Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGUYÊN PHI TRẦN THỊ DUNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.53 KB, 6 trang )

NGUYÊN PHI TRẦN
THỊ DUNG





Trần Thị Dung (chữ Hán ;?-1259) là hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý,
vợ vua Lý Huệ Tông, mẹ nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam là Lý
Chiêu Hoàng.

Sau khi Lý Huệ Tông mất, bà trở thành vợ thái sư Trần Thủ Độ nhà Trần.

Thân thế

Trần Thị Dung vốn có tên là Trần Thị Ngừ [1]. Do họ Trần xuất thân chài
lưới nên thường đặt tên theo tên các loài cá. Bà người thôn Gia Lưu, Hải
Ấp (nay là Làng Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Bà
là con gái Trần Lý, em gái kế của Trần Thừa và Trần Tự Khánh, tức là cô
ruột của Trần Thái Tông (1226 – 1258).

Cuộc đời

Thái tử phi

Năm 1209 đời Lý Cao Tông, khi xảy ra loạn Quách Bốc, thái tử Lý Sảm
chạy về miền Hải Ấp quê bà, nương nhờ cha bà là Trần Lý. Trần Lý và cậu
ruột bà là Tô Trung Từ nhân cơ hội giúp nhà Lý để phát triển thế lực nên
gả bà cho thái tử Sảm và tập hợp lực lượng tham gia dẹp Quách Bốc.

Nguyên phi



Loạn Quách Bốc bị dẹp, Trần Lý tử trận, người cậu Tô Trung Từ trở thành
đại thần nhà Lý.

Đầu năm 1210, nhân vua Cao Tông bệnh nặng, muốn đón thái tử Sảm về
kinh, Tô Trung Từ bèn giả mang quân bản bộ đi đánh quân phiến loạn ở
Khoái châu, nhân đó Trung Từ về Hải Ấp nắm lấy thái tử Sảm. Cuối năm
1210, Lý Cao Tông mất, thái tử Sảm lên ngôi, tức là Lý Huệ Tông.

Vừa lên ngôi, vua Huệ Tông sai đón bà về triều, nhưng Trần Tự Khánh
không cho, vì lúc trước Trung Từ giành lấy Huệ Tông từ tay anh em họ
Trần nên nảy sinh mâu thuẫn với Tự Khánh.

Vua Cao Tông chết chưa kịp chôn, Tô Trung Từ và các đại thần có thế lực
cũ của nhà Lý đã xung đột dữ dội để tranh quyền. Trung Từ giết Đỗ Kính
Tu, Đỗ Thế Quy và giằng co với Đỗ Quảng.

Đầu năm 1211, Huệ Tông lại sai người đi đón Trần Thị Dung. Lần này thì
Trần Tự Khánh đồng ý để bà về triều, sai hai tỳ tướng Phan Lân, Nguyễn
Ngạnh cầm quân hộ tống. Khi quân hộ tống bà tới Thăng Long, đúng lúc
Tô Trung Từ đang đánh nhau to với Đỗ Quảng. Trung Từ hợp binh với hai
tướng Phan, Nguyễn phá tan quân của Quảng và bắt giết Quảng.

Trần Thị Dung được phong làm nguyên phi. Bà sinh được 2 con gái với Lý
Huệ Tông là công chúa Thuận Thiên Lý Ngọc Oanh và công chúa Chiêu
Thánh (Phật Kim) - sau này trở thành Lý Chiêu Hoàng.

Hoàng hậu

Sau khi cậu Tô Trung Từ bị giết, do anh bà là Trần Tự Khánh xung đột với

các hào trưởng địa phương thân với nhà Lý và có lần xung đột với quân
của Huệ Tông nên bà bị thái hậu Đàm thị là mẹ Huệ Tông ghét. Huệ Tông
nghe lời mẹ, phế truất ngôi phi của bà, cho làm ngự nữ.

Tuy nhiên, sau đó các phe thân nhà Lý cũng như chính Lý Huệ Tông bị
Trần Tự Khánh đánh bại. Vì yêu bà, đầu năm 1216, Huệ Tông lại lập bà
làm Thuận Trinh phu nhân. Đàm Thái hậu cho Trần Tự Khánh là kẻ phản
trắc, thường chỉ Trần Thị Dung mà nói là bè đảng của giặc, bảo Huệ Tông
đuổi bỏ đi. Sau đó Đàm thái hậu lại sai người nói với bà, bảo phải tự sát.
Huệ Tông biết bèn ngăn lại. Đàm Thái hậu bỏ thuốc độc vào món ăn uống
của phu nhân. Mỗi bữa ăn Huệ Tông thường chia cho bà một nửa và
không lúc nào cho rời bên cạnh.

Tháng 4 năm 1216, các tướng ở Cảo Xã (Nhật Tảo, Từ Liêm, Hà Nội) là Đỗ
Át, Đỗ Nhuế chống lại triều đình. Lý Huệ Tông dựa vào Lý Bát, sai Bát
đánh lại, nhưng không thắng. Trước tình thế đó, Huệ Tông đành lại quay
về nương nhờ anh em họ Trần.

Khi đó trong triều, Đàm Thái hậu ngày ngày muốn giết Trần Thị Dung, sai
người cầm chén thuốc độc bắt bà phải chết. Huệ Tông ngăn lại không cho,
rồi đêm ấy cùng với bà lẻn đi đến chỗ quân của Tự Khánh; gặp khi trời đã
sáng, phải nghỉ lại ở nhà tướng quân Lê Mịch ở huyện Yên Duyên, gặp
tướng của Tự Khánh là Vương Lê đem binh thuyền đến đón.

Huệ Tông bèn đỗ lại ở bãi Cứu Liên và truyền cho Tự Khánh đến chầu. Tự
Khánh, vì ý đồ chính trị của họ Trần nên khi đón được Huệ Tông vẫn kính
cẩn phò trợ.

Họ Trần nắm quyền trong triều, bà được Huệ Tông phong làm hoàng hậu.


Thái thượng hoàng hậu

Trần Tự Khánh chết (1223), em họ bà là Trần Thủ Độ lên thay. Thủ Độ
buộc Huệ Tông lập công chúa nhỏ là Lý Phật Kim làm thái tử, rồi ép Huệ
Tông lên làm Thái thượng hoàng để nhường ngôi cho Phật Kim mới lên 7
tuổi.
Năm 1225, Huệ Tông nhường ngôi cho Phật Kim và đi tu. Phật Kim lên
ngôi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thị Dung trở thành Thái thượng hoàng
hậu nhà Lý. (Khi Thái thượng hoàng còn sống, thì không gọi là Hoàng thái
hậu mà là Thái thượng hoàng hậu)

Công chúa triều Trần

Năm sau, 1226, Trần Thủ Độ sắp đặt để Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh -
con Trần Thừa, cháu ruột bà - tức là vua Trần Thái Tông. Thế là Nữ hoàng
trở thành Hoàng hậu, còn Thái thượng hoàng hậu Trần Thị Dung của triều
Lý bị giáng thành Công chúa Thiên Cực của triều Trần. Sau đó Trần Thủ
Độ ép Lý Huệ Tông phải tự tử. Với triều Lý, bà trở thành Hoàng thái hậu,
nhưng chỉ là công chúa của triều Trần.

Không lâu sau bà lấy Trần Thủ Độ. Hai con gái bà, ngoài Lý Chiêu Hoàng
lấy Trần Thái Tông, còn công chúa Thuận Thiên (lớn) lấy anh Trần Cảnh là
Trần Liễu.

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, do Trần Cảnh muộn con, Trần Thủ Độ cùng
bàn với bà, ép vua lấy chị dâu là công chúa Thuận Thiên đã có mang với
Trần Liễu. Trần Liễu tức giận nổi loạn, Trần Cảnh bị Thủ Độ ép buộc cũng
định bỏ ngôi vua đi tu. Sau do sự cứng rắn của Trần Thủ Độ và sự can
ngăn, khuyên giải của bà, anh em Trần Cảnh và Trần Liễu vì cơ nghiệp nhà
Trần mà giảng hoà, Trần Cảnh thôi ý định bỏ ngôi.


Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược vào năm 1258, bà
đã lập nên công lao rất lớn. Trong lúc vua quân nhà Trần đang đánh nhau
với quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, đang rút khỏi Bình
Lệ Nguyên thì ở kinh thành Thăng Long, bà đã tổ chức thực hiện mưu kế
“vườn không nhà trống” do nhà Trần định sẵn một cách thành công, bảo
vệ các vương tôn, quý tộc nhà Trần. Chính nhờ hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ này, mà quân Mông Cô ngay khi tiến vào Thăng Long đã gặp vô
vàn khó khăn.

Sau đó, cuộc phản công của quân Trần được diễn ra, Trần Thị Dung đã
thực hiện rất tốt việc tích trữ và vận chuyển lương thảo kịp thời cho quân
Đại Việt diệt đạo quân hùng mạnh Mông Cổ.

Trần Thái Tông phong bà là Linh Từ quốc mẫu. Năm 1259, bà mất. Tại tỉnh
Thái Bình ngày nay còn nhiều địa điểm, địa danh lưu dấu tích công trạng
này của bà. Dân địa phương quê bà thường gọi bà theo tên khi mới sinh
là bà chúa Ngừ.

×