Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

VIỆT NAM BƯỚC ĐẦU ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1976 - 1986)_1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.85 KB, 9 trang )

VIỆT NAM BƯỚC ĐẦU ĐI LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI (1976 - 1986)


Bài này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội trong 10 năm đầu sau khi hoàn thành thống nhất đất
nước về Nhà nước. Bốn tháng sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải
phóng, vào tháng 9-1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III)
triệu tập Hội nghị lần thứ 24 để quyết định nhiệm vụ cách mạng cả nước
trong thời kì mới.

Hội nghị nêu rõ cả nước có chung nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ
nghĩa, nhưng trong thời kì đầu, do những đặc điểm riêng, cách mạng
mỗi miền có những yêu cầu khác nhau. Miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa; miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ
nghĩa và xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta được Đảng chính thức đề ra từ Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IV; sau đó tiếp tục được bổ sung, điều chỉnh và
phát triển trong các Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc.

I- Đại hội đại hiểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và kế hoạch Nhà
nước 5 năm (1976-1980)

1- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976)

Hơn 16 năm kể từ Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III (9-1960),
nhân dân ta đã vượt qua những thử thách cực kì nghiêm trọng và giành
được thắng lợi vẻ vang. Đất nước ta sạch bóng quân xâm lược và đã
hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.



Đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng cả nước, Đảng ta quyết định triệu
tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, từ ngày 14 đến ngày 20-12-
1976 tại thủ đô Hà Nội.

Sau bài diễn văn khai mạc của Tôn Đức Thắng, Đại hội đã thảo luận và
thông qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Lê
Duẩn trình bày; Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ
yếu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980) do Phạm Văn Đồng
trình bày; Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ
Đảng do Lê Đức Thọ trình bày.

Trên cơ sở phân tích tình hình mọi mặt của đất nước, Báo cáo chính trị
nêu lên 3 đặc điểm lớn:

Một là, "Nước ta vẫn ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn
phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" .Đây là đặc điểm lớn nhất của nước ta
trên bước đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm này đã quy định cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một quá trình biến đổi cách
mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để; đồng thời cũng quy định tính chất
lâu dài, khó khăn và phức tạp của quá trình đó.

- Hai là, cả nước hoà bình, độc lập và thống nhất đang tiến lên chủ nghĩa
xã hội với nhiều thuận lợi, song cũng còn nhiều khó khăn do hậu quả
chiến tranh và các tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới gây ra. - Ba là,
hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, song cuộc đấu tranh "ai thắng ai" giữa cách
mạng và phản cách mạng còn rất gay go và phức tạp. Những đặc điểm
trên đều tác động
mạnh đến quá trình biến đổi của cách mạng nước ta. Vì vậy, bản Báo

cáo chính trị đã xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta là: "Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm
chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách
mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học-kĩ thuật,
cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học-kĩ thuật là
then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung
tâm của cả thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ
tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa,
xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa;
xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không
ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an
ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam
hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào
cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và chủ nghĩa xã hội" .

Trên cơ sở đường lối chung, Báo cáo chính trị nêu lên đường lối kinh tế
của nước ta trong suốt thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là "Đẩy
mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ
thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên
sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một
cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết
hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu
kinh tế công nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát
triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa
phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển
lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ
sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ phân
công, hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ
sở chu nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh

tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên
cùng có lợi; làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ
nghĩa có kinh tế công-nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học, kĩ
thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh
phúc" .

Báo cáo chính trị đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch phát
triển kinh tế và vân hoá (1976 - 1980) nhằm hai mục tiêu vừa cơ bản vừa
cấp bách là bảo đảm nhu cầu của đời sống nhân dân, tích luỹ để xây
dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Muốn vậy, phải ra
sức thực hiện các nhiệm vụ phát triển vượt bậc về nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, giải quyết một cách vững chắc nhu cầu của cả nước
về lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thông dụng Đại hội quyết
định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam
và thông qua Điều lệ sửa đổi của Đảng. Đại hội bầu Ban Chấp hành
Trung ương mới do Lê Duẩn làm Tổng Bí thư. Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV của Đảng là đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng
dân tộc, là đại hội mở đầu thời kì cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

2- Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980)

Mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) là phát triển và cải
tạo kinh tế - văn hoá, phát triển khoa học - kĩ thuật nhằm xây dựng một
bước cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành
cơ cấu kinh tế mới trong cả nước, chủ yếu là cơ cấu công - nông nghiệp,
cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động.
Để đạt được những mục tiêu cơ bản ấy, Đảng ta chỉ rõ: Trong 5 năm
(1976 - 1980), phải "tập trung cao độ sức của cả nước, của các ngành,
các cấp tạo ra một bước phát triển vượt bậc về công nghiệp; ra sức đẩy
mạnh lâm nghiệp, ngư nghiệp; phát triển công nghiệp nhẹ và công

nghiệp thực phẩm (bao gồm cả tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp)
nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu của cả nước về lương thực, thực
phẩm và một phần quan trọng hàng tiêu dùng, cải thiện một bước đời
sống vật chất và văn hoá của nhân dân, tạo tích luỹ cho công nghiệp hoá
xã hội chủ nghĩa" .

Kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 có vị trí hết sức quan trọng, bởi vì nó vừa
phải giải quyết những hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh và của
chủ nghĩa thực dân mới , vừa phải tổ chức lại nền kính tế vốn nghèo nàn,
lạc hậu, xây dựng một bước nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong cả
nước, đặt cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp hoá nước nhà. Kế hoạch 5
năm được tiến hành trong hoàn cảnh có rất nhiều khó khăn, trở ngại.
Vừa ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mĩ kéo dài trên 20 năm với bao hậu
quả nặng nề còn để lại, nhân dân ta phải liên tiếp đương đầu với cuộc
chiến tranh xâm lược ở biên giới phía Tây Nam và phía Bắc Tổ quốc,
phải chống lại kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù
địch cùng với chính sách cấm vận của đế quốc Mĩ . Không những thế,
thiên tai lớn liên tiếp xảy ra trong các năm 1977, 1978 đã gây nên những
thiệt hại không nhỏ đối với sản xuất.

Trải qua 5 năm thực hiện, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng trên các lĩnh vực khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá. Về khôi
phục và phát triển kinh tế. Sau 5 năm phấn đấu gian khổ, đến năm 1980,
những hậu quả nặng nề do chiến tranh và thiên tai gây ra đã được khắc
phục.

Các cơ sở kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải bị địch
phá hoại trước đây về cơ bản đã được khôi phục và bước đầu phát triển.
Năng lực sản xuất của các ngành kinh tế được tăng cường một bước.
Trong công nghiệp, nhân dân ta xây dựng thêm nhiều nhà máy mới về

điện, xi măng, cơ khí động lực, đường, giấy, kéo sợi Sản xuất trong
công nghiệp được bổ sung thêm 100.000 kw điện, 2 triệu tấn than, 50
vạn tấn xi măng1. Nhiều công trình đang xây dựng (nhà máy xi măng,
nhà máy điện, cơ khí động lực, cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền, các
nhà máy đường, nhà máy giấy ) sẽ đưa vào sản xuất trong những năm
1981 - 1985.

Hệ thống giao thông vận tải được khôi phục và xây dựng thêm, gồm
1.700 km đường sắt, 3.800 km đường ô tô, 30.000 mét cầu, 4.000 mét
bến cảng 1. Đáng chú ý là tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam, sau
30 năm bị gián đoạn, đã trở lại hoạt động bình thường. Trong nông
nghiệp, nhờ tăng cường các biện pháp khai hoang, thâm canh tăng vụ,
diện tích gieo trồng được
mở rộng thêm gần 12 triệu hécta. Với kết quả này, lao động xã hội bước
đầu được phân bố lại, thu hút hàng triệu lao động ở các vùng đông dân,
chủ yếu là ở các thành thị miền Nam và vùng đồng bằng Bắc Bộ, đi xây
dựng các vùng kinh tế mới (chủ yếu là vùng đồng bằng sông Cửu Long,
miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên). Sản xuất nông nghiệp được trang
bị thêm 18.000
máy kéo các loại, đưa tỉ lệ cơ giới hoá làm đất lên 25% diện tích gieo
trồng .

Về cải tạo quan hệ sản xuất:

Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh với tốc độ nhanh
trong các vùng mới giải phóng ở miền Nam. Cuộc đấu tranh nhằm xoá
bỏ tư sản mại bản được tiến hành từ cuối năm 1975 và đến giữa năm
1976 thì hoàn thành. Tiếp đó là công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối
với công thương nghiệp tư bản tư doanh được tiến hành theo phương
châm cải tạo kết hợp với xây dựng và tổ chức tại sản xuất. Đến giữa năm

1979, công cuộc cải tạo đối với bộ phận tư sản dân tộc căn bản hoàn
thành. Trong công nghiệp, chúng ta đã chuyển quyền sở hữu 1.500 xí
nghiệp tư bản loại lớn và vừa, rồi sắp xếp lại thành 650 xí nghiệp quốc
doanh và công tư hơn doanh, chiếm 70% tổng giá trị sản lượng công
nghiệp toàn miền Nam. Các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp
cũng được sắp xếp và tổ chức lại.

Đại bộ phận giai cấp nông dân được tổ chức đi dần vào con đường làm
ăn tập thể xã hội chủ nghĩa được các hình thức thích hợp (tổ đoàn kết
sản xuất, tập đoàn sản xuất và hợp tác xã sản xuất). Đến cuối năm 1979,
toàn miền Nam đã xây dựng được hơn 600 hợp tác xã sản xuất 9.000 tập
đoàn sản xuất và hàng ngàn tổ đoàn kết sản xuất.

Về văn hoá - giáo dục - y tế:

Công cuộc xây dựng nền văn hoá mới được triển khai trong cả nước.
Văn hoá phản động, lạc hậu, đồi trụy do chế độ cũ để lại ở miền Nam
được loại trừ từng bước. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể
thao ngày càng mang tính chất quần chúng rộng rãi. Các ngành Văn học,
Nghệ thuật, Khoa học xã hội, Thông tin, Báo chí kịp thời phản ánh
nhiệm vụ chính trị, làm
sáng rõ quan điểm, đường lối của Đảng.


×