Hiện tượng truyện cũ viết lại
trong văn học Trung Quốc hiện đại
(Nhìn từ lí thuyết liên văn bản)
Liên văn bản
(1)
(Intertexuality) là khái niệm do nhà ký hiệu học - nhà phê bình
chủ nghĩa nữ quyền người Pháp Julia Kristeva đề xuất lần đầu tiên vào cuối những năm
60 của thế kỉ XX. Tiếp sau những trường phái lý thuyết mang tính “cách mạng” như chủ
nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu cấu trúc, hậu hiện đại, phê bình nữ quyền,… lý thuyết liên
văn bản đã đột phá mạnh mẽ vào lĩnh vực nghiên cứu lý luận và tạo thành một phạm vi
thuật ngữ phê bình, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sáng tác và nghiên cứu văn
học. Lý thuyết liên văn bản chú trọng các ảnh hưởng văn bản hoá ngoại tại, tất cả các
ngữ cảnh, bất luận là chính trị, lịch sử, xã hội, tâm lý, nghệ thuật đều có thể thành quan
hệ “liên văn bản” với văn bản văn học (tức là mối liên kết hữu cơ giữa văn bản và các
“văn bản” khác ngoài nó). Bản thân lý thuyết liên văn bản đã đem các nhân tố hợp lý
trong phê bình văn học của chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa lịch sử mới, và cả chủ nghĩa
hậu hiện đại quy vào hệ thống của nó, có xu hướng hoàn thiện cho nó. Sự xuất hiện của
lý luận liên văn bản vào những năm 60 - 70 của thế kỉ XX đã làm thay đổi căn bản cách
hiểu về tác phẩm văn học, về mối quan hệ giữa các yếu tố: nhà văn - tác phẩm - người
đọc trước đây. Bản chất của tác phẩm văn học không gì khác là sự xếp chồng các văn
bản với nhau, và “bất kỳ văn bản nào cũng là liên văn bản” (R. Barthes). Mỗi văn bản đều
là sự kết nối của các văn bản khác, mỗi văn bản đều là sự hấp thu và chuyển đổi với các
văn bản khác, sự tham chiếu lẫn nhau giữa các văn bản đã hình thành nên một kết cấu
mạng lưới có tính mở rộng, từ đó cấu thành hệ thống mở rộng cực lớn của văn bản quá
khứ, hiện tại, tương lai và quá trình diễn biến của ký hiệu học văn học
(2)
.
Ở Trung Quốc, lý luận liên văn bản sau khi được tiếp nhận đã nhanh chóng thu hút sự
quan tâm của giới nghiên cứu và sáng tác văn học. Các bản dịch xuất hiện ngày càng nhiều
đã giới thiệu những nội dung cơ bản nhất về lý luận liên văn bản
(3)
. Đặc biệt từ thập niên 90
của thế kỉ XX lại nay, nhiều học giả Trung Quốc đã vận dụng lý luận này một cách khá phổ
biến vào việc tìm hiểu và khám phá lại các tác phẩm văn học cổ điển và hoạt động dịch thuật
thơ ca.
Khi bàn về liên văn bản, L.P. Rjanskaya cho rằng: liên văn bản có thể được diễn
giải như là “1/ thủ pháp văn học cụ thể; 2/ nguyên lý phổ quát của sự tồn tại của văn bản văn
học; 3/ hình ảnh “thế giới như văn bản”. Mỗi kiểu liên văn bản có thể tồn tại trong văn bản
một cách tự thân hay kết hợp với hai kiểu kia, là yếu tố xác định văn bản phù hợp với ý đồ
của tác giả hoặc có thể do độc giả hay nhà phê bình mang lại mà tác giả không biết”
(4)
. Xét
theo sự diễn giải này, hiện tượng truyện cũ viết lại trong văn học Trung Quốc hiện đại cũng là
một dạng liên văn bản. Nói cụ thể hơn, nó là một thủ pháp văn học xác định (trích dẫn, ám
chỉ, bình giải, nhại, bắt chước, vay mượn); có nghĩa là đòi hỏi sự hiện diện của văn bản gốc
đã có trước và xu hướng của tác giả sử dụng văn bản gốc đó.
Việc xác định một tên gọi chính xác nhất và đầy đủ nhất cho hiện tượng viết lại
các truyện cũ, viết lại các kinh điển không quá khó khăn nhưng vẫn chưa có sự thống
nhất. Ở Trung Quốc, người ta dùng khá nhiều thuật ngữ để nói về hiện tượng này
như: cố sự tân biên (), trùng tân cải biên (), cải biên (), cải
tả (), tái sáng tác ()… trong đó được sử dụng phổ biến nhất là hai thuật
ngữ: cải tả hay trùng tả (viết lại) và cố sự tân biên (truyện cũ viết lại).
Viết lại
(5)
vốn là hiện tượng văn học rất phổ biến trong lịch sử. Hiểu đơn giản,
đây là một loại hình sáng tác - một phương thức cải biến các tác phẩm văn học đã có từ
trước. Viết lại bao gồm các hình thức: viết lại (), viết thu gọn (), viết mở rộng
(), trích dẫn, vay mượn. Khi viết mở rộng (), người viết có thể phát huy trí tưởng
tượng của bản thân, làm cho các tình tiết sinh động, phong phú hơn, song không tách rời
khỏi nội dung hạt nhân của văn bản gốc. Viết lại (cải tác) “cũng có thể xem là một cách
diễn giải văn học. Khảo sát tác phẩm văn chương cùng việc tiếp nhận nó qua hình thức
cải tác mở ra một hướng tiếp cận mới. Tiếp cận liên văn bản (intertextual approach) đặt
văn bản trong một mạng lưới mới của những quan hệ với các văn bản khác”
(6)
.
Trước hết xin nói về thuật ngữ « Cố sự tân biên » mà chúng tôi xem là biểu hiện
dễ thấy nhất của hiện tượng liên văn bản. Cố sự tân biên
(7)
là tên một tác phẩm nổi tiếng
của Lỗ Tấn được xây dựng trên cơ sở các thần thoại, truyền thuyết và lịch sử Trung
Quốc cổ đại. Trong quá trình “làm mới” lại (tân biên) các “truyện cũ” (cố sự), Lỗ Tấn
đặc biệt quan tâm đến trạng thái sinh tồn cùng nỗi cô đơn, tuyệt vọng của con người
trong cuộc sống, từ đó tiến hành phản tư đối với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Hay
nói cách khác, nhà văn sử dụng chính truyền thống để phản tư truyền thống. Về sau “cố
sự tân biên” trở thành một thuật ngữ văn học được sử dụng tương đối phổ biến ở Trung
Quốc chỉ sáng tác văn học theo hình thức viết lại, làm mới lại các truyện cũ. Trong bài
viết này, chúng tôi chủ yếu sử dụng thuật ngữ cố sự tân biên để xem xét một hiện tượng
văn học mà lý thuyết văn học ở phương Tây coi là một trong những biểu hiện của “liên
văn bản”.
Cố sự tân biên thường lấy hình thức tiểu thuyết để viết lại một cách có ý thức các
thần thoại, truyền thuyết, nhân vật, điển tích, văn hiến lịch sử cổ đại, v.v… Tiểu thuyết
theo thể cố sự tân biên xuất hiện sớm nhất vào thời Mãn Thanh, với hai tác phẩm đại
diện là: Tân kính hoa duyên
(8)
của Trần Tiếu Lô, và Tân thạch đầu ký
(9)
của Ngô Kiển
Nhân. Cố sự tân biên dần trở thành một phương thức sáng tác độc đáo và là thể văn có
sức sống đặc biệt trong lịch sử văn học Trung Quốc thế kỉ XX.
Đặc điểm lớn nhất của kết cấu trần thuật của tiểu thuyết viết lại là phá vỡ quan
niệm không gian - thời gian cố hữu, kết hợp cổ kim, chuyện cũ - chuyện mới, làm thành
một loại kết cấu trần thuật “chưa hoàn thành”, vừa tác động vào trí nhớ của người đọc
(về những điều đã biết) vừa khơi gợi trí tưởng tượng và cảm nhận mới của họ. Theo
Gérard Genette, cái gọi là intertextualité (liên văn bản) được phân thành 2 dạng rạch ròi:
văn nhại, phỏng theo và trích dẫn, đạo văn, bóng gió. Có thể tạm xếp cố sự tân biên vào
loại thứ nhất. Cũng cần nói thêm rằng, hiện nay Game online (trò chơi trên mạng
Internet, như: Tru Tiên Online, Kim Bình Mai Online, ) cũng là một hình thức liên văn
bản độc đáo và hiện đại. Các trò chơi này tái hiện các truyện cũ (chủ yếu là truyện kiếm
hiệp) thông qua những hình ảnh động và qua tương tác giữa người chơi với thiết bị (máy
tính, điện thoại di động) và giữa các người chơi với nhau. Hình thức liên văn bản này
đòi hỏi “người đọc” phải nắm được “luật chơi”, cùng lúc vận dụng nhiều thao tác (tư
duy, hoạt động: tay, mắt, tai).
Ở Trung Quốc, một trong những tác giả tiêu biểu, có vai trò “mở đường” cho thể
văn cố sự tân biên hiện đại là nhà văn Lý Bích Hoa, với tác phẩm nổi tiếng Thanh xà
(10)
.
Tác phẩm này xuất phát từ góc nhìn nữ tính độc đáo, phục hưng lại câu chuyện truyền kì
về bạch xà, qua đó đánh giá lại văn hóa truyền thống bằng cái nhìn hiện đại, giải cấu
trúc ý nghĩa văn hóa của văn bản cố định, đồng thời biểu đạt tình cảm và khuynh hướng
thẩm mĩ của bản thân tác giả. Thanh xà trực tiếp viết lại truyền thuyết dân gian Bạch xà
truyện, hoàn toàn đứng về phía quan niệm của người hiện đại để khắc họa mâu thuẫn cơ bản
nhất giữa con người, yêu quái và Phật khi đối diện với tình yêu. Trong câu chuyện Thanh xà,
“tân biên” chủ yếu thể hiện ở chỗ: cải biến một số nhân tố trần thuật và hình tượng nhân
vật
(11)
.
Cố sự tân biên, nói một cách đơn giản chính là bình cũ rượu mới. Đặc trưng của
nó là làm phong phú thêm các truyện ngụ ngôn, đồng thoại, thần thoại, các nhân vật kinh
điển, hoặc các câu chuyện vốn đã quen thuộc, cung cấp cho chúng tinh thần hiện đại, để
làm nên những câu chuyện mới. Về cách viết loại văn này, trước hết phải nắm vững văn
bản gốc (cố sự), trên cơ sở đó triển khai hợp lý phần tưởng tượng, như tâm lý, tình
tiết…, nhưng lại không thể tự do phóng bút “vô điều kiện”; hai là phải tìm tòi cái mới,
tuyệt đối không quá nệ cổ; ba là phải liên kết các chủ đề nội dung lại với nhau, không
thể tùy hứng mà rời xa chủ đề gốc; bốn là phải tạo quan hệ với hiện thực. Các văn bản
truyền thống được “khám phá” lại, được viết lại bởi một tác giả khác ở một thời khác, tức là
được đưa vào một khung cảnh văn hóa khác, do đó có thêm những nghĩa mới. Văn bản mới
được đọc khác đi không chỉ nhờ khung cảnh văn hóa mới, mà còn nhờ khung cảnh của sự
sáng tạo riêng. Nếu chỉ lặp lại, trích dẫn những văn bản của người khác thì không thể đạt
được sự mở rộng ý nghĩa.