Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

báo cáo thực tập sản xuất pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 55 trang )

Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tiễn đã chứng minh rằng thực tập là một phần không thể thiếu
trong hành trong hành trang tri thức của học sinh, sinh viên. Đây là phương
pháp thực tế hóa kiến thức giúp cho chúng ta khi ra trường có thể vững vàng,
tự tin hơn để đáp ứng được yêu cầu của xã hội nói chung và của các công việc
nói riêng. Với sự tạo điều kiện của Trường, Khoa đã giúp em được hiểu rõ hơn
về điều đó bằng việc đi thực tập sản xuất. Cùng với sự đồng ý của Xí Nghiệp
Cơ Điện Vietsovpetro để em được thực tập tại xí nghiệp .
Trong khoảng thời gian thực tập, kiến thức cơ bản giảng dạy của nhà
trường đã được vận dụng vào công việc thực tập của em. Với sự giúp đỡ nhiệt
tình của thầy giáo hướng dẫn và các cô, các chú, các anh các chị ở Xí ngiệp
Cơ Điện Vietsovpetro đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập này.
Bản báo cáo thực tập này gồm 2 phần:
Phần I: Quá trình thực tập ở xưởng Động Cơ – Diesel
Phần II: Quá trình thực tập ở xưởng Sữa Chữa Thiết Bị
Dầu Khí
Trong quá trình thực tập cũng như quá trình làm báo cáo em không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy cô đặc biệt là thầy giáo
hướng dẫn, nhận xét và bổ sung cho em những điểm còn thiếu sót.
Em xin chân thành cảm ơn !.
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 1 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
GIỚI THIỆU CHUNG
Vietsovpetro là Xí nghiệp Liên doanh đầu tiên của Việt Nam với nước ngoài
trong lĩnh vực dầu khí và là một biểu tượng của tình Hữu nghị Việt Nam –
Liên Bang Nga.
Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt -Xô được thành lập trên cơ sở các Hiệp
định Việt – Xô về hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt


Nam ký ngày 03/07/1980 và Hiệp định Liên Chính phủ Việt Nam – Liên Xô
ký ngày 19/06/1981 về việc thành lập Liên doanh dầu khí Việt –Xô.
Phần I: Lược sử quá trình hình thành và phát triển.
- Trong gần 30 năm hoạt động, Viesovpetro đã khảo sát 115.000 kilômét
tuyến địa chấn, trong đó có 71.000 kilômét tuyến địa chấn không gian 3
chiều.
- Đã khoan 368 giếng, bao gồm 61 giếng khoan tìm kiếm, thăm dò và
307 giếng khoan khai thác.
- Tại 2 mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng, đã xây dựng trên 40 công trình biển
trong có có các công trình chủ yêú như:
- 12 giàn khoan- khai thác cố định, 10 giàn nhẹ, 02 giàn công nghệ trung
tâm, 02 giàn nén khí, 04 giàn duy trì áp suất vỉa, 03 trạm rót dầu không
bến.
- Tất cả các công trình được kết nối thành một hệ thống đường ống ngầm
nội mỏ liên mỏ dài trên 400 kilômét.
Phần II: Những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khoa học.
- Đã phát hiện 3 mỏ dâù có giá trị thương mại và nhiều cấu tạo chứa
dầu, trong đó đặc biệt mỏ Bạch Hổ là mỏ lớn nhất Việt Nam và đứng
vào hàng thứ 3 trong các mỏ đã phát hiện ở khu vực vành đai Tây Bắc
cung Thái Bình Dương( bao gồm: Nhật Bản, Trung Quốc và các nước
Asean) . Chỉ đứng sau mỏ Đại Khánh của Trung Quốc( Phát hiện năm
1959)và mỏ Minas của Indonesia (phát hiện năm 1944). Các thân chứa
sản phẩm của mỏ được phát hiện năm 1975.(các thân chứa dầu tuổi
Mioxen), năm 1984(các thân cát chứa dầu tuổi Oligoxen) và đặc biệt
thân dầu lớn nhất trong đá móng nứt nẻ tuổi mezozôi( năm 1987) với
chiều cao thân dầu gần 2000 mét.
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 2 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
- Tìm và phát hiện thân dầu trong đá móng nứt nẻ là hiện tượng chưa

từng gặp ở hơn 400 mỏ đã phát hiện cho đến nay hơn 50 bể trầm tích tại
khu vực vành đai Tây Bắc cung Thái Bình Dương chính là điểm mới,
nét đặc sắc và là sự đóng góp lớn nhất của các nhà Địa chất dầu khí
Vietsovpetro, các nhà Địa chất việt Nam – Liên Xô, vạch ra phương
hướng mới trong công tác tìm kiếm- thăm dò dầu khí ở khu vực.
- Trên thực tế, tiếp theo Bạch Hổ, hàng loạt các thân dầu khí mới từ tầng
đá móng đã được phát hiện trên mỏ Rồng( Vietsovpetro) 1987, Rạng
Đông JVPC năm 1994, Hồng Ngọc ( Petronas Carigaly năm 1994) Sư
Tử Đen( Cửulong JOC năm 2000), Cá Ngừ Vàng ( Hoàn Vũ JOC năm
2002) Nam Rồng - Đồi Mồi ( Vietsovpetro& VRJ –năm 2004) các
phát dầu khí lớn từ tầng đá móng nứt nẻ, phong hóa ở mỏ Bạch Hổ và
các mỏ khác chính là nhân tố quyết định để ngành dầu khí non trẻ Việt
Nam nhanh chóng trưởng thành và hiện đứng hàng thứ 3 trong các nước
xuất khẩu dầu trong khối ASEAN, chỉ còn sau Indonesia, Malaysia và
đã vượt qua các nước có nền công nghiệp dầu khí lâu đời như
Mianmar, Brunei
- Việc Vietsovpetro phát hiện dầu từ tầng đá móng với trữ lượng lớn đã
tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành dầu
khí Việt Nam, đồng thời tạo ra sức hút đối với các Tập đoàn dầu khí lớn
trên thế giới vào đầu tư tìm kiêm - thăm dò vào khai thác dầu khí ở Việt
Nam.
- Điều có ý nghĩa khoa học và kinh tế vô cùng quan trọng đó là
Vietsovpetro đã nghiên cứu và tìm ra những giải pháp kỹ thuật và công
nghệ phù hợp để khai thác dầu từ tầng móng với những đặc trưng địa
chất cực kỳ phức tạp mà trên thế giới chưa từng có các mô hình tương
tự. Ngoài ra Vietsovpetro còn tham gia xây dựng nhiều công trình khai
thác dầu khí cho các công ty dầu khí hoạt động trên thềm lục địa Việt
Nam và tại các nước khác trên thế giới, đồng thời Vietsovpetro cũng đã
tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia như đường ống
dẫn khí PM3- Cà Mau

- Lắp đặt các thiết bị và đường ống kết nối mỏ Cá Ngừ Vàng ( Lô 09-2)
về Bạch Hổ, đồng thời thực hiện dịch vụ khai thác dầu khí cho Mỏ Cá
Ngừ Vàng cho công ty Hòan Vũ JOC.
Phần III: Tiềm năng và Năng lực .
- Vietsovpetro là một Liên doanh với chức năng đa ngành trong các lĩnh
vực:
- Điều hành khai thác mỏ
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 3 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
- Khoan và dịch vụ Địa Vật lý giếng khoan dầu khí
- Dịch vụ phân tích thí nghiệm
- Thiết kê, chế tạo, lắp ráp các công trình dầu khí biển
- Dịch vụ Cảng biển, Vận tải biển
- Phòng chống và thu gom dầu tràn.
- Vietsovpetro còn là nơi đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa
học kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân lành nghề không chì cho
Vietsovpetro mà cho cả ngành dầu khí Việt Nam.
- Sản lượng dầu đến nay Vietsovpetro đã khai thác đạt trên 190 triệu tấn,
vận chuyển về bờ cho các nhà máy khí điện đạm trên bờ trên 22 tỷ mét
khối, tương đương 21 triệu tấn dầu thô
Trong quá trình hoạt động , Vietsovpetro luôn luôn được sự quan tâm chỉ đạo,
động viên kịp thời của 2 Chính phủ Việt Nam và LB Nga về những thành tựu
to lớn mà XNLD đạt được, đã phong tặng 2 lần danh hiệu Anh hùng Lao
Động, Huân chương cao quý Hồ Chí Minh và nhiều Huân chương, Huy
chương khác của 2 Nhà nước.
Vietsovpetro – là Liên doanh dầu khí hoạt động đa ngành, hiện đại, cùng với
đội ngũ các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đội
ngũ kỹ sư, công nhân với độ dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực Địa chất, Địa
Vật lý giếng khoan, khai thác, thiết kế và xây dựng các công trình dầu khí

biển, sẵn sàng hợp tác với các công ty dầu khí trong và ngoài nước trên tinh
thần hợp tác cùng có lợi.
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 4 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
SƠ LƯỢC VỀ
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 5 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
XÍ NGHIỆP SỮA CHỮA CƠ – ĐIỆN
Xí nghiệp sửa chữa Cơ Điện được thành lập năm 1982 là một thành viên của
xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro. Hơn 20 năm kinh nghiệm xây dựng
và phát triển, đến nay Xí nghiệp có gần 650 CBCNV, bao gồm Tiến sỹ, thạc
sỹ, kỹ sư, công nhân. Trong đó tỷ lệ người Việt Nam là 85%, phía Nga là
15%.
Xí nghiệp sửa chữa Cơ Điện có chức năng chính:
• Sản xuất và cung cấp điện năng cho mọi hoạt động trên các công trình
biển và bờ của XNLD “Vietsovpetro”
• Sửa chữa, đại tu các thiết bị khoan, khai thác, thiết bị động lực, turbin
khí.
• Lắp đặt, kiểm tra, hiệu chuẩn, sửa chữa thiết bị điện – đặc biệt các thiết
bị phòng nổ.
• Gia công chi tiết máy, phụ tùng thay thế, kết cấu kim loại và cáp treo
buộc hàng.
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 6 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
• Vận hành và bảo dưỡng máy phát điện, trạm biến thế, lắp đặt hệ thống
cung cấp điện trên công trình biển và bờ.

• Sản xuất khí Ôxy, khí Nitơ cung cấp cho hoạt động sản xuất.
Xí nghiệp sửa chữa Cơ Điện hiện đang quản lý một số cơ sở vật chất phục vụ
sản xuất và dịch vụ cho các công trình biển và bờ gồm 03 xưởng sản xuất và
16 Ban Cơ Điện với trang bị đồng bộ và hiện đại.
Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lao động
sản xuất chính là yếu tố đảm bảo sự thành công của Xí nghiệp trong những
năm qua. Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng yêu cầu trong giai
đoạn tới, xí nghiệp đang tích cực tham gia mạnh mẽ vào các công tác dịch vụ
ra bên ngoài.
Hiện nay xí nghiệp đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008
do Bureau Veritas cấp .
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 7 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP CƠ – ĐIỆN
QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN TẠI XƯỞNG
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 8 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
THỰC TẬP
I. YÊU CẦU CHUNG:
1. Với công việc sửa chữa thiết bị dầu khí chỉ cho phép làm việc những người
có đủ sức khoẻ, có chuyên môn, những thực tập sinh đã kiểm tra kiến thức về
an toàn lao động. Những người này phải biết sử dụng móc treo hàng và được
phép sử dụng thiết bị nâng điều khiển từ xa.
2. Trong thời gian làm việc người thợ phải mặc quần áo bảo hộ, phải sử dụng
những trang bị cá nhân và những thiết bị bảo vệ khác.
3. Nơi làm việc vào lối vào phải rộng và đầy đủ ánh sáng.
4. Chỉ sử dụng những thiết bị và dụng cụ bảo đảm an toàn.
5. Không làm việc với những thiết bị đang có áp suất.

II. YÊU CẦU VỀ AN TOÀN KHI TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC:
1. Yêu cầu an toàn trước khi bắt đầu công việc:
- Phải mặc quần áo và đi giầy bảo hộ lao động, chuẩn bị các trang thiết bị bảo
vệ cá nhân cần thiết để đảm bảo an toàn khi tiến hành công việc được giao.
- Chuẩn bị và kiểm tra sự hoàn hảo của các loại dụng cụ và máy móc, thiết bị
cần thiết để tiến hành công việc được giao.
2. Yêu cầu an toàn trong khi làm việc:
- Người thợ phải sử dụng đúng cách những dụng cụ cầm tay, cụ thể:
+ Búa phải có cán lắp chặt, cán vừa lọt tay.
+ Cấm chêm, lót vào vấu của clê, cấm nối dài tay cầm của clê bằng clê khác
hoặc bằng ống nối (ngoài trừ clê chuyên dụng).
+ Khi nêm hay đột phải sử dụng êtô kẹp phù hợp.
+ Khi cắt những vật liệu bằng cưa cần phải giữ chặt phần cắt bằng êtô.
+ Khi giũa những chi tiết sắc cạnh cấm để ngón tay dưới giũa.
- Làm sạch phôi kim loại khi cưa, cạo chi tiết, chỉ được làm bằng bàn chải
- Trường hợp đai ốc bị kẹt khi vặn cần tra dầu nhớt máy vào ren.
- Phải để sao cho khe hở giữa đá mài và tấm đỡ không quá 3cm.
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 9 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
- Khi gá tháo chi tiết ở máy khoan phải nâng mũi khoan lên một khoảng an
toàn.
- Phải kẹp chặt trên bàn máy hoặc tấm đế những chi tiết gia công bằng êtô, đồ
gá.
- Khi khoan với tốc độ lớn phải xả nước làm mát mũi khoan.
- Mũi khoan với chi tiết gia công phải tiếp xúc từ từ, nhẹ nhàng tránh va đập.
Khi mũi khoan lệch khỏi lỗ cần phải giảm độ đè.
- Không để phôi cuốn mũi khoan hoặc chi tiết. Lấy chúng ra bằng móc chuyên
dùng hoặc bằng bàn chải, cào.
- Khi khoan những mũi khoan dầu thỉnh thoảng phải kéo mũi khoan ra khỏi lỗ.

- Phải dừng máy và tắt động cơ khi:
+ Rời khỏi máy (thậm chí với thời gian ngắn)
+ Nghỉ hoặc khi mất điện.
+ Lau chùi, tra dầu mỡ làm vệ sinh máy.
+ Khi xiết chặt bu lông đai ốc hoặc những chi tiết khác.
- Khi làm việc ở trên cao phải để dụng cụ, chi tiết hay vật tư sao cho chúng
không thể rơi xuống dưới. Cấm vứt bất cứ vật gì từ trên cao xuống dưới.
- Trước khi dùng đèn khò phải xem xét kiểm tra cẩn thận.
- Khi hàn thiếc phải đặc biệt cẩn thận với axít.
- Khi pha loãng axít phải đổ từ từ axít vào nước và quấy liên tục, không đổ
nước vào axít.
- Khi lau chùi ren bằng bàn chải sắt phải mang bao tay.
- Khi cắt chặt chi tiết bằng đục sắt cần phải đeo kiếng an toàn và nơi chặt phải
có rào chắn bảo vệ.
- Khi sử dụng máy khoan hay những dụng cụ di động khác phải tuân thủ đúng
qui trình an toàn khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay.
- Khi đang sử dụng những dụng cụ điện không cho phép:cầm nắm dây điện, va
tì phần quay để dừng máy, gạt phôi hay mạt sắt bằng tay.
- Khi phát hiện sự chập mạch, người thợ phải dừng ngay công việc và chuyển
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 10 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
dụng cụ đến nơi sửa chữa.
- Khi tháo lắp những cụm chi tiết, thiết bị riêng biệt cần phải để chúng vào
khay chuyên dụng.Với các chi tiết lớn cần phải để đúng nơi quy định theo
từng khu vực.
- Khi lau chùi các cụm chi tiết cần phải dùng bàn chải hoặc bàn cào.
- Khi rửa chúng trong các dung dịch kiềm phải mang ủng và găng tay cao su.
- Cấm vặn đai ốc, bu lông bằng cách đập vào clê hay dùng đục.
- Nêm và đột dùng để ép tháo vòng bi và được làm bằng loại thép mền, lựa

góc độ ép, kẹp chặt. Cấm đứng đối diện với chi tiết đập ép.
- Khi làm việc trên các giá thử phải tuân thủ qui trình an toàn từng loại. Khi
làm việc với các thiết bị trong xưởng cần tuân thủ các qui định cho từng máy
đó.
- Chỉ được hút thuốc và nghỉ giữa giờ theo đúng nơi quy định trong xưởng.
3. Yêu cầu an toàn khi kết thúc công việc:
- Vệ sinh và thu dụng cụ, đồ nghề vào đúng nơi quy định hoặc các tủ cá nhân.
- Dọn vệ sinh nơi mình làm việc, sắp đặt các chi tiết theo yêu cầu công nghệ.
- Tắt toàn bộ hệ thống điện liên quan đến công việc của mình.
- Báo cho đốc công phụ trách các công việc đã hoàn thành trong ca làm việc,
đồng thời nêu các trang thiết bị cần thiết cho công việc tới.
- Nếu để xảy ra sự cố hư hỏng hoặc tai nạn lao động trong quá trình làm việc
do không tuân thủ những điều đã quy định này thì người thợ phải hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 11 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
NỘI DUNG CHÍNH
Phần I : Quá trình thực tập ở xưởng
Động Cơ – Diesel
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 12 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
CHƯƠNG I - KIỂM TRA, CĂN CHỈNH VÒI PHUN
1.1 THÁO CÁC CHI TIẾT RA KHỎI MÁY.
Tháo các ống cao áp.
Tháo kẹp vòi phun trên nắp máy
Dùng đòn bẩy chuyên dùng để
tách vòi phun khỏi nắp máy.
Lấy vòi phun ra ngoài.

Kiểm tra sơ bộ bên ngoài vòi phun phát
hiện các vết nứt, kiểm tra các mối ren.
Dùng các nút bịt hay băng keo bịt đầu vòi phun và các mối ren.
Đóng gói, chuyển về phân xưởng sửa chữa.
1.2 LẮP RÁP VÒI PHUN LÊN MÁY.
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 13 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
Dùng mỡ bò cố định zoang đồng vào vòi phun. Đưa vòi phun cùng zoang
đồng vào lỗ vòi phun trên máy.
Chú ý không làm rớt lọc cao áp
Lắp ráp bơm cao áp
Gá hai đầu ống cao áp vào vị trí. Siết chặt
Siết đều các e-cu kẹp chặt vòi phun lên nắp xi lanh
1.3 BẢO DƯỠNG VÒI PHUN.
a. Tháo rời các chi tiết.
Lấy phin lọc cao áp ra ngoài
Rửa sạch bên ngòai vòi phun bằng dầu diêzen, làm sạch muội trên đầu kim
phun.
Gá vòi phun lên đồ gá chuyên dùng, kẹp chặt.
Tháo đầu nối giữa ống cao áp với vòi phun (cờ lê tròng 19).
Thaó lỏng đai ốc hãm(cờ lê 24) vít điều chỉnh sức căng lò xo của vòi phun và
nới lỏng vít điều chỉnh sức căng lò xo (cờ lê 14)
Tháo ốc chụp đầu kim phun của vòi phun ( tuýp chuyên dùng 27), lấy ốc chụp
và đầu kim phun ra ngoài.
Lấy vòi phun ra khỏi đồ gá: tháo rời vít chỉnh đuôi vòi phun, lấy lò xo và ty
đẩy kim phun ra ngòai.
b. Làm sạch, Phân loại sơ bộ.
Dùng giấy nhám cỡ 400 chà sạch các muội than bám bên ngoài đầu kim phun
Thông các lộ phun bằng que thép có đường kính ≤ 0.35 mm.

Dùng dầu sạch rửa kỹ phần trong thân và đường nhiên liệu vào, dùng giấy
nhám loại 600 chà sáng nhẵn mặt đầu ở vị trí lắp ráp với kim phun.
Dùng bàn chải thép mềm vệ sinh sạch các cặn bẩn trong rãnh phin lọc và rửa
trong dầu sạch.
Tất cả đều được rửa kỹ trong nhiên liệu diêzen.
Các chi tiết của vòi phun được để trên 3 khay:
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 14 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
- Thân vòi phun.
- Đầu kim phun. Các chi tiết đầu phun không được để tách rời và phải
ngâm trong dầu diesel.
- Các chi tiết còn lại trên một khay riêng.
Phân lọai sơ bộ các chi tiết:
Loại bỏ các chi tiết khi:
- Có vết nứt, gãy vỡ.
- Các mối ren bị hỏng quá hai vòng ren
- Phần ty kim phun kẹt cứng trong đầu kim, không thể lấy ra được.
c. Khám nghiệm các chi tiết
Các mối ren không được hỏng quá 1 vòng ren
Các chi tiết không bị cong, vênh nứt, gãy
Lò xo: Kiểm tra tình trạng. Đo độ dài tự do.
Kim phun:
@ Bề mặt côn kim phun không bị rỗ
@ Phần thân kim phun không được có những vết xước, mòn (Có thể
dùng kính lúp với độ phóng đại 5-10 lần)
@ Kim phun phải dịch chuyển nhẹ nhàng trong đầu phun
d. Lắp ráp vòi phun:
Rửa sạch các chi tiết bằng dầu sạch, thổi khô bằng khí nén
Lắp ráp các chi tiết của vòi phun

Siét đai ốc chụp đủ lực trên giá chuyên dùng
e. Kiểm tra, căn chỉnh :
Lắp vòi phun lên giá thử, kiểm tra các bước như sau:
- Áp suất phun:
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 15 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
o Áp suất phun phải đạt 21068 kg/cm
2
o Điều chỉnh áp suất phun bằng cách vặn vào hoặc nới ra bu lông
điều chỉnh sức căng lò xo trên vòi phun.
o Sau điều chỉnh, siết đai ốc hãm lại.
- Chất lượng phun:
o Đẩy bơm trên giá thử với tần số 40-80 lần /phút.
o Yêu cầu nhiên liệu phải được phun tơi, đủ tia phun, có tiếng rít
gọn, không nhỏ giọt.
- Độ kín phần côn kim phun:
o Kiểm tra bằng cách: Duy trì áp suất phun trong khoảng 195-200
kg/cm
2
. Yêu cầu nhiên liệu không nhỏ giọt trong vòng 20s.
- Nếu độ kín phần côn kim phun hoặc chất lượng phun không đạt, tiến
hành rà kín kim phun với đầu phun:
o Dùng bột rà mịn
o Không để bột rà bám vào phần dẫn hướng
o Rà lại bằng nhớt
o Sau khi rà, rửa kỹ bằng dầu sạch, thổi khô bằng khí nén
o Sau khi rà, đảm bảo độ nâng kim phun trong giới hạn cho phép
o Nếu vượt quá, thay mới bộ kim phun
- Độ kín phần dẫn hướng

o Điều chỉnh, nâng áp suất phun lên đến 220-230 kg/cm
2
o Duy trì áp suất ở 200kg/cm
2
o Yêu cầu thời gian giảm áp từ 200 kg/cm
2
xuống 150 kg/cm
2
phải
ít nhất 6s. Nếu không đạt yêu cầu, thay mới bộ kim phun.
f. Bảo quản
Bịt đầu vòi phun, các đường nhiên liệu vào và ra bằng các nút bịt.
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 16 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
Đóng gói trong túi ni-long kín
Bảng 2: Lắp ráp, căn chỉnh vòi phun
Stt Tên thông số
Đơn
vị
Giới hạn
dưới
Chuẩn
dưới
Chuẩn
trên
Giới
hạn trên
1 Áp suất phun kg/cm
2

202 218
2 Độ nâng kim phun mm 0.55
3 Độ dài lò xo ở trạng thái tự
do
mm 28.5 28.7
4 Lực siết đai ốc chụp Kg.m 10 12
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 17 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
CHƯƠNG II - BƠM CAO ÁP
2.1 THÁO RỜI CÁC CHI TIẾT BƠM CAO ÁP
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 18 -
1. Phanh hãm
2. Thân Bơm
3. Cốc BCA
4. Đế lò xo
5. Lò xo
6. Cặp Plonger
7. Ống răng
8. Đĩa lò xo
9. ốc hãm thanh răng
10. đệm
11. thanh răng
14. Van triệt hồi
15. Đệm cao áp
16. Lò xo van cao áp
20. Nút xả “Air”
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
Lắp bơm lên đồ gá. kẹp chặt

Tháo đai ốc chụp đầu bơm
Dùng cảo, tháo cụm van triệt hồi
Lật ngược bơm.
Ép côc dẫn hướng đáy bơm , tháo phanh hãm
Lấy cốc đáy bơm ra ngoài.
Tháo cụm plonger ra ngoài.
2.2 LÀM SẠCH CÁC CHI TIẾT.
Làm sạch van triệt hồi, cặp piston lông giơ.
Các chi tiết được ngâm, rửa trong dầu sạch. Làm sạch bằng vải bông mềm.
Chú ý: không được tách rời hai chi tiết của các bộ đôi
Làm sạch các chi tiết khác.
Các chi tiết khác của bơm được làm sạch trong dầu diezen.
Dùng giấy nhám mịn, bàn chải đánh sạch muội than, cặn bẩn trên các chi
tiết
Thổi khô bằng khí nén.
2.3 KHÁM NGHIỆM
Loại bỏ bất kể tình trạng các zoăng đồng làm kín.
Kiểm tra bằng mắt thường các chi tiết: thân bơm, lò xo, cốc dẫn hướng loại
bỏ các chi tiết nếu:
- Có vết nứt, gãy, biến dạng
- Bị mòn vẹt hay ăn mòn hoá học trên diện rộng.
Kiểm tra độ dài của các lò xo, loại bỏ nếu giá trị đo không trong khoảng cho
phép:
- Lò xo van triệt hồi ≤ 33mm
- Lò xo bơm cao áp ≤ 79mm.
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 19 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
Đánh giá độ mòn của cốc dẫn hướng ở vị trí tiếp xúc với vít chỉnh chiều cao
con đội: Dùng giá từ có gắn đồng hồ so và đặt trên mặt bàn phẳng (bàn máp)

cùng với cốc dẫn hướng để kiểm tra. Loại bỏ cốc khi độ mòn đo được quá
1mm
Đo các kích thước đường kính:
- Đường kính ngoài cốc dẫn hướng
- Đường kính trong thân bơm, vị trí lắp cốc dẫn hướng. Tính toán khe hở lắp
ráp.
Van triệt hồi, cặp plonger:
- Loại bỏ cả cặp nếu các bề mặt làm việc, các mép vát của rãnh nhiên liệu bị
cào xước, mòn quá sâu mà sờ tay cảm giác thấy.
- Yêu cầu: Van phải di chuyển nhẹ nhàng theo trọng lượng khi đặt thân van
ở 1/3 chiều dài ống dẫn hướng.
Thanh răng và ống răng:
- Loại bỏ khi bị mẻ răng, răng mòn ≥ 1/ 3 độ dày răng, phần ren đuôi thanh
răng bị hư nặng, biến dạng.
- Kiểm tra đường kính thanh răng :
Bảng thông số:
Stt Tên thông số Đơn
vị
Giớihạn
dưới
Chuẩn
dưới
Chuẩn
trên
Giới hạn
trên
01 Chiều dài lò xo
van triệt hồi.
mm 34 35
02 Chiều dài lò xo

bơm c.áp
mm 79,2 80,8
03 Đ. kính cốc dẫn
hướng đuôi
piston
mm
Φ41,95

Φ41,975
04 Đường kính
thanh răng
mm
Φ13,966 Φ13,984
05 Đường kính
trong thân bơm
mm
Φ42 Φ42,05
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 20 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
vị trí lắp cốc dẫn
hướng.
2.4 HUỚNG DẪN LẮP RÁP CHI TIẾT CỤM BƠM CAO ÁP
a. Lắp ráp bơm.
Trước khi l.ắp dùng khí nén thổi sạch các chi tiết .
Gá thân bơm lên đồ gá theo chiều thuận bơm và kẹp chặt chắc chắn, lắp xy
lanh bơm vào đúng vị trí (Lỗ có rãnh vát dọc hướng vễ phía bu lông định vị),
vặn bu lông định vị giữa vỏ thân bơm và xy lanh.
Đặt gioăng đồng mới vào van triệt hồi và đặt cụm van vào đúng vị trí.
Lắp nắp chụp trên đầu bơm:

- Lắp lò xo van triệt hồi, ty dẫn hướng lò xo
- Lắp nắp chụp. Nắp phải vặn được bằng tay nhẹ nhàng vào gần hết phần
ren. Siết nhẹ nắp chụp bằng tuýp 41.
Lắp thanh răng bơm cao áp, lắp bu lông định vị và khống chế thanh răng.
Lắp vít xả e nhiên liệu.
Lật ngược bơm cao áp.
Đẩy hết thanh răng về bên trái sao cho vạch 0 trên thanh răng trùng với mép
trên thân bơm.
Đưa ống răng vào ăn khớp với thanh răng: chú ý vị trí của ống răng (rãnh vát
trên ống răng phải song song với thanh răng).
Lắp đế tựa lò xo, lò xo bơm.
Lắp piston bơm: chú ý gài trước miếng đế tựa lò xo ở đuôi piston, vừa lắp vừa
xoay nhẹ nhàng piston và chỉnh cho hai vấu trên piston trùng khớp với rãnh
trên ống răng mà không làm thay đổi vị trí ống răng cũng như thanh thước.
Lắp cốc dẫn hướng .
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 21 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
Dùng dụng cụ chuyên dùng ép nhẹ cốc dẫn hướng xuống và lắp vòng hãm
dưới đáy bơm: chú ý khi ép cốc dẫn hướng có thể phải vừa ép vừa hơi xoay
qua phải, trái một chút để cho vấu trên piston lọt vào rãnh trên ống răng.
Kiểm tra sự dịch chuyển nhẹ nhàng của cốc dẫn hướng và thanh răng nhiên
liệu
Lật ngược bơm về vị trí cũ, hãm chặt bơm trên đồ gá kiểm tra .
Siết chặt nắp chụp bơm bằng tuýp 41 chuyên dùng với lực siết 400 ÷ 450 N.m
(40÷45 Kg.m)
Bảng thông số
Stt Tên thông số Đơn vị Giới hạn
dưới
Chuẩn

dưới
Chuẩn
trên
Giới hạn
trên
01 Lực siết nắp
chụp
Kg.m 40 45
02 Khe hở thanh
răng và thân
bơm
mm 0.02 0.07 0.12
03 Khe hở cốc dẫn
hướng và thân
bơm
mm 0.03 0.10 0.20
b. Căn chỉnh bơm.
Bơm được kiểm tra, điều chỉnh trên thiết bị chuiyên dùng
Gá bơm chắc chắn trên thiết bị chuyên dùng, cửa nạp nhiên liệu của bơm được
nối với bình chứa nhiên liệu, đầu ra của bơm cao áp được gắn với áp kế có
thang đo đến 600 Kg/cm
2
.
Để thanh thước của bơm ở khoảng vạch thứ 15 đến vạch thứ 20.
Nới vít xả khí ở bơm cao áp, bơm bằng tay cho đến khi không còn bọt khí.
Vặn chặt vít lại.
Bơm tay, tăng áp suất của bơm đến 350Kg/cm
2
. Khi đó không cho phép:
- Có sự dò dỉ nhiên liệu ở các mối lắp ghép củabơm.

- Độ tụt áp của bơm ≥ 20Kg/cm
2
trong khoảng 10 giây.
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 22 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
Một số hiện tượng thường xảy ra trong quá trình kiểm tra bơm:
- Có sự rò rỉ nhiên liệu ở phần ren giữa nắp chụp và thân bơm.
- Nguyên nhân do gioăng đồng không kín.
- Cách xử lý: Thay gioăng đồng mới.
- Dò dỉ nhiên liệu ở bề mặt côn giữa đầu chụp bơm và ống cao áp nối với áp
kế.
- Nguyên nhân: Hỏng các côn làm kín.
- Áp suất bơm không thể tăng lên được đến 350 Kg/cm
2
.
- Nguyên nhân: khe hở cặp piston lông giơ lớn
- Xử lý: Thay mới cặpplonger
- Áp suất tăng được đến 350 Kg/cm
2
nhưng giảm xuống nhanh chóng.
- Nguyên nhân: Hỏng van triệt hồi
- Xử lý: Rà lại van hay thay mới.
Kiểm tra thời điểm cắt nhiên liệu ở bơm cao áp.
- Tháo áp kế trên đầu bơm, thay bằng một ống thuỷ tinh hay ống nhựa nhỏ.
- Bơm nhiên liệu bơm cao áp bằng một tay, từ từ dịch chuyển thanh thước
nhiên liệu về vị trí cắt nhiên liệu (phía ứng với vạch 0 trên thanh thước) và
quan sát thời điểm bơm không cung cấp nhiên liệu nữa thì ngừng lại .
- Kiểm tra vị trí của thanh thước. Đó chính là thời điểm cắt của bơm.
- Vị trí thanh thước nằm trong khoảng từ 0 ÷ 2 vạch. Điều chỉnh bằng cách

thay đổi vị trí ăn khớp của ống răng với thanh răng
Chú ý: Các bước kiểm tra bơm này có thể thực hiện trước khi tháo bơm để
đánh giá tình trạng của van triệt hồi và cặp plonger.
2.5 SƠN, ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN BƠM.
Bịt các đường nhiên liệu ra và vào bằng các nút bịt chuyên dùng.
Đóng gòi bơm trong túi ni-long kín.
Bảng thông số: Căn chỉnh bơm cao áp.
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 23 -
Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
Stt Tên thông số Đơn vị Giới hạn
dưới
Chuẩn
dưới
Chuẩn
trên
Giới hạn
trên
01 Aùp suất kiểm tra Kg/cm
2
350
02 Thời gian kiểm
tra
giây 10
03 Độ tụt áp suất Kg/cm
2
0 20
04 Vị trí cắt nh. liệu Vạch 0 2
CHƯƠNG III - BƠM NƯỚC LÀM MÁT
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 24 -

Báo cáo Thực Tập Sản Xuất Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thành
Danh
3.1 THÁO BƠM NƯỚC
- Tháo bơm nước ra khỏi máy
Tháo các đường ống nước vào và ra khỏi bơm.
Tháo các bu lông giữ bơm nước trên động cơ, tháo bơm nước ra khỏi máy,
đưa đến nơi sửa chữa.
- Tháo rời các chi tiết bơm nước.
Đánh dấu vị trí tương đối giữa nắp bơm, thân bơm, đế bơm.
Tháo nắp bơm
Tháo ê cu giữ cánh bơm cùng với phanh hãm của nó. Lưu ý e-cu giữ cánh
bơm nước biển có chiều ren trái
Dùng cảo chuyên dùng tháo cánh bơm
Tháo lò xo và cụm làm kín nước
Tháo thân bơm ra khỏi đế bơm
Tháo cụm phớt chặn nhớt
Sinh viên thực tập : Nguyễn Văn Hiếu - Trang 25 -

×