quốc. Ngoài ra theo Dương Quảng Hàm (trong quyển Văn học Việt
Nam) thì văn viết trong thời kỳ đầu “có nhiều thể, nhưng có thể chia ra làm ba
loại lớn” gồm:
Vận văn: tức loại văn có vần
Biền văn: tức loại văn khơng có vần, mà có đối (như câu đối)
Tản văn hoặc văn xuôi: tức loại văn khơng có vần mà cũng khơng có
đối
Cuối thế kỷ XVIII trở đi, khi chữ Nơm hình thành và phát triển đến
đỉnh cao của nó, thì văn học viết có vài chuyển biến trong sáng tác: văn học từ
cung đình dần dần thâm nhập vào đời sống thường nhật (văn chương bình
dân) và cái tơi cá nhân bắt đầu được đề cập đến. Thơ của “Bà chúa thơ Nôm”
Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều (của Nguyễn Du) được xem là những thành
tựu nổi bật của chữ Nôm trong văn học Việt Nam trung đại.
Từ khi có việc truyền bá chữ quốc ngữ vào Việt Nam, thì diện mạo văn
học có những thay đổi sâu sắc và toàn diện. Ngoài ảnh hưởng của các dịng tư
tưởng truyền thống phương Đơng, thì sự thâm nhập của phương Tây mang
đến cho văn học viết con đường “hiện đại hóa” từ hình thức, thể loại đến tư
tưởng và nội dung sáng tác. Riêng về thể loại, nếu so sánh văn học viết Việt
Nam giữa hai thời kỳ lớn: văn học trung đại và văn học hiện đại thì có thể
hiểu một cách tổng qt về các thể loại chính như sau:


11

Thời kỳ văn học trung đại (từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX) gồm: tự sự
và trữ tình
Thời kỳ văn học hiện đại (từ thế kỷ XX đến nay) gồm: tự sự, trữ tình,

kịch
Sau hơn mười thế kỷ hình thành và phát triển, văn học viết Việt Nam
thời trung đại đã đạt được những thành tựu nhất định và có nhiều tác gia, tác
phẩm xứng đáng để hội nhập vào nền văn học chung của thế giới.
1.2. Dấu ấn của văn học dân gian trong văn học viết thời trung đại
Nhận xét về ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với văn học
thành văn Việt Nam, giáo trình Văn học dân gian nhận định: “Văn học dân
gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam.
Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa
các thể loại văn học dân gian. Nhiều tác phẩm, nhiều hình tượng do văn học
dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết.
Nhiều nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,… đã
tiếp thu văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương ưu tú”.
Đó là một nhận định xác đáng thể hiện rõ mối quan hệ máu thịt gắn bó giữa
văn học dân gian và văn học thành văn trong suốt quá trình phát triển của văn
học dân tộc Việt Nam từ thời trung đại sang thời hiện đại.
1.2.1. Dấu ấn trong việc xây dựng cốt truyện và nhân vật
Văn học trung đại Việt nam được ghi chép bằng chữ Hán và chữ Nôm;
vấn đề phân loại cùng với hệ thống các thể loại đều chưa được nghiên cứu,
giới thiệu đầy đủ, cụ thể, trên cơ sở thống kê, kiểm định xác thực từ các kho
lưu trữ sách Hán – Nôm. Tuy nhiên, riêng về các thể loại tự sự lịch sử thì hầu
như các nhà khoa học đều nhất trí là đã ra đời rất sớm, ngay từ những thời kỳ


12

đầu khi quốc gia Đại Việt mới giành được độc lập, và chữ Nôm chưa xuất
hiện phổ biến như một văn tự sáng tác văn học. Mặc dù văn xuôi chữ Hán
thời kỳ này còn chưa tách khỏi văn học chức năng (hành chính, tơn giáo,…),

nhưng nội dung tư tưởng – thẩm mỹ, đặc biệt là ý nghĩa lịch sử khá sâu sắc,
đậm đà. Đặc điểm nổi bật của văn học chữ Hán thời kỳ này là hầu hết các tác
phẩm đều do lực lượng nhà chùa sáng tác, vì trong thời kỳ ấy chỉ có các nhà
sư mới là những người uyên thâm chữ Hán và có chức năng sử dụng chữ Hán
trong sáng tác văn học, văn học chức năng,…
Kho tàng truyện kể dân gian người Việt bao gồm các truyện được kể
bằng miệng như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, sử thi,… đã xuất hiện từ
rất xa xưa, trước khi có chữ viết. Trong đó, nhiều truyện kì vĩ nói về cội
nguồn dân tộc, giống nịi, có phần chắc là đã xuất hiện từ thời Văn Lang – Âu
Lạc, và vượt qua khỏi mọi thử thách của thời gian với sức sống trường tồn,
bất diệt.
Chính vì lẽ đó mà ngay từ khi khởi nguồn nền văn học viết dân tộc,
trong đó văn xi tự sự đã khơng thể không lấy các truyện kể dân gian làm
nền tảng. Và cứ thế, suốt trong mười thế kỷ của thời kỳ Đại Việt độc lập, tự
chủ, kho tàng truyện kể dân gian vẫn cứ luôn như là một tác nhân mạnh mẽ,
chẳng những đã góp phần vào sự sinh thành của các thể loại văn học tự sự,
mà cịn ln ln giữ vai trị cơ sở tư tưởng – thẩm mỹ trong các thể loại đó.
Dịng văn học viết Việt Nam được bắt nguồn từ thời Lý với tư tưởng
khôi phục và phát triển nền văn hóa dân tộc. Tác phẩm đầu tiên trong thể loại
tự sự có lẽ phải kể đến Ngoại sử ký (Những điều ghi chép về lịch sử), được
sáng tác vào khoảng thế kỷ XII của Đỗ Thiện Nhân. Nội dung sách chủ yếu là
một tập truyền thuyết, thần thoại cổ đại, chứ không phải là một tập sách sử
đích thực. Đây là một tác phẩm ghi chép về các dã sử truyền miệng dân gian


13

về một số nhân vật lịch sử thời cổ như thần Lý Phục Nham vốn là tướng giúp
vua Lý Nam Đế, truyện về hai anh em Trương Hống, Trương Hát - tướng
giúp Triệu Việt Vương, hay truyện kể về Cao Lỗ tướng giúp An Dương

Vương,… Như vậy, ta thấy việc làm của Đỗ Thiện Nhân vơ hình chung đã
khiến cho nhiều truyện dân gian, dã sử truyền miệng có dịp được sưu tập và
ghi chép thành văn bản cố định , đồng thời cũng đã góp phần vào việc xây
dựng tác phẩm tự sự trong dòng văn học viết đương thời.
Giới tăng lữ cũng góp phần hình thành nên tác phẩm tự sự đương thời
với tập sách Thiền uyển tập anh (Tập hợp những đóa hoa anh tú trong vườn
Thiền) do quốc sư Thông Biện (mất năm 1134) khởi thảo vào thời Lý Thần
Tông (1128 – 1138). Đây là tập truyện kể về hơn 60 nhà sư ưu tú, là một tập
chân dung văn học có tính chất dã sử và giai thoại văn học dân gian. Đáng
chú ý là mẫu thần thoại về Sóc Thiên Vương và truyền thuyết về Từ Đạo
Hạnh.
Cũng theo hướng ghi chép các truyện dân gian, nhà chép sử Lý Tế
Xuyên thời Lý – Trần đã ghi chép những truyện kể về các vị thần có cơng với
nước, với dân ở thời cổ đại và trung đại trong tác phẩm Việt điện u linh
(Những truyện linh thiêng huyền diệu ở đất Việt), thế kỷ XIV. Nối tiếp công
việc này, Trần Thế Pháp thời Trần và sau đó là Vũ Quỳnh, Kiều Phú ở đầu
thời Lê, đã ghi chép những truyện dân gian một cách đầy đủ và phong phú
hơn trong tập sách mang tên Lĩnh Nam chích quái (Lượm lặt những truyện
quái dị ở cõi Lĩnh Nam)
Ngay cả Hồng Lê nhất thống chí của nhóm tác giả họ Ngơ Thì cũng
ảnh hưởng khá nhiều từ nguồn folklore dân gian. Tác giả rất ít dùng điển cố
trong văn học cổ điển Trung Hoa, mà thường sử dụng khá nhuần nhuyễn ca
dao, tục ngữ và những yếu tố hài hước của lối kể chuyện, đối đáp dân gian và


14

giai thoại về các nhân vật đương thời. Tác giả đã đưa vào trong truyện khá
nhiều truyền thuyết, giai thoại và cả ca dao, tục ngữ về các nhân vật đương
thời. Có chỗ hình ảnh Đổng Thiên Vương trong thần thoại Thánh Gióng đã

được sử dụng như một điển cố văn học. Tất cả những điều đó cho thấy, tác
phẩm Hồng Lê nhất thống chí đã chịu ảnh hưởng của văn học dân gian Việt
Nam khá rõ nét.
Bắt đầu từ Thánh Tông di thảo, phần văn bản gốc được ra đời khoảng
thế kỷ XV, thì thể loại truyền kỳ mới bắt đầu hình thành. Sau đó, vào thế kỷ
XVI có tập Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, rồi đến Truyền kỳ tân phả của
Đoàn Thị Điểm và Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích. So với truyện ký
lịch sử thì truyền kỳ là một bước phát triển mới về nghệ thuật viết truyện của
văn học tự sự trung đại Việt Nam. Nhìn chung, các tác phẩm truyền kỳ kể trên
đều được xây dựng từ những cốt truyện dân gian thời trung đại, và về không
gian hầu hết đều xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ. Ở các tác phẩm như Truyền kỳ
mạn lục, Truyền kỳ tân phả có khá nhiều truyện cùng nội dung với những
truyện kể dân gian được lưu truyền ở nhiều địa phương và những di tích lịch
sử. Trong đó có những truyện hết sức quen thuộc đối với công chúng như
truyện Từ Thức, truyện Người con gái ở Nam Xương, truyện Cuộc gặp gỡ kỳ
lạ ở Ngòi Nước Biếc, truyện Bà chúa Liễu Hạnh,… Truyện Đối tụng ở Long
cung vốn được xây dựng từ những huyền thoại có mơ tip cốt lõi là rắn hoặc
thuồng luồng quan hệ với phụ nữ, rất phổ biến ở khắp các vùng ven sông của
miền Bắc Việt Nam. Truyện Tướng Dạ Xoa chính là được sáng tạo trên cơ sở
truyền thuyết Văn Dĩ Thành, người thời Trần Trùng Quang, vốn là anh hùng
địa phương đã có cơng giúp dân trừ dịch bệnh và chống giặc, sau được thờ
làm thần Thành hoàng. Trước đây ở tổng Gối (nay thuộc huyện Đan Phượng,
tỉnh Hà Tây) thường có hát chèo tàu, chính là một loại dân ca nghi lễ trong
diễn xướng truyền thuyết Văn Dĩ Thành.


15

Từ những cốt truyện dân gian như vậy, các tác giả truyền kỳ đã hư cấu
thành những câu chuyện hoàn chỉnh, vừa có yếu tố hiện thực, vừa có yếu tố

lãng mạn, vừa có tính tư tưởng sâu sắc, vừa có giá trị nghệ thuật cao.
1.2.2. Dấu ấn trong việc sử dụng ngôn ngữ, thể loại
Bên cạnh sự phát triển của phương thức tự sự văn xi, văn học chính
thống Việt Nam giai đoạn này cũng đang có những cố gắng tìm tịi với
phương thức tự sự bằng văn vần.
Điều thú vị là, hầu như cùng một lúc với sự tìm tịi khả năng tự sự ở thể
thơ Đường luật thì một cuộc tìm kiếm tương tự cũng đang diễn ra trong
folklore. Từ những câu ca dao, dân ca thể sáu tám (lục bát) dần dần đã hình
thành thể thơ dân gian lục bát, mà thể thơ này đã trở nên ngày càng thuần thục
và tỏ ra có khả năng biểu đạt hết sức phong phú, đa dạng trong thể loại tự sự.
Cuối thế kỷ XVII, một tác phẩm diễn ca lịch sử là Thiên Nam ngữ lục (Sử
nước Nam chép bằng tiếng nước Nam) dài tới 8.136 câu thơ Nôm lục bát xuất
hiện như một bằng chứng hùng hồn đánh dấu sự thành cơng quan trọng này.
Nói về diễn ca lịch sử, nhưng xét trên bình diện văn học thì Thiên Nam
ngữ lục cũng có thể coi như một truyện thơ Nơm – hay nói cho đúng hơn là
truyện thơ Nôm lịch sử. Tác phẩm này không chỉ chép việc, chép người mà
cịn kể chuyện bằng một ngơn ngữ dân dã rất giàu hình ảnh, miêu tả chân
dung nhân vật lịch sử một cách sống động. Những đoạn miêu tả về Thánh
Gióng, về Mỵ Châu – Trọng Thủy, về Hai Bà Trưng, về Trần Hưng Đạo,… là
những ví dụ tiêu biểu. Chính ở chỗ này, Thiên Nam ngữ lục đã từ một bộ sử
mà dịch chuyển tự nhiên sang địa hạt của văn học và cũng mang đầy đủ
những đặc trưng của một tác phẩm văn học thực thụ.
Có thể nói, sự xuất hiện của tác phẩm Thiên Nam ngữ lục chứng tỏ xu
hướng dân chủ hóa khơng gì cưỡng nổi trong văn học viết. Đó là sự tìm về


16

với cội nguồn dân tộc, với văn hóa dân gian trên cả ba phương diện: ngôn
ngữ, văn tự và quan điểm lịch sử của nhân dân. Về phương diện ngôn ngữ,

Thiên Nam ngữ lục đã vận dụng có kết quả thể thơ dân gian sáu tám qua hang
ngàn câu thơ tự sự. Về phương diện văn tự, Thiên Nam ngữ lục cũng là tác
phẩm đạ được viết bằng chữ Nôm, vốn vẫn được coi là thứ chữ của tầng lớp
bình dân “nơm na mách q” – bình dị, mộc mạc, mach những chuyện ở thôn
quê. Về phương diện thứ ba thì có thể nói, tác giả của Thiên Nam ngữ lục đã
đứng hẳn trên quan điểm của nhân dân, hầu như hoàn toàn căn cứ theo các
huyền thoại và truyền thuyết dân gian để trình bày và đánh giá các sự việc và
nhân vật lịch sử. Có thể nêu ở đây một dẫn chứng cụ thể đó là về kết cục của
Hai Bà Trưng: Tất cả sử liệu của Trung Quốc và Việt Nam đều ghi nhận Hai
Bà bị tử trận ở Cấm Khê. Thế nhưng riêng Thiên Nam ngữ lục lại kể rằng Hai
Bà liệu thế không thắng nổi, đã sai sứ cầu hòa với Mã Viện, cuối cùng Mã
Viện cũng đồng ý giảng hòa, lấy Man thành làm mốc để chia ranh giới hai
nước. Còn về cái chết của Hai Bà, thì Thiên Nam ngữ lục cũng theo lối tư duy
huyền thoại mà cho rằng Hai Bà là người trời nên phải về trời:
“Ai ngờ tạo hóa đế kỳ
Tiên hồn lại nhớ tiên vì thiên gia
Chị em nhiễm bệnh thiên hà
Nửa đêm bỏ đất ruổi xa lên trời”
Như vậy, xét về phương diện là một tác phẩm tự sự chữ Nơm bằng thơ
sáu tám thì rõ rang là Thiên Nam ngữ lục đã cắm một cái mốc hết sức quan
trọng. Nó khơng chỉ chứng tỏ sự thành cơng rực rỡ của thể loại tự sự bằng thể
thơ sáu tám mà cịn cho phép có thể quan chính bản thân tác phẩm này mà lần
tìm ra quá trình diễn biến lịch sử của thể loại này. Từ việc khảo sát về mặt thi
pháp trong cách biểu đạt, cách xây dựng hình tượng, ngơn ngữ kể chuyện,


17

cách gieo vần, ngắt nhịp câu,… có thể biết rằng thể loại này chính là đã được
hình thành và diễn biến từ các bài hát cửa đình chúc tụng thần thánh, vốn là

các anh hung có cơng với nước với dân, từ các bài văn chầu ơng hồng bà
chúa và từ các bài ca dao lịch sử cũng như dân ca nghi lễ nói chung. Từ đây
dịng tự sự lịch sử bằng văn vần này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho mãi
đến thời kỳ cận đại và ngày càng được trau chuốt nhuần nhuyễn hơn về mặt
ngôn ngữ. Điều này thấy khà rõ trong một số diễn ca kể lại những sự tích của
nhân vật lịch sử có tên tuồi, thường là có màu sắc truyền thuyết, huyền thoại
hoặc các sự kiện lịch sử đặc biệt. Đỉnh cao của thể loại này có thể kể đến bộ
Đại Nam quốc sử diễn ca của nhóm tác giả Lê Ngơ Cát, Phạm Đình Tối sau
này. Tuy nhiên cùng với sự phát triển theo chiều dọc lịch đại với tư cách là
một “truyện thơ Nôm lịch sử”, Thiên Nam ngữ lục cũng như những tác phẩm
tiền thân của nó chắc chắn khơng thể khơng có tác động theo chiều ngang,
đồng đại, nghĩa là có ảnh hưởng tương hỗ tới sự hình thành và phát triển song
song của thể loại “truyện thơ Nơm xã hội” nói chung.
Điều dễ nhận thấy là, cũng như q trình diễn biến của thể loại Nơm tự
sự lịch sử, tức các diễn ca lịch sử, truyện thơ Nơm xã hội cũng bắt đều được
xây dựng và hình thành từ kho tàng truyện kể dân gian. Từ truyện cổ tích
Trạng Gầu đã được các tác giả truyện Nơm xây dựng thành truyện Nôm Tống
Trân Cúc Hoa. Từ truyện cổ tích Quan Âm Thị Kính đã được xây dựng thành
truyện Nơm cùng tên. Từ truyện cổ tích Tú Un - Giáng Kiều đã được xây
dựng nên truyện Nơm Bích Câu kỳ ngộ,… và cịn có thể liệt kê ra biết bao
nhiêu trường hợp tương tự trong quá trình xây dựng thể loại “tiểu thuyết quốc
ngữ” này, tức thể loại truyện thơ Nôm.
Từ đây truyện thơ Nôm càng ngày càng được khẳng định vững vàng
như một thể loại độc lập trong văn học dân tộc. Các nhà thơ bình dân, các nhà
thơ bác học đều tìm thấy ở thể loại này một phương tiện thích hợp và đầy


18

hứng thú để gửi gắm vào nó những nội dung hiện thực xã hội rộng lớn, tạo

nên một thời kỳ nở rộ của “tiểu thuyết quốc ngữ”
Cịn khi nói về mối quan hệ giữa thơ ca dân gian với thơ ca bác học.
Đây là mối quan hệ có tín quy luật và mang tính phổ quát ở nhiều dân tộc
chứ không chỉ là nét đặc thù của văn học trung đại Việt Nam
Có thể nói, hầu hết các nhà thơ cổ điển kiệt xuất của văn học Việt Nam
trung đại đều được nuôi dưỡng từ nguồn suối ca dao, dân ca như nguồn sữa
mẹ, khiến cho tác phẩm của họ trở thành những danh tác có giá trị sâu sắc cả
về hai mặt tư tưởng và nghệ thuật, được nhân dân đời đời yêu thích.
Đại thi hào Nguyễn Du trong bài “Thanh minh ngẫu hứng” đã viết:
“Thôn ca sơ học tang ma ngữ
Dã khốc thời văn chiến phạt thanh”
(Bài hát nơi thơn xóm bước đầu giúp ta học được tiếng nói người trồng
dâu trồng gai/ Tiếng khóc ngồi đồng nội như luôn luôn nghe thấy những âm
thanh chiến tranh)
Rõ ràng là Nguyễn Du, nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa lớn đã cảm thông
sâu sắc với nỗi khổ của nhân dân trong chiến loạn. Tuy nhiên, từ lời ca tiếng
khóc trong dân gian, nhà thơ đã học được những ngôn từ dân dã của người
nông dân trồng dâu, trồng gai, đánh cá, kiếm củi, làm giàu thêm kho từ vựng
thi ca của mình. Đó chính là nguồn sữa ni dưỡng của thơ ca dân gian đối
với thơ ca bác học. Đó cũng chính là ảnh hưởng có tính quy luật của thơ ca
dân gian trong quan hệ với thơ ca bác học. Phải nhận rằng khơng có gì khó
khăn trong việc tìm kiếm những câu tục ngữ, thành ngữ dân gian được sử
dụng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương,…


19

Trong một thời kỳ lịch sử khá dài, chữ Hán được xem là một thứ chữ
có tính quan phương, “chính thức” thì việc học tập, vận dụng ca dao, tục ngữ,
thành ngữ dân gian vào các sáng tác, đặc biệt là các sáng tác bằng chữ viết

của dân tộc mình khơng chỉ có giá trị về phương diện nghệ thuật ngơn từ mà
cịn là một hành động văn hóa thể hiện sâu sắc lòng yêu nước và tự hào dân
tộc. Nhà thơ dân tộc lớn đầu tiên của nước ta là Nguyễn Trãi đã nêu một tấm
gương sáng. Bên cạnh tập thơ chữ Hán (Ức Trai thi tập), ông đã để lại cho
đời một tập thơ chữ Nôm bề thế là Quốc âm thi tập. Trong tập thơ này, chúng
ta thấy Nguyễn Trãi đã vận dụng thuần thục lời ăn tiếng nói dân gian, từ thành
ngữ, tục ngữ, ca dao dân ca đến các hình ảnh hình tượng trong văn học dân
gian Việt Nam.
Ca dao có câu:
“Số giàu đem đến dửng dưng
Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu”
Trong tập thơ Nơm, Nguyễn Trãi cũng có những câu như:
“Sang cùng khó bởi chưng trời
Lăn lóc làm chi cho nhọc hơi
Được thua, phú quý dầu thiên mệnh
Chen chóc làm chi cho nhọc nhằn”
Ca dao có câu:
“Cịn dun như tượng tơ vàng
Hết dun như tổ ong tàn gặp mưa”
Hay:
“Cịn dun đóng cửa kén chồng


20

Hết duyên cất quán ngồi trông bộ hành”
Trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có câu:
“La ỷ dập dìu hang chợ họp
Cửa nhà bịn rịn tổ ong tàn”
Hoặc một ví dụ khác:

“Ở bầu thì dáng ắt nên trịn
Xấu tốt đều thì lắp khn
Lân cận nhà giàu, no bữa cốm
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn
Chơi cùng đứa dại nên bầy dại
Kết với người khôn học nết khôn
Ở đằng thấp thì nên đằng thấp
Đen gần mực, đỏ gần son”
Đọc những câu thơ trên chúng ta nhận thấy Nguyễn Trãi đã vận dụng
sáng tạo nhiều tục ngữ Việt:
- Ở bầu thì trịn, ở ống thì dài.
- Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm.
- Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu địn.
- Gần mực thì đen gần đèn thì sáng.
Chính vì thế mà những kinh nghiệm được Nguyễn Trãi nêu ra trong
những câu thơ trên rất gần gũi với dân gian, dễ được nhân dân tiếp nhận và
qua đó phản ánh cốt cách “thân dân” của nhà yêu nước vĩ đại.



×