Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thơ – những cấu trúc ngoài văn bản _3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.15 KB, 5 trang )

Thơ – những cấu trúc
ngoài văn bản





Những năm 60 của thế kỷ XX đã hình thành một thuật ngữ mới liên văn
bản (intertextuality). Julia Kristeva, người xây dựng thuật ngữ này khẳng định: văn bản
nào cũng chịu sự tác động của một văn bản khác, nó có quá trình và tương tác với hoàn
cảnh văn hóa, xã hội. Với ý nghĩa đó, theo tôi, người đọc phải đạt tới một chuẩn nhất
định, có đủ độ từ ngữ, khả năng nhận biết các mã văn hóa. Và như vậy những khả năng
tiếp nhận khác sẽ xảy ra ở cùng một văn bản khi mà các đối tượng tiếp nhận phân hóa.
Tìm hiểu một văn bản, chỉ ra cấu trúc những mối quan hệ giữa các từ, ngữ, hình ảnh,
thanh điệu, vần điệu, nhịp điệu, giọng điệu. Văn bản này lại gợi lên những quan hệ ngoài
văn bản nhưng nhờ vậy văn bản có ý nghĩa phong phú, tính đa trị, đa năng được mở
rộng. Ở đấy tác giả trở nên bị động, “người viết thuê”.
Từ trung tâm ra ngoại vi, văn bản nào cũng có kết nối, trường liên tưởng càng
rộng, văn bản càng sâu. Đây là tính theo tác động thuận: văn bản gợi đến văn bản. Theo
tôi, vấn đề đặt ra là cần chú ý đến những cấu trúc ngoài văn bản, tác động ngược lại,
thúc đẩy, vận hành cấu trúc văn bản. Những cấu trúc này không phải là ghép vào dưới
danh nghĩa bộ phận mà là hòa nhập vào làm thay đổi, biến dạng cấu trúc bên trong văn
bản. Những mối quan hệ nào sẽ được tính đến. Những ký hiệu ngôn ngữ, văn hóa, tâm
lý có tính thẩm mỹ mà bỏ qua, khó nhận ra quá trình và những quan hệ của văn bản.
Trở lại với văn bản Nhạc sầu, một hệ từ ngữ tập trung vào “cái chết”: nhạc buồn,
xe tang, ảo não, vĩnh biệt, bóng quạ, hồn người, kèn đám ma, đau thương, nức nở, chiều
tận thế Từ ngữ xuất hiện không phải là tự nó mà chính là nhu cầu gợi lên, ghi lại, mã
hóa hiện tượng văn hóa. Những quan hệ bên ngoài, cấu trúc ngoài văn bản, quy định từ
ngữ và theo đó là âm thanh, nhịp điệu, câu, đoạn của văn bản, dẫn đến ổn định một văn
bản. Chúng ta hãy nghe Huy Cận kể lại: Độ tháng 10 năm 1940, vào những ngày rét, cô
con gái hay cô cháu gái chủ nhà ở tầng dưới, chết. Đám tang làm theo kiểu xưa, có mời


hàng kèn về thổi những bài nhạc đám ma suốt ngày đêm Tôi ngồi trên gác nghe nhạc
tang buồn không thể nói được. Mỗi câu nhạc len thấm vào từng thớ thịt, thớ da của
mình. Rồi đến buổi chiều đưa đám tang đi, tôi cũng có đi đưa đám. Có hai hàng cờ đen
do người phu cờ bận toàn đen đi trước, cái xe tang cũng phủ toàn màu đen, mà con ngựa
kéo xe tang cũng được phủ tấm vải đen lên mình nó. Người ngồi xe tang điều khiển
ngựa cũng bận toàn đồ đen và điệu nhạc đám ma thì buồn xé gan xé ruột, nhất là trong
buổi chiều gió lạnh hiu hắt, chân trời xám xịt thì có thể nói là buồn “tận thế”. Trên gác
Hàng Than số 40, Huy Cận thuê, ông viết bài thơ Nhạc sầu và in trên báo Ngày nay
(8)
.
Như vậy những quan hệ ngoài văn bản này hình thành dưới những ký hiệu. Không ai
phủ nhận bài thơ là công trình tạo tác của tác giả, nhưng nếu quên đi những ký hiệu văn
hóa, tâm lý thì tác phẩm sẽ hiện ra trong một màu sắc không phải như thế. Nó chỉ còn là
điểm dừng của một phác thảo, mọi quá trình biến mất. Tính liên văn bản phụ thuộc vào
trình độ, thái độ người đọc, người tiếp nhận. Cùng một văn bản, các đối tượng tiếp nhận
sẽ đưa ra những giá trị, ý nghĩa rộng hẹp khác nhau. Điều này không thể tránh khỏi “sự
đọc” vượt thoát ý đồ tư tưởng của tác giả như trường hợp đối với thơ Vương An Thạch
và thơ Lê Khắc Thiền đã nói ở trên. Nhà thơ cũng tùy thuộc vào nội lực tài năng của
mình ký hiệu lại quá trình hình thành văn bản. Tác phẩm nghệ thuật thế nào không phải
chỉ là chủ quan mà được khách quan hóa bởi người viết. Trong nghệ thuật, thơ và nhạc
luôn nương tựa nhau, nâng đỡ nhau. Nói thơ, đọc thơ, ngâm thơ, hát thơ, trình diễn thơ
thường có nhạc trợ giúp. Nhiều trường hợp nhờ thơ để tạo giai điệu cho nhạc. Nhiều
trường hợp nhạc sĩ cũng là “người viết thuê”, ký âm lại những mối quan hệ bên ngoài.
Bettôven (1770-1822), nhạc sĩ thiên tài người Đức, sáng tác bản Sônat số 14 (Sônat Ánh
trăng) trong một đêm đi dạo và vào thăm cô gái mù vừa chơi rất tuyệt một bản nhạc của
ông trong ngôi nhà nhỏ tồi tàn. Ngọn nến đơn độc bỗng nhiên tắt ngấm, qua cửa sổ ánh
trăng tràn ngập ngôi nhà. Ánh trăng, những vì sao lấp lánh là nguồn cảm hứng, là những
cấu trúc tác động hình thành bản Sônat Ánh trăng ngay trong đêm ấy.
Từ bài Đêm đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương gợi ra nhiều ý nghĩa của cấu
trúc ngoài văn bản:

Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm đông, bên song, ngẩn ngơ, kìa ai mong chồng
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng
Gió nghiêng chiều say, gió lay ngàn cây, gió nâng thuyền mây
Gió reo sầu riêng, gió đau niềm riêng, gió than triền miên
Đêm đông, ôi ta nhớ nhung đường về xa xa
Đêm đông, ta mơ giấc mơ gia đình yêu thương
Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai thấu tình cô lữ đêm đông không nhà?
(9)
.
Tác giả ký hiệu một đêm ba mươi Tết phải ở lại Hà Nội, không có tiền về quê
ăn Tết cùng gia đình, đêm giao thừa dạo phố, qua Khâm Thiên. “Nghe tiếng chân qua
đường, cô gái vội bước ra nhìn, rồi thất vọng quay lại, ghé mình soi vào gương treo
cạnh cửa, từ từ đưa cánh tay trần lên vuốt mái tóc”. Tác giả kể tiếp: “Phòng trọ bé
nhỏ của tôi chỉ có một cửa sổ. Hai cánh bằng gỗ chỉ khép được kín trong mùa mưa
ẩm. Đến mùa heo may như đêm nay qua các khe hở, gió than vãn suốt đêm, lúc vi vi
nhẹ nhàng như tiếng sáo, lúc rít lên từng hồi, não nuột, da diết. Đêm ấy tôi trăn trở
với ý đồ sáng tác và đã dành hẳn một đoạn giữa điệp khúc cho lời của gió. Trong đó
tôi không quên ghi lại hình ảnh cô gái Khâm Thiên tối hôm ấy. Còn những chuyện
chinh phu, chinh phụ phong trần tha hương là do chịu ảnh hưởng của sách báo Tự lực
văn đoàn”. Thế thì cái đêm giao thừa ấy đã gợi hứng cho ca từ, giai điệu bài hát Đêm
đông, nhạc sĩ ghi lại, hoàn chỉnh.
Roland Barthes và Julia Kristeva, học trò của ông, người sáng tạo ra thuật ngữ
“liên văn bản” đều nhấn mạnh đến tính đa nghĩa, đa tầng của văn bản, đặt trọng tâm vào
độc giả chứ không phải tác giả. Mỗi văn bản là giao điểm của nhiều văn bản từ những
trình độ văn hóa, màu sắc văn hóa khác nhau, mỗi văn bản lại dẫn đến những văn bản.
Vậy thì trước một văn bản nên như thế nào?
Có ba cách ứng xử:

- Văn bản với giá trị chức năng tự thân ổn định. Ý tưởng của chủ thể sáng tạo
trùng hợp với ngôn ngữ thể hiện, diễn ngôn được công nhận là chuẩn mực, văn bản có
tính tự trị khép kín.
- Văn bản chỉ là một gợi ý dẫn dụ đến những văn bản khác, văn bản nào cũng là
“liên văn bản”.
- Văn bản chỉ là một phác thảo. Những cấu trúc ngoài văn bản, các mối quan hệ
ngoài văn bản sẽ cung cấp cho cách hiểu văn bản và làm hiện lên quá trình hình thành
văn bản. Từ chủ thể, tác giả trở thành “người viết thuê”.
Cách thứ nhất văn bản nằm ở điểm dừng, điểm chết. Văn bản là duy nhất. Ý
nghĩa, giá trị của văn bản nằm ở chính bản thân nó.
Cách thứ hai văn bản là một giao điểm, tỏa đi mọi hướng lan tới vô cùng, phát tán
muôn màu ý nghĩa giá trị tác phẩm, từ văn bản đến những văn bản khác như trò chơi
Rubic, quên đi vai trò tác giả, đưa đến “Cái chết của tác giả” (tên một bài viết của
Roland Barthes).
Cách thứ ba, văn bản là điểm hội tụ, thu hút mọi ký hiệu tạo vóc dáng tác phẩm
nghệ thuật. Văn bản bao giờ cũng có một giá trị, ý nghĩa tương đối trong ý tưởng ban
đầu và chuyển dịch dần theo những đối tượng tiếp nhận, trạng thái tâm lý xã hội mà nó
tồn tại. Chúng ta giữ lại vai trò kiến trúc sư công trình và những cộng sự của tác giả mới
thấy được quá trình hình thành tác phẩm nghệ thuật trong quan hệ cấu trúc văn bản và
cấu trúc ngoài văn bản. Vấn đề không phải là “ăn chia” mà là cần có cái nhìn công bằng
thỏa đáng về tác giả.
Trong thực tế tiếp nhận, người đọc nhiều khi không chú ý, không biết đến những
cấu trúc ngoài văn bản đã đưa ra những nhận xét, khái quát thiếu thuyết phục, có khi làm
nghèo, làm lệch ý nghĩa giá trị văn bản. Không nên huyền bí hóa, cũng không nên đơn
giản hóa quá trình sáng tạo nghệ thuật. Giải mã văn bản làm rõ quan hệ tác giả - tác
phẩm - người đọc luôn là cách ứng xử đòi hỏi lý luận văn học hiện đại tiếp tục dành
nhiều thời gian



×