Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các vương quốc Ấn đầu tiên trên đất Việt và vùng ĐNÁ từ thời cổ đến giữa TK thứ tư_1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.08 KB, 7 trang )

Các vương quốc Ấn đầu tiên trên đất
Việt và vùng ĐNÁ từ thời cổ đến giữa
TK thứ tư


George Coedes

Lời người dịch: Dưới đây là bản dịch Chương 3 của tác phẩm nhan đề
The Indianized States of Southeast Asia của G. Coedès, một tác phẩm
được xem như "kinh điển" bắt buộc phải học tại các đại học ngoại quốc,
cho việc học hỏi và nghiên cứu về lịch sử ban sơ của vùng Đông Nam Á.

Chương này trình bày về sự thành lập của các quốc gia thời cổ trên đất
Việt như Phù Nam, Lâm Ấp tức Chàm hay Chiêm Thành sau này nhưng
chưa đề cập đến Chân Lạp tức Căm Bốt sau này. Các vương quốc đầu
tiên trên đất Việt này đều chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ nên các
dịa danh và nhân danh bằng tiếng Phạn (Sanskrit) hay tiếng Pali của Ấn
Độ đều đã đuợc phiên âm và ký tự sang Hán ngữ trong các văn bản tham
chiếu của Trung Hoa. Vì trong nguyên bản không có mặt chữ của Hán
Tự để tra cứu và đối chiếu mà chỉ có phần ký âm nên trừ rất ít trường
hợp gặp từ ngữ thông dụng và không có gì phải nghi ngờ, ngườI dịch
giữ nguyên các địa danh hay nhân danh như đã ký âm trong nguyên bản.


CÁC VƯƠNG QUỐC ẤN ĐỘ ĐẦU TIÊN
Từ Khởi Thủy Cho Đến Giữa Thế Kỷ Thứ Tư

Các yếu tố khác nhau được phân tích ở chương trước đã dẫn đến sự tạo
lập các quốc gia Ấn Độ nhỏ được cai trị bởi các lãnh tụ mang tên bằng
tiếng Phạn (Sanskrit) (*a). Các quốc gia này bắt đầu xuất hiện vào lúc
khởi đầu của thế kỷ thứ ba sau Dương Lịch, do đó xác nhận các dữ liệu


trong các danh biểu địa dư của Ptolemy (1) (*b).

Các quốc gia này chỉ để lại một ít vết tích khảo cổ học hay văn bia từ
thời kỳ trước thế kỷ thứ năm. Chúng ta biết rất ít về phần lớn các vương
quốc đó trước nhật kỳ nêu trên ngoại trừ các quốc hiệu được đề cập tới
bởI Ptolemy, bởi Nghĩa Thích Kinh Niddesa (*c), và, quan trọng hơn
hết, bởi các sử ký biên niên của các triều đại Trung Hoa, có ghi chép
một cách kỹ lưỡng các sứ đoàn ngoại giao đến từ vùng biển Nam Hải.
Vị trí của phần lớn các quốc gia này không chắc chắn hay chỉ được
phỏng chừng.

Vương quốc nhỏ nhất của các xứ sở này thường sẽ lọt vào quỹ đạo của
các vương quốc hùng mạnh nhất những vương quốc nhất thiết có một
tương lai tươi sáng, mà lịch sử của chúng có thể được phác họa lại từ các
văn bản và văn bia của Trung Hoa.

1. KHỞI THỦY CỦA PHÙ NAM (THẾ KỶ THỨ NHẤT SAU
DƯƠNG LỊCH):

Vương quốc quan trọng nhất trong những vương quốc này hiển nhiên là
quốc gia mà Trung Hoa gọi là Phù Nam (Funan). Danh xưng này là sự
phát âm theo Quan Thoại hiện nay của hai từ đã từng được đọc là b’iu-
nâm (2), vốn là ký tự của chữ Khmer cổ bnam, có cách viết hiện đại là
phnom, “núi đồi”. Các vị vua của xứ sở này bao gồm trong vương hiệu
của họ thành ngữ “vua núi” (king of the mountain) –trong Phạn ngữ
(Sanskrit) là parvatabhupala hay sailaraja, trong tiếng Khmer là kurung
bnam (3). Người Trung Hoa đã đi đến việc chỉ danh xứ sở bằng vương
hiệu này.

Trung tâm của xứ sở tọa lac tại vùng hạ lưu và đồng bằng sông Cửu

Long, nhưng lãnh địa của nó vào thời cực thịnh bao gồm cả miền nam
Việt Nam, miền trung sông Cửu Long, và phần lớn Thung Lũng sông
Menam cùng bán đảo Mã Lai. Thủ đô của nó trong một thời kỳ là
Vyadhapura, “thành phố của những người săn bắn” (the city of hunters)
(4) – trong Hán ngữ là T’e mu, có thể là ký tự của một từ ngữ trong tiếng
Khmer (dmâk, dalmâk) có cùng một ý nghĩa (5). Thành phố tọa lạc ở
vùng lân cận ngọn đồi Ba Phnom và làng Banam, hai địa điểm trong tỉnh
Prei Veng của Căm Bốt mà, trong danh xưng của chúng, được lưu
truyền mãi đến thời đại chúng ta để ghi nhớ địa danh cổ xưa này. Theo
Sử Ký nhà Lương (History of the Liang) (6) thủ đô này nằm cách bờ
biển 500 lí (dặm) (200 km). Khoảng cách này gần tương đương với
khoảng cách từ Ba Phnom với địa điểm Óc Eo (7), nơi có tọa lạc, nếu
không phải chính là một hải cảng, thì ít nhất cũng là một thị trường có
các thương nhân ngoại quốc đến cư ngụ.

Những tin tức đầu tiên về Phù Nam đến từ một bản tường trình bởi phái
bộ của các sứ giả Trung Hoa K’ang T’ai và Chu Ying là những kẻ đã
đến thăm viếng xứ sở này vào giữa thế kỷ thứ ba (8). Bản gốc của sự
tường thuật của họ đã thất lạc, nhưng vẫn còn lại các đoạn trích dẫn nằm
rải rác trong các biên niên sử và trong nhiều bộ toàn thư. Những tài liệu
này, cùng với một bản văn bia bằng tiếng Phạn hồi thế kỷ thứ ba, tạo
thành tư liệu căn bản của chúng ta về hai thế kỷ đầu tiên trong lịch sử
của vương quốc này.

Theo K’ang T’ai, nhà vua đầu tiên của Phù Nam là một kẻ nào đó tên là
Hun-t’ien, tức là Kaundinya, đến hoặc từ India hay từ Bán Đảo Mã Lai
hay các hòn đảo ở phương nam (9). Vị vua này, nằm mơ thấy vị thần
bổn mạng trao một nỏ thần cho ông ta và chỉ thị ông leo lên một thương
thuyền lớn, ra đi trong buổi sáng để tiến đến một ngôi đền, nơi mà ông ta
tìm thấy một cái nỏ dưới gốc cây của vị thần. Rồi thì ông ta đã bước lên

một chiếc thuyền, mà vị thần đã cho cập bến vào Phù Nam. Vị hoàng
hậu của xứ này, Liu-ye, “Willow Leaf: Liễu Diệp (?)”, muốn cướp đoạt
chiếc thuyền và cầm giữ nó, vì thế Hun-t’ien đã bắn một mũi tên từ nỏ
thần của mình xuyên qua chiếc thuyền của Liu-ye. Qúa sợ hãi, hoàng
hậu bèn đầu hàng, và Hun-t’ien đã lấy bà ta làm vợ. Nhưng, không hài
lòng khi thấy bà ta trần truồng, ông đã dùng một mảnh vải gấp lại làm
thành quần áo mà ông đã bắt bà ấy mặc chui qua đầu. Sau đó ông cai trị
đất nước và truyền ngôi lại cho các hậu duệ của mình.

Đây là dịch bản của Trung Hoa về các nguyên ủy vương triều xứ Phù
Nam. Bản dịch này rõ rệt là một bản dịch sai lệch từ một chuyện thần
thoại của Ấn Đô, được kể lại một cách trung thực hơn bởi một văn bia
bằng Phạn Ngữ của xứ Chàm (10). Theo bản dịch này, vị tăng lữ
Kaundinya, nhận được một cây dáo (lao) dài từ vị tăng lữ Asvatthaman,
con của Drona, đã phóng lao đi để đánh dấu địa điểm của kinh đô tương
lai của mình, sau đó đã cưới một công chúa con của vi vua Nagas [vua
Rắn trong truyền thuyết của Ấn Độ?, chú của người dịch] tên là Soma,
người đã sản sinh ra một giòng dõi hoàng tộc (11) . Sự phối hôn huyền
bí này vốn vẫn còn được truy niệm tại triều đình Angkor vào cuối thế
kỷ thứ mười ba trong một nghi lễ được nhắc tới bởi vị sứ giả Trung Hoa
tên Chou Ta-kuan (Châu Đạt Quan) (12), và các biên niên sử hiện đại
của Căm Bốt vẫn còn lưu giữ truyền ức này (13) thì giống hệt với câu
chuyện mà các vị vua Pallava của vùng Kanchi, miền Nam Ấn Độ, xác
nhận mình là hậu duệ (14). Tuy nhiên, đã có những ý kiến khác nhau về
nguồn gốc mơ hồ của chủ đề thần thọai này (15).

Trong bất kỳ trường hợp nào, các biến cố lịch sử bó buộc phải phù hợp
với bố cục này đã không thể nào xảy ra sau thế kỷ thứ nhất theo Dương
Lịch, bởi ngay từ lúc khởi đầu của thế kỷ thứ nhì kế đó chúng ta tìm thấy
các nhân vật lịch sử Phù Nam với sự xuất hiện được ghi nhận bởi văn

bia và các sử gia Trung Hoa.

Theo Sử Ký nhà Lương (History of the Liang), một trong những hậu duệ
của Hun-t’ien, tên là Hun-p’an-huang trong Hán ngữ, đã hơn chín mươi
tuổi vào lúc từ trần. Ông này được kế vị bởi “con trai thứ nhì của mình
tên P’an-p’an, là kẻ đã giao thác việc trông coi sự cai trị của mình cho vị
tướng quân tài giỏi là Fan Man,” (16) vốn có tên đầy đủ là Fan Shi-man,
theo Sử Ký của nhà Ch’i phương Nam (History of the Southern Ch’i).
(17)” Sau ba năm trị vì, P’an-p’an băng hà. Toàn thể thần dân của vương
quốc đã tuyển chọn [Fan Man] làm vua. Ông ta là một người can đảm và
có khả năng. Một lần nữa, với đội quân hùng mạnh của mình, ông ta đã
tấn công và khuất phục các vương quốc láng giềng; và tất cả các vương
quốc này đều trở thành nước thần phục ông ta. Ông tự đặt vương hiệu
của mình là Đại Quốc Vương của Phù Nam. Sau đó ông ra lệnh đóng
chiếc thuyền lớn, và lái thuyền trên khắp vùng biển mênh mông ông đã
tấn công hơn mười vương quốc, trong đó bao gồm cả Ch’u-tu-k’un,
Chiu-chihm và Tien-sun. Ông đã mở rộng lãnh thổ của mình đến năm
hay sáu nghìn lý ( li: dặm)” (18)


×