Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị đứt chân mống mắt do chấn thương đụng dập nhãn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 95 trang )



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Cấu tạo giải phẫu và sinh lý của mống mắt 3
1.1.1. Hình dạng của mống mắt 3
1.1.2. Cấu tạo giải phẫu của mống mắt . 3
1.1.3.Sinh lý của mồng mắt 3
1.2.Sinh bệnh học của chấn thương đụng 5
1.2.1 Cơ chế chấn thương đụng dập nhãn cầu 5
1.2.2 Các tổn thương do đụng dập nhãn cài 7
1.3 Tổn thương đứt chân mống mắt sau chấn thương đụng dập nhãn cầu 9
1.3.1. Nguyên nhân 9
1.3.2. Lâm sàng 9
1.3.3. Biến chứng của đụng dập đứt chân mống mắt. 10
1.3.4. Phân loại và điều trị đứt chân mống mắt 12
1.3.5. Tổn thương phối hợp. 17
1.4. Tình hình nghiên cứu chấn thương đứt chân mống mắt tại Việt Nam. 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU……… 26
2.1 Đối tượ
ng nghiên cứu. 26
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 26
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2 Phương pháp nghiên cứu. 26
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu. 26
2.2.2 Kích thước mẫu nghiên cứu 26
2.2.3 Phương tiện nghiên cứu 27
2.3. Tiến hành nghiên cứu. 27


2.3.1 Khám lâm sàng. 27
2.4. Điều trị đứt chân mống mắt do chấn thương đụng dập nhãn cầu 28
2.5. Theo dõi. 30
2.6. Các chỉ tiêu đánh giá và cách đánh giá 31
2.6.1. Đánh giá các hình thái lâm sàng 31
2.6.2. Đánh giá kết quả điều trị
32
2.7. Các vấn đề về đạo đức nghiên cứu. 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU 34
3.1 Đặc điểm chung. 34
3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi 34
3.1.2. Đặc điểm chấn thương theo giới tính. 35


3.1.3. Thời gian đến viện sau chấn thương 35
3.1.4. Hoàn cảnh chấn thương. 36
3.1.5. Mắt bị chấn thương. 36
3.2 Đặc điểm lâm sàng đứt chân mống mắt sau chấn thương đụng dập nhãn
cầu 37
3.2.1. Các triệu chứng chủ quan khi vào viện. 37
3.2.2. Mức độ tổn thương đứt chân mống mắt. 37
3.2.3. Biến đổi góc tiền phòng 38
3.2.4. Biến chứng của chấn thương đụng dập có đứt chân m
ống mắt 38
3.2.5. Các tổn thương phối hợp ở phần trước nhãn cầu. 39
3.2.6. Các tổn thương phối hợp ở phần sau nhãn cầu 39
3.2.7. Liên quan mức độ đứt chân mống mắt với các tổn thương phối hợp ở
bán phần trước. 40
3.2.8. Liên quan mức độ tổn thương mống mắt với các tổn thương phối hợp

ở bán phần sau. 41
3.3 Kết quả điều trị
42
3.3.1. Phương pháp điều trị 42
3.3.2. Thị lực chung vào viện so với thị lực ra viện. 43
3.3.3. Nhãn áp chung vào viện so với nhãn áp ra viện 44
3.3.4. Kết quả phẫu thuật khâu chân mống mắt. 45
3.3.4.1. Thị lực ở nhóm phẫu thuật khâu chân mống mắt qua thời gian theo
dõi. 45
3.3.4.2. Nhãn áp ở nhóm phẫu thuật khâu chân mống mắt qua thời gian theo
dõi. 46
3.3.4.3. Triệu chứng chủ quan sau phẫu thuật 47
3.3.4.4. Kết quả phục h
ồi giải phẫu chân mống mắt sau phẫu thuật 47
3.3.4.5. Tình trạng đồng tử sau phẫu thuật 48
3.3.4.6. Biện chứng phẫu thuật 48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 49
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 49
4.1.1 Đặc điểm chung. 49
4.1.2 Đặc điểm về tuổi và giới bị chấn thương 49
4.1.3 Đặc điểm về thời gian đến viện sau chấn thương 49
4.1.4 Hoàn c
ảnh và tác nhân gây chấn thương 50
4.1.5 Mắt bị chấn thương 50
4.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 50
4.2.1 Triệu chứng chủ quan khi vào viện. 50
4.2.2 Đặc điểm mức độ đứt chân mống mắt 51
4.2.3 Đặc điểm của biến đổi góc tiền phòng. 51
4.2.4 Đặc điểm biến chứng chấn thương đụng dập có đứt chân mống mắt.52



4.2.5.Tổn thương phối hợp ở phần trước nhãn cầu. 52
4.2.6 Tổn thương phối hợp ở bán phần sau. 54
4.2.7. Liên quan của mức độ đứt chân mống mắt với các tổn thương phối
hợp ở bán phần trước. 54
4.2.8. Liên quan của mức độ đứt chân mống mắt với các tổn thương phối
hợp ở bán phần sau. 55
4.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 56
4.3.1. Kết quả chung về thị lực vào viện so với thị lực ra viện 56
4.3.2. Kết quả chung về nhãn áp vào viện so với nhãn áp raviện 57
4.3.3. Kết quả phẫu thuật khâu chân mống mắt. 58
4.3.3.1. Thị lực sau phẫu thuật qua thời gian theo dõi. 58
4.3.3.2. Nhãn áp sau phẫu thuật qua thời gian theo dõi 59
4.3.3.3 Triệu chứng chủ quan ở nhóm phẫu thuật khâu chân mống mắt. 59
4.3.3.4. Kết quả phục hồi giải phẫu chân mống mắt sau ph
ẫu thuật 60
4.3.3.5. Kết quả phục hồi giải phẫu đồng tử sau phẫu thuật. 61
4.3.3.6. Đặc điểm về biến chứng sau phẫu thuật. 62
4.3.3.7. Phương pháp phẫu thuật khâu chân mống mắt 63
4.3.3.8. Đánh giá kết quả chung ở nhóm phẫu thuật khâu chân mống mắt.64
KẾT LUẬN
Hướng nghiên cứu tiếp theo……………………………………… 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO





CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN




BVM Bong võng mạc
ĐNT Đếm ngón tay
ĐCMM Đứt chân mống mắt
NA Nhãn áp
MBĐ Màng bồ đào
TTT Thể thủy tinh
TTK Thị thần kinh
TL Thị lực
XHTP Xuất huyết tiền phòng
XHDK Xuất huyết dịch kính



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Đặc điểm chấn thương theo lứa tuổi 34
Bảng 3.2 Thời gian đến viện sau chấn thương. 35
Bảng 3.3. Hoàn cảnh chấn thương 36
Bảng 3.4. Triệu chứng chủ quan khi vào viện 37
Bảng 3.5. Mức độ tổn thương đứt chân mống mắt 37
Bảng 3.6. Biến đổi góc tiền phòng. 38
Bảng 3.7. Biến chứng của chấn thương đụng dập có đứt chân mống mắ
t.38
Bảng 3.8. Các tổn thương phối hợp ở phần trước nhãn cầu 39
Bảng 3.9. Các tổn thương phối hợp ở phần sau nhãn cầu 39
Bảng 3.10. Liên quan mức độ đứt chân mống mắt với các tổn thương phối
hợp ở bán phần trước 40
Bảng 3.11. Liên quan mức độ tổn thương mống mắt với các tổn thương phối

hợp ở bán phần sau. 41
Bảng 3.12 Ph
ương pháp điều trị 42
Bảng 3.13. Thị lực chung vào viện so với thị lực ra viện. 43
Bảng 3.14. Nhãn áp chung vào viện so với nhãn áp ra viện. 44
Bảng 3.15. Thị lực sau phẫu thuật qua thời gian theo dõi 45
Bảng 3.16. Nhãn áp sau phẫu thuật qua thời gian theo dõi 46
Bảng 3.17. Triệu chứng chủ quan sau phẫu thuật. 47
Bảng 3.18. Kết quả phục hồi giải phẫu chân mống mắt sau phẫu thuật 47
Bảng 3.19. Tình trạng đồng t
ử sau phẫu thuật. 48
Bảng 3.20. Biến chứng phẫu thuật. 48
Bảng 4.1 Thị lưc ra viện của các tác giả 56
Bảng 4.2 Nhãn áp khi ra viện của các tác giả 57
Bảng 4.3 Phương pháp phẫu thuật 63



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân loại bệnh nhân theo giới tính.

Biểu đồ 3.2. Phân bố mắt bị chấn thương.

DANH MỤC ẢNH

Hình 1: Cơ chế bệnh sinh chấn thương đụng dập nhãn cầu.
Hình 2. Phương pháp khâu chân mống mắt tiền phòng kín của Zeiter JH
Hình 3. Phương pháp khâu chân mống mắt tiền phòng kín của Chang S, Coll
GE.

Hình 4: Khân chân mống mắt theo phương pháp tiền phòng kín.
Hình 5: Đứt chân mống mắt độ 2 trước phẫu thuật
Hình 6: Sau phẫu thuật khâu chân mống mắt
Hình 7: Đứt chân mống mắt độ 1, lệch TTT trước phẫu thuật
Hình 8: Sau phẫu thuật khâu chân mống mắt
Hình 9: Chân mống mắt độ 2, trước phẫu thuật
Hình 10: Sau phẫu thuật khâu chân mống mắt
Hình 11: Đứt chân mống mắt độ 1, đục lệch TTT trước phẫu thuật
Hình 12: Sau phẫu thuật khâu chân mống mắt, đặt IOL
Hình 13: Đứt chân mống mắt độ 1
Hình 14: Sau phẫu thuật khâu chân mống mắt, đồng tử méo, lệch tâm
Hình 15: Đứt chân mống mắt độ 2
Hình 16: Sau phẫu thuật khâu chân mống mắt, đồng tử méo, lệch tâm
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỨT
CHÂN MỐNG MẮT DO CTĐDNC
PGS- TS: Nguyễn Thị Thu Yên Học viên: Vũ Xuân Tuyên
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị đứt chân mống mắt
do chấn thương đụng dập nhãn cầu
Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu bao gồm 38 mắt trên 38 bệnh nhân bị
ĐCMM do chấn thương đụng dập nhãn cầu, 34 nam và 4 nữ, độ tuổi trung bình là
29,63, ,
Kích thước rách chân mống từ trên 45
0
đến 180
0
. Các thương tổn đi kèm: phù
giác mạc, đục thể thủy tinh, bán lệch thể thủy tinh, xuất huyết tiền phòng, xuất huyết
dịch kinh. Trên 38 bệnh nhân nghiên cứu có 18 mắt chỉ điều trị nội khoa và 20 mắt
được phẫu thuật khâu chân mống mắt sau khi đã điều trị viêm MBĐ ổn định. Vói

những trường hợp khâu chân mm đơn thuần thì dùng kim thẳng Polypropylene 10-0
khâu kín chân mống với mũi khâu hình chữ U tạo cho nốt chỉ giữ chân mống chặt và
rộng hơn xuyên qua tiền phòng kín với vết mở đường hầm giác mạc và có sự hỗ trợ
của kim 25G, những trường hợp có phối hợp với lấy thể thủy tinh thì khâu chân mống
mắt trên 2 bình diện có mở nhãn cầu. Thời gian theo dõi hậu phẫu là 2 tuần, 1 tháng, 3
tháng. Kết quả: 45% thị lực không thay đổi, 55% thị lực tăng do phẫu thuật lấy thể
thủy tinh đặt kính nội nhãn thì 2. 85% vết khâu chân mống kín, 10% chân mống mắt
không kín hoàn toàn, 5% chân mống nâng cao ở góc tiền phòng, 15% đồng tử méo về
phía khâu chân mống, 85% đồng tử ở trung tâm. Không biến chứng trầm trọng, 5%
tổn thương bao trước, 10% viêm MBĐ sau phẫu thuật.Kết luận:Đcmm thường gặp
trong chấn thương đụng dập, tổn thương rất đa dạng và phức tạp, kỹ thuật khâu chân
mống cải biên mang lại hiệu quả cao về phương diện điều trị tránh được hiện tượng
đa thị, lóa mắt và ít biến chứng.
1.Đặt vấn đề
Mống mắt chiếm một vị trí quan
trọng của nhãn cầu, vai trò của nó về
mặt chức năng và thẩm mỹ là rất lớn.
Đứt chân mống mắt là tổn thương
thường gặp trong chấn thương đụng
dập nhãn cầu và thường đi kèm với các
tổn thương nặng nề khác của nhãn cầu
gây giảm thị lực hay mất hẳn chức
năng thị giác.
Về phẫu thuât khâu chân mống mắt từ
trước đến nay các phẫu thuật viện khâu
chân mống mắt một bình diện, phương
pháp này có đặc điểm mống mắt có thể bị
kích thích kéo dài do kẹt vào đường rạch.
Để khắc phục tình trạng này chúng tôi tiến
hành khâu chân mống mắt theo pp tiền

phòng kín với kim thẳng polypropylene có
sự hỗ trợ của kim 25G trong những trường
hợp khâu chân mống mắt đơn thuần và
khâu chân mống mắt 2 bình diện với
những trường hợp khâu chân mống mắt
kết hợp với lấy TTT đặt IOL
2. Đối tượng và pp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
-
Nghiên cứu được tiến hành trên 38
bệnh nhân bị đứt chân mống mắt do
chấn thương đụng dập nhãn cầu được
điều trị tai khoa chấn thương Bệnh viện
Mắt TW từ tháng 01 năm 2010 đến
tháng 09 năm 2010.
-
Chấp nhận tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Có tổn thương nặng toàn thân, tổn
thương TMH, RHM
- Bệnh nhân quá già yếu, trẻ em quá
bé.
- Bệnh nhân không đến khám lại.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Là nghiên cứu mô tả, tiến cứu.
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu: 38 BN
2.3. Tiến hành nghiên cứu
Thăm khám lâm sàng để đánh giá các
tổn thương, làm xn cơ bản, đo thị lực,

nhãn áp, siêu âm, chụp ảnh
2.3.1 Điều trị đứt chân mống mắt do
chấn thương đụng dập nhãn cầu
2.3.1.1 Điều trị nội khoa
- Điều trị viêm màng bồ đào: chống
viêm, chống phù nề, giãn đồng tử.
- Nếu có xuất huyết tiền phòng hay
xuất huyết dịch kính:
Nghỉ ngơi, nằm đầu cao, băng bất
động hai mắt, uống nhiều nước (Chú ý
người già, cao huyết áp )
Các thuốc chống chảy máu:
Vitamin C, K, tam thất.
Thuốc tiêu máu: Hyasa, tam thất.
2.4.2 Điều trị ngoại khoa
Đối với tổn thương đứt chân mống mắt,
mục đích của phẫu thuật là phục hồi
hình dạng, kích thước, vị trí của mống
mắt và đồng tử nhằm giải quyết các
hậu quả cơ năng của tổn thương mống
mắt như giảm thị lực, song thị một mắt,
chói ánh sáng sau khi đã điều trị viêm
màng bồ đào ổn định.
Nếu có tổn thương phối hợp như xuất
huyết và dịch kính trong tiền phòng,
đục thể thủy tinh, tăng nhãn áp, cũng
xử lý phối hợp trong một lần phẫu
thuật.
Kỹ thuật mổ khâu chân mống mắt
đơn thuần

- Mở kết mạc vị trí chỗ rách chân mống
mắt.
- Tạo đường hầm củng mạc cách rìa
2mm.
- Mở đường hầm giác mạc 3,2 mm phía
đối diện chỗ rách chân mống mắt.
- Bơm chất nhầy viscoelastic vào tiền
phòng.
- Đưa kim dài 25G đã được bẻ vuông
góc có chiều dài bằng đường kính
ngang của giác mạc, xuyên qua đường
hầm củng mạc vào tiền phòng, lấy một
phần chân mống mắt rồi đi đến miệng
đường hầm giác mạc phía bên đối diện.
Đưa một đầu kim thẳng của sợi chỉ 2
đầu kim polypropylene 10-0 xuyên qua
đường hầm giác mạc lồng vào đầu kim
25G. Kéo mũi kim lùi về đường hầm
củng mạc, xuyên một phần củng mạc ra
ngoài.
Thực hiện giống như trên để lấy mũi
thứ hai của đầu kim còn lại.
Khâu luồn chỉ chui sâu trong đường
hầm củng mạc, buộc chỉ 3 vòng.
Nếu chỗ rách chân mống mắt rộng,
phải khâu thêm mũi khác ở vị trí lân
cận sao cho bờ đồng tử không bị méo.
- Rửa sạch chất nhầy, chỉnh sửa chân
mống mắt cho kín.
- Đóng kín tiền phòng bằng bơm phù

mép đường hầm, khâu kết mạc bằng
chỉ vicryl 8.0.
- Tiêm cạnh nhãn cầu:
Dexamethasone 4mg x ½ ống +
Gentamycine 80mg x ½ ống



Hình 1: Khâu chân mống mắt theo phương pháp tiền phòng kín
Kỹ thuật khâu chân mống mắt có
phối hợp với lấy thể thủy tinh.
Tùy theo độ dài của tổn thương, có thể
dùng một đường rạch củng mạc cách
rìa 1 mm sau đó tạo đường hầm đến sát
rìa củng mạc, giác mạc.
Mở vào tiền phòng sau đó khâu chân
mống mắt trên 2 bình diện:
Lớp thứ nhất: khâu mép mống mắt với
nửa sau của củng mạc.
Lớp thứ hai: bờ giác mạc với nửa trước
của củng mạc.
Lấy thể thủy tinh, đặt IOL.
Khâu lại vạt củng mạc và khâu kết
mạc.
Tiêm cạnh nhãn cầu: Dexamethasone
4mg x ½ ống + Gentamycine 80mg x
½ ống
1.3.2 Theo dõi
Mỗi bệnh nhân được hẹn khám lại sau
2 tuần, 1 tháng, 3 tháng

2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá và cách
đánh giá
2.3.3.1. Đánh giá các hình thái lâm
sàng
- Đặc điểm chấn thương: theo lứa tuổi,
theo giới tính, thời gian đến viện sau
chấn thương, hoàn cảnh chấn thương,
mắt bị chấn thương.
- Triệu chứng cơ năng: đau nhức, chói
sáng, song thị một mắt.
- Triệu chứng chức năng: Đánh giá thị
lực,
nhãn áp
- Triệu chứng thực thể.
Đánh giá vị trí, kích thước, hình dạng,
mống mắt có mủn nát không.
Mức độ đứt chân mống mắt:
Độ I: Đứt chân mống mắt dưới 90º
Độ II: Đứt chân mống mắt từ 90º-210º
Độ III: Đứt chân mống mắt trên 210º
- Đánh giá tổn thương phối hợp.
2.3.3.2. Đánh giá kết quả điều trị
- Đánh giá triệu chứng cơ năng: chói
mắt, song thị, đau nhức.
- Đánh giá triệu chứng chức năng: thị
lực, nhãn áp.
- Thực thể
Đánh giá tình trạng đồng tử: hình dạng
tròn hay méo, đường kính (từ 4-5mm,
6-8mm, >8mmm), vị trí của đồng tử ở

trung tâm hay lệch tâm.
Đánh giá kết quả phục hồi giải phẫu
chân mống mắt: kín hoàn toàn, kín
không hoàn toàn, bị nâng cao ở góc
tiền phòng.
- Các biến chứng sau phẫu thuật:
Viêm nội mô giác mạc.
Viêm màng bồ đào.
Xẹp tiền phòng.
Tăng nhãn áp
2.3.4. Xử lý và phân tích số liệu: Theo
chương trình SPSS 16.0
3.Kết quả và bàn luận
3.1
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
trong nhóm nghiên cứu:
- Tuổi: 16 - 55 tuổi: 30 bệnh nhân
chiếm 78,9%; 7– 15 tuổi: 7 bệnh nhân
chiếm 18,4%; > 55 tuổi: 1 bệnh nhân
chiếm 2,6%. Như vậy tuổi từ 16-55
chiếm tỷ lệ cao, đây là lứa tuổi lao
động chính trong xã hôi nên hay gặp
trong chấn thương là điều dễ hiểu.
- Giới: nam: 34 bệnh nhân chiếm
89,5%, nữ: 4 bệnh nhân chiếm 10,5%.
Nam giới gặp tỷ lệ cao hơn nữ giới là
do nam gới là lực lượng lao động chính
thường tiếp xúc với những công việc
nặng nhọc.
- Hoàn cảnh chấn thương: xảy ra trong

sinh hoạt, trò chơi chiếm tỷ lệ cao
63,2%, lao động công nghiệp chiếm
26,3%, lao động trong công nghiệp
chiếm 10,5%
- Mắt bị chấn thương: mắt phải chiếm
50%, mắt trái chiếm 50%, không có
bệnh nhân nào gặp chấn thương 2 mắt.
- Các triệu chứng chủ quan khi vào
viện: Đau nhức chiếm tỷ lệ cao 63,2%,
chói sáng chiếm 21,1%, song thị chiếm
5,3%. Theo chúng tôi đau nhức chiếm
tỷ lệ cao là do bệnh nhân đến viện sớm,
đau nhức âm ỉ trong nhãn cầu sau một
đụng dập mạnh, hoặc do phản ứng
viêm màng bồ đào. Sau phẫu thời gian
điều trị nội khoa, sau phẫu thuật và
theo dõi thì tất cả các bệnh nhân hết
đau nhức.
- Mức độ đứt chân mống mắt: Theo
nghiên cứu của chúng tôi trong 38 mắt
bị chấn thương thì đứt chân độ I chiếm
50%, độ II chiếm 47,4%, độ III chiếm
2,6%. Tỷ lệ này không phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Thư
(1992), khi nghiên cứu 26 bệnh nhân
thấy, độ I là 19,04%, độ II là 80,95%.
Có thể do số lượng bệnh nhân nghiên
cứu của các tác giả có khác nhau nên
mức độ đứt chân mống mắt được thống
kê cũng khác nhau.

- Đặc điểm của biến đổi góc tiền
phòng:
tỷ lệ đứt chân mống mắt có
phối hợp với tổn thương lùi góc chiếm
tỷ lệ cao 62,8%, tiếp theo là dính góc
tiền phòng chiếm tỷ lệ 34,28%. Theo
chúng tôi tổn thương lùi góc chiếm một
tỷ lệ cao có thể do đặc điểm giải phẫu :
lực tác động vào vùng trong của thể mi
có thể làm đứt chỗ bám của chân mống
mắt vào thể mi hoặc tách các lớp cơ
của thể mi.
- Biến chứng của chấn thương: Có thể
xuất hiện sớm ngay sau khi chấn
thương hoặc muộn trong quá trình tiến
triển. Những biến chứng này đều phức
tạp và nguy hiểm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy
tổn thương đục thể thủy tinh chiếm tỷ
lệ cao 63,2%
(24/38 mắt), tiếp theo là
viêm màng bồ đào 55,3%
(21/38 mắt),
tăng nhãn áp là 28,9%
(11/38 mắt). Tỷ
lệ này cũng gần phù hợp với nghiên
cứu của Hoàng Hải (2001), đục thể
thủy tinh là 69,9%, tăng nhãn áp là
34,29%.
- Các tổn thương phối hợp ở bán phần

trước: phù giác mạc chiếm tỷ lệ 63,2%
(24/38 mắt), tổn thương lệch thể thủy
tinh 78,9% ( 30/38 mắt), xuất huyết
tiền phong 55,3% (21/38 mắt). Như
vậy lệch thể thủy tinh chiếm một tỷ lệ
cao, kết quả này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Hoàng Hải (2002) là
74,75%. Nguyễn Thị Anh Thư (1992),
là 66,6%, nhưng lại cao hơn của Lê
Công Đức (2002). Như vậy theo chúng
tôi giữa tổn thương thể thủy tinh và tổn
thương đứt chân mống mắt có liên
quan với nhau, có thể do sự di chuyển
của thể thủy tinh kéo theo sự biến đổi
của chân mống mắt. Mặt khác vị trí lực
tác động ở xích đạo thể thủy tinh và
dây Zinn gây lệch thể thủy tinh cũng
tác động lên chân mống mắt.
- Các tổn thương phối hợp ở bán phần
sau: gồm có xuất huyết dịch kính
chiếm 55,3% (21/38 mắt), bong võng
mạc (2/38 mắt) chiếm tỷ lệ 5,3%, tổn
thương thị thần kinh chiếm 5,3% (2/38
mắt)
3.2 Kết quả điều trị:
Trong 20 bệnh nhân được phẫu thuật khâu chân mống mắt chúng tôi thấy:
3.2.1
Thị lực ở nhóm phẫu thuật khâu chân mống mắt qua thời gian theo dõi
TL


TG
ST(-)
ST(+) -
ĐNT<3m
Từ ĐNT
3m đến
<0,1
Từ 0,1
đến <
0,3
Từ 0,3
đến
0,6

Trên
0,6
Tổng
(n=20)
Trước
PT
0
0%
17
85%
0
0%
0
0%
1
5%

2
10%
20
100%
Ra viện
0
0%
6
30%
1
5%
4
20%
7
35%
2
10%
20
100%
1 tháng
0
0%
5
25%
1
5%
3
15%
9
45%

2
10%
20
100%
3 tháng
0
0%
5
25%
0
0%
4
20%
9
45%
2
10%
20
100%
Bảng 3.1. Thị lực sau phẫu thuật qua thời gian theo dõi
Qua bảng 3.1, thị lực trước phẫu thuật
có (17/20 mắt) thị lực từ (ST(+) đến
ĐNT <3m) chiếm 85%, khi ra viện chỉ
còn 6/20 mắt có thị lực từ (ST(+) đến
ĐNT <3m) chiếm 30%. Như vậy có
55% số mắt sau phẫu thuật khi ra viện
có thị lực tăng lên. Theo Lê Đỗ Thùy
Lan (2008) thì sau phẫu thuật khâu
chân mống mắt có 23,07% thị lực tăng,
76,93% thị lực không thay đổi. Như

vậy thị lực sau phẫu thuật khi ra viện
của chúng tôi tăng cao hơn, có thể do
trong các bệnh nhân được phẫu thuật
của chúng tôi thì tỷ lệ được phẫu thuật
phối hợp với lấy thể thủy tinh, đặt IOL
chiếm tỷ lệ cao.
3.2.2 Nhãn áp
ở nhóm phẫu thuật khâu chân mống mắt qua thời gian theo dõi
Bảng 3.2. Nhãn áp sau phẫu thuật qua thời gian theo dõi


Nhãn áp

Thời gian
<15mmHg 15-24mmHg >24mmHg Tổng số
Trước phẫu thuật
0
0%
17
85%
3
15%
20
100%
Ra viện
0
0%
20
100%
0

0%
20
100%
1 tháng
0
0%
20
100%
0
0%
20
100%
3 tháng
0
0%
20
100%
0
0%
20
100%
Nhãn áp trước phẫu thuật (từ 15 -24
mmHg) 85% (17/20 mắt), chỉ có (3/20
mắt) là nhãn áp cao chiếm 15%. Khi ra
viện và qua thời gian theo dõi chúng tôi
thấy (20/20 mắt) có nhãn áp ở giới hạn
bình thường. Kết quả này cũng phù hợp
với: Nguyễn Thị Anh Thư (1992). Lê
Đỗ Thùy Lan cùng cộng sự (2008) là
sau khi ra viện và qua thời gian theo

dõi, 100% nhãn áp ở giới hạn bình
thường.
3.2.3 Triệu chứng chủ quan sau phẫu thuật
Bảng 3.3 Triệu chứng chủ quan sau phẫu thuật

Triệu chứng chủ quan Song thị một mắt Chói ánh sang Đau nhức
Trước phẫu thuật 2 7 0
1 tháng 0 2 0
3 tháng 0 2 0
Trước phẫu thuật có 10% (2/20
mắt) song thị, chói sáng 35% (7/20 mắt),
đau nhức không gặp mắt nào.
Theo
chúng tôi chói sáng gặp nhiều nhất là do
sau chấn thương đụng dập có đứt chân
mống mắt thì mống mắt bị tổn thương
nhiều, giãn đồng tử và giảm hoặc mất
phản xạ với ánh sáng vì vậy gây ra hiện
tượng chói sáng. Sau khi phẫu thuật
khâu chân mống mắt và theo dõi qua
thời gian chúng tôi vẫn gặp 2 mắt có
triệu chứng chói sáng chiếm tỷ lệ 10%.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp
Nguyễn Thị Anh Thư (1992) gặp (4 /21
mắt) chói sáng chiếm 19%, sau phẫu
thuật thì có 2/21 mắt có triệu chứng chói
sáng.
3.2.4 Kết quả phục hồi giải phẫu chân mống mắt sau phẫu thuật
Bảng 3.4 Kết quả phục hồi giải phẫu chân mống mắt sau phẫu thuật
Phục hồi chân mống mắt Số lượng Tỷ lệ %

Kín hoàn toàn 17 85 %
Không kín hoàn toàn 2 10 %
Nâng cao ở góc tiền phòng 1 5 %
Tổng số 20 100 %
Bảng 3.4 sau phẫu thuật có
(17/20 mắt) chiếm 85% chân mống mắt
được khâu kín hoàn toàn, 2/20 mắt
không kín hoàn toàn chếm 10%, 1/20
mắt chân mống mắt bị dâng cao ở góc
tiền phòng chiếm 5%. Kết quả này
cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê
Đỗ Thùy Lan (2008), chân mống mắt
kín hoàn toàn 89,72%, chân mống mắt
không kín hoàn toàn 5,12%, chân mống
mắt bị nâng cao ở góc tiền phòng
5,12%.
3.2.5 Tình trạng đồng tử sau phẫu thuật
Bảng 3.5 Tình trạng đồng tử sau phẫu thuật

Bảng 3.5 sau phẫu thuât, đồng tử ở trung
tâm có (17/20 mắt) chiếm 85%, đồng tử
lệch tâm 15%. Đường kính đồng tử sau 3
tháng đa số từ 4-5 mm chiếm 80%. Hình
dạng đồng tử tròn sau 3 tháng chiếm 60%.
Phản xạ với ánh sáng sau 3 tháng chiếm
50%.
Theo Nguyễn Thị Anh Thư (1992),
theo dõi sau 3 tháng thấy đồng tử trung
tâm 71,4%, hình dạng tròn 66,6%,
đường kính từ 6-8mm 61,9%, PXAS(+)

38,09%. Kết quả này gần tương đương
với nghiên cứu của chúng tôi, tuy nhiên
đường kính đồng tử trong nghiên cứu
của chúng tôi từ 4-5mm chiếm tỷ lệ cao
hơn. Điều này có thể do mức độ đứt
chân mống mắt của các bệnh nhân
phẫu thuật hoặc thời gian đến viện sau
chấn thương của chúng tôi có khác.
3.2.6 Biến chứng phẫu thuật
Trong phẫu thuật có một biến chứng
tổn thương bao trước do kim chọc vào
chiếm 5%. Sau phẫu thuật gặp 2 mắt
phù giác mạc chiếm 10%, 2 mắt viêm
màng bồ đào chiếm 10%.
4 Kết luận:
Tổn thương ĐCMM do CTĐDNC
thường gặp ở lứa tuổi lao động, nam
gặp nhiều hơn nữ, thường gặp trong
sinh hoạt, trò chơi và lao động công
nghiệp.
Sau chấn thương đụng dập thường gặp
các t/c đau nhức 63,2%, chói sáng
21,1%, song thị một mắt 5,3%. Mức
độ đứt chân mống mắt thường gặp ở
mức độ I chiếm 50%, mức độ II chiếm
47,4%. Tổn thương đứt chân mống mắt
thường phối hợp với các tổn thương
khác.Các biến chứng hay gặp nhất là
vêm MBĐ chiếm 55,3%, đục TTT
Vị trí Đường kính(mm) Hình dạng

Phản xạ
AS
Số
mắt
Đ Tử

TG
Trung
tâm
Lệch
tâm
4-5 6-8 >8 Tròn Méo (+) (-)
15 ngày 17 3 15 5 0 11 9 9 11 21
1 tháng 17 3 16 4 0 11 9 10 10 21
3 tháng 17 3 16 4 0 12 8 10 10 21
Tuy nhiên
chúng tôi nhận thấy rất khó đạt được sự
hoàn hảo về vị trí, kích thước, hình
dạng đồng tử sau phẫu thuật. Kết quả
theo dõi sau 3 tháng phẫu thuật cho
thấy, đồng tử ở trung tâm chiếm tỷ lệ
85%, đồng tử lệch tâm chiếm 15%.
Đường kính đồng tử sau 3 tháng đa số
từ 4-5 mm chiếm tỷ lệ 80%. Hình dạng
đồng tử tròn sau 3 tháng chiếm tỷ lệ
60%. Có phản xạ với ánh sáng sau 3
tháng chiếm tỷ lệ 50%.
Về kỹ thuật khâu chân mống mắt theo
phương pháp kín thì thời gian đặt chỉ
lâu hơn nhưng độ an toàn cao và ít biến

chứng. Với những trường hợp cần phẫu
thuật phối hợp với các phẫu thuật khác
thì phương pháp mở nhãn cầu, khâu
chân mống mắt trên 2 bình diện cũng
cho kết quả tốt, tránh các biến chứng
kẹt mống mắt vào mép vết mổ. Vì vậy
nghiên cứu bước đầu trên 20 mắt cho
kết quả chân mống mắt kín chiếm tỷ lệ
85%.
5
5
.
.


T
T
à
à
i
i


l
l
i
i


u

u


t
t
h
h
a
a
m
m


k
k
h
h


o
o


1
Chang S, Coll GE (1995). “Surgical technique for repositioning a dislocated
intraocular lens, repair of iridodialysis”, Am J Ophthalmol 119, pp. 164-174.
2. Erakgun T, Kskaloglu M, Kayikcioglu O (2001). “A simple closed chamber
technique for repair of traumatic iridodialysis in phakic eye”. Ophthal Sur Lasers, 31,
pp. 83-85.
3. Zeiter JH, Shin DH, Shi DX (1993). “A closed chamber technique for repair of

iridodialysis”. Ophthamol surg, 24, pp 476-480.
4. Wachler BB, Kkrueger RR (1996). “Double- armd Mccannell suture for repair of
traumatic iridodialysis”. Am j Ophthalmol, 122. pp.109-110.



1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Mống mắt chiếm một vị trí quan trọng của nhãn cầu, vai trò của nó về
mặt chức năng và thẩm mỹ là rất lớn. Nhờ cấu tạo đặc biệt mà mống mắt có
thể điều hòa lượng ánh sáng vào mắt, tạo hình nổi và độ sâu của thị trường.
Đứt chân mống mắt là tổn thương thường gặp trong chấn thương đụng
dập nhãn cầu, theo Vũ Kỳ Mạnh (2008) [12] là 20,5%. Nguyễn Thị Anh Thư
(1992) [15] chiếm tỷ lệ 21,5%, phần lớn gặp ở lứa tuổi học sinh và lứa tuổi
lao động [2]. Chấn thương đứt chân mống mắt gây ra nhiều biến đổi về cấu
trúc giải phẫu và sinh lý, làm suy giảm nặng nề hoặc mất hẳn chức năng thị
giác. Hơn nữa trong chấn thương đụng dập ít khi t
ổn hại đơn thuần ở mống
mắt mà thường kết hợp với những tổn thương khác ở củng mạc - giác mạc,
thể thủy tinh, thể mi, dịch kính, võng mạc…gây nhiều tổn thương nặng nề của
nhãn cầu.
Do tính chất phổ biến của chấn thương mống mắt nói chung cũng như
đứt chân mống mắt nói riêng mà nhiều nhà nhãn khoa trên thế giới đã nghiên
cứu v
ề đặc điểm lâm sàng cũng như phương pháp sử lý mống mắt sau chấn
thương đụng dập nhãn cầu.
Tại Việt Nam qua thực tế lâm sàng chúng ta từng gặp nhiều tổn hại đa
dạng, phức tạp và trầm trọng của mống mắt. Nhưng cho đến nay mới chỉ có
Nguyễn Thị Anh Thư, nghiên cứu về các tổn thương mống mắt và phương

pháp xử lý b
ằng vi phẫu thuật năm 1992. Lê Đỗ Thùy Lan cùng cộng sự
(2008) [11], nghiên cứu kỹ thuật khâu tạo hình mống mắt do chấn thương.
Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi có ý muốn nghiên cứu trên
những bệnh nhân đã đến Bệnh viện Mắt TW điều trị nhằm đánh giá về các
đặc điểm lâm sàng và hiệu quả của phương pháp điều trị đứt chân mống mắt


2
do chấn thương đụng dập nhãn cầu. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:
Nhằm hai mục tiêu
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của đứt chân mống mắt do chấn thương
đụng dập nhãn cầu.
2. Đánh giá kết quả điều trị đứt chân mống mắt do chấn thương đụng
dập nhãn cầu.























3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. Cấu tạo giải phẫu và sinh lý của mống mắt
1.1.1. Hình dạng của mống mắt [1], [7], [14], [15]
Mống mắt hình đồng xu, có một lỗ thủng ở trung tâm gọi là đồng tử.
Bờ tự do của mống mắt giới hạn nên đồng tử gọi là bờ đồng tử, bờ còn lại liên
tiếp với thể mi nên gọi là bờ thể mi. Đồng tử có đường kính từ 2-4 mm và có
thể thay
đổi đường kính do tác động của nhiều yếu tố: ánh sáng, nhìn xa, nhìn
gần, các kích thích thần kinh cảm giác và có sự tác động của thuốc.
Mống mắt là tổ chức mềm có nguồn gốc từ trung bì và nội bì nằm ngay
ở trước thể thủy tinh, ngăn cách giữa tiền phòng ở phía trước và hậu phòng ở
phía sau. Chân mống mắt tiếp giáp với thể mi tạo nên thành sau của góc tiền
phòng. Tại vùng chân, mống mắt mỏng nhất vớ
i độ dầy 0,2mm. Trong chấn
thương đụng dập, chân mống mắt dễ bị đứt, kèm theo những tổn thương khác
ở góc tiền phòng như lùi góc, bong thể mi
1.1.2. Cấu tạo giải phẫu của mống mắt [1 ], [14]
Từ trước ra sau, mống mắt có 5 lớp tổ chức nhưng 4 lớp trước đều là tổ
chức liên kết có cùng hệ thống mạch máu và thần kinh dày đặc.

- Nội mô: gồm các tế bào dẹ
t không có sắc tố. Nội mô của mống mắt ở
phía trước nối tiếp với nội mô của giác mạc.
- Lớp giới hạn trước: gồm tổ chức liên kết, những tế bào sắc tố, khá nhiều
các mạch máu và các đầu tận cùng của thần kinh. Tổ chức liên kết ở đây có
nhiều tế bào hình sao, mầu sắc mống mắt phụ thuộc chủ yếu vào lớp này.
- Lớp đệm: là tổ chức liên kết lỏng lẻo, có ít sợi đàn hồi tạo thành đáy các
hốc mống mắt. Lớp đệm có hai loại tế bào sắc tố, có cơ vòng của mống mắt
nằm quanh lỗ đồng tử. Cơ dính vào các mạch máu và tổ chức liên kết nên
nhiều trường hợp sau khi cắt mống mắt thì cơ vẫn hoạt động được.


4
- Lớp màng sau: gồm một lớp cơ mỏng nằm trước biểu mô gọi là cơ xòe.
Cơ xòe hợp nhất với cơ tròn ở gần bờ đồng tử và phân bố theo hướng nan hoa
về phía chân mống mắt tiếp với thể mi.
- Lớp biểu mô sau: là lớp sắc tố đậm đặc và liên tiếp với lớp không sắc tố
của thể mi.
Mạch máu của mống mắt: là các
động mạch tách ra từ các động mạch
mi sau dài và các động mạch mi trước, tại vị trí các mỏm mi. Cả hai động
mạch mi dài chạy tới bờ ngoại vi của mống mắt thì chia thành các nhánh trên
và dưới để nối với các động mạch bên đối diện và nối với các động mạch mi
trước tạo thành vòng động mạch lớn.Từ đây các nhánh hội tụ về phía bờ đồng
tử của mống m
ắt để lại nối với nhau thành vòng động mạch nhỏ. Các động
mạch và tĩnh mạch nhỏ hơn khá giống nhau về mặt cấu trúc và có một vài
khác biệt chúng đều chạy theo đường hơi xoáy để thích ứng với sự thay đổi về
kích thước của mống mắt như sự thay đổi kích thước của đồng tử chẳng hạn,
sự khác biệt là về cấu trúc của thành mạ

ch [14].
Thần kinh của mống mắt: giống như thể mi, các thần kinh của mống
mắt là các nhánh tách ra từ các nhánh mi dài từ thần kinh mũi- mi và các
nhánh mi ngắn đến từ hạch mi. Các nhánh mi ngắn gồm các sợi đối giao cảm
sau hạch đến chi phối cho cơ co đồng tử.Các cơ giãn được chi phối bởi các
sợi giao cảm sau hạch đến từ hạch cổ trên. Đám rối giao cảm cảnh trong được
cho rằng c
ũng cho các sợi thông qua hạch mi tới nhãn cầu theo các nhánh mi
ngắn. Một số sợi theo các nhánh mi dài.
1.1.3. Sinh lý của mống mắt
Mống mắt có vai trò như một chế quang trong hệ thống quang học của
mắt. Đồng tử có thể co hay dãn và tự điều chỉnh tùy theo cường độ ánh sáng
mạnh hay yếu. Khi mống mắt bị rách, đứt, khi đồng tử bị biến đổi về hình thể
và chức năng thì có rối loạ
n về sinh lý quang học của mắt và kéo theo những
rối loạn bệnh lý khác.


5
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, tổ chức mống mắt có khả
năng tổng hợp và chế tiết những chất có đặc trưng của prostaglandin, đặc biệt
là trong quá trình chấn thương. Các PgE có khẳ năng làm co đồng tử kéo dài,
không làm giãn ra được với Atropin, đồng thời có thể làm tăng áp lực nội
nhãn bằng cơ chế dãn mạch ở màng bồ đào trước và tăng tiết thủy dịch. Như

vậy dưới ảnh hưởng của một chấn thương hoặc một kích thích ở phần trước
của nhãn cầu, tự thân mống mắt cung cấp những chất trung gian là Pg, có vai
trò trong phản ứng sau đụng dập, viêm sau mổ, tăng nhãn áp [39].
1.2. Sinh bệnh học của chấn thương đụng dập nhãn cầu
1.2.1 Cơ chế chấn thương đụng dập nhãn cầu

Chấn thương đụng dập nhãn cầu là r
ất thường gặp (chiếm 30% chấn
thương chung) [8]. Cơ chế đụng dập rất khác nhau, thường do tác nhân đầu tù,
to bản, đập vào mắt như quả bóng, hòn đá, nắm tay ….
Đụng dập có thể trực tiếp do vật chạm thẳng vào nhãn cầu hoặc gián
tiếp do một chấn động mạnh vào vùng đầu, mặt hay vào người nhưng có ảnh
hưởng đến nhãn cầu. Cũng có khi do cả hai yếu tố trên kết hợ
p.
Tổn hại do chấn thương đụng dập tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
• Năng lượng của tác nhân gây đụng dập.
• Bản chất và điểm chạm, hướng chạm của tác nhân gây đụng dập.
• Cấu trúc của tác nhân gây đụng dập.
• Đặc điểm cấu trúc của nhãn cầu: thành nhãn cầu mỏng và yếu ở
những vị trí như vùng rìa, xích đạo hay b
ị tổn thương. Tổ chức khác
hay tổn thương là thể thủy tinh với dây Zinn và tiếp theo là các
màng của mắt.
Mặt khác còn có các yếu tố làm tăng thêm khả năng bị tổn hại như: tuổi
của bênh nhân, những bệnh có sẵn trên mắt chấn thương.


6
Theo Bec. P (1979) [32]. Tác nhân gây chấn thương làm ngắn đường kính
trước sau, tăng đường kính ngang. Tiếp sau pha trực tiếp là sóng phản hồi
ngược lại. Tổn thương nhãn cầu có thể do cơ chế trực tiếp hay gián tiếp.
Hai quá trình bệnh lí gây ra như sau:
• Cơ chế cơ học.
Khi nhãn cầu bị ép làm cho đường kính trước sau giảm ngược lại đường
kính ngang lại tăng theo tỷ lệ tương ứng. Trên thực nghiệm nếu
đường kính

trước sau giảm 41% thì đường kính ngang tăng 28%, khi đường kính trước
sau giảm 28% thì đường kính ngang tăng từ 8 đến 10% [8], [36], [37], [45].
Làn sóng ép lan đến phần sau của nhãn cầu, thể thủy tinh và dịch kính bị đẩy
lùi về phía sau và nhãn cầu có thể bị vỡ ở những chỗ điểm yếu như: xích đạo,
vùng rìa. Tiếp đó là tác dụng trở lại của làn sóng phản hồi, toàn bộ tổ chức nội
nhãn bị đẩ
y ra trước, tổ chức nhãn cầu có thể ra ngoài do vỡ nhãn cầu, các tổn
thương gây ra do bị vỡ, rách, đứt.
• Cơ chế vận mạch.
Ở giai đoạn nhãn cầu bị ép, hệ mạch máu của võng mạc bị ép mạnh làm
cho tổ chức mắt bị thiếu máu nghiêm trọng võng mạc, thị thần kinh, và dẫn
đến hoại tử tổ chức. Giai đoạn phản hồi thì các mạch máu giãn ra độ
t ngột hậu
quả là các hiện tượng tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương và xuất
huyết tổ chức [8].
Hình 1: Cơ chế bệnh sinh chấn thương đụng dập nhãn cầu










7
1.2.2 Các tổn thương do đụng dập nhãn cầu [1], [8 ]
- Biểu hiện trên kết mạc: dập nát, rách, cương tụ, phù nề, xuất huyết
dưới kết mạc, khi nhãn áp mềm cần khám kỹ xác định xem có vỡ nhãn cầu

không.
- Biểu hiện trên giác mạc: phù nề giác mạc có thể khư trú hay tỏa lan,
nguồn gốc có thể từ biểu mô, nhu mô hay từ nội mô, hoặc có thể gặp loét
giác mạc, ngấm máu giác mạc do chấn thươ
ng đụng dập.
- Tiền phòng: biểu hiện về sự thay đổi độ sâu như sâu hơn, nông hơn,
không đều, hay có tổ chức lạ trong tiền phòng như có máu, mủ, chất thể thủy
tinh, thể thủy tinh lệch trong tiền phòng, dịch kính trong tiền phòng.
- Mống mắt: tổn thương rất thường gặp và đa dạng có thể rách bờ đồng
tử, rách cơ co đồng tử, rách lớp đệm của mố
ng mắt, rách toàn bộ bề dầy. Đứt
chân mống mắt hay gặp, nếu rách bé thường bị che lấp, khi rách to mống mắt
có thể cuộn lại, nhiều khi không còn nhìn thấy mống mắt, tổn thương mống
mắt hay gây viêm màng bồ đào.
- Tổn thương đồng tử: biểu hiện bằng co tít đồng tử, nhiều khi đồng tử
giãn to mất phản xạ, rách bờ đồng tử làm cho đồng tử méo, mấ
t phản xạ với
các thuốc co, giãn đồng tử.
- Tổn thương góc tiền phòng: rất hay gặp, tổn thương rất đa dạng như
rách vùng bè, bong thể mi, hắc mạc, lùi góc tiền phòng, sắc tố, máu hay dị vật
trong góc tiền phòng.
- Tổn thương thể thủy tinh: thể thủy tinh có thể bị biến đổi về độ trong
và vị trí.
Về độ trong: thường là đục thể thủy tinh, điể
n hình là đục cực sau, dưới
vỏ sau thể thủy tinh, hình hoa hồng. Có thể đục toàn bộ ngay trong chấn
thương mạnh làm chất thể thủy tinh bung ra tiền phòng.
Về vị trí: thể thủy tinh có thể bị lệch một phần hay toàn bộ, thể thủy
tinh có thể ra trước tiền phòng và gây tăng nhãn áp. Cũng có thể thể thủy tinh
bị bắn ra ngoài hay nằm dưới kết mạc…



8
- Xuất huyết dịch kính: là tổn thương rất thường gặp, có thể khám được
ngay nhưng thường bị các tổn thương phần trước che lấp, siêu âm có tác dụng
tốt trong trường hợp này, thị lực giảm tùy thuộc và mức độ xuất huyết, soi
ánh đồng tử thấy tối tùy thuộc mức độ có thể thấy đáy mắt ở một vùng nào
đó, khi xuất huyết nhiều ánh đồng t
ử tối đen, khám buồng dịch kính có thể
thấy máu với các mức độ, có thể tìm được nguyên nhân gây chảy máu.
- Tổn thương hắc mạc: có hai dạng
Tổn thương xuất huyết: xuất huyết sâu thường sâu và dẹt, màu sắc thay
đổi thường có màu sẫm. Tụ máu hắc mạc thường thành những đám màu nâu
nhạt hay màu xám ở cực sau đẩy võng mạc lên, bờ viền đôi bằng máu và
Fibrin. Tiến triển của nh
ững loại xuất huyết này thường không thuận lợi, có
thể gây xuất huyết vào buồng dịch kính. Khi xuất huyết tiêu đi để lại một sẹo
teo, rải rác sắc tố với teo của mao mạch hắc mạc hình thành một vùng trắng
mà ta có thể nhìn thấy rõ những mạch máu to của hắc mạc, sẹo được bao bởi
một viền sắc tố.
Rách màng Bruch: có thể biệt lập hay phối hợp rách h
ắc mạc và thường
bị xuất huyết che lấp. Những rách này thường có dạng chữ T, chữ Y, thường
tập trung quanh đĩa thị, và các mạch máu của võng mạc thường bắc cầu qua.
- Tổn thương của võng mạc:
Xuất huyết: thường nằm ở cực sau của võng mạc, có thể nhiều dạng
như nhiều chấm, hình thành đám, thành vệt và thường kèm theo phù của
võng mạc quanh nơi xuất huyế
t.
Phù Berlin: phù võng mạc nhiều ở cực sau tạo thành hình ảnh giả lỗ

hoàng điểm, giống hình ảnh của tắc động mạch trung tâm võng mạc.
- Tổn thương thị thần kinh: tổn thương thị thần kinh thường biểu hiện
bằng dấu hiệu mất thị lực với xuất huyết quanh đĩa thị về sau thường là teo
đĩa thị và một vùng teo quanh đĩa thị.




9
1.3 Tổn thương đứt chân mống mắt sau chấn thương đụng dập nhãn cầu
1.3.1. Nguyên nhân
Đứt chân mống mắt là tổn thương chủ yếu gặp trong đụng dập nhãn
cầu.
Nguyên nhân gây đụng dập và đứt chân mống mắt thường là những vật
đầu tù hoặc hình khối, có sức đập mạnh [15].
Khi có một lực ép mạnh vào nhãn cầu, thì tác động làm giãn vùng rìa
củng mạc - giác mạc và gây co kéo, làm rách vùng chân mống mắt [21].
Mặt khác, lự
c tác động lên trục trước sau của nhãn cầu làm tăng đột
ngột áp lực thủy dịch ở tiền phòng, ép lên mặt trước của mống mắt. Ở vùng
ngoại vi mống mắt không tựa vào thể thủy tinh và lại là nơi mỏng nhất nên
vùng chân mống mắt sẽ bị đẩy lùi ra sau hoặc bị đứt chân [43].
Ngoài lực tác dụng trực tiếp đè ép lên bình diện mống mắt, làm cho nó
lõm ra sau, thì tiếp ngay sau đó là lự
c phản hồi đẩy dịch kính và thể thủy tinh
và căng mống mắt ra phía trước, làm tăng thêm khả năng rách ở vùng chân
mống mắt.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến vùng chân mống mắt là phản ứng
co đồng tử sau chấn thương đụng dập, sự co kéo này làm căng mỏng vùng
chân mống mắt [24].

1.3.2. Lâm sàng
Khi mắt bị đụng dập đứt chân mống mắt luôn luôn có giảm thị
lực và
thường có những rối loạn cơ năng như đau nhức, chói sáng, song thị một mắt.
Đứt chân mống mắt có thể ở một hoặc nhiều chỗ khác nhau. Vị trí của tổn
thương có thể ở bất cứ điểm nào trên chu vi mống mắt. Kích thước có khi đứt
rất nhỏ, chỉ phát hiện được bằng soi góc tiền phòng. Ngược lại, có thể đứt
chân rất r
ộng, qua vị trí rách có thể nhìn thấy được các tua mi, dây chằng Zinn
hoặc xích đạo của thể thủy tinh.


10
Hiếm gặp hơn, là những trường hợp đứt mất chân mống mắt toàn bộ,
thường gặp trong những trường hợp chấn thương đụng dập rất mạnh. Khi đó
mống mắt sẽ cuộn lại thành một khối nằm ở đáy tiền phòng hoặc rơi vào trong
dịch kính [43].
Khi nghiên cứu 26 bệnh nhân có đứt chân mống mắt thì Nguyễn Thi Anh
Thư (1992) [15], thấy tỷ lệ song th
ị một mắt chiếm 23%, về mức độ đứt chân
mống mắt, độ I (dưới 90º) chiếm 23%, độ II (từ 90º-210º) chiếm 65%, độ III
(>210º) chiếm 12%.
Diễn biến của vùng mống mắt bị đứt [15]: trên những bệnh nhân đến sớm,
tại mép mống mắt đứt có phản ứng viêm, dịch rỉ và tan sắc tố. Muộn hơn, rải
rác có chỗ dính vào bao trước thể thủy tinh. Về sau còn thấy xu
ất hiện xơ và
thoái hóa mống mắt, teo nhu mô, có khi mống mắt lỗ chỗ như xơ mướp.
Thoái hóa không chỉ ở gần mép đứt mà còn thấy cả trên khắp phần mống mắt
võng xuống do đứt chân. Trong tiền phòng và trên mống mắt thường có xuất
huyết ở những mức độ khác nhau. Tại vùng đứt chân mống mắt còn thấy dịch

kính nhô vào tiền phòng trong những trường hợp có kết hợp với sa, lệch ho
ặc
vỡ thể thủy tinh.
Đứt chân mống mắt thường kết hợp với các tổn hại khác trên mống mắt
cũng như các tổn thương kèm theo của nhãn cầu như: tổn thương giác mạc,
xuất huyết tiền phòng, biến đổi vùng bè, bong xung quanh thể mi ở chổ bám
của thể mi vào cựa củng mạc, lệch thể thủy tinh, đục thể thủy tinh. Tổn
thương dịch kính võng mạc.
1.3.3. Biến chứng của chấn thương đụng dập đứt chân mống mắt
1.3.3.1 Viêm màng bồ đào
- Thường là viêm ở phần trước. Có thể diễn biến âm ỉ nhưng phần lớn
tiến triển rầm rộ, có tủa dày trên mặt sau của giác mạc, xuất tiết và ngấn mủ


11
trong tiền phòng, phản ứng vùng thể mi rõ rệt. Hiếm gặp hơn, có thể viêm
màng bồ đào toàn bộ.
- Theo Nguyễn Thị Anh Thư (1992) [15] tỷ lệ viêm MBĐ trong chấn
thương đụng dập là 16,5%.
1.3.3.2. Tăng nhãn áp
Sau chấn thương đụng dập, phần lớn nhãn áp vẫn được duy trì ở giới
hạn bình thường (59,2%), một số nhãn áp cao (34,95%), một số ít nhãn áp
thấp [6].
- Tăng nhãn áp.
Theo Ph. Demally (1972), thì tỷ lệ tăng nhãn áp sau chấ
n thương là
35,35% [38]. Nguyễn thị Đợi (1994) là 37% [4]. Nguyễn Văn Vấn (2000) là
45,45% [16].
Tăng nhãn áp tạm thời sau chấn thương, là những tăng nhãn áp thoáng
qua xuất hiện ngày thứ 2 hay thứ 3 sau chấn thương, đôi khi xuất hiện muộn

hơn vào tuần đầu sau chấn thương tiếp theo giai đoạn ngắn hạ nhãn áp.
Nguyên nhân những tăng nhãn áp này là do giãn mạch, tăng tiết kèm theo phù
nề và tăng độ đậm dặc của thủy dị
ch tiếp theo sau giai đoạn co mạch lúc đầu
[2], [10].
Tăng nhãn áp kéo dài: thường gặp hơn, nguyên nhân thường rất phức
tạp, có thể do xuất huyết tiền phòng, lệch thể thủy tinh, đục căng phồng thể
thủy tinh, xuất huyết dịch kính
Tăng nhãn áp muộn thường do nguyên nhân tổn thương góc tiền phòng
như: lùi góc, rách vùng bè và sau một thời gian viêm, xuất tiết sẽ dẫn tới xơ
hóa và bít tắc vùng bè gây nên tăng nhãn áp.
- Hạ nhãn áp: g
ặp sau chấn thương cũng có sự tham gia của phản ứng
thần kinh vận mạch và thể mi giảm chế tiết thủy dich [19].



12
1.3.3.3. Ngấm máu giác mạc
- Là tình trạng lớp đệm của giác mạc bị ngấm bởi các sản phẩm thoái
hóa của hồng cầu. Đây là biến chứng hiếm nhưng rất nguy hiểm của đụng
dập nhãn cầu. Quá trình này xảy ra sau một xuất huyết ào ạt ở tiền phòng, một
tăng nhãn áp kéo dài, một tổn thương của nội mô và màng Descemet.
- Các sản phẩm thoái hóa của hồng cầu xâm nhập giác mạc do t
ăng
nhãn áp qua 2 con đường: bởi một bấc chấn thương của nội mô hay từ chu
biên vào giác mạc.
1.3.3.4. Đục TTT tăng dần
Nhãn cầu chứa nhiều chất dịch gây sức ép được truyền vào TTT, gây
thương tổn bao thể thủy tinh, các thớ TTT và gây đục dưới nhiều hình thái:

đục dưới bao, đục hình cánh hoa hồng, đục hình vòng hoặc đục lan tỏa.
1.3.4. Phân loại và điều trị đứt chân mống mắt sau chấn thương
đụng
dập nhãn cầu
1.3.4.1. Phân loại
Theo Ven - ghe G.E (1978) phân ra 3 mức độ.
- Độ I: Đứt chân mống mắt dưới 90º.
- Độ II: Đứt chân mống mắt từ 90º -210º.
- Độ III: Đứt chân mống mắt trên 210º.
1.3.4.2. Điều trị đứt chân mống mắt sau chấn thương đụng dập nhãn cầu.
Điều trị nội khoa
Sau chấn thương đụng dập nhãn cầu có đứt chân mống mắt thường có
phả
n ứng viêm màng bồ đào rất mạnh vì vậy việc điều trị nội khoa bằng các
thuốc giãn đồng tử, chống viêm, giảm phù nề rất quan trọng. Ngoài ra cần
điều trị tích cực các tổn thương phối hợp như xuất huyết tiền phòng, xuất
huyết dịch kính, phù võng mạc, tăng nhãn áp

×