TÓM TẮT BÀI GIẢNG
THIẾT KẾ ỨNG DỤNG II
ĐỒ ÁN MÔN:
THIẾT KẾ LỊCH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
PHÒNG TCCN & DN
NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ
GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN: HÀ THỊ THUÝ HẰNG
LỜI LÓI ĐẦU
Lịch là phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Ngày nay việc tặng lịch cho khách
hàng, đối tác khi xuân về đã trở thành nét văn hoá đẹp trong giao tiếp. Thiết kế một cuốn
lịch xuân đẹp vừa chuyển tải bao thông điệp tốt lành đến người nhận, vừa có ý nghĩa vừa có
tác dụng quảng cáo trong suốt một năm. Chính vì vậy, sản phẩm lịch càng quan trọng trong
cuộc sống và cả trong in ấn thương mại vì đây cũng là phương tiện thông tin quảng cáo có
hiệu quả lâu dài và chi phí rẻ.
MỤC LỤC
Chƣơng I : KIẾN THỨC TỔNG QUÁT
1. Lịch là gì?
2. Các hệ thống lịch
2.1 Âm lịch
2.2 Dương lịch
2.3 Âm dương lịch
2.4 Lịch tuỳ ý
3. Các phân chia trong lịch
4. Các loại lịch khác
4.1 Lịch tài chính
4.2 Lịch hoàn thiện và không hoàn thiện
4.3 Lịch thực dụng, lý thuyết và hỗn hợp
Chƣơng II: MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ THIẾT KẾ LỊCH
1. Công dụng của Thiết kế Lịch
2. Các loại lịch
3. Kích thước thông dụng
4. Các hình thức layout của lịch
5. Các hình thức quảng cáo của lịch
6. Một số mẫu thiết kế
Chƣơng III: PHÂN TÍCH MỘT SỐ MẪU THIẾT KẾ
NỘI DUNG MÔN HỌC
CHƢƠNG I : KIẾN THỨC TỔNG QUÁT
MỤC TIÊU
Nhằm giúp học sinh nắm vững sơ bộ kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của lịch
ngày nay.
1. LỊCH LÀ GÌ?
Lịch – Calendar bắt nguồn từ tiếng La-tinh calendarium (tiếng La Mã cổ) có nghĩa là ‘ số
nợ’. Ngày xưa, con nợ trả chủ nợ tiền lãi vào đầu các tháng, dần dùng quen, trở thành nghĩa
là lịch dùng để đo khoảng thời gian.
Lịch là một hệ thống để đặt tên cho các chu kỳ thời gian, thông thường là theo các ngày.
Lịch cũng là một thiết bị vật lý (giấy, ) để minh họa cho hệ thống chu kỳ thời gian và đây
cũng là cách hiểu thông dụng nhất của từ lịch.
'Lịch' được sử dụng để biểu thị danh sách một tập hợp cụ thể nào đó của các sự kiện đã được
lập kế hoạch (lịch học, lịch xét xử ).
2. CÁC HỆ THỐNG LỊCH
Các loại lịch được sử dụng hiện nay trên Trái Đất phần lớn là Dương lịch, Âm lịch, Âm
Dương lịch hay Lịch tùy ý.
4.1 Âm lịch
Được đồng bộ theo chuyển động của Mặt Trăng (các tuần trăng) - ví dụ lịch Hồi giáo, Phật
giáo.
Âm lịch được cho là lịch cổ nhất được phát minh bởi loài người. Những người Cro-Magnon
được coi là đã phát minh ra âm lịch vào khoảng 32.000 năm TCN.
4.2 Dƣơng lịch
Dương lịch dựa trên thay đổi thấy được theo mùa, được đồng bộ theo chuyển động biểu kiến
của Mặt Trời ( lịch Ba Tư).
Dưới thời Cộng hòa La Mã, Dương lịch Julius đã được chấp thuận. Số ngày trong tháng dài
hơn so với chu kỳ của Mặt Trăng, nhưng lịch này rất tốt để theo dõi thay đổi của các mùa.
Mỗi năm trong lịch có 365 ngày, ngoại trừ đến năm thứ tư là năm nhuận có 366 ngày. Vì thế
năm trung bình của lịch này là 365,25 ngày.
Năm chí tuyến Trái Đất là nhỏ hơn một chút so với 365,25 ngày (nó xấp xỉ 365,2422 ngày),
vì thế lịch này mặc dù chậm nhưng cũng lệch dần với sự đồng bộ theo mùa. Vì lý do này,
sau này lịch Gregory đã được chấp thuận bởi phần lớn các quốc gia ở phương Tây, bắt đầu
từ năm 1582, và từ đó nó đã trở thành lịch phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới.
4.3 Âm dƣơng lịch
Âm dương lịch là lịch được đồng bộ theo cả chuyển động của Mặt Trăng và chuyển động
biểu kiến của Mặt Trời - ví dụ lịch Do Thái. Âm dương lịch là một biến thái của âm lịch
nhưng có tính đến sự bù lại cho các sai lệch này bằng cách bổ sung thêm một tháng để có thể
điều chỉnh các tháng tương đối phù hợp theo mùa.
4.4 Lịch tùy ý
Lịch tùy ý không được đồng bộ theo Mặt Trăng hay Mặt Trời - ví dụ như tuần hay ngày
Julius được sử dụng bởi các nhà thiên văn học.
*** Đã từng có một vài loại lịch có lẽ được đồng bộ theo chuyển động của Kim Tinh, chẳng
hạn như các loại lịch Ai Cập cổ đại; việc đồng bộ theo chuyển động của Kim Tinh chủ yếu
diễn ra ở các nền văn minh gần đường xích đạo.
Có nhiều đề nghị cải cách lịch như lịch thế giới hay lịch cố định quốc tế (lịch vĩnh viễn
quốc tế). Liên hiệp quốc đã cân nhắc đến việc xem xét các loại lịch cải cách này trong
những năm thập niên 1950, nhưng các đề nghị này đã đánh mất phần lớn sự phổ biến
của chúng.
5CÁC PHÂN CHIA TRONG LỊCH
Gần như mọi loại lịch đều nhóm một số các ngày kế tiếp nhau thành "tháng" và các tháng
thành "năm".
Trong dương lịch, năm xấp xỉ bằng năm chí tuyến Trái Đất (là khoảng thời gian Trái Đất cần
để thực hiện đủ một chu kỳ các mùa), thông thường được sử dụng để làm thuận tiện cho việc
lập kế hoạch của các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp.
Trong âm lịch, tháng có độ dài xấp xỉ một chu kỳ của Mặt Trăng.
6 CÁC LOẠI LỊCH KHÁC
6.1 Lịch tài chính
Lịch tài chính (lịch 5/4/4) cố định mỗi tháng ở một con số cụ thể của tuần để thuận tiện trong
so sánh từ tháng qua tháng, từ năm qua năm.
Tháng Một luôn luôn có chính xác 5 tuần (từ Chủ Nhật đến thứ Bảy), tháng Hai có 4 tuần,
tháng Ba có 4 tuần, v.v.
Lịch này cần bổ sung tuần thứ 53 sau mỗi 5 đến 6 năm, nó có thể được thêm vào tháng Mười
Hai hoặc không, phụ thuộc vào cách thức mà tổ chức sử dụng những ngày này.
*** Có một tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện điều này (tuần ISO). Tuần ISO chạy từ thứ Hai
đến Chủ Nhật và tuần 1 luôn luôn là tuần chứa ngày 4 tháng 1 của lịch Gregory.
6.2 Lịch hoàn thiện và không hoàn thiện
Lịch hoàn thiện là lịch cung cấp cách để đặt tên cho từng ngày kế tiếp nhau, trong khi lịch
không hoàn thiện thì không làm được như vậy.
Ví dụ: - Lịch sớm nhất của người La Mã không có cách để gọi ngày trong các tháng mùa
đông mà gọi tất cả là "mùa đông", là lịch không hoàn thiện.
- Lịch Gregory là lịch hoàn thiện.
6.3 Lịch thực dụng, lý thuyết và hỗn hợp
6.3.1 Lịch thực dụng (còn gọi là lịch quan sát hay lịch thiên văn) là lịch dựa trên các
quan sát.
Ví dụ: Lịch tôn giáo của đạo Hồi và đạo Do Thái trong thời kỳ Thánh Đường.
Ưu điểm: là nó có độ chính xác hoàn hảo và vĩnh cửu.
Khuyết điểm: là một ngày tháng cụ thể nào đó diễn ra khi nào rất khó xác định trước.
6.3.2 Lịch lý thuyết (còn gọi là lịch quy tắc hay lịch số học) là loại lịch dựa trên một tập hợp các
quy tắc chặt chẽ.
Ví dụ: Lịch Do Thái.
Ưu điểm: là dễ dàng tìm thấy khi nào diễn ra một ngày cụ thể nào đó.
Khuyết điểm: là có độ chính xác không hoàn hảo. Ngoài ra, độ chính xác của nó bị sai theo
thời gian do sự thay đổi của sự tự quay của Trái Đất. Vì vậy lịch lý thuyết chỉ phổ biến trong
vài nghìn năm. Sau đó, các quy tắc đã được sửa đổi theo các quan sát có từ khi phát minh ra
lịch, tạo ra một loại lịch hỗn hợp.
6.3.3 Lịch hỗn hợp
Lịch hỗn hợp là tổng hợp các nét đặc trưng của lịch thực dụng và lịch lý thuyết. Nó thông
thường có nguồn gốc là lịch lý thuyết nhưng được điều chỉnh lại.
Ví dụ sự chuyển đổi từ lịch Julius sang lịch Gregory.
*** Lịch Gregory là một loại Dương lịch hoàn thiện và hỗn hợp được sử dụng rộng rãi nhất
ngày nay ở mọi nơi trên khắp thế giới (gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia
trước đây sử dụng lịch khác).
Lịch Do Thái là lịch chính thức của chính quyền Israel, nhưng lịch Gregory được sử dụng
rộng rãi hơn trong kinh doanh ở Israel và càng ngày càng được ưa chuộng hơn.
Lịch Ba Tư được sử dụng ở Iran và Afghanistan.
Lịch Hồi giáo được sử dụng bởi những người theo đạo Hồi trên toàn thế giới.
Các loại lịch Trung Quốc, Hêbrơ, Hindu và lịch Julius cũng được sử dụng rộng rãi trong các
mục đích tôn giáo và xã hội.
CHƢƠNG II: MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ THIẾT KẾ LỊCH
1. Công dụng của Thiết kế Lịch:
Ngày nay, ngoài công dụng xem ngày tháng, lịch còn có tác dụng khác như để làm vật
trang trí , biếu tặng, hoặc dùng để quảng cáo nhờ khả năng truyền tải thông điệp, tính hiệu
quả trong truyền thông, nó còn thể hiện văn hóa, chiều sâu tâm hồn của người làm ra sản
phẩm lịch.
Vì thế, lịch là một sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế vừa mang tính văn hóa và
cả quảng cáo.
2. Các loại lịch: Có 2 loại lịch
2.1 Lịch độc quyền: là lịch được thiết kế riêng theo yêu cầu của khách hàng, sử dụng
các hình ảnh và ý tưởng của khách hàng cung cấp hoặc uỷ quyền cho nhà thiết kế lựa chọn.
Do lịch độc quyền được in theo nhu cầu với số lượng in nhỏ nên chi phí khá cao so với lịch
phôi.
2.2 Lịch phôi: (hay lịch trắng) là lịch đã được thiết kế theo mẫu sẵn có, bao gồm các
chủ đề đa dạng từ du lịch, xây dựng, tranh, hoa, phong cảnh… mà khách hàng có thể lựa
chọn các mẫu lịch phôi và in nội dung quảng cáo của công ty lên phần trắng của tờ lịch phôi.
2.3 So sánh lịch độc quyền với lịch phôi:
- Mẫu thiết kế lịch độc quyền dành riêng cho khách hàng đó.
- Lịch độc quyền xây dựng ý tưởng dựa trên thông điệp mà các cơ quan, công ty muốn
truyền tải tới người nhận.
- Giới thiệu được các thông tin và hình ảnh ấn tượng nhất về họat động của khách hàng.
- Sản phẩm được in với sự sắc nét khác hẳn với việc in lưới kém chất lượng thông tin của
khách hàng trên lịch phôi.
- Gây được ấn tượng với khách hàng bởi có phong cách riêng, được khách hàng lưu giữ thay
vì bỏ đi khi sử dụng sản phẩm đại trà.
*** Đây cũng là yêu cầu đối với người thiết kế khả năng sáng tạo nhằm đáp ứng đòi hỏi
ngày càng cao của khách hàng.
3. Kích thƣớc thông dụng:
3.1 Lịch treo tƣờng: thông thường là lịch 01 tờ, 05 tờ, 07 tờ, 13 tờ. Kích thước thông dụng
40x60cm, 30x70 cm. Lịch treo tường nhiều số tờ nhất là lịch block 365 ngày.
3.2 Lịch để bàn: thông thường là lịch 07 tờ, 13 tờ, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu và mục đích sử
dụng ngoài số tờ lịch còn kèm thêm một số tờ ghi chú (thông thường là 54 tờ).
3.3 Một số loại lịch khác: lịch block (kích thước thông thường 10.5x15cm; 14.5x20.5cm),
lịch bỏ túi, lịch sổ tay, lịch vạn niên
4. Các hình thức layout của lịch:
Lịch có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức tuỳ theo mẫu thiết kế nhưng thông thường
nhất là lịch hình chữ nhật.
Ngoài ra, còn một số hình thức đặc biệt khác tuỳ theo yêu cầu khách hàng hay ý tưởng người
thiết kế như lịch hình vuông, hình tròn, hình bầu dục,
5. Các hình thức quảng cáo của lịch:
Ngoài chức năng để xem ngày tháng, làm vật trang trí thì quảng cáo sản phẩm là một thông
tin quan trọng mà các cơ quan, công ty muốn gửi tới cho người nhận hoặc người xem.
Có nhiều hình thức để quảng cáo lịch: dùng hình ảnh để quảng bá sản phẩm, dùng thông
tin để quảng cáo hoặc dùng cả hình ảnh lẫn thông tin.
Một mẫu thiết kế lịch thông thường gồm các phần:
5.1 Bộ số lịch: ghi ngày tháng năm để người xem theo dõi.
5.2 Hình ảnh : là ảnh sản phẩm mà cơ quan, tổ chức nào đó muốn quảng bá hay đơn
giản đặt hình người mẫu, phong cảnh, động vật để trang trí cho tấm lịch thêm đẹp.
5.3 Nội dung : bao gồm thông tin về sản phẩm, thông điệp tốt lành, địa chỉ, logo, chức
năng hay chuyên môn sản xuất mà cơ quan, tổ chức muốn thông tin đến người xem.
6. Các công đoạn hoàn tất một cuốn lịch:
Sau khi thiết kế và được duyệt mẫu xong, file thiết kế sẽ được xuất phim để tiến hành in ấn
và trải qua một số công đoạn như bế, cắt, đóng cuốn để hoàn thành cuốn lịch tuỳ theo đặc
điểm và loại hình cuốn lịch.
Ví dụ: - Lịch treo tƣờng 01 tờ sẽ được đóng nẹp thiếc phía đầu để treo lên tường.
- Lịch treo tƣờng 05 tờ, 07 tờ, 13 tờ đóng nẹp hoặc đục lỗ phía đầu để đóng gáy lò xo (thông
thường là đóng lò xo vì lý do thẩm mỹ và tiện lợi hơn).
- Lịch block được đóng nẹp hoặc dán keo phía trên cho chắc và được dán chặt mặt sau vào
bìa cứng hoặc chất liệu dày. Tấm bìa phía sau được đục lỗ hoặc đóng thêm mắt ngỗng để
treo.
- Lịch để bàn được đục lỗ phía trên để đóng gáy lò xo và cố định vào đế bằng bìa cứng để
đứng được trên mặt bàn.
CHƢƠNG III: PHÂN TÍCH MỘT SỐ MẪU THIẾT KẾ
(GV cho học sinh xem các mẫu thiết kế lịch đẹp và cả lịch không đẹp để cùng phân tích và
rút kinh nghiệm ngay tại lớp).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Từ Internet (nguồn Wikileak) và các trang web liên quan.