Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị dự phòng ở phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 97 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
I HC HU

TRNG I HC Y - DC






TRNG NH SN









NGHIêN CứU đặC đIểM LâM SàNG, CậN LâM SàNG
Và đIềU TRị Dự PHòNG ở PHụ Nữ MANG THAI
NHIễM VIRUS VIêM GAN B







LUN N CHUYấN KHOA CP II






Chuyờn ngnh: Sn Khoa









HU 2012
2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƢỢC ĐẶC ĐIỂM VIRUS VIÊM GAN B
1.1.1. Đại cƣơng
1.1.2. Hình thể và cấu trúc, các đặc điểm sinh học
1.1.3. Khả năng gây bệnh
1.1.4. Các kháng nguyên- kháng thể và ý nghĩa
1.1.5. Các dấu ấn thăm dò tình trạng hoạt động của virus viêm gan B:
1.2. DỊCH TỂ HỌC VỦA BỆNH VIÊM GAN VIRUS B
1.2.1. Tình hình nhiễm virus viêm gan B trên thế giới.
1.2.2. Tình hình nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam

1.3. SƠ LƢỢC SINH LÝ BỆNH CHỨC NĂNG GAN, ĐẶC ĐIỂM
LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ DỰ PHÒNG
1.3.1. Sơ lƣợc sinh lý bệnh chức năng gan
1.3.2. Triệu chứng và chẩn đoán của nhiễm HBV:
1.3.3.Viêm gan cấp tính:
1.3.4. Viêm gan mạn tính
1.3.5. Viêm gan virus và thai nghén
1.4. ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B
1.4.1. Điều trị và dự phòng nhiễm viêm gan virus B
1.4.4. Các nhóm thuốc
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
VỀ VIÊM GAN VIRUS B VÀ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG
1.5.1. Các nghiên cứu trong nƣớc
3.2. CÁC NGHIÊN CỨU Ở TRÊN THẾ GIỚI
3


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.3. Các bƣớc tiến hành
2.3. DỤNG CỤ VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đối với mẹ:
2.3.2. Đối với con:
2.3.3.Phƣơng pháp tiến hành
2.3.4. Biến số nghiên cứu:
2.3.5. Kỹ thuật xét nghiệm

2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm của thai phụ
3.1.3. Thai phụ nhiễm HBeAg
3.2. ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng của sản phụ mang thai nhiễm VRVG B
3.2.3. Triệu chứng cận lâm sàng ở phụ nữ mang thai nhiễm VRVGB
3.3. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG Ở SẢN PHỤ NHIỄM VRVGB
3.3.1. Yếu tố nguy cơ của thai phụ
3.3.2. Dự phòng băng huyết sau sinh cho mẹ.
3.3.3. Tỷ lệ số con sống số con sống
3.3.5. Biến chứng con có mẹ nhiễm HbsAg
4

3.3.6. Tiêm Hepabig cho trẻ sơ sinh
3.3.7. Tác dụng phụ của Vaccin
Chƣơng 4. BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
4.1.1. Đặc điểm của thai phụ
4.1.2. Đặc điểm của con
4.1.3. Thai phụ nhiễm HBeAg và mối nguy cơ
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA SẢN PHỤ
NHIỄM HBsAg và HBeAg DƢƠNG TÍNH TRƢỚC KHI SINH
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng của sản phụ mang thai nhiễm VRVG B
4.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng của sản phụ mang thai nhiễm VRVG B
4.3. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG Ở SẢN PHỤ NHIỄM VRVGB
4.3.1. Yếu tố nguy cơ và dự phòng băng huyết sau sinh của mẹ
4.3.2. Phƣơng pháp sinh ở mẹ và biến chứng ở con có mẹ nhiễm HbsAg
4.3.3. Tiêm Hepabig và vaccin VGB cho trẻ sơ sinh

KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5

MỤC LỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các kháng nguyên và kháng thể của virus viêm gan B
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi của phụ nữ mang thai
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Bảng 3.3. Phân bố theo trình độ học vấn
Bảng 3.4.Tiểu sử nội, ngoại khoa
Bảng 3.5. Số con hiện có trƣớc sinh
Bảng 3.6. Giới của trẻ
Bảng 3.7. Cân nặng của trẻ sơ sinh
Bảng 3.8. Tỷ lệ thai phụ nhiễm HBeAg
Bảng 3.9. Tỷ lệ HBeAg dƣơng tính theo nhóm tuổi .
Bảng 3.10.Triệu chứng lâm sàng của sản phụ có HBsAg+, HBeAg+
Bảng 3.11. Chỉ số hồng cầu theo sản phụ nhiễm HBsAg+,HBeAg+
Bảng 3.12. Chỉ số Hb theo sản phụ nhiễm HBsAg+,HBeAg+
Bảng 3.13. Thời gian máu chảy- máu đông.
Bảng 3.14. Thời gian máu đông.
Bảng 3.15. Nồng độ trung bình men SGOT ở sản phụ
nhiễm HBsAg và HbeAg
Bảng 3.16. Nồng độ trung bình men SGPT ở sản phụ
nhiễm HBsAg và HbeAg
Bảng 3.17. Trị số huyết áp của thai phụ
Bảng 3.18. Nguy cơ thai phụ
Bảng 3.19. Phƣơng pháp sanh

Bảng 3.20. Dự phòng băng huyết sau sinh cho mẹ
Bảng 3.21. Tỷ lệ số con sống số con sống
Bảng 3.22. Biến chứng con có mẹ nhiễm HBsAg
Bảng 3.23. Tỷ lệ con đƣợc tiêm 1 mủi Hepabig trong vòng 72 giờ.
6

Bảng 3.24.Tỷ lệ con đƣợc tiêm 1 mủi vacxin VGB và trong vòng 24 giờ đầu. .
Bảng 3.25. Tỷ lệ con đƣợc tiêm đủ 3 mủi vacxin viêm gan B
Bảng 3.26. Số trẻ điều trị dự phòng Hipabig và VGB đủ
Bảng 3.27. Kết quả xét nghiệm HBsAg con có dự phòng Hepabig
và vacxin B
Bảng 3.28. Tác dụng phụ của Hepabig
Bảng 3.29. Tác dụng phụ của Vaccin VGB


7

MỤC LỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi của phụ nữ mang thai
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo trình độ học vấn
Biểu đồ 3.4. Tiểu sử nội, ngoại khoa
Biểu đồ 3.5. Giới của trẻ
Biểu đồ 3.6. Cân nặng của trẻ sơ sinh
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ thai phụ nhiễm HbeAg
Biểu đồ 3.8. Phƣơng pháp sanh
Biểu đồ 3.9. Phƣơng pháp sanh
Biểu đồ 3.10. Biến chứng con có mẹ nhiễm HbsAg
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ con đƣợc tiêm 1 mủi hepabig trong vòng 72 giờ.

Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ con đƣợc tiêm đủ 3 mủi vacxin viêm gan B
sau 6 tháng
Biểu đồ 3.13. Kết quả xét nghiệm HBsAg con có dự phòng Hepabig
và vacxin sau 6 tháng




MỤC LỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Virus viêm gan B
Hình 1.2. Tế bào miễn dịch với HBV
Hình 1.3.Hepatitis B Immune
Hình 1.4 . Thuốc Oxytocin
8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm virus viêm gan B (HBV) là một trong những bệnh nhiễm trùng
phổ biến. Theo ƣớc đoán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần một nửa dân
số thế giới sống trong vùng nhiễm virus viêm gan B cao; trong đó, có 2 tỉ ngƣời
đã bị nhiễm virus viêm gan B. Trong số 2 tỉ ngƣời nhiễm virus viêm gan B, có
từ 300- 400 triệu ngƣời nhiễm virus viêm gan B mạn tính và đặc biệt 20- 25%
ngƣời mang mầm bệnh mạn tính sẽ bị xơ gan hay ung thƣ gan [3], [10].
Tất cả mọi ngƣời đều có thể bị nhiễm virus này, nhƣng phụ nữ mang thai
là một trong những đối tƣợng dễ mắc bệnh hơn và diễn biến của bệnh cũng xấu
hơn.
Theo bản đồ dịch tễ của WHO, Việt Nam nằm trong vùng có tỷ lệ nhiễm
viêm gan B mạn tính rất cao. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này ở Việt Nam
là 10- 20%, trong đó, phụ nữ mang thai chiếm một phần không nhỏ. Kết quả

của một số nghiên cứu gần đây ở các địa phƣơng nhƣ TP Hồ Chí Minh, Nha
Trang, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Huế có từ 7,5%- 17% phụ nữ mang
thai bị nhiễm viêm gan B [1], [5] [6].
Khả năng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con rất cao. Nếu mẹ bị
nhiễm viêm gan B thì nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10% đến 90%. Đây là
đƣờng lây nhiễm nguy hiểm nhất. Những trẻ sơ sinh bị lây nhiễm viêm gan B
từ mẹ có nguy cơ bị nhiễm mạn tính đến 90%, và có thể 25% sẽ chết vì ung thƣ
gan và xơ gan [8], [10].
Khi một phụ nữ mang thai, gan cũng nhƣ mọi cơ quan, bộ phận trong cơ
thể đều có sự biến đổi do tình trạng thai nghén gây nên. Do cơ thể bị giảm sức
đề kháng, thai phụ dễ nhiễm bệnh hơn và với ngƣời đã ít nhiều có tổn thƣơng
gan thì tình trạng càng dễ xấu đi nhiều hơn.
9

Ngƣời có thai bị nhiễm virus viêm gan B thì chức năng gan sẽ bị suy
giảm thêm khiến cho sức khỏe của cơ thể càng giảm sút. Tình trạng đó sẽ ảnh
hƣởng đến việc nuôi dƣỡng thai nhi khiến cho thai dễ bị suy dinh dƣỡng, dễ bị
sảy thai, đẻ non và bản thân thai nhi cũng có thể bị nhiễm virus từ mẹ sang
ngay khi còn ở trong tử cung qua rau thai (tuy nhiên không nhiều vì bản thân
rau thai là một hàng rào có tác dụng ngăn chặn mọi tác nhân gây bệnh đi vào
thai khá hiệu quả) và nhiều nhất là trong quá trình sinh nở.
Ngƣợc lại, ảnh hƣởng của thai nghén đối với viêm gan sẽ làm cho bệnh
nặng hơn, chức năng gan bị suy giảm nhiều hơn, có thể dẫn đến biến chứng
nặng nhất của viêm gan là teo gan, khiến cho giảm sút thậm chí mất hết các yếu
tố đông máu, hoặc làm cho băng huyết không cầm đƣợc khi sảy hoặc đẻ. Cơ
thể cũng không còn khả năng chống độc nên dẫn đến hôn mê do nhiễm độc
gan.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị dự phòng ở phụ nữ mang thai nhiễm
virus Viêm Gan B” nhằm 2 mục tiêu:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở phụ nữ mang thai
nhiễm virus viêm gan B.
2. Đánh giá kết quả điều trị dự phòng ở sản phụ nhiễm virus viêm gan B.

10

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SƠ LƢỢC ĐẶC ĐIỂM VIRUS VIÊM GAN B
1.1.1. Đại cƣơng
Năm 1970, Baruch, Blumberg và cộng sự đã phát hiện kháng nguyên
Australia. Sau đó kháng nguyên Australia đƣợc xác định là kháng nguyên bề
mặt của hạt virus và năm 1976 đƣợc gọi là HBsAg (Hepatitis B surface
antigen).
Năm 1970, Dane đã phát hiện dƣới kính hiển vi điện tử các hạt nhỏ,
đƣờng kính khoảng 42 nm, chúng đƣợc gọi tên là các hạt Dane. Về sau các tác
giả nghiên cứu về virus viêm gan B (HBV) đã xác định hạt Dane là những hạt
virus hoàn chỉnh [3].
1.1.2. Hình thể và cấu trúc, các đặc điểm sinh học
1.1.2.1. Cấu trúc
HBV đƣợc xếp trong họ Hepadnaviridae. HBV là virus mang AND hai
sợi không khép kín, có trọng lƣợng phân tử 2 x 10
6
dalton, đƣợc cấu tạo bởi
3200 nucleotid, capsid có đối xứng hình khối, kích thƣớc khoảng 27 nm, bao
capsid dày khoảng 7 nm đƣợc cấu tạo bởi 3 protein cấu trúc: P lớn, P trung
bình và P nhỏ; bao tạo cho virus có hình cầu đƣờng kính 42 nm (đó là hạt
Dane).
Trên phần capsid có cấu trúc HBcAg và HBeAg. Trên bao ngoài có

kháng nguyên bề mặt HBsAg. Cấu trúc HBsAg có thể thay đổi để tạo thành
nhiều thứ týp (subtypes) khác nhau. Trong cấu trúc HBsAg của mọi HBV đều
có thành phần "a" là giống nhau còn các thành phần cấu trúc khác "y" hoặc "d"
v "w" hoặc "r" của các thứ týp là khác nhau. Các thành phần cấu trúc khác nhau
của HbsAg trong bốn thứ týp HBV (adr, adw, ayr, ayw) không có ý nghĩa gì về
11

Hình 1.1. Virus viêm gan B
lâm sàng, chúng chỉ cho thấy sự
khác biệt về gen và có ý nghĩa
khi nghiên cứu dịch tễ học.
- HBV còn có cấu trúc
AND polymerase và nó có thể
mang chức năng của
phosphokinase.
- Sự nhân lên các thành
phần cấu trúc của HBV có thể
thực hiện trên tế bào ngƣời,
động vật là khỉ, vƣợn và một số
động vật mới sinh. Sự nhân lên
của HBV có qua giai đoạn tạo
ARN trung gian (AND  ARN
 ADN).
Nhờ AND polymerase, HBV
tổng hợp đƣợc đầy đủ AND 2
sợi không khép kín (vòng) ở nhân tế bào. AND tích hợp vào nhiễm sắc thể của
tế bào gan một phần, còn một phần tự do làm khuôn mẫu tổng hợp mARN.
Dựa vào mARN này, các protein đƣợc tổng hợp và cả phần khiếm khuyết của
ADN virus cũng đƣợc tổng hợp. Phần ADN khiếm khuyết này lại đƣợc dùng
làm khuôn mẫu để tổng hợp nên sợi bổ sung AND genom virus. [3], [21].

1.1.2.2. Cấu trúc kháng nguyên
HBV có ba loại kháng nguyên chính:
- HBsAg: có sự thay đổi giữa các thứ týp, có trọng lƣợng phân tử thay
đổi từ 23.000 đến 29.000 dalton, giúp cho sự bám của virus vào tế bào gan.
12

- HBcAg có trọng lƣợng phân tử từ 18.000 tới 19.000 dalton. HbcAg chỉ
tồn tại trong tế bào gan, không tìm đƣợc trong máu ngƣời nhiễm HBV.
- HBeAg có cấu trúc thay đổi ở các thứ týp. Trọng lƣợng phân tử từ
16.000 đến 19.000 dalton. Kháng nguyên này cũng nhƣ HbsAg có thể tìm đƣợc
trong máu, huyết tƣơng bệnh nhân [3], [21].
1.1.2.3. Sức đề kháng
Với khả năng tồn tại cao, HBV bền vững với ether 20%, natri
desoxycholat, ở 4
o
C bền vững 18 giờ, 50
o
C trong 30 phút không bất hoạt, 60
o
C
trong 1 giờ cũng không bất hoạt nhƣng 60
o
C trong 10 giờ chỉ bất hoạt 1 phần.
HBV bị bất hoạt ở 100
o
C trong 5 phút, Formalin 1/4000 và 37
o
C trong 72 giờ.
Riêng kháng nguyên HBsAg ở -20
o

C tồn tại 20 năm.
1.1.3. Khả năng gây bệnh
HBV gây bệnh cho ngƣời lây lan bởi đƣờng máu qua nhiều phƣơng thức
truyền máu, tiêm chích, tình dục, mẹ truyền cho con.
Sau nhiễm trùng thời gian ủ bệnh trung bình là 50 tới 90 ngày, có thể từ
30-120 ngày. Bệnh cảnh lâm sàng thƣờng cấp tính, nhƣng không tạo dịch mà
chỉ tản mạn với sốt, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi.
Ngƣời ta thƣờng tìm thấy virus trong máu từ hàng tháng đến hàng năm.
Bệnh có thể trở thành mạn tính từ 5-10%. Cũng có ngƣời lành mang HBsAg.
Tỷ lệ tử vong trong giai đoạn cấp tính khoảng 1%. Nhƣng tai biến lâu dài là xơ
gan hay ung thƣ gan. HBV không lây qua đƣờng tiêu hóa. Thai nhi thƣờng lây
truyền với tỷ lệ cao qua những bà mẹ có HBsAg và HBeAg dƣơng tính
[3],[21].
1.1.4. Các kháng nguyên- kháng thể và ý nghĩa
1.1.4.1. Kháng nguyên bề mặt của HBV (HBsAg)
Kháng nguyên bề mặt VGB hiện diện trong huyết thanh cho biết tình
trạng đang nhiễm virus. Đây là dấu ấn đầu tiên của HBV, xuất hiện khoảng 2-
13

12 tuần sau khi tiếp xúc. Sự hiện diện của HBsAg là bằng chứng giá trị nhất
đang nhiễm HBV dù có hay không có triệu chứng lâm sàng.
Trong viêm gan virus B cấp, HBsAg đạt nồng độ cao nhất ở thời kỳ vàng
da rõ trên lâm sàng, rồi sau đó giảm dần nồng độ, có thể dƣơng tính kéo dài 1
đến 3 tháng và trở về âm tính khi men gan đã trở về bình thƣờng, nhƣng có
khoảng 5-10% HBsAg biến mất rất sớm trƣớc khi có triệu chứng lâm sàng và
có khoảng 28% trƣờng hợp giả âm tính khi triệu chứng lâm sàng đƣợc cải
thiện. Do đó khi bệnh nhân vào viện vì viêm gan cấp mà marker HBsAg (-) vẫn
không thể loại trừ viêm gan B cấp mà cần làm thêm marker AntiHBc type IgM
hay tìm HBV DNA.
Trong viêm gan mãn, HBsAg (+) kéo dài trên 6 tháng.

Thăm dò HBsAg bằng kỹ thuật ELISA hay RIA có thể phát hiện đƣợc
HBsAg ở nồng độ 0,1-0,5ng/ml. [9] , [26]
1.1.4.2. Kháng thể HBs (Anti HBs)
Miễn dịch với HBV biểu thị qua sự hiện diện của kháng thể đối với
HBsAg. Anti HBs là kháng thể trung hòa HBsAg, đƣợc sản xuất do đáp ứng
với tiêm chủng vaccin viêm gan B hoặc do nhiễm HBV tự nhiên.
Đây là dấu ấn tồn tại trong huyết thanh một thời gian dài vô hạn định.
Trong đa số các trƣờng hợp, Anti HBs bắt đầu xuất hiện khi HBsAg đã biến
mất, có thể thay đổi từ 1 đến 10 tuần có khi đến 6 tháng sau khi HBsAg biến
mất, hay khoảng 3 tháng sau khi bệnh khởi phát. Phần lớn bệnh nhân sẽ có
miễn dịch bảo vệ lâu dài với HBV. Tuy nhiên ở một vài bệnh nhân Anti HBs
chỉ thấy đƣợc thoáng qua hay không xuất hiện sau nhiễm HBV.
Trong khoảng thời gian giữa lúc HBsAg biến mất cho đến khi Anti HBs
xuất hiện gọi là khoảng trống huyết thanh. Cả 2 marker trên đều dƣơng tính
trong viêm gan virus thể bùng phát hay có sự hiện diện đồng thời nhiều phân
type khác nhau.
Việc phát hiện Anti HBs dựa vào kỹ thuật ELISA hay RIA. [8] ,[9]
14

1.1.5. Các dấu ấn thăm dò tình trạng hoạt động của virus viêm gan B:
1.1.5.1 Kháng nguyên HBe (HBeAg)
Ở những ngƣời virus HBV đang sao chép thƣờng có kháng nguyên của
virus (HBeAg). HBeAg có cùng nguồn gốc gen HBcAg, đƣợc tổng hợp vƣợt
trội trong giai đoạn virus nhân lên và là bằng chứng về tính lây nhiễm cao.
HBeAg xuât hiện sau HBsAg vài ngày và biến mất khi virus ngừng nhân
đôi.
HBeAg có giá trị về mặt tiên lƣợng:
+ HBeAg (-) là dấu báo hiệu khả năng biến mất HBsAg sau này, tuy
nhiên trong những trƣờng hợp đặc biệt có sự xuất hiện biến chủng precore,
HBeAg (-) nhƣng HBV DNA(+).

+ Nếu HBeAg tồn tại kéo dài trên 8 tuần khi bắt đầu có triệu chứng lâm
sàng sẽ là chỉ điểm sớm khả năng diễn biến sang giai đoạn mãn tính.
+ Tỷ lệ ngƣời mang HBsAg mãn không triệu chứng HBeAg (+) thay đổi
theo vùng dịch lƣu hành từ 10-40%, trong viêm gan B mãn thƣờng có HBeAg (+)
+ Ngƣời ta cũng nhận thấy rằng trong viêm gan cấp có HBeAg (+) thì
bệnh thƣờng diễn biến kéo dài và nặng hơn.
Xét nghiệm HBeAg bằng kỹ thuật ELISA hay RIA. [3], [9], [21]
1.1.5.2. Kháng thể HBe (Anti-HBe)
Ở những ngƣời mang HBV mạn sao chép thấp thƣờng có HBeAg (-) và
Anti-HBe (+) trong huyết thanh. Anti-HBe là kháng thể trung hòa HBeAg.
Khi Anti HBe chuyển từ âm sang dƣơng cũng là lúc HBeAg chuyển từ
dƣơng sang âm, hiện tƣợng này phản ánh virus viêm gan đã giảm hay chấm dứt
sự nhân đôi. Sự chuyển huyết thanh Anti-HBe có thể xảy ra một cách tự nhiên
10-15% mỗi năm hay đƣợc thúc đẩy nhanh chóng nhờ những thuốc kháng virus
(Lamivudin, Interferon…). Những ngƣời Anti-HBe (+) có thể còn HBsAg (+)
cả khi không còn phát hiện HBV DNA trong huyết thanh.
Thăm dò Anti-HBe bằng kỹ thuật ELISA hay RIA. [3], [9], [21]
15

1.1.5.3. Kháng thể kháng HBc (Anti-HBc)
Khi nhiễm virus tự nhiên, kháng thể đối với kháng nguyên lõi HBV
(Anti-HBc) đƣợc sản xuất. Anti-HBc đƣợc phát hiện trong nhiễm virus cấp
cùng với HBsAg và tiếp tục tồn tại sau khi bệnh thuyên giảm. Ở những ngƣời
có miễn dịch tự nhiên, Anti HBc thƣờng hiện diện cùng Anti-HBs. Những
ngƣời đã tiêm chủng, chƣa từng nhiễm HBV sẽ chỉ có Anti-HBs (+). Nếu đã
tiêm chủng nhƣng Anti-HBc (+) cho thấy có tình trạng nhiễm virus đột phá.
Con của ngƣời mẹ HBV (+) có thể có kháng thể một cách thụ động. [3], [9]
1.1.5.4. HBV DNA
Sự hiện diện của HBeAg trong huyết thanh thƣờng đi kèm với HBV
DNA, một chỉ thị khác của tình trạng sao chép và tính lây nhiễm HBV. Sự sao

chép này đƣợc đánh giá tốt nhất bằng phƣơng pháp định tính hay định lƣợng.
Trong viêm gan B cấp, HBV DNA biến mất trƣớc khi HBeAg (-) và
cũng thƣờng xuyên biến mất trƣớc hay cùng lúc với HBeAg.
HBV DNA có giá trị tiên lƣợng giống nhƣ HBeAg.
Bảng 1.1. Các kháng nguyên và kháng thể của virus viêm gan B
Tên
Ý nghĩa
Thời gian xuất hiện
HBsAg
Nhiễm HBV
2-4 tuần sau khi nhiễm
HBeAg
Sự nhân lên của virus
Cùng thời điểm HbsAg
Anti HBs
Kháng thể bảo vệ duy nhất,
sàng lọc trƣớc và kiểm tra sau
chủng ngừa
Xuất hiện sau HBsAg và tạo
nên cửa sổ huyết thanh
Anti HBc IgM
Nhiễm HBV giai đoạn cấp
Xuất hiện nhanh chóng sau
nhiễm virus
Anti HBc IgG
Kháng thể xuất hiện do nhiễm
virus tự nhiên
Xuất hiện nhanh sau HBsAg
và tồn tại lâu dài
Anti HBe

Sự nhân lên của virus chấm dứt
Xuất hiện khi HBeAg giảm
16

















Hình 1.2. Tế bào miễn dịch với HBV

1.2. DỊCH TỂ HỌC VỦA BỆNH VIÊM GAN VIRUS B
1.2.1. Tình hình nhiễm virus viêm gan B trên thế giới.
Ngƣời ta ƣớc tính hằng năm trên thế giới có khoảng 50 triệu ngƣời bị
nhiễm VVGB và có hơn 1 triệu ngƣời chết vì bệnh liên quan đến nhiễm
VVGB. Hơn một nữa dân số thế giới đã nhiễm VVGB. Hiện nay có khoảng
hơn 300 triệu ngƣời bị nhiễm VVGB mạn tính, chiếm 5% dân số thế giới.
Tình hình nhiễm VVGB thay đổi theo từng khu vực địa dƣ. Tuỳ theo
tỷ lệ ngƣời mang HBsAg mà ngƣời ta chia ra làm 3 khu vực chính:

- Vùng dịch lƣu hành cao: Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Phi.
HBV DNA
HBV
RNA
HBV
Cores
HBsAg
HBV
Peptides
HBV
antigen
Tế bào T
CD4

Tế bào T
CD8
+

Tế bào T
CD8
+

TNF
Interferon 


HBV
Điểu khiển sao
chép virus



MHC
Lớp I


MHC
Lớp II


MHC
Lớp I


HBV
Peptides
HBV đƣợc tái tạo trong tế bào gan sản xuất các virus HBsAg. Loại hạt có thể đƣợc thực hiện bởi các
tế bào kháng nguyên, làm suy giảm các protein virus peptide sau đó trên bề mặt tế bào liên kết các
phân tử MHC lớp I hoặc II. (Antigen-các tế bào cũng có thể xử lý và hiển thị các kháng nguyên virus
đƣợc đƣa lên bởi thực bào tế bào gan bị nhiễm.) Những kháng nguyên peptide này có thể đƣợc xác
lập bởi CD8 + hoặc CD4 + T tế bào, tƣơng ứng, Virus cụ thể CD8 + các tế bào T gây độc tế bào (với
sự giúp đỡ từ CD4 + T tế bào, mũi tên màu xanh lá cây) có thể nhận ra virus tigens trên MHC lớp
chuỗi tế bào gan bị nhiễm.
Phản ứng này có thể dẫn đến ly giải trực tiếp hoặc của các tế bào gan bị nhiễm bệnh hoặc bị ức chế
bởi interferon và TNF-, để điều khiển sao chép virus trong tế bào mà không trực tiếp làm chết
chết tế bào
17

+ Tỷ lệ ngƣời có HBsAg (+): 8 – 20 %
+ Tỷ lệ ngƣời có anti-HBs (+): 70 -95 %
+ Sự nhiễm VVGB chủ yếu xảy ra theo chiều dọc từ mẹ lây sang con

cho nên tuổi bị nhiễm từ rất sớm nhƣ ở trẻ sơ sinh. Do bị nhiễm ở tuổi còn nhỏ
nên nguy cơ mang virus mạn tính là rất cao. Ví dụ, theo các nghiên cứu ở
Trung Quốc, các tác giả ƣớc tính nhiễm virus trong giai đoạn bào thai ít nhất là
10%, trong lúc sinh khoảng 40% và lây nhiễm theo chiều ngang khác sau khi
sinh có một vai trò tƣơng đối nhỏ. Điều này đƣợc giải thích là do ở khu vực
này, 5-12% phụ nữ sắp sinh nở có HBsAg (+) và 30-50% số họ có mức độ
virus lƣu thông cao do có HBeAg (+) hoặc HBV-DNA (+).
- Vùng dịch lƣu hành trung bình: Địa Trung Hải, Đông Âu, Nga, Nam
Mỹ, Trung Cận Đông.
+ Tỷ lệ ngƣời có HBsAg (+): 2-7%
+ Tỷ lệ ngƣời có anti-HBs (+): 20-50%
+ Kiểu lây truyền thƣờng là phối hợp, nhƣng lây truyền qua đƣờng
quan hệ tình dục giữ vai trò quan trọng hơn.
- Vùng dịch lƣu hành thấp: Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc.
+ Tỷ lệ ngƣời có HBsAg (+): 0,1-0,5%
+ Tỷ lệ ngƣời có anti-HBs (+): 3-5%
+ Thƣờng xảy ra ở ngƣời trƣởng thành, lây qua đƣờng quan hệ tình
dục hoặc đƣờng máu, hiếm gặp ở trẻ em.
1.2.2. Tình hình nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam
Việt Nam đƣợc xếp vào vùng dịch tễ lƣu hành cao của VGVB. Theo
các nghiên cứu của nhiều tác giả ta có kết quả tỷ lệ nhiễm VVGB nhƣ sau:
- Hà Nội: theo Đào Đình Đức tỷ lệ HBsAg (+): 14%, anti-HBs (sau
nhiễm VVGB): 50% [10]. Theo Chu Thị Thu Hà, khi nghiên cứu mô tả cắt
ngang một số dấu án về virus VGB ở 1.300 phụ nữ có thai ở Hà Nội năm 2007
18

cho thấy tỉ lệ HBsAg(+) là 12,5%, dấu ấn HBeAg là 40,5%, dấu ấn antiHBc là
56,6%; dấu ấn AND-VGB (56,7%) [11], [12].
- Thái Bình: Khảo sát tỷ lệ lƣu hành của các dấu ấn của HBV ở phụ nữ
có thai tại thành phố Thái Bình của Phí Đức Long (2008): Tỷ lệ phụ nữ có thai

mang HBsAg (+) trong nhóm nghiên cứu là 12,6% (60/476); tỷ lệ các dấu ấn
khác trên phụ nữ có thai HBsAg (+): HBeAg(+) 26,7% (16/60), anti-HBe
28,3% (17/60). HBsAg(+) đƣợc phát hiện ở 13 (21,7%) mẫu máu rốn con của
60 bà mẹ mang HBsAg(+). Tỷ lệ HBsAg(+) trong máu rốn con các bà mẹ có
HBsAg(+) và HBeAg(+) là 62,5% (10/16) [18].
- Lao Cai: Theo Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Đình Bảng [2010]
nam giới có tỷ lệ HBsAg(+) là 15,6% (54/346), cao hơn rõ rệt so với tỷ lệ 10%
(45/452) ở nữ giới (p<0,05) [1]
- Bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng (2005) Hà Nội: Kết luận của Nguyễn
Dƣ Dậu 86,5% thai phụ bị VGVR có HBsAg (+);VGVR gây đẻ non 36,8%,
suy thai 13,5%.thai chết trong chuyển dạ 5,3%, thai chết sau đẻ 4,5% [7].
- Thành phố Hồ Chí Minh: theo tác giả Cao Ngọc Nga(2006), tỷ lệ
HBsAg(+) ở ngƣời đi chủng ngừa là 16,1%. Còn theo Nguyễn Hữu Chí khi
nghiên cứu trên sinh viên Y khoa thì tỷ lệ này là 8% [16]
- Nha Trang: nghiên cứu trong nhân viên y tế, theo Viên Chinh Chiến:
tỷ lệ HBsAg (+) là 17,6% và anti-HBs là 70,5%.[5]
- Tại Huế:
Theo Phạm Văn Lình và Trần Thị Minh Diễm (2004) thì tỷ lệ ngƣời
trên 15 tuổi có HbsAg (+) là 19%. Theo Ngô Viết Lộc thì tỉ lệ HbsAg (+) là
15,8% trong đó nam: 17,9% và nữ là 13,7% [17].
Cao Ngọc Thành (2006) tỷ lệ HBsAg (+) trong nhóm nghiên cứu
chiếm 7,4% [28],
19

Trần Văn Chƣơng (2006): tỷ lệ HBeAg (+) trong nhóm bệnh nhân
nghiên cứu là 45,8%. Tỷ lệ mất HBeAg ở nam giới coa hơn nữ giới ( 73,3% so
với 60%).
1.3. SƠ LƢỢC SINH LÝ BỆNH CHỨC NĂNG GAN, ĐẶC ĐIỂM LÂM
SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ DỰ PHÒNG
1.3.1. Sơ lƣợc sinh lý bệnh chức năng gan

Gan đảm nhận nhiều chức phận rất quan trọng và phức tạp, ngƣời ta ví
gan nhƣ một phòng thí nghiệm tinh vi của cơ thể. Gan đứng ở cửa ngõ, gan tích
lũy và chuyển hóa các chất đƣợc hấp thu ở ruột vào rồi để cung cấp các chất cần
thiết cho cơ thể. Nhu mô và tổ chức liên võng làm nhiệm vụ xử lý các chất độc
đối với cơ thể. Tổ chức đệm làm nhiệm vụ thực bào và sinh kháng thể. Toàn bộ
những quá trình chuyển hóa, dự trữ và giải độc xảy ra rất mạnh, nhằm duy trì sự
hằng định nội mô một điều kiện cần thiết để cơ thể hoạt động bình thƣờng.
Do gan ở vị trí cửa ngõ, nên các yếu tố gây bệnh và đƣờng xâm nhập của
các yếu tố đó vào cơ thể rất dễ dàng. Một trong những yếu tố nguyên nhân gây
bệnh ở Việt Nam do vi rút dễ dàng đến. Khi gan bị bệnh rối loạn chức năng
gan nhƣ rối loạn chuyển hóa Protit, rối loạn chuyển hóa Lipit, rối loạn chuyển
hóa Gluxit, rối loạn chuyển hóa muối, nƣớc, rối loạn chức phận chống độc, rối
loạn chức phận cấu tạo và bài tiết mật. Đặc biệt rối loạn tuần hoàn và chức
phận tạo máu của gan.
Bình thƣờng gan là nơi sản xuất Protein cần thiết cho việc cấu tạo hồng
cầu, là nơi tích trữ sắt lớn nhất trong cơ thể. Gan là nơi tích trữ Vitamin B và
đƣa dẫn đến tủy xƣơng dùng theo nhu cầu của cơ thể. Gan còn là nơi sản xuất
các yếu tố đông máu của huyết tƣơng, yếu tố chống chảy máu A, B, C, phức
hợp Prothrombin, Fibrinogen, là nơi trữ Vitamin K cần thiết cho sự hình thành
các yếu tố gây đông máu. Không điều trị kịp thời dẫn đến suy gan, ảnh hƣởng
đến toàn thân.
20

1.3.2. Triệu chứng và chẩn đoán của nhiễm HBV:
Các triệu chứng của viêm gan từ lâu đã đƣợc nghiên cứu và trở thành lý
thuyết kinh điển trong y văn. Biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm của các loại
viêm gan về cở bản là nhƣ nhau. Các tác giả đều thấy, với thể viêm gan lành
tính, ở giai đoạn tiền hoàng đản, bệnh nhân thƣờng có các triệu chứng ngoài
gan nhƣ mệt mỏi rả rời, có hội chứng giả cúm: nhức đầu, sốt nhẹ, đau cơ, đau
khớp, kèm theo rối loạn tiêu hóa: chán ăn, đau vùng thƣợng vị hoặc hạ sƣờn

phải. Xét nghiệm ở giai đoạn này thấy enzym gan tăng cao gấp từ 5-10 lần bình
thƣờng, có giá trị chẩn đoán sớm.
Thời kỳ hoàng đản: kéo dài từ 2 đến 8 tuần, các triệu chứng ngoài gan
giảm dần, bệnh nhân hết sốt, nhƣng thay vào đó là triệu chứng ứ mật: da và
củng mạc mắt vàng đậm dần, nƣớc tiểu ít và vàng sẫm, 50% trƣờng hợp có
ngứa, phân bạc màu. Bệnh nhân thƣờng đau tức hạ sƣờn phải do bao gan
Glison bị căng, gan to mềm và ấn phức tạp gặp ở 50% bệnh nhân. Theo Phạm
Song, 20% bệnh nhân có lách to và khi đó tiên lƣợng sẽ xấu hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có hội chứng viêm biểu hiện qua việc tăng
globulin khi điện di protein huyết tƣơng, cơ sở của các phản ứng Gros-Maclagan
và tủa Tymol. Hội chứng suy tế bào gan chỉ thoáng qua đối với viêm gan lành
tính, biểu hiện là tỷ lệ prothrombin giảm nhẹ không bao giờ dƣới 60%.
Để chẩn đoán xác định viêm gan, ngoài lâm sàng và xét nghiệm vi sinh
hóa, phải dựa vào phản ứng huyết thanh học để tìm các dấu ấn của virus gây
viêm gan: HBsAg, HBeAg hoặc Anti-HBc.
Với phụ nữ mang thai, Beaudevin và Bourel đều khẳng định: các triệu
chứng của viêm gan không hề thay đổi trong thời gian mang thai, và trong thực
tế, chỉ có 60% bệnh nhân vàng da trong thời kỳ có thai là do viêm gan nên triệu
chứng vàng da của viêm gan ở các thai phụ cần chẩn đoán phân biệt với các
bệnh lý khác nhƣ:
21

- Hội chứng HELLP trong rối loạn tăng huyết áp thai nghén.
- Vàng da do ngộ độc các thuốc: Tetracyclin; thuốc điều trị lao.
- Sỏi mật.
- Vàng da tái phát ở phụ nữ có thai.[20]
1.3.3.Viêm gan cấp tính:
Thời gian ủ bệnh từ 1 - 6 tháng. Một số bệnh nhân có cảm giác nhƣ bị
cảm nhẹ, đôi khi không biết mình bị nhiễm HBV. Một số khác bị vàng da, mệt
mỏi, đau nhức, buồn ói, chán ăn, sốt nhẹ, biến đổi cảm giác (hiện tƣợng đặc

biệt là ngƣời ghiền thuốc lá tự nhiên không thích mùi thuốc lá), đau bụng (dƣới
sƣờn bên phải). Những trƣờng hợp bị viêm nặng sẽ đƣa đƣa đến gan to, ngầy
ngật, khó ngủ, mê muội, lãng trí hoặc bất tỉnh.
Biểu hiện lâm sàng: Tăng nhiệt độ, vàng da (1 tuần sau khi bị nhiễm và
có thể kéo dài đến 1-3 tháng), gan to, lách to. Hiếm khi thấy bàn tay ửng đỏ
hoặc ―spider nevi‖ (mạch máu li ti kết toả thành hình nhện nhƣ hoa thi trên da)
1.3.4. Viêm gan mạn tính
Phần lớn khi bị viêm gan mạn tính bệnh nhân cảm thấy bình thƣờng. Một
số bị viêm mạn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm cấp nhƣ mệt mỏi,
chán ăn, đau bụng và suy gan.
Biểu hiện lâm sàng: Gan to, bàn tay ửng đỏ, spider nevi. Khi bị biến
chứng xơ gan có thể bị ứ nƣớc trong bụng, vàng da, loãng máu, chảy máu trong
dạ dày, tĩnh mạch toả lớn từ rốn (do tăng áp làm giản tĩnh mạch cửa gan), nam
vú lớn nhƣ vú nữ, tinh hoàn teo nhỏ (vì gan yếu làm thay đổi cân bằng của các
hormone giới tính). Sản phụ sau sinh thƣờng mất một lƣợng máu, khi chảy máu
âm đạo quá 500ml sau đẻ đƣợc gọi là chảy máu sau đẻ. Chảy máu sau đẻ là hội
chứng thƣờng gặp nhất và là nguyên nhân tử vong mẹ hàng đầu. Có nhiều
nguyên nhân, thƣờng gặp do đờ tử cung, chấn thƣơng đƣờng sinh dục, bất
thƣờng về bong rau sổ rau, rối loạn đông máu, đặc biệt khi sản phụ nhiễm HBV
22

chức năng gan sẽ suy giảm, tình trạng chảy máu sau sinh nặng nề, nếu phát
hiện và dự phòng tốt sẽ hạn chế đƣợc lƣợng máu mất.
1.3.5. Viêm gan virus và thai nghén
1.3.5.1. Ảnh hưởng của thai nghén đối với viêm gan virus (VGVR)
Về ảnh hƣởng của thai nghén lên bệnh VGVR, một số nghiện cứu đã cho
thấy rằng: ở các nƣớc phƣơng tây, thai nghén không làm thay đổi các triệu
chứng lâm sàng, xét nghiệm kinh điển cũng nhƣ tiên lƣợng của VGVR typ A,
B, C, D, ngoại trừ viêm gan E sẽ làm tử vong mẹ và con [20]. Phạm Song cũng
có chung nhận xét trên; VGVR ở phụ nữ có thai ở Châu Á và Châu Phi thƣờng

có nét đặc trƣng là hay gây thể teo gan cấp hay tối cấp so với các đối tƣợng
khác, tỷ lệ teo gan cấp có thể xảy ra ở 20% các trƣờng hợp thai nghén mắc
viêm gan B cấp. Theo Trịnh Ngọc Phan: viêm gan ở phụ nữ mang thai có đặc
điểm: triệu chứng lâm sàng ở thời kỳ vàng da rất rõ và nhất là vàng da kiểu ứ
mật với biểu hiện ngứa và tình trạng thai nghén không làm tăng thêm khả năng
mắc bệnh này. Đa số, bệnh sẽ khỏi sau 6 tuần không để lại di chứng; riêng ở
các nƣớc chậm phát triển, thƣờng xuyên gặp thể viêm gan nặng làm chết mẹ
1.3.5.2. Ảnh hưởng của thai nghén đối với VGVR
Theo kết quả của các nghiên cứu, VGVR có thể xuất hiện ở bất cứ giai
đoạn nào của thai nghén, nhứng 2/3 xuất hiện vào 3 tháng đầu, nhất là nếu xảy
ra vào những ngày đầu hoặc tuần đầu mới mang thai, sẽ gây sẩy thai, thai chết
lƣu. VGVR làm tăng nguy cở đẻ non, tăng nguy cơ chết thai, hậu quả của
VGVR đối với thai cũng nhƣ trẻ sơ sinh phụ thuộc vào sự kéo dài, mức độ trầm
trọng của bệnh mẹ. Đặc biệt, viêm gan làm biến chứng chảy máu sau đẻ tăng
lên nhiều lần.
Đối với thai, ngoài những nguy cở trên, tất cả các tác giả đều nhấn mạnh
đến khả năng lây truyền dọc của HBV từ mẹ sang con. Có rất nhiều nghiên cứu
đã đề cập đến sự lây truyền dọc của HBV từ mẹ sang con. Sự lây nhiễm này
23

chủ yếu xảy ra trực tiếp trong cuộc đẻ do trẻ nuốt máu hoặc dịch âm đạo của
mẹ có chứa HBV hoặc truyền sang cho trẻ qua tồn thƣơng ở da, niêm mạc. Sự
lây truyền cũng có thể xảy ra trong thời kỳ hậu sản thông qua việc trẻ bú mẹ,
HBV cũng có thể vƣợt hàng rào rau thai đẻ sang thai nhi từ trong tử cung
nhƣng phƣơng thức lây truyền này thấp. Theo Đinh Thị Bình nguy cở lây
truyền dọc này là 66,7% và là cao hơn HBsAg và HBeAg đều (+) ở mẹ. Hậu
quả là gần 85% số trẻ này trở thành ngƣời mang virus mãn tính và là nguồn lây
quan trọng trong cộng đồng, sau một thời gian, một số trẻ sẽ bị viêm gan mãn,
sơ gan hoặc ung thƣ gan nguyên phát. Do vậy, ần phát hiện và điều trị sớm các
sản phụ bị viêm gan khi khám thai 3 tháng cuối, ít nhất là xét nghiệm HbsAg

trƣớc tháng thứ 8 của thai kỳ; nếu thai phụ có HbsAg (-), nên tiêm phòng viêm
gan cho họ, nếu HBsAg (+), cần xét nghiệm chức năng gan đẻ phát hiện thể
viêm gan không có triệu chứng, mọi trƣờng hợp men gan tăng cao khi có thai
đều là bất thƣờng. Con của các sản phụ có HBsAg (+) phải đƣợc tiêm đồng thời
0,5ml huyết thanh có chứa kháng thể miễn dịch chống viêm gan và vaccin
trong vòng 12 giờ đầu sau đẻ ở 2 vị trí khác nhau, rồi tiêm chủng nhắc lại sau
đó 1 tháng, 2 tháng và 1 năm. Việc tiêm phòng này cho phép tránh lây nhiễm
HBV cho 80% trẻ sơ sinh. [13]
1.4. ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B
1.4.1. Điều trị và dự phòng nhiễm viêm gan virus B
- Đối với viêm gan thể thông thƣờng: Cần phải cho nhập viện những
bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng trung bình và nặng kèm theo rối loạn chức
năng gan, nhất là phụ nữ có thai vì có nguy cơ tiến triển thành VGVR thể nặng.
Phƣơng châm điều trị là nâng đỡ, điều trị triệu chứng, ngăn ngừa và xử lý sớm
các biến chứng.
- Đối với viêm gan virus thể ác tính có suy tế bào gan nặng hoặc hôn mê
gan: việc điều trị nhằm hai mục đích: thứ nhất là hồi sức nội khoa để chống phù
24

não, suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận và chảy máu, thứ hai là tìm cách loại
chất độc làm ảnh hƣởng đến hệ thần kinh.
1.4.1.1. Biện pháp giáo dục
- Giáo dục cộng đồng về bệnh viêm gan virus B: tƣ vấn giáo dục các kiến
thức về bệnh viêm gan do virus B, tần suất, nguy cơ, diễn biến bệnh và biến
chứng có thể gặp. Giáo dục về các biện pháp dự phòng.
- Giáo dục nhân viên y tế: về đặc điểm dịch tể học, diễn biến tự nhiên,
cách lây truyền và dự phòng HBV. Phải đảm bảo vấn đề khống chế nhiễm
khuẩn trong khám và điều trị bệnh. [4]
1.4.1.2. Dự phòng đặc hiệu:
- Vaccin dự phòng đặc hiệu trƣớc phơi nhiễm đƣợc tiến hành khác với tất

cả các vaccin virus trƣớc đó. HBV không thể nuôi cấy đƣợc trong ống nghiệm,
tuy nhiên kháng nguyên bề mặt HBV (HBsAg) sản xuất trong huyết tƣơng của
bệnh nhân đã cung cấp nguồn kháng nguyên tự nhiên dồi dào có thể làm
vaccin. Vaccin này đã chứng tỏ có tính sinh miễn dịch và hiệu quả cao trong
việc phòng nhiễm HBV và rất an toàn.
- Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) đƣợc bào chế từ huyết tƣơng
ngƣời có nồng độ kháng thể bề mặt cao (Anti-HBs) và có thể tạo miễn dịch tạm
thời. Liều tối ƣu chƣa xác định nhƣng thay đổi từ 200-2.000 UI tùy theo độ tuổi
HBIG phải dùng sớm sau phơi nhiễm ngay khi có thể và thƣờng trong vòng 48
giờ và không quá 7 ngày. Thƣờng dùng từ 2-3 liều và cách nhau 30 ngày. [4]
- Hiện nay để điều trị viêm gan mạn tính do HBV, HCV và HDV ngƣời
ta thƣờng dùng IFN. Điều trị viêm gan mạn bằng IFN là nhằm giảm sự nhân
lên của virút và điều hoà miễn dịch. Hiện nay trên thị trƣờng có 2 loại IFN. Một
loại sản xuất nhờ phƣơng pháp tái tổ hợp:
+ Roferon A',  - 2a của hãng Hoffmann LAROCHE
25

+ Intron A',  - 2B của hãng Schering plough là một loại sản xuất từ tế
bào lymphoblaste là Welferon'alpha của Glaxo - Wellcome.
Qua nghiên cứu, ngƣời ta thấy rằng 37% số bệnh nhân điều trị HBeAg
trở nên âm tính và 34% âm tính với HBV ADN. Một số trƣờng hợp HBS Ag
trở nên âm tính trong những năm sau. Tỷ lệ đáp ứng với điều trị bằng IFN đối
với viêm gan B khoảng 50% và đáp ứng hoàn toàn khoảng 30%. Tuy nhiên, tỷ
lệ này sẽ thấp hơn ở những bệnh nhân bị đồng nhiễm trùng với virút HDV, và
nhất là trƣờng hợp bệnh nhân bị nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch HIV.
1.4.4. Các nhóm thuốc
Các thuốc này trực tiếp ức chế sự nhân lên của virus. Tuy nhiên việc
dùng các thuốc yêu cầu phải có sự theo dõi thƣờng xuyên và tuân thủ điều trị
nghiêm ngặt cũng nhƣ duy trì kéo dài trong nhiều năm
- Lamivudin (Zeffix), Adefovir (Hepsera), Entecavir (Baracludetrị HBV

* Globulin miễn dịch kháng viêm gan B
+ Tên chung quốc tế: Hepatitis B Immune
+ Dạng thuốc và hàm lƣợng
Globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG)
là một dung dịch vô khuẩn, chứa 10 - 18% protein
trong đó không dƣới 80% là globulin miễn dịch G
monome (gamma globulin, IgG). Dung dịch đƣợc điều
chế từ huyết tƣơng của những ngƣời có hiệu giá kháng
thể cao đối với kháng nguyên bề mặt của virus viêm
gan B (kháng HBs) mà trong huyết tƣơng của họ
không có kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B
(HBsAg). Hình 1.3.Hepatitis B Immune


×