Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA HỒ QUÝ LÝ _3 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.33 KB, 6 trang )

CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
CỦA HỒ QUÝ LÝ








V. Cải cách văn hóa, giáo dục

Hồ Quý Ly là vị vua Việt Nam đầu tiên quyết định dùng chữ Nôm để
chấn hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi. Chính ông
đã biên tập thiên "vô dật" để dạy cho con cái nhà quan và soạn ra 14
thiên Minh đạo dâng lên Trần Nghệ Tông khi trước.

Về mặt xã hội, ông thiết lập sở "Quản tế" (như ty y tế ngày nay). ở
các lộ, ông đều lập một kho lúa gọi là "Thường bình", lấy tiền công
mua lúa trữ vào, phòng những năm mất mùa đem bán rẻ cho dân
chúng.

Khuyến khích sử dụng chữ Nôm, tự mình làm thơ chữ Nôm và giải
nghĩa Kinh thi bằng chữ Nôm. - Phát huy tác dụng Nho giáo: Năm
1392 làm sách Minh Đạo (“Con đường sáng”) 14 thiên (cho Chu Công
là tiên thánh, Khổng Tử là tiên sư", nêu ra “bốn chỗ đáng ngờ trong
sách Luận ngữ".

Năm 1395 dịch thiên "Vô dật" (Không lười biếng) trong Kinh thư ra
chữ Nôm nếu tấm gương của các vua hiền thời xưa để dạy vua Thuận
Tông. - Đề cao lối học thực dụng cần thiết cho ca chế quan liêu : Phê


phán những người chỉ biết chắp nhặt văn chương, tuy học rộng nhưng
viễn vông.

Năm 1396, Hồ Quý Ly cho sửa đổi chế độ thi cử, đặt kỳ thi hương ở
địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đã thi hội phải làm
thêm một bài văn sách do vua đề ra để định thứ bậc. Trong bốn
trường thi, Hồ Quý Ly bỏ trường thi ám tả văn cổ thay bằng thi kinh
nghĩa. Năm 1404, ông đặt thêm trường thứ 5, thi viết chữ và toán.
Năm 1397, ban hành chính sách khuyến học cho mở trường đến các
phủ châu, ban quan điền để chi về việc học. - Cải tiến thi cử, mở
nhiều khoa thi kén chọn người tài. Chỉ riêng khoa thi Thái học sinh
năm 1400 đã có 20 người thi đỗ, trong đó có những danh nho như
Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Nguyễn Mộng Tuân '. Ông
cho đặt chức giáo thụ trông coi việc học, cho mở trường đến các phủ
châu, bán quan điền để chi vào việc học.

VI. Cải cách tài chính- phát hành tiền giấy

Cải cách tiền tệ là một biện pháp mới, lần đầu tiên được thực hiện ở
Đại Việt. Thoạt nghe như thấy là tiến bộ, bởi kinh tế hàng hóa tiền tệ
đã có phần nào khởi sắc ở thời Trần, lại cần kinh tế Đại Việt hội nhập
được vào kinh tế thế giới, nhất là ở khu vực Đông và Đông Nam Á lúc
này- nơi nền kinh tế hóa- tệ đang lên.

Tháng 4-1396, thực hiện chủ trương phát hành tiền giấy: “năm 1396
tháng 4 bắt đầu phát hành ( tiền giấy thông bảo hội sao…thể thức tiền
giấy: gồm 7 loại: 10 đồng 30 đồng 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền , 5 tiền,1
quan đều có hình in khác nhau “ giấy 10 đồng vẻ rau tảo giấy 30
đồng vẻ sóng nước, giấy 1 tiền vẻ mây,giấy 2 tiền vẻ con rùa, giấy 3
tiền vẻ con lân, giấy 5 tiền vẻ con phượng, giấy 1 quan vẻ con rồng”


Hồ Quí Ly ra lệnh :"Cấm tuyệt tiền đồng. Kẻ nào vi phạm bị trị tội như
làm tiền giả. Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản bị tịch thu"
. Tháng 9-1399, để bảo vệ vòng thành kinh đô băng tre gai vừa mới
xây dựng ở Tây Đô (Thanh hoá), Quí Ly ra lệnh: "Dân chúng ai lấy
trộm măng tre bị xử tử" ,

Nguyên nhân dẫn đến cải cách thì nhiều, có thể do bắt chước trung
quốc, có thể vì nhu cầu quân sự ( thu đòng để đúc vũ khí)…,củng có
thể do yêu cầu phát trienr kinh tế đại việt mà hồ quý ly đã cảm nhận
được.

Nhưng thục tế từ thời thịnh trần( có thể kể đến Anh Tông, Minh Tông)
tuy đồng tiền đã sử dụng rộng rãi nhưng chưa có nhu cầu phải phát
hành tiền giấy. huống chi cuois trần, kinh tế đã suy thoái, tiền giấy đã
ra đời không những chưa cần thiết mà còn gây phiền hà cho dân
chúng( người giàu thương nhân không muốn thi hành vì không tin ở
giá trị đồng tiền.nông dân ít tiền khó mua dược hàng hóa. Người có
thể tích lũy được tiền thì lo lắng không yên tâm…).

Việc đề ra những biện pháp cưỡng ép nghiêm ngặt như trên đã phần
nào phản ánh sự mất lòng dân( vì kinh tế tiền tệ phát huy tác dụng
theo những quy luật khách quan của nó, không thể dùng những biện
pháp hành chính để cưỡng ép được)

Phần III: Vai trò của cuộc cải cách


Hồ Quí Ly là một nhà tư tưởng đồng thời là nhà cải cách với đường lối
thật toàn diện và táo bạo. Chỉ trong thời gian tương đối ngắn ngủi hơn

năm năm cuối nhà Trần và chưa đầy bảy năm trị vì của nhà Hồ,
những việc làm thực tế của Quí Ly cho thấy ông đã vạch ra và quyết
tâm thực hiện cải cách khắp mọi lĩnh vực: chính trị, hành chính, quốc
phòng, kinh tế, tài chính, văn hoá - tư tưởng, giao dục, y tế, xã hội,
Tư tưởng nào của ông cũng mới mẻ, hành động nào của ông cũng
trọng đại, có tác dụng thúc đẩy xã hội đổi mới.

Bằng cải cách chính trị, Hồ Quí Ly tổ chức và vận dụng bằng đảng,
cùng những người đồng tâm hiệp ý với ông từng bước nắm giữ những
vị trí then chốt trong chính quyền và quân đội, rồi cuối cùng ông
chiếm lấy cả ngôi vua. Việc làm này vào thời buổi ấy, do ảnh hưởng
nặng nề của Tống Nho, có thể nói hầu hết mọi người trong xã hội - từ
giới vương hầu quý tộc, tri thức nho sĩ đến quần chúng nhân dân lao
động - ai ai cũng đều lên án, nguyền rủa, Thế mà ông đã dám nghĩ
dám làm. Có thể nói cuộc đảo chính cung đình giành lấy ngôi vua từ
tay họ Trần sang họ Hồ là việc làm táo bạo và triệt để nhất trong quá
trình cải cách chính trị của Quí Ly. Chiếm được chính quyền, ông tiếp
tục đề ra những biện pháp nhằm dựng dậy chế độ Nhà nước quân chủ
đang đi vào chỗ rệu rã, suy sụp,

Bằng cải cách kinh tế - xã hội, ông đưa ra chính sách hạn điền
(1397), hạn chế diện tích ruộng của tầng lớp vương hầu quý tộc, địa
chủ. Tư nhân không được có quá 10 mẫu ruộng (tương đương ba ha
ngày nay), số đất dư phải giao nộp cho Nhà nước làm ruộng công.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Nhà nước thực hiện biện
pháp quốc hữu hoá tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai để phối hợp với
chính sách hạn nô, làm thành hai mũi tiến công mạnh mẽ vào chế độ
"người bóc lột người". Chính sách hạn nô ban hành năm 1401 quy
định mỗi quý tộc chỉ được phép nuôi trong nhà một số gia nô nhất
định. Số dư ra phải sung vào đội ngũ quan nô (nô tỳ của Nhà nước).

Chính sách ấy về mặt chính trị có tác động làm suy yếu, đi đến triệt
hạ thế lực của tầng lớp quý tộc ăn trên ngồi trốc, về mặt xã hội nhằm
giải phóng tầng lớp nô tỳ nghèo khổ khỏ sự áp bức, bóc lột của quý
tộc vương hầu, và về mặt kinh tế, xây dựng nên một lực lượng lao
đông mới đạt dưới sự điều động, quản lý trực tiếp của Nhà nước.

Khắp các lĩnh vực còn lại, chủ trương cải cách của Hồ Quí Ly còn thể
hiện qua nhiều việc đổi mới nổi tiếng khác như cải tiến, chế tạo súng
thần công và thuyền chiến, phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng,
thực hiện chính sách di dân khai thác vùng đất mới; thực hiện các
công trình phát triển giao thông thuỷ lợi; tăng cường quản lý thị
trường, lập kho Thường bình bình ổn mức cung cầu và vật giá; đổi
mới chính sách thuế vụ; soạn sách Minh Đạo đưa ra tư tưởng xét lại
Nho giáo; cải cách giao dục, mở trường công ở địa phương; đề cao
chữ Quốc ngữ (chữ Nôm); cải cách chế độ thi cử, đưa môn toán vào
việc tuyển chọn quan lại; chấn hưng lễ nhạc; mở cơ sở y tế công để
chữa bẹnh cho dân; cải cách tôn giáo để đối mới nhà chùa; thực hiện
công tác từ thiện, cứu tế,

Điểm đặc sắc trong khi tiền hành cải cách là Hồ Quí Ly quyết tâm đổi
mới cách thức trị nước bằng chủ trương triệt để tăng cường pháp trị.
Hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành vào cuối đời Trần
(thực chất là do Hồ Quí Lý khởi xướng) và trong bảy năm cầm quyền
của nhà Hồ, để thông qua đó đề ra đường lối đối mới có hiệu lực thi
hành trong phạm vi cả nước. Hồ Quí Ly thường xuyên đẩy mạnh công
cuộc lập pháp và dùng mọi biện pháp nghiêm khắc có khi đến tàm
bạo để bảo đảm cho pháp luật được nghiêm chỉnh thực hiện.

×