Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các hoạn quan trong lịch sử Việt HOẠN QUAN pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.84 KB, 7 trang )

Các hoạn quan trong lịch sử Việt
HOẠN QUAN







Sử sách của ta chỉ chép tỉ mỉ từ đời Lý, trước đó nước ta có hoạn quan
hay không thì không rõ, nhưng xét ra có lẽ chế độ hoạn quan của ta
bắt chước Trung quốc.

Theo các sách Chu lễ và Kinh lễ thì đời nhà Chu các hoạn quan chỉ giữ
việc quét dọn, canh phòng, hầu hạ trong cung cấm, thường được gọi
là Tư nhân, hay Yêm doãn (yêm = thiến, doãn = trưởng quan) sau
mới đổi ra hoạn quan nghe tôn quý hơn. (Ở Việt Nam thường gọi là :
nội thị, quan thị, nội giám, ông Giám, ông Bõ).

Tuy tổng số có thể lên đến 3000 người, nhưng chỉ mộ số ít được giữ
việc chuyển đạt mệnh lệnh của vua đến các phi tần. Những người này
đều có tên khắc chữ vàng trên thẻ ngọc. Mỗi khi vua muốn triệu ai thì
chọn thẻ giao cho viên nội giám giữ việc ấy để đem đèn đến treo
trước cửa người cung phi được chọn. Cô này thấy hiệu bèn trang điểm
rồi trút bỏ xiêm y, viên nội giám dùng một cái áo choàng rộng màu đỏ
bọc lại rồi ẵm đến tận cung vua. Sau đó viên này phải ghi rõ ngày giờ
vào sổ để nếu sau có sinh con trai thì đó là bằng chứng.

Theo ông Hoàng Xuân Hãn thì từ cuối đời Hán hoạn quan mới tiếm
quyền trong triều, nắm giữ cả văn ban lẫn võ ban, kết giao với các đại
thần, gây vây cánh



Năm 1653, vua thấy hoạn quan lũng đoạn triều chính thái quá bèn ra
sắc lệnh không cho những người này làm quan quá tứ phẩm, cấm dự
bàn quốc sự, cấm không đuợc giao hảo với các đại thần, nếu không sẽ
bị họa phân thây. Tuy nhiên, trên thực tế, đạo luật này ít khi được áp
dụng.

I NHỮNG HOẠN QUAN DANH TIẾNG Ở NƯỚC TA

* Đời Lý

. Lý Nhân Nghĩa. Nói đến hoạn quan đời Lý ai cũng nghĩ ngay đến Lý
Thường Kiệt nhưng viên hoạn quan đầu tiên được nêu tên trong sử lại
là Lý Nhân Nghĩa.

Năm 1028, vua Lý Thái Tổ băng hà, thái tử Phật Mã lên ngôi, ba
vương là Đông Chính, Dực Thánh và Vũ Đức mưu phản, đem quân mai
phục trong Long Thành và ngoài cửa Quang Phục. Thái tử biết có biến
sai vệ sĩ phòng giữ và sai bọn hoạn quan đóng các cửa điện, nhưng
dùng dằng không nỡ quyết liệt với anh em. Nội thị Lý Nhân Nghĩa xin
ra đánh, tâu : " Nay ba vương làm phản thì là anh em hay cừu địch
? Tiên đế cho điện hạ là người có đức, có thể nối được chí nên lấy
thiên hạ phó thác cho điện hạ, nay giặc đến tận cửa cung mà ẩn nhẩn
như thế thì đối với sự phó thác của tiên đế ra sao ? ". Thái tử lẳng
lặng hồi lâu nói : " Vì ta muốn giấu tội ác của ba vương cho tự ý rút
quân để trọn nghĩa anh em ". Sau thấy ba vương đánh gấp, thái tử
liền ủy cho bọn Lý Nhân Nghĩa và cung quan là Dương Bình, Quách
Thịnh, Lý Huyền Sư, Lê Phụng Hiểu đánh dẹp. Hiểu giết được Vũ Đức,
còn Đông Chinh và Dực Thánh chạy thoát.


Đến tháng tư năm 1028, vua Thái Tông đi đánh phủ Trường Yên, cũng
giao cho Lý Nhân Nghĩa ở lại giữ kinh sư, phòng Khai quốc vương làm
phản (1).

Xem thế đủ biết Lý Nhân Nghĩa không phải loại hoạn quan nô bộc mà
là người có quyền can gián vua và rất được vua tín nhiệm.

. Lý Thường Kiệt (1019-1105). Lý Thường Kiệt quê ở Thăng Long,
húy là Tuấn, tự là Thường Kiệt. Người cha sung chức Sùng ban lang
tướng. Năm Thường Kiệt 13 tuổi thì mồ côi cha. Người chồng của cô là
Tạ Đức thấy có chí bèn gả cháu gái là Thuần Khanh và dậy cho binh
thư Tôn Ngô. Trước năm 1040 Thường Kiệt cũng được học đạo Nho.

Nhờ phụ ấm, lúc đầu giữ một chức quan nhỏ là Kỵ mã hiệu úy. Năm
23 tuổi (1041) sung chức Hoàng môn chỉ hậu, khi ấy đã là hoạn quan.
Có hai thuyết nói về việc Thường Kiệt tự hoạn :

- Vì vua thấy Thường Kiệt mặt mũi đẹp đẽ nên cho ba vạn quan bảo
tự hoạn để vào cung hầu hạ ;
- Vua Thái Tông đánh Chiêm Thành bắt được Nùng Trí Cao lại tha về.
Thường Kiệt can ngăn, vua cho là thất lễ bắt phải tĩnh thân, sau đó
triệu cho vào hầu cận.

Thuyết đầu có lẽ có lý hơn vì em ông là Thường Hiến cũng là hoạn
quan, chẳng lẽ vua cũng bắt tự hoạn chỉ vì Thường Kiệt " thất lễ " ?
Ông Hoàng Xuân Hãn còn vạch ra rằng từ khi bình Chiêm, tha Nùng
Trí Cao đến khi bắt Thường Kiệt tự hoạn rồi lại trọng dụng chỉ vỏn vẹn
có mấy tháng, thời gian hơi ngăén để làm đủ từng ấy chuyện.
Vào cung chưa được một kỷ (12 năm) Thường Kiệt được thăng Đô Tri,
coi tất cả mọi việc trong cung cấm.

Năm 1054, vua Lý Thánh Tông lên ngôi, Thường Kiệt sung chức Bổng
hành quân quốc Hiệu úy, rồi Kiểm hiệu Thái bảo, một chức rất cao tại
triều.

Năm 1601, vua sai ông dẹp loạn ở cõi Tây nam, Man Lào.

Năm 1069, vua Thánh Tông thân chinh đánh Chiêm Thành, phong ông
làm Đại tướng, cho em ông là Thường Hiến giữ chức Tân kỵ vũ úy.
Thường Kiệt bắt được Chế củ, Củ dâng đất chuộc tội được tha về.
Thường Kiệt thăng Phụ quốc Thái phó (chức thứ ba trong hàng Tể
chấp) Đao Thụ Nam bình Tiết độ sứ (chức thứ hai trong hàng tướng)
Thượng Trụ quốc, Khai quốc công, Thiên tử nghĩa nam (hàng vương).
Sau lại thăng Thái Úy Đồng Trung Thư môn hạ Bình chương sự (chức
thứ hai sau Thái sư Lý Đạo Thành) trông nom quốc chính.

Năm 1072, Thánh Tông mất, Nhân Tông là con Ỷ Lan Thái phi lên
ngôi. Lý Đạo Thành ở ngôi Tể tướng đã 18 năm, nay làm Phụ chính,
tôn Thượng Dương Thái hậu lên chấp chính nhưng Thường Kiệt lại tôn
phò Ỷ Lan, chia thành hai phe. Bốn tháng sau phe Thường Kiệt thắng,
Lý Đạo Thành bị giáng chức.

Năm 1073, vua Nhân Tông ban cho Thường Kiệt chức Đôn quốc Thái
úy, Đại tướng quân, Đại Tư đồ coi việc văn võ kiêm cả chức cấm
quan.

Năm 1075, nhà Tống định thôn tính nước ta, Thường Kiệt biết ý đón
đánh, Tống quân thất bại phải lui về.
Năm sau nhà Tống sang báo thù, nhưng thủy quân không tinh nhuệ
bằng quân Nam, lại thất bại lần nữa. Thường Kiệt không muốn chiến
tranh kéo dài, dùng biện sĩ dàn hòa. Năm 1077 Tống lui binh, tổn thất

binh sĩ, tiền của rất nhiều mà chỉ chiếm được có 5 châu miền rừng
núi. Thường Kiệt lại dùng mưu kế chiếm lại 5 châu, khi thì dùng vũ
lực, lúc xúi dân cướp phá, hoặc giảng hòa đòi đất

Khi đánh Tống, ông làm bài thơ khuyến khích quân sĩ, nay còn lưu
truyền :

Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

dịch nghĩa :

Sông núi nước Nam, Nam đế ở,
Phận định nghìn xưa tại sách Trời.
Như bọn giặc nào sang cướp lấn,
Là thua tan hết lũ bay coi.
(Đại Việt sử lược, tr. 159)

Năm 1082, vua Nhân Tông trưởng thành, tự cầm quyền chính, cho
Thường Kiệt ra trấn giữ Thanh Hóa trong 19 năm.
Đến 1101, Thường Kiệt được triệu về kinh coi hết các việc trong ngoài
cung điện.

Năm 1104, Chiêm Thành quấy nhiễu miền nam, Thường Kiệt lúc ấy đã
85 tuổi, kéo quân vào, quân Chiêm vội lui, Thường Kiệt cũng không
đuổi theo. Vua chế bài hát tán dương công trạng Thường Kiệt, lại ban
thêm chức tước.
Năm 1105, Lý Thường Kiệt mất ở kinh đô, thọ 86 tuổi. Mộ táng ở làng

Yên Lạc, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Được truy phong Nhập nội
điện, Đô tri Kiểm hiệu Thái úy, Bình chương quân quốc trọng sự, Việt
quốc công, cho thực ấp vạn hộ(2).

×