Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sông Hồng với lịch sử tiến hóa người Việt ._2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.06 KB, 5 trang )

Sông Hồng với lịch sử
tiến hóa người Việt







Sông Hồng trở thành một phần xương thịt của những miền đất
nó đi qua, của bao thế hệ, của mỗi con người từng gắn bó máu
thịt với nó. Mỗi người lại có một Sông Hồng của riêng mình.

Không ai biết Sông Hồng hình thành từ đời nào. Từ Việt Trì, Sông
Hồng có thêm hai phụ lưu là Sông Đà và Sông Lô với hàng ngàn lạch
khe, suối nhỏ, suối to, ngòi nhỏ, ngòi to đổ vào Sông Hồng với 609
km bắt nguồn từ dãy Ngụy Sơn cao 1.776 mét thuộc huyện Nhị Đô,
tỉnh Vân Nam trên Cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc) và 556 km
trên đất Việt Nam, vẫn là nguồn chủ công bào mòn những vùng đất
nó đi qua, hòa trong 122 tỷ m3 nước/năm một khối lượng phù sa
khổng lồ là 120 triệu tấn/năm.

Cứ thế, nó cần mẫn bồi đắp nên một vùng châu thổ có bề dày từ
180m đến 60m ở trung tâm đồng bằng, càng đi ra rìa càng nông hơn,
đến mức một vài nơi còn lộ cả nền đá gốc.
Tổng diện tích đất tự nhiên nhờ nó mà có ở vùng châu thổ cả Sông
Hồng và Sông Thái Bình này là 1.479.416 ha gồm 8 tỉnh và 4 thành
phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam,
Ninh Bình, Thái Bình, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Không chỉ bồi đắp
cho đầy mãi lên sự màu mỡ mà nó còn chịu thương chịu khó mỗi năm
mở mang bờ cõi cho đất nước nhờ lấn ra biển, trung bình 300 m qua


11 cửa sông là: Lạch Huyện, Nam Triệu, Cấm, Lạch Tray, Văn Úc,
Thái Bình, Diêm Điền, Trà Lá, Ba Lạt, Lạch Giang và Đáy.

Vậy là cứ khoảng từ 150 đến 200 năm, đất nước sẽ có thêm một vùng
đất mới cỡ một nửa huyện Hải Hậu, Nam Định. Huyện Hải Hậu ngày
nay là vùng đất được hình thành nhờ một con đê lấn biển mà ông cha
ta đắp trong khoảng từ năm 1430 đến năm 1440 tạo ra, nên mới có
tên Hải Hậu, nghĩa là “sau biển”.

Một vùng ven biển Thái Bình chẳng phải là nhờ công lao Nguyễn Công
Trứ cho đắp đê rửa chua khua mặn mà làm nên một biển lúa của châu
thổ vùng này sao?

Người Việt Nam biết ơn Sông Hồng đã bồi đắp nên châu thổ Sông
Hồng. Có châu thổ Sông Hồng mới có nền văn minh lúa nước Sông
Hồng.

Sông Hồng - lịch sử dựng nước, giữ nước của nhân dân

Năm nghìn năm trước, những người Việt cổ đã cư trú ở Phùng
Nguyên. Ở di chỉ Đồng Đậu, ta đã tìm thấy gạo cháy. Ở Tràng Kênh
(Hải Phòng) thấy phấn hoa của lúa nước Oryza. Rồi sau đó, khi vùng
biển này lùi mãi ra xa nhờ phù xa bồi lấp, họ mới rời bỏ vùng đất cao
của khu vực Phong Châu, Mê Linh để khai phá đồng bằng hoang vu
này.

Lau sậy, cỏ dại, rừng ngập nước nhiệt đới với bao nhiêu muông thú,
rắn rết, thuồng luồng… mãi tới Thế kỷ XVII còn được Phan Huy Chú
miêu tả trong cuốn Lịch triều hiến chương loại chí về Đầm Dạ Trạch ở
vùng Khoái Châu như một minh họa.


Không phải ngẫu nhiên, phía Tây Hồ Tây lại có một làng tên là Trích
Sài (tức là làng làm nghề hái củi). Mùa hoa đào năm ngoái, tôi có đến
thăm nhà ông Chu Văn Thứ, người thuê một mảnh đất ở cánh đồng
Xã Phú Thượng để lập vườn trồng đào. Để có những luống đất cao
trồng đào và có nước tưới, ông cho đào một cái ao sâu hơn 2,5 m,
thấy toàn những gốc cây to ở thế đứng, rễ nhằng nhịt, phải vất vả
lắm thợ đấu mới đánh lên được. Mấy trăm gốc chất sau nhà phơi khô
đun dần.

Cuối những năm 70, các nhà khảo cổ còn đào thấy ở Văn Điển một
khu cư trú cũ, có nhiều đồ đá, trong đó có một tượng người. Đấy là di
tích thời kỳ đồ đá mới.

Nhờ có châu thổ Sông Hồng với địa thế “trung tâm trời đất”, “được cái
thế rồng cuộn hổ ngồi”, “tiện hướng nhìn sông, dựa núi”, “địa thế
rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”, “muôn vật cũng rất mực
phong phú, tốt tươi”, với con mắt nhìn thấu sáu cõi, tầm nhìn chiến
lược của một bậc Đế vương đích thực, Lý Công Uẩn mới đi đến quyết
định có ý nghĩa sống còn đối với đất nước: “Xem khắp đất Việt ta, chỉ
nơi này là thắng địa, thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất
nước, cũng là nơi Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Năm 1010, với Chiếu dời đô (trích) ấy, Lý Công Uẩn đã cho dời Kinh
đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra đại La, đổi tên là Thăng Long, thì sau này
Hà Nội mới đóng vai trò là Thủ đô của đất Việt, châu thổ Sông Hồng
mới thực sự trở thành cái nôi của dân tộc Việt Nam trong hành trình
1000 năm dựng nước và giữ nước.

Vừa rồi, Ban chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội có làm

một cuộc khảo sát để xem Vua tôi đã theo đường sông nào để “dọn”
cung thất từ Hoa Lư ra Thăng Long dựng đô mới. Lập lại được cuộc
hành trình ấy cũng là điều thú vị trong việc tái hiện lại lịch sử dựng
nước rất có ý nghĩa đối với Hà Nội.

Ở Việt Nam ta ngày xưa, ngoài nguồn nước tưới và sinh hoạt hàng
ngày, sông ngòi vẫn là đường giao thông chính cho con người đi lại
giao lưu văn hóa, vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế và chuyển
quân đánh giặc. Chính nhờ hệ thống Sông Thái Bình (do ba con sông:
Sông Cầu, Sông Thương và Sông Lục Nam nhập lại) nối với Sông
Hồng bằng các sông: Kinh Thầy, Lạch Tray, Sông Đuống, Sông Luộc
và Sông Đáy tạo nên một hệ thống giao thông đường sông chằng chịt
trên khắp vùng châu thổ và thông ra biển qua 11 cửa.
Ba lần danh tướng Lý Thường Kiệt ra quân đều dùng chiến thuyền
hành binh theo đường thủy đánh giặc. Lần thứ nhất khoảng 1068, ông
được Lý Thánh Tông phong làm Đại tướng quân, cùng nhà Vua đem
năm vạn quân xuống 200 chiến thuyền đi đường biển vào đánh Chế
Củ ở phía Nam.

Lần thứ hai, ngày 2/1/1076, Lý Thường Kiệt lại dùng hơn 200 chiến
thuyền, mỗi chiếc chở 250 quân theo đường biển chủ động đánh sang
đất giặc chiếm cả Sạ Đẩu, Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu của
quân Tống rồi lại chủ động rút về. Cuối năm ấy (1076), 30 vạn quân
Tống đánh sang trả hận. Ta dàn quân đánh bộ ở chiến tuyến Sông
Như Nguyệt (Sông Cầu). Thủy quân trên 400 chiến thuyền thì cắm ở
Sông Lục Đầu đánh cho chúng một trận tơi bời.

×